Bài giảng Phép biện chứng duy vật, phương pháp luận của nhận thức khoa học và thực tiễn

Chủ nghĩa duy tâm coi phương pháp là do lý trí con người đặt ra một cách tùy ý. Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng phương pháp không phải hình thành một cách chủ quan, tùy tiện. Nó không phải là những nguyên tắc có sẳn, bất biến. Phương pháp nghiên cứu hay biến đổi sự vật phụ thuộc vào bản chất, quy luật vận động, phát triển của đối tượng và mục đích của việc nghiên cứu.

ppt31 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phép biện chứng duy vật, phương pháp luận của nhận thức khoa học và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1. Siêu hình và biện chứng Siêu hình (tiếng Hy Lạp: Metaphyika: sau vật lý) dùng để chỉ những hiện tượng thể nhận thức bằng quan sát. Về sau được học trò của Arixtôt dùng để chỉ một bộ phận trong triết học của Arixtôt – siêu hình học. Hiện nay thuật ngữ siêu hình học (Metphysics) cũng được sử dụng phổ biến theo nghĩa này. Trong Triết học Mác, thuật ngữ siêu hình được dùng để chỉ phương pháp triết học xem thế giới trong sự cô lập, tách rời giữa các mặt, các bộ phận của sự vật, giữa sự vật này với sự vật khác. Một số nhà triết học siêu hình, tuy có đề cập đến sự vận động, phát triển, nhưng chỉ giới hạn ở sự thay đổi vị trí, tăng giảm về lượng; không thấy các hình thức đa dạng của vận động, không thừa nhận sự thay đổi về chất của sự vật; xem xét nguồn gốc của vận động từ nguyên nhân bên ngoài, từ một lực lượng siêu tự nhiên. Biện chứng (Dialectika - Dialectics) là lý luận và đồng thời là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố bên trong và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Nó xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển, từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển do mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng. 2) Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng + Phép biện chứng chất phác cổ đại + Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức + Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, V.I. Lênin phát triển. 3. Biện chứng khách quan, biện chứng chủ quan và phép biện chứng duy vật + Biện chứng khách quan là biện chứng của TN và XH không phụ thuộc ý thức. + Biện chứng chủ quan là biện chứng của tư duy, là phản ánh của BC khách quan. + Phép biện chứng là lý luận, là khoa học nghiên cứu cả biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Mục đích của PBC là đảm bảo cho tư duy con người phản ánh đúng đắn BC khách quan. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật a) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến + Khái niệm liên hệ Liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau ... giữa các mặt bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật khác nhau. + Nội dung của nguyên lý PBCDV khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Ăngghen viết: “Tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau... Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động” [t.20, tr.520] . Mối liên hệ rất đa dạng. Người ta có thể chia ra: - Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. - Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp - Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản - Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu - Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến PBCDV nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất (mối liên hệ phổ biến). Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” (Toàn tập, t.20, tr. 455). b) Nguyên lý về sự phát triển + Khái niệm phát triển Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau : Vận động là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. + Nội dung nguyên lý về sự phát triển PBCDV khẳng định rằng mọi lĩnh vực trong thế giới (vô cơ và hữu cơ; tự nhiên, xã hội và tư duy) đều nằm trong quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là khuynh hướng chung, là khuynh hướng chủ đạo của thế giới. Phát triển không loại trừ sự thụt lùi. Tuy nhiên, thụt lùi là khuynh hướng không chủ đạo, chẳng những không ngăn cản sự phát triển, mà trái lại là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển. (*) (*) 2) Các cặp phạm trù cơ bản của PBC phản ánh những mối liên hệ phổ biến của thế giới + Cái riêng và cái chung + Nguyên nhân và kết quả + Tất nhiên và ngẫu nhiên + Nội dung và hình thức + Bản chất và hiện tượng + Khả năng và hiện thực 2) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật a) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Mặt đối lập là những mặt có thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau. Hai mặt đối lập tạo thành một mâu thuẫn; chúng vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Nó là hạt nhân của PBC, là cơ sở phương pháp luận của việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn. Nhận thức sự vật là nhận thức mâu thuẫn của nó. Phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập để nắm bắt sự vật trong sự thống nhất, đồng nhất của các mặt đối lập. Giải quyết mâu thuẫn là kết quả của quá trình đấu tranh của các mặt đối lập. Hình thức giải quyết mâu thuẫn phụ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn và trình độ phát triển của mâu thuẫn. b) Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại Chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong mỗi sự vật, hiện tượng. Khi lượng biến đổi vượt quá “độ” thì diễn ra “bước nhảy” làm thay đổi về chất. Chất mới quy định ra thay đổi về lượng với quy mô, tốc độ mới. Quy luật này phản ánh cách thức, cơ chế của quá trình phát triển: - Muốn có bước nhảy, chất mới phải có quá trình biến đổi về lượng; chống chủ quan, duy ý chí. - Khi lượng tích lũy đến giới hạn của “độ”, phải mạnh dạn thực hiện bước nhảy cách mạng; chống bảo thủ trì trệ. - Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy để đẩy nhanh quá trình phát triển. c) Qui luật phủ định của phủ định Phủ định là sự thay thế sự vật cũ bằng sự vật mới. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm phân biệt với phủ định không biện chứng. Đó là tính tất yếu khách quan và tính kế thừa. Phủ định biện chứng diễn ra theo những chu kỳ nhất định (phủ định của phủ định). Quy luật này nói lên khuynh hướng phát triển tiến lên theo đường trôn ốc, thể hiện tính chất chu kỳ của sự phát triển. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong quá trình phát triển đòi hỏi không chỉ phải phủ định cái cũ, cái lạc hậu mà còn kế thừa có phê phán, chọn lọc những yếu tố tích cực trong cái cũ, chống kế thừa nguyên xi hoặc phủ định sạch trơn, chống chủ nghĩa hư vô đối với quá khứ. Nguyên tắc phủ định biện chứng còn trang bị phương pháp khoa học để tiên đoán, dự đoán những hình thái của tương lai. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PBCDV 1) Phương pháp và phương pháp luận a) Khái niệm phương pháp và các cấp độ của phương pháp Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy lạp methodos (con đường nhận thức). Theo nghĩa thông thường, phương pháp là cách thức, thủ đoạn được chủ thể sử dụng để đạt được mục đích nhất định. Còn theo nghĩa khoa học, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các qui luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục đích nhất định. Phương pháp là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chủ thể. “Phong trào cách mạng có khi dẫm chân tại chỗ, thậm chí thất bại nữa, không phải vì thiếu một phương hướng và mục tiêu rõ ràng, mà chủ yếu vì thiếu một phương pháp cách mạng thích hợp” (Lê Duẫn, Dưới lá cờ vẻ vang...Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 34). Chủ nghĩa duy tâm coi phương pháp là do lý trí con người đặt ra một cách tùy ý. Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng phương pháp không phải hình thành một cách chủ quan, tùy tiện. Nó không phải là những nguyên tắc có sẳn, bất biến. Phương pháp nghiên cứu hay biến đổi sự vật phụ thuộc vào bản chất, quy luật vận động, phát triển của đối tượng và mục đích của việc nghiên cứu. Phương pháp có nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau: - Phương pháp nhận thức và phương pháp thực tiễn. - Phương pháp riêng, phương pháp đặc thù (phương pháp chung) và phương pháp phổ biến. b) Khái niệm phương pháp luận và các cấp độ của nó + Phương pháp luận (methodology) là lý luận, là khoa học về phương pháp. PPL là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp thích hợp cũng như xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cũng giống như phương pháp, PPL có nhiều cấp độ khác nhau: + Phương pháp luận bộ môn + Phương pháp luận chung. + Phương pháp luận chung nhất (phổ biến) là PPL triết học. Nó là những quan điểm, nguyên tắc chung nhất làm điểm xuất phát cho việc xác định các PPL của các ngành khoa học và những phương pháp chung nhất trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. 2. Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của PBCDV Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của PBCDV là cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử-cụ thể và nguyên tắc phát triển. a) Nguyên tắc toàn diện Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét SV,HT với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định. Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.42, tr.384) Hồ Chí Minh: “Cán bộ trong khi học tập nghiên cứu như nghiên cứu về xã hội, con người và sự vật thì phải xem xét toàn diện, xem quá khứ, nhất là xem hiện tại để hiểu biết và suy đoán tương lai. Có thế mới nhận định tình hình, mới nhận xét sự việc xảy ra được đúng đắn”. (Hồ Chí Minh, Nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị Trường đại học nhân dân, 10-1-1959) Đối lập với PBC, quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện.. Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau. Thuật nguỵ biện thì cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu. Vận dụng quan điểm toàn diện trong cách mạng dân tộc dân chủ: đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp, v.v.. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để; đồng thời phải xác định khâu then chốt. Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới tư duy. Kết hợp nội lực và ngoại lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại… b) Nguyên tắc lịch sử-cụ thể Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình vận động biến đổi: nó ra đời trong điều kiện như thế nào? trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào? mỗi giai đoạn có tính tất yếu và đặc điểm như thế nào? Áp dụng nguyên tắc này vào việc xem xét một sự vật, hiện tượng cần phải nắm vững: - Hoàn cảnh ra đời của nó. - Điều kiện không gian, lịch sử của từng giai đoạn tồn tại của sự vật. c) Nguyên tắc phát triển Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải: - Xem xét chúng trong quá trình phát triển đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. - Xem xét sự phát triển như là quá trình tự thân vận động của sự vật với những mâu thuẫn nội tại của nó. - Phải nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẻ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.