Bài giảng Chương 3: Liên kết kinh tế quốc tế và công ty đa quốc gia

Liên kết kinh tế là sự thành lập những tổ chức KT trên cơ sở các thành viên ký kết các hiệp định thỏa thuận về một số vấn đề nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia Là những liên kết KT mà các bên tham gia là những nhóm đại diện cho nhiều Quốc gia

pdf35 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Liên kết kinh tế quốc tế và công ty đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA NỘI DUNG Khái niệm Liên kết KTQT1 Liên kết KTQT nhà nước2 Liên kết KTQT tư nhân3 Công ty đa quốc gia4 KHÁI NIỆM • Liên kết kinh tế là sự thành lập những tổ chức KT trên cơ sở các thành viên ký kết các hiệp định thỏa thuận về một số vấn đề nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia  Là những liên kết KT mà các bên tham gia là những nhóm đại diện cho nhiều Quốc gia  LKKTQT là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về KTQT như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể được lợi ích KT tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết Nguyên nhân hình thành LKKTQT • Do lợi thế khác nhau về vốn, kỹ thuật, điều kiện địa lý hoặc tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự phân công lao động quốc tế • Do yêu cầu thống nhất nền kinh tế thế giới, LKKT làm tăng cường sự phát triển của các bên tham gia • Do sự bành trướng của các thế lực kinh tế khổng lồ, LKKT để dựa vào nhau, làm tăng sức mạnh kinh tế, khẳng định sự tồn tại của mình CÁC DẠNG LKKTQT • LK KINH TẾ QUỐC TẾ TƯ NHÂN/ LKKTQT NHỎ/ LKKTQT VI MÔ • LK KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC/ LKKTQT LỚN/ LKKTQT VĨ MÔ LIÊN KẾT KTQT NHÀ NƯỚC • Là việc thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế của một số nước có cùng xu hướng chính trị kinh tế • Các liên kết KT giữa các quốc gia thường hình thành theo khu vực, giúp mỗi nước gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường QT • Có 5 hình thức liên kết KTQT cấp nhà nước Nguyên nhân hình thành • Do khoảng cách địa lý gần nhau • Do yêu cầu hợp tác toàn diện và chặt chẽ hơn trong tương lai giữa các nước và khu vực  Các nước nghèo có cơ hội tăng cường và mở rộng thị trường XK Vai trò • Giúp phát triển thương mại quốc tế • Sử dụng hiệu quả hơn, kinh tế hơn các thế mạnh tuyệt đối và tương đối của mình • Làm cho các thành tựu khoa học kỹ thuật được sử dụng tối ưu • Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi nhất • Giúp cho mỗi quốc gia tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường QT  Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa KTTG Các loại hình LKKT Nhà nước • F.T.A (Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do • C.U ( Custom Union): Đồng minh thuế quan • C.M ( Common Market): Thị trường chung • E.U ( Economic Union): Đồng minh kinh tế • M.U (Monetery Union): Đồng minh tiền tệ Khu vực mậu dịch tự do- FTA • Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng • Tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ • Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực • VD: EFTA, NAFTA, AFTA Đồng minh về thuế quan-C.U • Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng khi buôn bán với các nước ngoài khối • Chính sách ngoại thương thống nhất khi buôn bán với nước ngoài khối • Các nước tham gia bị mất quyền độc lập tự chủ trong buôn bán với các nước ngoài khối VD. Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC Thị trường chung • Xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép • Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên • VD: ECM – Thị trường chung châu Âu Đồng minh kinh tế • Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên • Xóa bỏ chính sách kinh tế riêng của mỗi nước, xây dựng chính sách KTXH chung • VD: EU – Liên minh châu Âu • Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nước hội viên • Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung, quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất • Xây dựng quỹ tiền tệ chung và ngân hàng chung thay thế cho ngân hàng trung ương • Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị • VD: EMU- Liên minh tiền tệ châu Âu Đồng minh tiền tệ Đặc trưng cơ bản Tự do hóa TM, áp dụng MFN Thống nhất chế độ thuế quan với nước ngoài khối Tự do hóa đầu tư Có chính sách KT- XH chung Dùng chung đồng tiền FTA + Không Không Không Không C.U + + Không Không Không C.M + + + Không Không E.U + + + + Không M.U + + + + + MỘT SỐ LKKTQT NHÀ NƯỚC QUAN TRỌNG • Liên minh Châu Âu- EU • Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu- EFTA • Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ- NAFTA • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN • Khu vực mậu dịch tự do Asean- AFTA • Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương- APEC • Diễn đàn cuộc gặp cấp cao Á- Âu- ASEM • Tổ chức thương mại thế giới - WTO LIÊN KẾT KTQT TƯ NHÂN • Các công ty tư nhân ở các QG liên kết với nhau thành các công ty quốc tế (công ty đa quốc gia- MNC, cty xuyên QG- TNC) • Các công ty có thể liên kết toàn bộ với nhau hoặc riêng một lĩnh vực nào đó Nguyên nhân hình thành • Xu hướng chung của các tập đoàn ngày nay là mua lại và sáp nhập tạo thành những công ty lớn độc quyền hoặc thôn tính • Do cạnh tranh gay gắt và sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật Việc sáp nhập phát triển mạnh ở Mỹ, Nhật, Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc Á Các lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí và chế tạo ô tô Hình thức liên kết • Liên kết dọc: Các công ty sản xuất hàng loạt tạo thành một chu trình sản xuất khép kín • Liên kết ngang: là liên kết về công nghệ  Tăng sức mạnh kinh tế và chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch Xu hướng phát triển • Xu hướng “mở” trong chiến lược QT • Xu hướng hợp nhất hóa trong chiến lược đầu tư • Xu hướng đa phương hóa  Các MNC ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với KT thế giới Các loại hình công ty quốc tế • Theo nguồn vốn hoạt động: TNC và MNC • Theo phương thức hoạt động của cty: - Trust quốc tế - Consortium quốc tế - Syndicate quốc tế - Carten quốc tế Tập đoàn kinh tế Công ty xuyên quốc gia TNC • Là công ty được thành lập do vốn đóng góp của một nước nhưng địa bàn hoạt động của nó triển khai ở nhiều nước • Các TNC được thiết lập cũng trên cơ sở sáp nhập các thành viên trong nước. Xu hướng mạnh nhất ở Mỹ, Nhật  Việc tạo nên những tập đoàn khổng lồ qua các vụ mua bán, sáp nhập (liên kết) sẽ làm giảm các đối thủ cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng và dịch vụ Công ty đa quốc gia MNC • Là công ty được thành lập do vốn của thành viên có quốc tịch khác nhau đóng góp, địa bàn hoạt động của nó mở rộng ở nhiều nước • Công ty mẹ ở nước chủ nhà nắm quyền kiểm soát hệ thống sx, phân phối của các cty con Điều kiện của MNC • Định lượng: - Số lượng quốc gia tham gia hoạt động ít nhất là 2 - Tỉ lệ lợi nhuận thu được từ nước ngoài từ 25-30% - Mức độ quan tâm thị trường nước ngoài đủ vững chắc • Định tính: - Sự quản trị theo hướng đa quốc gia - Cấu trúc liên kết lẫn nhau, tận dụng cơ hội toàn cầu Các giai đoạn phát triển • Giai đoạn 1: Cty trong nước (Domestic company) • Giai đoạn 2: Công ty quốc tế (International company) • Giai đoạn 3: Công ty đa quốc gia (MNC) • Giai đoạn 4: Công ty toàn cầu (Global company) 29 Đặc trưng của MNC - Cty con chịu ảnh hưởng bởi một số các yếu tố môi trường - Có chung nguồn tài trợ - Có chung chiến lược phát triển Tại sao những công ty trở thành cty đa QG? Lý do trở thành MNC • Nhu cầu bảo vệ trước những rủi ro và không ổn định của thị trường nội địa • Tạo sự tăng trưởng thị trường TG về hàng hóa và dịch vụ • Phản ứng lại sự gia tăng cạnh tranh của nước ngoài • Nhu cầu giảm chi phí • Nhu cầu vượt hàng rào bảo hộ của các nước • Nhu cầu nắm giữ thuận lợi về chuyên gia kỹ thuật Trust • Là loại hình công ty có nhiều ngành gần nhau liên kết thành một công ty lớn • Các xí nghiệp thành viên bị mất quyền độc lập kinh doanh Consortium • Là hình thức liên kết một số lớn các xí nghiệp của các ngành khác nhau trong một số nước • Các ngành khác nhau: ngân hàng- nông nghiệp- xây dựng cơ bản- thương mại Syndicate • Là hiệp định thống nhất về tiêu thụ sản phẩm của các trust và consortium • Các thành viên mất quyền tự chủ trong xuất khẩu hàng hóa của mình mà phải giao hh cho một trung tâm thực hiện tiêu thụ sp thống nhất • VD: tập đoàn Wal- Mart, Metro Carten • Là sự liên minh giữa các nhà tư bản độc quyền trong một ngành nào đó. • Thành viên tham gia không bị mất quyền tự chủ mà tự mình sx và xuất khẩu hh nhưng phải tuân theo một số điều kiện do Carten quy định • VD: tổ chức dệt may quốc tế (ITBC), tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) KẾT LUẬN • LKKTQT ở tầm vĩ mô là yêu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, khi tham gia vào vòng xoáy này, những nước chậm và đang phát triển phải chấp nhận cuộc cạnh tranh không cân sức trong quá trình phát triển KT • Có thể nói ví von rằng việc quản trị điều hành một công ty giống như việc bơi thuyền trên sông; trong khi việc quản trị, điều hành một tập đoàn kinh tế có thể ví với việc lái một con tàu viễn dương
Tài liệu liên quan