Bài giảng môn Xã hội học về truyền thông đại chúng

Nhiều trường phái cũng như nhiều luận điểm lý thuyết khác nhau, nhiều lúc đối lập nhau, cũng như nhiều kết quả điều tra thực nghiệm sẽ được trình bày và lược thuật một cách cô đọng nhằm giúp sinh viên có được những kiến thức tổng quan về tình hình nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng trên thếgiới

pdf132 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 16301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Xã hội học về truyền thông đại chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TS TRẦN HỮU QUANG Biên soạn  XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Môn học: XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TS. Trần Hữu Quang biên soạn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2 BÀI GIỚI THIỆU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Bán Công Tp.HCM Đây là môn học nghiên cứu về hoạt động truyền thông đại chúng dưới quan điểm xã hội học. Nhiều trường phái cũng như nhiều luận điểm lý thuyết khác nhau, nhiều lúc đối lập nhau, cũng như nhiều kết quả điều tra thực nghiệm sẽ được trình bày và lược thuật một cách cô đọng nhằm giúp sinh viên có được những kiến thức tổng quan về tình hình nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng trên thế giới. Nhưng ngoài phần kiến thức, điều còn quan trọng hơn nữa đối với sinh viên trong môn học này, đó là: thông qua việc tìm hiểu những lối đặt vấn đề và những lối phân tích khác nhau và đa dạng của các nhà nghiên cứu, sinh viên làm sao rèn luyện được khả năng tư duy và biện luận của mình, làm quen được với phương pháp tư duy xã hội học. Và điều trọng yếu nhất là cuối cùng làm sao sinh viên xác lập được khả năng suy nghĩ độc lập và nuôi dưỡng được óc phê phán khoa học khi thử bắt tay vào việc khảo sát, phân tích và giải thích những vấn đề nào đó liên quan tới lĩnh vực truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Tập sách này bao gồm những nội dung chính như sau: - Tìm hiểu các khái niệm “truyền thông” và “truyền thông đại chúng” (bài 1). - Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và 3 của định chế truyền thông đại chúng (bài 2). - Các lý thuyết chính về truyền thông đại chúng (bài 3). - Nghiên cứu về công chúng (bài 4). - Nghiên cứu về các nhà truyền thông và tổ chức truyền thông (bài 5). - Nghiên cứu nội dung truyền thông (bài 6). - Những tác động xã hội của truyền thông đại chúng (bài 7). Về thời gian học tập: đây là tập giáo trình dành cho chương trình cử nhân, tương đương với 30 tiết học trên lớp. Tuy nhiên, ngoài thời gian đọc giáo trình, sinh viên còn phải dành ra một thời lượng tương đương với khoảng 30- 45 tiết để đọc thêm tài liệu sách báo và tạp chí có liên quan tới nội dung môn học. Đó là chưa tính thời gian dành để trả lời các câu hỏi ôn tập (nên tập trả lời bằng cách viết ra trên giấy mà không xem lại giáo trình [vì đáp án loại câu hỏi này đều nằm trong giáo trình], mỗi câu chừng nửa trang hoặc tối đa là một trang) và những câu hỏi gợi ý để thảo luận (những câu hỏi này đều nằm ở cuối mỗi chương). Đối với những câu hỏi thảo luận (đây thường là những câu mở rộng để vận dụng suy nghĩ cá nhân vào những vấn đề của truyền thông đại chúng trong bối cảnh xã hội Việt Nam), sinh viên có thể đưa ra để thảo luận nhóm. Nếu học môn này theo nhóm là hay nhất; còn nếu không, sinh viên nên tìm những người mà mình có thể trao đổi để bàn luận về những vấn đề nêu ra. Nên tranh cãi một cách thoải mái trên tinh thần tự do tư tưởng – vì có cọ xát và tranh luận thì mới có điều kiện để vượt qua được những định kiến chủ quan của từng cá nhân, và đồng thời mới có nhiều cơ may tìm ra được những ý tưởng mới. 4 Ở cuối tập sách này, chúng tôi cũng có nêu ra một số đề tài gợi ý để sinh viên có thể chọn để làm một bài tiểu luận kết thúc môn học (giới hạn chừng 5-10 trang). Đây là dịp để sinh viên có cơ hội vận dụng những vốn liếng kiến thức đã tiếp thu qua tập giáo trình vào những suy nghĩ và phân tích của chính mình về một vấn đề thực tiễn nào đó trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Bài tiểu luận cuối môn học không phải là chuyện bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyến khích sinh viên nên chọn bắt tay vào làm một đề tài, vì điều này sẽ rất có lợi cho việc rèn luyện khả năng viết lách, khả năng tư duy, và khả năng độc lập suy nghĩ. Về phương pháp học tập, sinh viên nên đọc kỹ từng chương (đọc kỹ để nắm được nội dung, chứ hoàn toàn không phải để “học thuộc lòng”!). Nhưng ngoài tập giáo trình này, sinh viên nhất thiết phải cố gắng đọc thêm sách báo có liên quan tới môn học này (ngoài những cuốn sách và bài tạp chí mà chúng tôi đã nêu trong phần tài liệu tham khảo). Đọc càng nhiều càng tốt. Kể từ khi bắt đầu học môn này, hàng ngày sinh viên nên tập đọc báo hoặc coi ti-vi với một cặp mắt mới, không phải như một độc giả hay một khán giả bình thường, mà là đọc với cặp mắt của một người phân tích và có óc phê phán. Vì đối tượng của môn học này chính là sinh hoạt báo chí, phát thanh và truyền hình mà hầu như ai cũng theo dõi hàng ngày, nên đây cũng là một điều hết sức thuận lợi cho sinh viên có ngay nhiều cơ hội để quan sát và hỏi han những người xung quanh để tìm hiểu tập quán và nhu cầu của các loại độc giả và khán giả khác nhau, xem xét coi họ phản ứng thế nào đối với trang mục này hay chương trình nọ, và thử 5 tìm xem vai trò và ý nghĩa của các phương tiện truyền thông trong đời sống xã hội của họ... Nội dung tập giáo trình này nêu ra khá nhiều lý thuyết khác nhau về truyền thông đại chúng. Thoạt nhìn thì có thể có cảm giác hơi khô khan, nặng nề, nhưng nếu đọc kỹ và suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy đấy không phải là những “lý thuyết suông”, mà phần lớn chúng đều có liên quan ít nhiều mật thiết tới những khía cạnh khác nhau trong đời sống truyền thông diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Mong rằng môn học này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về thế giới truyền thông, và nhất là có được những cái nhìn mới mang tính chất phân tích và sáng tạo. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo chí Việt Nam, TPHCM, Khoa báo chí Đại học Mở-bán công TPHCM, 1994. 2. Ngô Hà, “Lược sử báo chí thành phố (1865-1945)”, trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, Nxb TPHCM, 1988, tr. 319- 385. 3. Tầm Nguyên, “Báo chí Sài Gòn trong 30 năm kháng chiến (1944-1975)”, trong Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, Nxb TPHCM, 1988, tr. 387-410. 4. Hồng Chương, Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Hà Nội, Nxb Sách giáo khoa Mác Lê-Nin, 1987. 5. Lê Minh Quốc, Hỏi đáp báo chí Việt Nam, TPHCM, Nxb Trẻ, 2001. 6. Đỗ Quang Hưng, “Buổi đầu tiên của báo chí Việt Nam”, tạp chí Xưa và Nay, số 64B, 6-1999, tr. 5. 7. Nguyễn Hữu Viêm, “Hoàng Tích Chu, người đầu tiên cách tân báo chí Việt Nam”, tạp chí Xưa và Nay, số 61, 3-1999. 8. Văn Giá, “Nhà báo-nhà văn, viết văn-viết báo”, tạp chí Nghề báo, số 14, 6-2003, tr. 16. 9. Daniel Hémery, “Sài Gòn thập niên 30 : 'La Lutte' (1933- 1937) tờ báo chiến đấu” (Nguyễn Ngọc Giao dịch), trong Cao Huy Thuần, Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính (chủ biên), Từ Đông sang Tây, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr. 86-113. 10. Loic Hervouet, Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản, 1999. 7 11. Hữu Thọ, Nghĩ về nghề báo, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 1997. 12. Hội Ngôn ngữ học TPHCM, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, TPHCM, 1999. 13. Trung tâm Ngôn ngữ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ), Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo, TPHCM, 2004. 14. Trần Hữu Quang, Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), TPHCM, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, 2001. 15. Trần Hữu Quang, “Những chức năng xã hội của báo chí trong lịch sử Sài Gòn thời Pháp thuộc”, tạp chí Xã hội học, số 3&4, 1999, tr. 32-38. 16. Trần Hữu Quang, Xã hội học nhập môn (giáo trình), Đại học Tổng hợp TPHCM, 1993. 17. Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí (sắp xuất bản). 18. Philippe Breton, Serge Proulx, Bùng nổ truyền thông (Vũ Đình Phòng dịch), Hà Nội, Nxb Văn hóa-thông tin, 1996. 19. Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn The Power of News, Harvard, Harvard University Press, 1995, người dịch: Thế Hùng, Trà My), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. 20. Pierre Albert, Lịch sử báo chí (Dương Linh dịch), Hà Nội, Nxb Thế giới, 2003. 21. Nghề báo, tạp chí của Hội Nhà báo TPHCM. 22. Người làm báo, tạp chí của Hội Nhà báo Việt Nam. 23. Nhà báo và Công luận, tạp chí của Hội Nhà báo Việt Nam. 8 Bài 1 TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG Giới thiệu khái quát: Nội dung chương 1 trình bày những khái niệm căn bản cần nắm rõ như “truyền thông”, “truyền thông đại chúng”, “các phương tiện truyền thông đại chúng”, những đặc điểm của quá trình truyền thông, và mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với truyền thông liên cá nhân. Mục tiêu của chương này: Phân biệt được những khái niệm then chốt nêu trên, và hiểu được những đặc trưng của một quá trình truyền thông. 9 TRUYỀN THÔNG Truyền thông là gì? Có thể nói một cách ngắn gọn rằng truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin. Truyền thông (communication) là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính chất xã hội. Ngay trong một bầy ong hay một bầy kiến cũng có truyền thông: đám ong thợ thường truyền đạt cho nhau những thông tin về loại hoa mà chúng tìm được cũng như về khoảng cách và phương hướng mà chúng phải rủ nhau bay tới để hút nhụy và đưa mật hoa về tổ. Trong xã hội loài người, truyền thông lại càng là một điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng”. Sở dĩ người ta có thể sống được với nhau, giao tiếp và tương tác được với nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông. Người ta gọi đây là truyền thông liên cá nhân (interpersonal communication), nghĩa là truyền đạt thông tin giữa người này với người khác. Sự truyền thông này trước hết được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết, tức là thông qua ngôn ngữ, nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ, hay hành vi để biểu tỏ thái độ hoặc cảm xúc. Vì thế, có thể có hai cách thức truyền thông : truyền thông bằng lời nói (verbal), và truyền thông không bằng lời nói (non-verbal). Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau : - Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác), - Truyền thông tập thể (tức là truyền thông trong nội bộ một cơ quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào đó). - Và truyền thông đại chúng. 10 TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Vậy thế nào là truyền thông đại chúng? Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. (Trong định nghĩa này, cần chú ý đến cái vế thứ hai: một quá trình truyền thông chỉ được gọi là quá trình truyền thông đại chúng nếu nó được phát ra “thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng”). Các phương tiện truyền thông đại chúng (hay cũng còn gọi là “các phương tiện thông tin đại chúng”) (mass media) là những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể thực hiện quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người dân trong xã hội. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ “truyền thông đại chúng” và “phương tiện truyền thông đại chúng” mà người ta thường sử dụng lẫn lộn một cách không chính xác. Nói tới các “phương tiện truyền thông đại chúng” (mass media) như báo chí, phát thanh, truyền hình... là nói tới những công cụ kỹ thuật (hay những cái kênh) để nhờ đó người ta có thể thực hiện quá trình truyền thông đại chúng. Còn khi nói tới “truyền thông đại chúng” (mass communication) là chúng ta muốn nói tới một quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các phương tiện ấy. Chúng ta mở ti-vi xem cô phát thanh viên đọc một bản tin hoặc coi một trận đá banh: đó là một hành vi được gọi là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng. Thế nhưng nếu chúng ta cũng mở màn hình ti-vi, nhưng lại để coi một cuốn băng viđêô quay cảnh đám cưới của cô em gái trong gia đình, thì hành động này lại không thể được coi 11 là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng, bởi một lẽ đơn giản là cuốn băng này chỉ được quay và phát trong khuôn khổ sinh hoạt gia đình mà thôi. Nhưng nếu chúng ta xem một cuốn băng viđêô đám cưới của gia đình một diễn viên điện ảnh chẳng hạn được phát trên truyền hình, thì đấy lại là một hành vi nằm trong quá trình truyền thông đại chúng. Nói cách khác, điều mấu chốt trong việc xác định xem một hành vi có nằm trong quá trình truyền thông đại chúng hay không không phải là cái màn hình ti-vi hay cái đầu máy viđêô, mà là cần xem xét coi hành vi ấy có nằm trong quá trình truyền tải thông tin ra rộng rãi công chúng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hay không. Người ta thường liệt kê các hoạt động sau đây nằm trong lĩnh vực truyền thông đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, sản xuất băng đĩa (âm nhạc chẳng hạn)... Gần đây, chúng ta có thể kể thêm cả Internet. [Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương tiện Internet có đặc điểm là có thể được sử dụng cho cả ba loại truyền thông: truyền thông liên cá nhân (chẳng hạn gởi thư điện tử hay e- mail); truyền thông tập thể (chẳng hạn những trang website mà chỉ có những người trong nội bộ một cơ quan hay một công ty mới có thể truy cập được); và truyền thông đại chúng (chẳng hạn những trang website của tờ Tuổi trẻ hay tờ Sài Gòn Giải phóng)]. Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba thành tố sau đây: - Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, chụp hình... rồi viết bài, biên tập, cuối cùng là xuất bản, hoặc phát sóng), - Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như 12 báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình... và những người làm công tác truyền thông như nhà báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên...), - Và đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi). ĐẠI CHÚNG Chữ “đại chúng” trong thuật ngữ “truyền thông đại chúng” được dùng để chỉ đối tượng công chúng độc giả hay khán thính giả của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực ra, “đại chúng” (mass) là một khái niệm khá mơ hồ và khó mà có một định nghĩa thật chính xác. Kể cả về mặt số lượng lẫn về mặt tính chất. Chẳng hạn, người ta không thể xác định được là phải đông đến số lượng bao nhiêu thì mới gọi là đại chúng. Một tờ báo chuyên ngành khoa học chẳng hạn có thể chỉ có vài trăm độc giả, nhưng đây vẫn là một “phương tiện truyền thông đại chúng” vì nó được bán công khai ra công chúng. Còn tờ nội san của một đại công ty chẳng hạn có thể có số ấn bản lên tới vài chục ngàn tờ, nhưng nó vẫn không phải là một “phương tiện truyền thông đại chúng” vì nó chỉ lưu hành trong nội bộ công ty và không được bán rộng rãi ra thị trường. Herbert Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái niệm đại chúng: - Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất dị biệt nhau). - Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắm đến một công chúng đông đảo, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khi truyền thông thì họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất cứ ai, chứ không chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào mà thôi. 13 - Các thành viên của đại chúng thường là độc lập nhau, không ai biết ai, không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội” chẳng hạn). - Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo. [Dẫn lại theo Alphons Silbermann, Communication de masse, Paris, Nxb Hachette, 1981, tr. 15] QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG Mỗi khi đề cập tới truyền thông, người ta thường nhắc tới công thức “5W” nổi tiếng của Harold Lasswell: “Ai nói cái gì, bằng kênh nào, nói cho ai, và có hiệu quả gì?” (“Who says what in which channel to whom with what effect?”) [Harold Lasswell, “The structure and function of communication in society”, trong Lyman Bryson (Ed.), The Communication of Ideas, New York, 1948, tr. 37]. Đây là một công thức rút gọn gợi ý giúp chúng ta liệt kê ra những yếu tố chính phải có trong nội dung một bản tin. Tuy nhiên, giới hạn của công thức này là chỉ hình dung quá trình truyền thông như một đường thẳng (tuyến tính) giữa một đầu là người phát tin (transmitter), và đầu kia là người nhận tin (receiver). Do đó, với công thức này, người ta dễ rơi vào khuynh hướng chỉ quan niệm về người nhận tin như một người nhận tin một cách thụ động (xem sơ đồ 1). Người phát tin Người nhận tin Kênh truyền tin Sơ đồ 1. Mô hình truyền thông tuyến tính 14 Về sau, các nhà nghiên cứu thường không còn quan niệm quá trình truyền thông một cách tuyến tính như trên nữa, mà quan niệm quá trình truyền thông như một chu kỳ, với dạng đường vòng khép kín, trong đó bao gồm bốn giai đoạn chính như sau: phát tin, truyền tin, nhận tin, và phản hồi. Đây là quan niệm đã được nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson phác thảo một cách khá hoàn chỉnh (xem sơ đồ 2). Sơ đồ 2. Mô hình truyền thông chu kỳ theo Jakobson Phaûn hoài Ngöôøi phaùt tin Phaùc thaûo thoâng ñieäp trong ñaàu Maõ hoùa Keânh truyeàn tin Ngöôøi phaùt tin Ngöôøi nhaän tin Giaûi thích thoâng ñieäp Thu nhaän tin Giaûi maõ Boä loïc Boä loïc Boä loïc Tieáng ñoäng Boä loïc PHAÙT TIN NHAÄN TIN TRUYEÀN TIN Nguồn: Michel de Coster, Introduction à la sociologie, 3è édition, Bruxelles, Nxb De Boeck, 1992, trang 98. Xuất phát từ ý tưởng của ngành điều khiển học, mô hình truyền thông theo chu kỳ này quan niệm rằng: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía người nhận tin, 15 và do đó, người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi (feedback) gởi về lại cho người phát tin ban đầu. Lúc này, người nhận tin cũng trở thành một người phát tin. Như vậy, quá trình truyền thông thực chất phải được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin giữa người này với người khác trong cuộc sống xã hội. Chúng ta hãy khảo sát kỹ hơn từng giai đoạn trong mô hình này của Jakobson. Giai đoạn phát tin (emission) Truyền thông là bộc lộ một ý tưởng của mình bằng một hệ thống tín hiệu (signs), dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã (code) mà người phát tin có thể hiểu được – thao tác này gọi là mã hóa (coding). Có thể nói mỗi ngôn ngữ là một hệ thống mã: tiếng nói không là gì khác hơn là một chuỗi những âm thanh, còn chữ viết là một chuỗi những ký tự, và những âm thanh hay ký tự này được sắp xếp và phối hợp với nhau theo một số qui tắc ngữ pháp nhất định để có thể mang những ý nghĩa nào đó. Giữa giai đoạn “phác thảo thông điệp trong đầu” và giai đoạn “mã hóa”, thường xảy ra một thứ hiện tượng giống như “bị nhiễu”: nội dung một thông điệp (message) sau khi được mã hóa (nghĩa là sau khi được nói ra thành lời, hay được viết ra trên giấy) đôi khi không hoàn toàn phản ánh chính xác ý tưởng định nói trong đầu. Hiện tượng này được Jakobson gọi là “filtering”, chúng tôi tạm dịch là hiện tượng thông qua “bộ lọc” (có thể hình dung tương tự như việc lọc cà-phê qua cái phin). Sở dĩ có hiện tượng này, một mặt có thể do người phát tin chưa làm chủ được ngôn ngữ mà mình sử dụng, nhưng cũng có thể do ngay bản thân ngôn ngữ thường không cho phép diễn đạt được hết những ý tứ hoặc những sắc thái tế nhị hoặc phức tạp mà người phát tin muốn bày tỏ. 16 Giai đoạn truyền tin (transmission) Giai đoạn truyền đạt thông tin có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp (đối diện) giữa người phát và người nhận tin, nhưng cũng có thể thông qua mộ
Tài liệu liên quan