Bài giảng Khái niệm quốc tế: Lịch sử phát triển và nguồn gốc

Quan hệ pháp lý quốc tế giữa các nước đã có từ thời kỳ cổ đại. Nhưng thuật ngữ luật quốc tế ra đời muộn hơn. Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã, để phân biệt với pháp luật điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người dân La Mã với nhau (jus civile), người ta thấy xuất hiện một khái niệm mới luật vạn dân (jus gentium).

doc211 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3410 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khái niệm quốc tế: Lịch sử phát triển và nguồn gốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM QUỐC TẾ - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN I. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ Luật quốc tế là một phạm trù lịch sử, nó có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. 1. THUẬT NGỮ “LUẬT QUỐC TẾ”. Quan hệ pháp lý quốc tế giữa các nước đã có từ thời kỳ cổ đại. Nhưng thuật ngữ luật quốc tế ra đời muộn hơn. Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã, để phân biệt với pháp luật điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người dân La Mã với nhau (jus civile), người ta thấy xuất hiện một khái niệm mới luật vạn dân (jus gentium). “Luật vạn dân “ bao gồm: - Những quy phạm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa những người dân La Mã với những người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ La Mã. - Những quy phạm pháp lý chung cho các nước. - Những quy phạm pháp lý điều chỉnh quan hệ các nước với nhau. Đến thế kỷ thứ XVI nhà luật học Tây Ban Nha, cố vấn của vua Các V, là Phơ-răng-xi-skơ Vích-to-ri-a đã đưa ra thuật ngữ Luật giữa các dân tộc (jus inter gentes). Sau đó năm 1651 một người Anh là Zech cũng đề nghị thuật ngữ này. Năm 1843 trong tác phẩm “ Những nguyên tắc luật quốc tế “ nhà bác học Anh là I.Bentam đã gọi khoa học này là Luật quốc tế. Từ đó, thuật ngữ Luật quốc tế trở nên thông dụng trong lý luận cũng như trong thực tiễn ngoại giao của các nước. Trong tiếng Anh thuật ngữ La tinh jus inter gentes được dùng là internatinal law, tiếng Pháp là Droit international tiếng Đức là Vólkerrecht. Ngoài ra, trong sách báo tư sản đôi khi còn dùng những tên gọi khác nữa để chỉ Luật quốc tế. Chẳng hạn như: luật các nước, luật giữa các nước, luật đối ngoại,... Những tên gọi này đều không chính xác và do đó chúng không được thừa nhận rộng rãi. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Luật quốc tế được sử dụng một cách thống nhất, được coi như một ngành luật đặc biệt có nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các quốc gia có chủ quyền và các chủ thể khác tham gia quan hệ quốc tế (các dân tộc đấu tranh vì độc lập và tự do dân tộc mình và các tổ chức quốc tế). Nhưng ở đây cần phân biệt luật quốc tế với một ngành luật khác, điều chỉnh những quan hệ mang tính chất dân luật có nhân tố nước ngoài tham gia. Ngành luật này gọi là Tư pháp quốc tế. Người ta vẫn thường gọi luật quốc tế là Công pháp quốc tế để phân biệt với ngành Tư pháp quốc tế. Những điểm khác nhau trong nội dung của hai ngành luật này sẽ được trình bày trong giáo trình tư pháp quốc tế. Trong các tiếng nước ngoài cũng đều có thuật ngữ đối chiếu với thuật ngữ Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế . Trong cuốn giao trình này chúng tôi chỉ dùng thuật ngữ Công pháp quốc tế để phân biệt nó với Tư pháp quốc tế. Ngoài cái đó ra, trong mọi trường hợp chúng ta sẽ gọi ngành luật đang nghiên cứu này đơn giản là “luật quốc tế”. Ngoài ra trong sách báo pháp lý ta còn hay gặp những thuật ngữ như luật quốc tế hiện đại, luật quốc tế chung, luật quốc tế xã hội chủ nghĩa, v.v... Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, “Sự kiện vĩ đại nhất này đã mở đầu thời đại mới, thời đại loài người chuyển từ chế nô lệ chủ tư bản chủ nghĩa, chế độ nô lệ cuối cùng trong lịch sử loài người sang chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, từ kỷ nguyên tất yếu sang kỷ nguyên tự do“. Cùng với sự kiện vĩ đại này lịch sử thế giới đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn lịch sử hiện đại. Luật quốc tế cũng trở thành luật quốc tế hiện đại. Luật quốc tế hiên đại bắt đầu từ năm 1917và có nội dung là luật quốc tế thời kỳ loại người quá độ từ chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Luật quốc tế chung là tổng hợp những nguyên tắt chung và quy phạm pháp lý quốc tế được thừa nhận rông rãi và có giá trị và có giá trị bắt buột chung với các quốc gia. Nói “chung” là bởi vì đây là luật quốc tế áp dụng chung cho tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của chúng. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành, một kiểu quan hệ quốc tế về căn bản khác biệt với tất cả các kiểu quan hệ quốc tế trong lịch sử loài người từ trước đến nay đã xuất hiện. Đó là mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau. Để điều chỉnh những mối quan hệ này Luật quốc tế xã hội chủ nghĩa ra đời. Đây là kiểu luật quốc tế mới nhất, cao nhất, tiến bộ nhất. 2. ĐỊNH NGHĨA LUẬT QUỐC TẾ Vấn đề định nghĩa luật quốc tế là một vấn đề phức tạp. Đây không thuần tuý là một vấn đề học thuật, mà là vấn đề chính trị, vấn đề đấu tranh giai cấp. a) Định nghĩa luật quốc tế trong sách pháp lý tư sản : Dựa trên chủ nghĩa duy tâm siêu hình, các học giả và luật gia tư sản đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế. Luật gia Pháp S.Rút-xô (Ch.Rousseau) cho rằng luật quốc tế là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa các nước hay đúng hơn giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Trong giáo trình Công pháp quốc tế xuất bản tại Paris năm 1948, giáo sư Pháp G. Sen (George Scelle) định nghĩa luật quốc tế là tổng các quy phạm hay quy tắc của cộng đồng các dân tộc. Luật gia Ao Vét-đờ-rốt (Verdross) định nghĩa luật quốc tế là tổng hợp các quy phạm có tính chất điều ước hay tập quán cũng như các nguyên tắc pháp lý thông thường nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế v.v... Như vậy, theo quan điểm của các luật gia tư sản, luật quốc tế là tổng hợp những qui phạm (hay quy tắc) pháp lý nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các nước với nhau. Định nghĩa như vậy cũng đã nêu lên được một vài điểm đặc trưng quan trọng của luật quốc tế, chẳng hạn, đặc điểm về chủ thể, đặc điểm về chức năng. Các học giả tư sản chỉ chú trọng đến mặt hình thức của hiện tượng mà chưa nêu được, hay nói cho đúng hơn, họ muốn che đậy bản chất xã hội của luật quốc tế. Chỉ trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, dựa theo phép biện chứng duy vật mới có thể định nghĩa được luật quốc tế một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. b) Định nghĩa luật quốc tế theo quan điểm Mác-xít-Lênin-nít : Đứng trên quan điểm Mác-xít-Lênin-nít, các luật gia xã hội chủ nghĩa đã định nghĩa luật quốc tế hiện đại như sau: Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những quy phạm pháp lý được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp lý quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia) và trong những trường hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới. Luật quốc tế có những đặc điểm sau : - Cũng như, mọi ngành luật khác, luật quốc tế là tổng thể những quy phạm pháp lý. Nhưng trình tự xây dựng những quy phạm pháp lý ở đây là hoàn toàn khác. Như định nghĩa đã nêu rõ, luật quốc tế là ngành luật có nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ chủ yếu giữa các quốc gia có chủ quyền với nhau. Mà đã là các quốc gia có chủ quyền thì không có một cơ quan nào, một tổ chức nào có thể đứng trên và đặt ra những những quy định pháp lý và bắt buột các quốc gia khác thi hành. Và đã là các quốc gia có chủ quyền thì lại càng không thể có một quốc gia nào, hay một nhóm quốc gia nào có quyền áp đặt những quy phạm pháp lý này hay những quy định pháp lý khác do chúng đặt ra và bắt buột các quốc gia khác phải tuân theo. Các quốc gia tham gia quan hệ pháp lý quốc tế hiện đại có chủ quyền và đều bình đẳng với nhau. Con đường duy nhất để hình thành những quy phạm quốc tế là sự thoả thuận giữa các quốc gia với nhau. Chỉ trên cơ sở thoả thuận đó, các quốc gia mới có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ quốc tế theo luật quốc tế. Khi giải thích bản chất của hiện tượng luật quốc tế, các luật gia tư sản đã cho rắng sự thoả thuận giữa các quốc gia đã tạo ra một ý chí trìu tượng không phụ thuộc vào nội dung giai cấp của các quốc gia, vào cơ sở chế độ kinh tế xã hội của các quốc gia . Do đó học thuyết tư sản xem sự thoả thuận giữa các quốc gia như là sự trùng lặp ý chí của các quốc gia đó, và sự thoả thuận đó đã làm phát sinh ý chí chung, ý chí dung hoà của các quốc gia. Những người theo chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định không có sự trùng lặp ý chí hay một ý chí chung, dung hoà của các quốc gia có chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, ý chí của quốc gia biểu hiện trong quan hệ quốc tế thực chất là ý chí của giai cấp thống trị trong quốc gia đó mà nội dung của nó do những điều kiện vật chất tồn tại của giai cấp đó, hay nói một cách khác, do cơ sở kinh tế của quốc gia đó quy định. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã mở đầu cho sự phân chia thế giới thành hệ thống các nước đối lập nhau, có chế độ kinh tế, chính trị hoàn toàn khác nhau. Các quốc gia thuộc hai hệ thống đối kháng này không thể có sự trùng lặp hay dung hoà về ý chí. Việc hình thành những quy phạm luật quốc tế hiện đại chỉ có thể diễn ra trong quá trình đấu tranh và hợp tác giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau, do kết quả của sự thoả thuận tạm thời với nhau. Sự thoả thuận này hoàn toàn không có ý nghĩa là ý chí của các quốc gia hoà hợp làm một ý chí thống nhất, mà nó chỉ là kết quả đấu tranh giữa các quốc gia với nhau trong việc thừa nhận quy tắc này hay quy tắc khác là quy phạm của luật quốc tế nhằm đạt đựơc những lợi ích thiết thực chung, và là sự thể hiện quan hệ so sánh lực lượng hiện tại trong sinh hoạt quốc tế. Tóm lại, trong luật quốc tế không có một cơ quan lập pháp nào đặt ra những quy phạm quốc tế để bắt các quốc gia tuân theo. Trong quá trình đấu tranh và hợp tác nhằm điều chỉnh vấn đề rộng lớn của cộng đồng quốc tế, các quốc gia bình đẳng, có chủ quyền tự thảo thuận với nhau đặt ra những quy tắt xử sự để tuân theo. - Đặc điểm thứ hai của luật quốc tế là đối tượng điều chỉnh của nó. Như định nghĩa trên đã nêu rõ, luật quốc tế có nhiệm vụ điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Như vậy đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế bao gồm những quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế hay quan hệ vượt ra ngoài phạm vi quốc gia trong các lĩnh vượt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà chủ yếu là quan hệ mang tính chất chính trị. Luật quốc tế là một ngành luật đặt biệt, ấy khác biệt với các ngành luật khác, kể cả ngành luật điều chỉnh những quan hệ có nhân tố nước ngoài (tư pháp quốc tế) . - Đặc điểm thứ ba của luật quốc tế là chủ thể. Chủ thể trước tiên và cơ bản của luật quốc tế là quốc gia tham gia quan hệ pháp lý quốc tế. Không có một quyền lực chính trị tối cao nào đứng trên mọi quốc gia ngoài chủ quyền của chính quốc gia . Ngoài ra, các dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết và một số tổ chức liên quốc gia được thành lập và có điều lệ phù hợp với những nguyên tắt của luật quốc tế hiện đại cũng được công nhận là chủ thể của luật quốc tế ngày nay. - Đặc biệt cuối cùng của luật tế là những biện pháp nhằm cưỡng chế nhằm bảo đảm hiệu qủa của những quy phạm luật quốc tế. Trong quan hệ giữa các nước với nhau, không có một bộ máy cưỡng chế nào đứng trên các quốc gia để bắt họ phải tuân theo những quy phạm của luật quốc tế. Vậy là thế nào có thể đảm bảo nhũng quy phạm đó để tuân theo một các triệt để? Một số nhà lý luận tư sản vì trong quan hệ quốc tế không có một bộ máy cưỡng chế tập trung nào nên luật quốc tế nói chung không tồn tại. Trường phái phủ nhận sự tồn tại của luật quốc tế này gọi là trường phái phủ định. Đa số các luật gia xuất phát từ quan điểm cho rằng trong luật quốc tế tồn tại những biện pháp cưỡng chế, nhưng do không có bộ máy cưỡng chế tập trung nên chúng có những đặc điểm riêng. Việc thi hành những biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế hiện đại do chính chủ thể của luật quốc tế, mà chủ thể là các quốc gia, thực hiện dưới hình thức riêng lẻ cũng như tập thể. Theo luật quốc tế hiện đại, mỗi quốc gia có thể áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhất định với quốc gia vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Luật quốc tế cũng quy định cho các tổ chức quốc tế có quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế đối với những quốc gia vị phạm hoà bình và luật quốc tế. Riêng việc sử dụng lực lượng vũ trang, theo Hiến chương của Liên hợp quốc, các quốc gia được dùng lực lượng quân sự để tự vệ riêng lẻ hoặc tập thể nhằm chống lại sự xâm lược trong trường hợp bị tấn công vũ trang.Theo điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an có quyền thi hành những biện pháp cưỡng chế, kể cả việc dùng các lực lượng vũ trang, để ngăn ngừa và thủ tiêu mối đe doạ vì hoà bìnhvà dẹp những hành vi xâm lược hoặc những sự vi phạm vì hoà bình khác. Hiến chương Liên hợp quốc còn quy định khả năng thông qua hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thi hành những biện pháp cưỡng chế, bắt bên không thi hành phán quyết của toà án quốc tế phải thực hiện nghĩa vụ của họ theo phán quyết đó (điều 92 mục 2) . Ngoài ra, trong thời đại ngày nay còn có một nhân tố quan trọng ngày càng phát huy tác dụng của nó bảo đảm hiệu quả của các vi phạm quốc tế. Đó là dư luận tiến bộ thế giới và sức đấu tranh của dân các nước vì hoà bình. Không có một quốc gia nào có thể làm ngơ trước dư luận tiến bộ ngày nay. Trước toà án dư luận, bọn xâm lược, những kẻ phá hoại hoà bình nhất định sẽ bị lật mặt. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ QUA CÁC THỜI KỲ Lịch sử quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của lịch sử nhà nước và luật pháp. Vì thế căn cứ theo sự phân kỳ lịch sử thế giới của chủ nghĩa Mác Lênin, có thể phân chia giai đoạn phát triển và các kiểu của luật quốc tế như sau: - Luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ (cổ đại). - Luật quốc tế thời kỳ phong kiến (trung đại). - Luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa (cận đại). - Luật quốc tế thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội (hiện đại). 1. LUẬT QUỐC TẾ THỜI KỲ CHIẾM HỮU NÔ LỆ Luật quốc tế được hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà (lưu vực hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát) và Ai cập vào khoảng cuối thề kỷ 40 trước công nguyên. Sau đó luật quốc tế được hình thành ở phương Đông: Ấn Độ và Trung Quốc, và ở phương Tây: Hy Lạp và La Mã . Lúc đầu luật quốc tế chủ yếu mang tính chất tập quán pháp. Trong quan hệ với nhau, các quốc gia thừa nhận những tập quán có giá trị pháp lý. Những tập quán trước đây chỉ là những tập quán thuần tuý, giờ đây thông qua việc thừa nhận của các quốc gia mới ra đời, đã trở thành những tập quán pháp lý. Dần dần, do quan hệ giữa quốc gia ngày càng trở nên gắn bó và thường xuyên, các quốc gia đã ký với nhau các điều ước quốc tế. Những di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, Trung Đông cho thấy rằng các quốc gia Trung Đông đã ký kết với nhau những điều ước đầu tiên vào khoảng giữa những năm 3000 trước công nguyên. a). Đặc điểm của luật quốc tế thời kỳ chiếu hữu nô lệ . Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra liên miên nhằm cướp đất đai, chiếm đoạt tài sản và chủ yếu là cướp nô lệ. Vì vậy luật quốc tế điều chỉnh quan hệ chiến tranh được phát triển nhất. Trong đạo luật Manu có ghi chép lại những luật lệ tỉ mỷ về cách tiến hành chiến tranh. Phần lớn các cuộc chiến tranh điều được kết thúc bằng việc ký kết các hoà ước, do đó đến ngày nay nhiều hoà ước vẫn được giữ lại. Một trong những điều ước nổi tiếng đó là hoà ước giữa vua Ai Cập Ramđê II với vua Hattusin III ký vào năm 1278 trước công nguyên. Một đặc điểm nữa của luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ là tình chất khu vực. Do trình độ sản xuất thấp kém, chưa có thị trường thế giới, nên các quốc gia quan hệ với nhau chủ yếu trong phạm vi khu vực của mình. Vì vậy ở từng khu vực hình thành, những chế định, quy phạm pháp lý riêng rẻ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực đó. Luật quốc tế chung cho tất cả các quốc gia chưa có, mà chỉ luật quốc tế khu vực, chẳng hạng, luật quốc tế của khu vực có trung tâm là Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã, vvv... b). Những chế định và quy phạm luật quốc tề thời kỳ chiếm hữu nô lê. Mặc dù ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ đã có nhiều triết gia, luật gia đưa ra nhiều quan điểm riêng rẽ về những nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, như Khổng Tử, Pla-tôn, Unpian, v.v...nhưng thời kỳ này chưa có học thuyết nào về luật quốc tề, nên chưa thể nói đến sự hình thành khoa học luật quôc tế được. Như trên đã trình bày, do tình trạng chiến tranh liên miên nên luật về chiến tranh được phát triển hơn cả. Chiến tranh ở mọi nơi rất tàn khốc, nhưng cũng đã có những qui định giảm nhẹ mức độ tàn khốc của chiến tranh.Vi dụ, ở La Mã cổ đại việc sử dụng thuốc độc và vũ khí tẩm thuốc độc bị nghiêm cấm, ”đánh nhau bằng vũ khí chứ không bằng thuốc độc”. Trong thực tiễn điều ước luật quốc tế đã có mầm mống nguyên tắc tôn trọng điều ước quốc tế pacta sunt servanđa. Hoà ướcgiữa vua Ramdec II và vua Hattusin III là một bằng chứng. Luật ngoại giao cung được phát triển, quyền bất khả xâm phạm của đại diện ngoài giao được thừa nhận. Đạo phật Manu ở Ấn độ cổ đại quy định nghĩa vụ chính của đại diện ngoại giao là duy trì quan hệ hữu hảo với các quốc gia khác Một số quy phạm luật quốc tế khác cũng được áp dụng trong thực tiễn pháp lí quốc tế dưới dạng còn rất thô sơ và chưa được thừa nhận rộng rãi. Chỉ trong những thời kì lịch sử tiếp sau nhưng quy phạm đó mới được hoàn chỉnh. Có thể nói được rằng các luật gia La Mã cổ đại có cống hiến trong việc hình thành khoa học luật quốc tế. Chính ở đây đã xuất hiên thuật ngữ luật vạn dân -tiền thân của thuật ngữ luật quốc tế sau này. 2. LUẬT QUỐC TẾ THỜI KỲ PHONG KIẾN Xã hội phong kiến có nhiều đặc điểm phức tạp: chiến tranh xảy ra liên miên, phân quyền cát cứ, tổ chức nhà nước không ổn định, tôn giáo phát triển và ngày càng ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ xã hội, sản xuất phát triển dẫn đến hình thành những trung tâm bán buôn quốc tế. Các nước phong kiến mạnh xâm lược các nước yếu nhỏ, áp đặt chế độ phụ thuộc nô dịch, vv....Tất cả những đặc điểm đều ảnh hưởng đến hình thành những nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế . a.) Đặc điểm của luật phong kiến thời kỳ phong kiến. Luật phong kiến thời kỳ phong kiến công cụ để giai cấp phong kiến thực hiện mục đích chính trị và chính sách đối ngoại của mình trên trường quốc tế, là vũ khí đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân các nước và bóc lột tàn nhẫn nhân dân các nước chư hầu. Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến là bọn vua chúa và địa chủ phong kiến vừa nắm quyền chính trị vừa nắm ruộng đất trong tay, cho nên mọi ranh giới giữa nhà nước và tư nhân, giữa quan hệ quốc tế và mối quan hệ tư nhân bị xoá nhoà .Việc tặng,đổi ,thừa kế lãnh thổ ,vv....giữa cac chúa đất với nhau đều mang tính chất quan hệ pháp lý quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh.Vua chúa và địa chủ phong kiến cũng được coi là chủ thể của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là chủ quyền của vua, vì vua là người duy nhất nắm chủ quyền. Trong thời kỳ phong kiến, tôn giáo đã phát triển mạnh. Ở Tây Âu, một trung tâm lớn của chế độ phong kiến là nhà thờ công giáo La Mã và đông thời cũng là chủ sở hữu ruộng đất lớn nhất. Tôn giáo đã ảnh hưởng đến các mặt của đời sống của xã hội phong kiến.Luật quốc tế cũng mang màu sắc tôn giáo. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành luật quốc tế ở Tây Âu. Do các cuộc chiến tranh giữa các chúa đất kéo dài liên miên làm tổn hại đến lợi ích vật chất của nhà thờ, nhà thờ cũng kêu gọi ngừng chiến, ban hành luật lệ hạn chế chiến tranh riêng rẽ, đưa ra nhưng qui phạm pháp lý như “hoà bình, đình chiến theo ý chúa“, cho cư trú trong nhà thờ vvv.....Nhà thờ đóng vai trò trung gian giải quyết vấn đề chiến tranh giưa các quốcgia, đưa ra sáng kiến triệu tập các hội nghị quốc tế. b.)Những nguyên tắc, quy phạm và chế định luật quốc tế thời kỳ phong kiến . Chế độ phong kiến trải qua 4 giai đoạn phát triển :giai đoạn hình thành các quốc gia phong kiến, giai đoạn cát cứ, giai đoạn quân chủ đẳng cấp và giai đoạn quân chủ chuyên chế. Luật quốc tế phát triển mạnh nhất ở giai đoạn chuyên chế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các quốc gia đối với việc phát triển quan hệ quốc tế và để chuẩn bị cho một bước nhảy sang thời kỳ phát
Tài liệu liên quan