Bài giảng Khái niệm chung về môi trường, bảo vệ môi trường, luật bảo vệ môi trường

Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý. Môi trường được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (thông qua 27/12/1993): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Đ1. LBVMT

doc43 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 9100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khái niệm chung về môi trường, bảo vệ môi trường, luật bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG 1.Khái niệm môi trường. Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý. Môi trường được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (thông qua 27/12/1993): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Đ1. LBVMT). Và môi trường được tạo thành từ các yếu tố cụ thể qui định tại Đ2, K1 (gọi là thành phần môi trường) bao gồm: “không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái vật chất khác.” - Định nghĩa trên đưa ra mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vất chất nhân tạo đó là “quan hệ mật thiết với nhau” Tóm lại yếu tố tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với yếu tố vật chất nhân tạo, giữa chúng có sự tác động qua lại với nhau, yếu tố này làm tiền đề cho yếu tố kia phát triển.Trong mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo thì con người là trung tâm.Bởi vì mọi hoạt động của con người đều diễn ra trong môi trường. * Môi trường là địa bàn để con người thực hiện hoạt động của mình. (đất đai, không khí). * Môi trường bảo đảm những điều kiện để con người thực hiện chu trình sống của mình. 2. Tầm quan trọng của môi trường: Lời dẫn đầu của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã khẳng định “môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại".Cụ thể nó được thể hiện ơ một số khía cạnh sau: -Đối với con người: Toàn thể loài người trên trái đất đều chịu sự tác động trực tiếp của môi trường.Đó là sự tác động như một qui luật tất yếu khách quan . - Môi trường có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một đất nước. - Môi trường sẽ tạo điều kiện cho chúng ta phát triển một nền văn hóa khoa học kinh tế tiên tiến. - Môi trường tốt sẽ góp phần tích cực vào việc đảm bảo đời sống chính trị xã hội * Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của con ngươì Trong quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, ngay từ khi mới xuất hiện con người đã biết khai thác môi trường để phục vụ cho cuộc sống của mình, sự tác động này có thể diễn ra theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực Hiên nay để phục vụ cuộc sống của mình, con người chủ yếu tác động vào môi trường theo chiều hướng tiêu cưc đã làm môi trường bị biến dạng theo chiều hướng xấu đi. II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1. Một số vấn đề về môi trường toàn cầu và khu vực Môi trường toàn cầu hiện nay đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Tình trang môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, cũng như trong phạm vi của mỗi quốc gia, ở nhiều cấp độ, yếu tố khác nhau:Tuy nhiên khi tim hiểu về môi trường toàn cầu chung ta không thể tìm hiểu được hết tất cả mọi vấn đề,mà chủ yếu là đề cập đến nhưng vấn đề cơ bản sau đây: -Thứ nhất: Khí hậu toàn cầu biến động và thay đổi: * Sự gia tăng phát thải các khí gây “hiệu ứng nhà kính” (Green house effect). Cùng với sự suy giảm diện tích rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển và gây ra sự nóng lên của bề mặt trái đất. * Có sự thay đổi mạnh mẽ về mưa * Hội nghị thượng đỉnh khí hậu ở Kyoto về thay đổi khí hậu toàn cầu 12/1997 đã không có kết quả sáng sủa. -Thứ 2:Sự suy giảm tầng ozon (sự thay đổi đáng lo ngại): Sự tồn tại của tầng Ozon có ý nghĩa quan trọng đối với trái đất trên nhiều phương diện + T1: Ngăn không cho tia cực tím xâm nhập trái đất gây tác hại cho con người, hệ sinh thái. + T2: Là vỏ bọc, là chiếc áo giáp của trái đất ngăn không cho bầu khí quyển bao quanh trái đất nóng lên bởi năng lượng mặt trời. Tia cực tím: + Gây ung thư cho người và động vật.(nhất là ung thư da) + Gây đột biến gen. + Giảm khả năng kháng thể của con người. Thế giới đang tích cực tìm mọi biện pháp giảm và loại trừ tác nhân gây hại đối với tầng Ôzôn “Công ước bảo vệ tầng Ôzôn” do 21 nước và cộng đồng Châu Âu ký 1985 tại Vienne. - Thứ 3 : Ô nhiểm môi trường xuyên biên giới: Hiện nay đã trở thành vấn đề quốc tế. + Sự lan truyền tầm xa các chất khí bị ô nhiểm. + Sự vận chuyển các sản phẩm và chất thải nguy hại xuyên biên giới, chìm trên biển. + Mưa axit....... - Thứ 4: Nguy cơ đe dọa môi trường biển: . Sự gia tăng giao thông vận tải biển làm tăng các chất thải dầu, sự cố tràn dầu và chất thải từ các tàu và cảng biển. . Đổ chất thải trực tiếp xuống biển. . Dòng chảy mang chất thải từ đất liền ra biển. . Khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn hải sản. . Khai thác khoáng sản dưới đáy biển ngày càng gia tăng. . Sự phát triển vùng bờ biển ( hơn 1/2 Dân số thế giới vfới các siêu đô thị công nghiệp) đe dọa môi trường biển. - Thứ 5: Các loại sinh vật đang bị tiệt chủng: Do khai thác quá mức hoặc do môi trường làm suy thoái, ô nhiểm làm tiệt chủng một số loài thực vật. - Thứ 6: Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đối với môi trường: - Thứ 7: Xung đột vũ trang, chế tạo các vũ khí nguy hiểm cũng sẽ gây ra ô nhiểm môi trường, suy thoái môi trường(vũ khí hạt nhân, bom nguyên tử) Đó chỉ là một số phác họa về môi trường toàn cầu và khu vực bởi vì bản chất của vấn đề môi trường là mang tính toàn cầu, tức là vấn đề cần phải được giải quyết đồng bộ của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên ở quốc gia phát triển vấn đề cải thiện môi trường đã được cải thiện từng bước cùng với sự cố gắng của toàn thế giới. Chúng ta đã thành lập các Đảng xanh, các quốc gia vườn, quốc gia xanh. Nhưng một thực tế là sau 5 năm từ Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ II tại Rio(1992) Thế giới vẫn đạt được kết quả quá ít trong việc cải thiện môi trường. 2. Tình hình môi trường Việt Nam. Thực ra cũng như đề cập đến môi trường thế giới và khu vực, chúng ta khó có thể nói trọn vẹn được hiện trạng môi trường Việt Nam , vì môi trường là vấn đề lớn có chiều rộng và bề sâu. Chúng ta cũng chỉ xem xét một vài ví dụ, phác họa để đưa ra bức tranh tổng thể , một nhận xét chung về môi trường Việt Nam . Ngoài nét chung của môi trường thế giới và khu vực, môi trường Việt Nam cũng có những nét riêng do hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.Cụ thể là ba vấn đề lớn sau: - Hiện nay các thành phần môi trường Việt Nam đã bị ô nhiễm, suy thoái nhất là ở những khu vực đô thị (Đối với các yếu tố môi trường: đất, nước, không khí.....) - Dân số nước ta phát triển nhanh gây sức ép lớn đến môi trường. -Với chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam nên đã thải chất độc hại vào không khí, nước, đất làm cho môi trường chúng ta bị ô nhiễm, suy thoái. 3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình môi trường Việt Nam bị suy giảm Có rất nhiều nguyên nhân làm cho môi trường Việt Nam bị suy giảm cả chất lượng và số lượng như hiện nay,nhưng chủ yếu chia làm hai nhóm nguyên nhân,đó là nhóm nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan: * Nhóm nguyên nhân khách quan: + Do Việt Nam nằm trong vị trí địa lý với những điều kiện về tự nhiên nhất định, những biến đỗi thuộc qui luật thiên nhiên đã ảnh hưởng xấu đến môi trường Việt Nam . + Do chiến tranh: Việt Nam trãi qua hai cuộc chiến tranh lớn không chỉ ảnh hưởng đến môi trường (đất , nước, rừng... ) + Do sự vi phạm các nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các quốc gia khác. Bởi vì môi trường mang tính hệ thống, toàn cầu. Ví dụ: Sông chảy qua nhiều quốc gia, một quốc gia xả thải vào sông sẻ gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác. * Nhóm nguyên nhân chủ quan: Đây là nhóm nguyên nhân cơ bản bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau: + Do quá trình sử dụng các chất hóa học và phân bón một cách bừa bãi + Quá trình phát triển kinh tế xã hội chưa được chú ý đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường + Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam vẫn còn thấp, kể cả công nhân viên chức nhà nước, các nhà lảnh đạo cũng vậy. + Hệ thống pháp luật của nhà nước ta chưa thực sự chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. + Sự gia tăng dân số gây sức ép đến môi trường . + Thiếu định hướng, kiểm soát cần thiết đối với hoạt động của con người trong môi trường. * Hiện nay thì chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường.Vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, nhà nước ta đặc biệt quan tâm, và được nhấn mạnh trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. 4. Đường lối phát triển và vấn đề môi trường . Trên thế giới hiện nay có ba quan điểm về vấn đề phát triển đó là: + Phát triển với bất cứ giá nào. + Đình chỉ phát triển để bảo vệ môi trường + Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững( gọi tắt là phát triển bền vững) Trong ba quan điểm phát triển trên, quan điểm phát triển bền vững là quan điểm mới hiện nay được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn trong đó có quốc gia Việt Nam III. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và cấp độ bảo vệ môi trường. Con người và môi trường có mối quan hệ hữu cơ, vì vậy con người muốn bảo vệ an toàn cuộc sống của mình thì phải bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của con người. Bảo vệ môi trường còn là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển các quốc gia.Vì thế nó được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. * Cấp độ cá nhân: Vì môi trường ảnh hưởng tới từng cá nhân. Mỗi cá nhân vì thế phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. * Cấp độ cộng đồng: Vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ lợi ích của cộng đồng. * Cấp độ địa phương, vùng: Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc địa giới hành chính * Cấp độ quốc gia: Thông qua hoạt động quản lý thống nhất của nhà nước trung ương. * Cấp độ quốc tế: Vì môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, là vấn đề chung của mọi quốc gia. 2. Những hình thức bảo vệ môi trường. a. Bảo vệ thiên nhiên.( bảo vệ môi trường theo nghĩa hẹp). Đây là hình thức đầu tiên loài người đùng để bảo vệ môi trường. Các quốc gia lập ra các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng cấm với mục đích bảo vệ những khách thể thiên nhiên quí, hiếm và đẹp. b. Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là hình thức loài người áp dụng để bảo vệ môi trường khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác bừa bãi. Các quốc gia cho rằng cần áp dụng những biện pháp cơ sở khoa học cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo phục hồi. Đối với tài nguyên thiên nhiên không phục hồi thì khai thác hợp lý để sử dụng lâu dài chính là việc bảo vệ các định mức được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu khả năng phục hồi c. Bảo vệ môi trường. Loài người áp dụng khi đứng trước những nguy cơ là sự suy kiệt nhanh chóng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiểm ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống. Bảo vệ môi trường được xây dựng trên quan điểm mới -quan điểm phát triển bền vững( muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường). 3. Các nhóm biện pháp bảo vệ môi trường. Có 5 nhóm biên pháp lớn: a. Nhóm biên pháp chính trị: ( những biện pháp mang tính chất vĩ mô). Ở các nước trên thế giới người ta đã tổ chức ra nhiều tổ chức Bảo vệ môi trường như: Đảng xanh, Đảng sinh thái, Phong trào xanh, Phong trào hòa bình xanh ( thể hiện đường lối chính sách của Đảng, của nhà nước, của giai cấp cầm quyền).Các phong trào bảo vệ môi trường đã có tác động rất lớn đến Chính Phủ trong việc đề ra các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong quá trình tranh cử các đảng phái đều đề cập đến vấn đề môi trường. Đảng cầm quyền của các quốc gia đều đề ra chính sách môi trường và thông qua nhà nước để thực hiện chính sách đó. Ở Việt Nam, Đảng cầm quyền rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Các văn kiện Đảng từ Đại Hội Đảng lần thứ IV đến nay đều đề cập, coi trọng vấn đề môi trường. Đặc biệt: 25/6/1998. Bộ chính trị đã ban hành riêng một chỉ thị về vấn đề môi trường đó là Chỉ thị 36: “Về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước” Chỉ thị này đã nói rõ quan điểm của Việt Nam về môi trường. b. Nhóm biện pháp tuyên truyền giáo dục: - Là sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho người dân từ đó hướng tới thái độ cụ thể của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. c. Nhóm biện pháp kinh tế, tài chính. Là biện pháp mà chúng ta sử dụng đòn bẩy kinh tế để những tổ chức, cá nhân,tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường.. Các nước đều quan tâm đến vấn đề lập quỹ môi trường: có hai nguồn thu cho quỹ môi trường đó là: + Đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân đẫ sử dụng môi trường. + Đóng góp tự nguyện. Quỹ môi trường nhằm xây dựng các chương trình để bảo vệ môi trườn; Giải quyết các sự cố môi trường; Bồi thường thiệt hại về môi trường. Biện pháp này còn thể hiện ở việc đặt ra nguyên tắc: Ai gây ô nhiễm môi trường thì người đó phải bỏ kinh phí của mình để khắc phục. d. Nhóm biện pháp mang tính khoa học- kỹ thuật và công nghệ. Là những biện pháp mà chúng ta ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống ,đảm bảo nhu cầu con người nhưng sản sinh ra rất ít hoặc không sản sinh ra những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời hạn chế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (nhất là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị) Hiện nay các nước trên thế giới đang dần dần chuyển sang công nghệ mới (công nghệ kín) sử dụng tổng hợp các yếu tố về môi trường, không gây ô nhiễm hoặc ít gây ô nhiễm cho môi trường. e. Nhóm biện pháp pháp lý. Có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, biện pháp pháp lý chính thức hóa các loại biện pháp khác, tạo cơ sở pháp lý cho các loại biện pháp khác thực hiện. Biện pháp náý biến các yêu cầu sinh thái thành yêu cầu pháp lý, quy định dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các hoạt động liên quan đến môi trường, quy định trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm phát luật (hành chính - hình sự - kỹ luật). .. IV. KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG 1. Định nghĩa luật môi trường: Luật bảo vệ môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái và quản lý môi trường sinh thái. 2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh a) Đối tượng điều chỉnh Đó là toàn bộ các quan hệ xã hội gắn với việc quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái Đối tượng điều chỉnh của luật môi trường rất đa dạng và phong phú bao gồm các nhóm: - Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường như quan hệ về: * Đánh giá tác động môi trường. * Thanh tra môi trường. * Xử lý vi phạm pháp luật môi trường - Quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh do ý chí của các bên như: * Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái như sự cố môi trường gây ra. * Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường. * Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các chương trình bảo vệ môi trường. b) Phương pháp điều chỉnh Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh là hai nhóm quan hệ xã hội nêu trên,Luật môi trương sử dụng hai phương pháp điều chỉnh đó là: - Phương pháp mệnh lệnh: Chủ yếu điều chỉnh nhóm quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. - Phương pháp bình đẳng: Điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức phối hợp với nhau để bảo vệ môi trường. 3. Nguồn của luật môi trường: - Nguồn của một ngành luật là những văn bản pháp lý chứa đựng các quy phạm pháp luật của nghành luật đó. - Nguồn của luật môi trường Việt Nam gồm: + Hiến pháp: năm 1980 (Đ36).....;HP 1992 (Đ29;Đ17 qui định về sở hữu đất đai). + Các luật: . Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993(được Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993- bao gồm 55 điều chia làm 7 chương,) . Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991(được Quốc Hội thông qua ngày 19/8/1991) . Luật khoáng sản năm 1996 (được Quốc Hội thông qua ngày 20/3/1996) . Luật đất đai năm 1993(được Quốc Hội thông qua ngày 14/7/1993) . Luật tài nguyên nước năm 1998 (được Quốc Hội thông qua ngày 20/5/1998) . Luật dầu khí 1993 (được Quốc Hội thông qua ngày 6/7/1993) . Luật doanh nghiệp năm 1999 (được Quốc Hội thông qua ngày 12/6/1999, có hiệu lực 1/1/2000) . Bộ luật hình sự năm 1999 (được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999hiệu lực 1/7/2000). + Các pháp lệnh: . Pháp lệnh về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (ban hành ngày 25/4/1989) . Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vậ(ban hành ngày 4/2/1993) . Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (ban hành ngày 25/6/1996) . Pháp lệnh thú yếu tố( ban hành ngày 4/2/1993) . Pháp lệnh khai thác và bảo vệ chương trình khí tượng thủy văn (ban hành ngày 2/12/1994). . Pháp lệnh khai thác và bảo vệ chương trình thủy lợi (ban hành ngày 31/8/1994) - Các nghị quyết nghị định. . Nghị quyết 246/ HĐBT (ban hành ngày 20/9/1985) Về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản sử dụng hợp lý tài nguyên bảo vệ môi trường. . Nghị định 23/HĐBT (ban hành ngày 24/1/1991) ban hành điều lệ vệ sinh. . Nghị định 17/ HĐBT (ban hành ngày 17/1/1992) về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. . Nghị định 18/ HĐBT (ban hành ngày 17/1/1992) qui định danh mục động thực vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ ) .NĐ 48/2002/NĐ- CP (ban hành ngày 22/4/2002) sữa đổi bổ sung danh mục động thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo NĐ 18/HĐBT . NĐ 175/ CP (ban hành ngày 18/10/1994) hướng dẫn thi hành luật môi trường . . Nghị định 26/CP (ban hành ngày 26/4/1996) : qui định xử phạt hành chính trong lỉnh vực môi trường. . Nghị định 77/ CP (ban hành ngày 29/11/1996) qui định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. . Nghị định số 10/ CP (ban hành ngày 17/3/1993) của chính phủ về việc ban hành quy định về bảo vệ an toàn các chương trình xăng dầu. . Nghị định 84/CP (ban hành ngày 17/12/1996) của chính phủ qui định chi tiết việc thi hành luật dầu khí. . Nghị định số 50/1998/NĐ - CP (ban hành ngày 16/7/1998)qui định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. + Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.... . Quyết định 1604 - QĐ/MTG (ban hành ngày 22/9/1994) của Bộ khoa học - công nghệ- môi trường về việc tăng cường trang thiết bị cho các trạm quan trắc môi trường.. . Quyết định 1220- QĐ/ MTG (ban hành ngày 22/10/1994) của Bộ khoa học - công nghệ - môi trường. . Quyết định 1604 QĐ/MTG (ban hành ngày 22/10/1994) của Bộ trưởng bộ khoa học - công nghệ - môi trường. . Quyết định của thủ tướng chính phủ số 163/1998/QĐ- TTG (ban hành ngày 07/9/1998) ban hành qui chế khai thác tài nguyên dầu khí. . Quyết định số 1509/ QĐ - BKHCNMT (ban hành ngày 14/10/1998) về việc ban hành qui chế hoạt động của trạm quan trắc và phân tích môi trường về y học, lao động và vệ sinh môi trường . . Quyết định của thủ tướng chính phủ số 41/1999/ QĐ - TTG (ban hành ngày 8/3/1999) ban hành qui chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí. 4. Các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường. a. Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Quyền con người bao gồm rất nhiều quyền ( ăn ,ở, đi lại, học hành, tự do ngôn luân, tự do báo chí..) một trong những quyền cơ bản đầu tiên là quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc ( con người sinh ra ai cũng có quyền được sống..) Nhưng quyền được sống ấy lại đang bị đe dọa bởi sự suy giảm bởi số lượng, chất lượng môi trường. Vì vậy quyền sống của con người phải gắn chặt với môi trường.Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này được thể hiện tại: - Nguyên tắc số 1- Tuyên bố Stockholm nêu rõ :"con người có quyền cơ bản được sống trong môi trường chất lượng” - Điều 1-Tuyên bố Rio.Janeiro (gọi tắt là tuyên bố Rio) ghi nhận:Con người “có quyền được sống mạnh khỏe