Bài giảng Thị trường chứng khoán- Lê Hải Hà

Mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu về vốn Sự xuất hiện của các chứng khoán: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu Giai đoạn đầu hình thành tự phát của các nhà đầu cơ

ppt72 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thị trường chứng khoán- Lê Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Giảng viên: Lê Hải Hà Bộ môn: Tài chính – Ngân hàng email: lehaihakkt@gmail.com Chương trình chi tiết môn học Chương 1: Tổng quan về TT chứng khoán Chương 2: Chứng khoán Chương 3: Thị trường chứng khoán sơ cấp Chương 4: Thị trường chứng khoán thứ cấp Chương 5: Phân tích đầu tư chứng khoán Chương 6: Chứng khoán quốc tế Chương 1:Tổng quan về TTCK 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu về vốn Sự xuất hiện của các chứng khoán: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu Giai đoạn đầu hình thành tự phát của các nhà đầu cơ 1.2. Khái niệm của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác 1.3. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán 1.3. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán (tiếp) Căn cứ vào phương thức giao dịch: thị trường giao ngay và thị trường tương lai Căn cứ vào tính chất các chứng khoán được giao dịch: có thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng chỉ quỹ và thị trường chứng khoán phái sinh Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Căn cứ vào cơ chế hoạt động có thị trường chứng khoán không có tổ chức và thị trường chứng khoán có tổ chức 1.3.3.Cơ cấu thị trường chứng khoán 1.4. Bản chất và đặc điểm của thị trường chứng khoán 1.4.1. Bản chất Thị trường chứng khoán Là nơi tập trung và phân phối lại các nguồn vốn tiết kiệm Thị trường chứng khoán Là định chế tài chính trực tiếp Thị trường chứng khoán Là quá trình vân động của tư bản tiền tệ, chuyển tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản chức năng 1.4.2. Đặc điểm Hàng hóa trên thị trường chứng khoán là các hàng hóa đặc biệt Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi định chế tài chính trực tiếp Hoạt động mua bán thông qua nhà môi giới Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường chứng khoán về cơ bản là một thị trường liên tục 1.4. Bản chất và đặc điểm của thị trường chứng khoán 1.5.1. Vai trò Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1.5. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán 1.5. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán 1.5.2. Chức năng của thị trường chứng khoán Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chinh sách kinh tế vĩ mô 1.6. Điều kiện gia nhập thị trường chứng khoán Điều kiện về kinh tế Điều kiện về pháp lý Điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật kỹ thuật Điều kiện về yếu tố con người Chương 2: Chứng khoán và phân loại thị trường chứng khoán 2.1. Chứng khoán 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán. - Khái niệm: Ở Việt Nam, theo luật chứng khoán ngày 29/6/2006 có hiệu lực từ 1/1/2007, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán. Đặc điểm: + Là giấy tờ có giá trung và dài hạn, tồn tại dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ và có ba thuộc tính chính là tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản + Xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán + Được pháp luật bảo hộ thông qua luật chứng khoán của thị trường chứng khoán 2.1.2. Phân loại chứng khoán 2.1.2.1 Cổ phiếu: Khái niệm: cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được giao dịch mua bán nhiều nhất trên thị trường chứng khoán hiện đại 2.1.2.1 Cổ phiếu Đặc điểm + là loại tài sản thực sự do xác nhận quyền sở hữu đối với ts vốn của 1 cty CP + là loại CK vĩnh viễn + hình thức các loại CP: CP được phép phát hành; CP đã phát hành; CP quỹ; CP đang lưu hành CP đang lưu hành = Số CP đã phát hành – số CP quỹ 2.1.2.1 Cổ phiếu Các hình thức giá trị của CP thường + Mệnh giá CP thường + Giá trị sổ sách (NAV) + Giá trị thị trường Mệnh giá CP mới phát hành = Vốn điều lệ của Cty CP Tổng số CP đăng ký phát hành 2.1.2.1 Cổ phiếu Phân loại CP Theo tính chất lợi tức Cổ phiếu thường: Cổ phiếu ưu đãi 2. Theo tính chất chuyển nhượng Cổ phiếu ký danh (ghi danh) Cổ phiếu vô danh 3. Theo hình thức góp vốn Cổ phiếu góp vốn bằng tiền Cổ phiếu bằng hiện vật 4. Theo quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong đại hội cổ đông: cổ phiếu đơn phiếu và cổ phiếu đa phiếu 2.1.2.2. Trái phiếu Khái niệm: trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu Luật chứng khoán ở Việt Nam năm 2006, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp phát của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành Đặc điểm: Trái phiếu có mệnh giá Trái phiếu có thời hạn Trái phiếu có quy định về lãi suất Trái chủ được hưởng quyền lợi nhất định từ chủ thể phát hành 2.1.2.2. Trái phiếu Phân loại: a) Căn cứ vào chủ thể phát hành Trái phiếu công ty Trái phiếu chính phủ Công trái nhà nước b) Theo tính chất chuyển nhượng Trái phiếu vô danh Trái phiếu ghi danh c) Theo hình thức góp vốn: trái phiếu bằng tiền và trái phiếu bằng hiện vật d) Theo phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ 2.1.2.2. Trái phiếu 2.1.2.3. Chứng chỉ quỹ Khái niệm: CCQ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng Theo luật chứng khoán Việt Nam, mệnh giá CCQ chào bán lần đầu ra công chúng là 10.000đồng Đặc điểm: Được đặt dưới sự quản lý chuyên nghiệp Thực hiện đầu tư vì lợi ích NĐT Tạo cơ hội đầu tư với số vốn nhỏ Được hình thành từ vốn góp của nhiều người 2.1.2.3. Chứng chỉ quỹ Phân loại Căn cứ vào quy mô vốn góp + QĐT cá nhân + QĐT có tổ chức Căn cứ vào cơ cấu huy động vốn + QĐT dạng đóng + QĐT dạng mở Căn cứ vào cơ cấu tổ chức điều hành + Mô hình tín thác + Mô hình công ty 2.1.2.3. Chứng chỉ quỹ Khái niệm: chứng khoán phái sinh ra đời từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua mua bán Phân loại: Quyền mua cổ phần Chứng quyền Quyền lựa chọn Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai 2.1.2.4. Chứng khoán phái sinh 2.2. Phân loại thị trường chứng khoán 2.2.1. Căn cứ trên phương diện pháp lý Sở giao dịch chứng khoán Thị trường OTC 2.2.2. Căn cứ vào quá trình lưu thông chứng khoán Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp 2.2.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch Thị trường giao ngay Thị trường giao nhận có kỳ hạn 2.2.4. Căn cứ vào loại hàng hóa Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Thị trường các chứng khoán phái sinh Chương 3: Thị trường chứng khoán sơ cấp 3.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán 3.1.1. Khái niệm - Khái niệm: Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành mới các chứng khoán. Một thị trường sẽ được gọi là sơ cấp khi người phát hành chứng khoán nhận được tiền từ việc bán chứng khoán Đặc điểm: + Là thị trường không liên tục + Chủ thể tham gia: nhà phát hành và nhà đầu tư + Nguồn tiền vào tổ chức phát hành +Khối lương và nhịp độ giao dịch thấp 3.1.2. Chức năng Là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Tạo ra kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Là công cụ nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế 3.2. Phát hành chứng khoán 3.2.1. Các tổ chức được phát hành chứng khoán: Chính phủ, các doanh nghiệp: phát hành cổ phiếu mới của công ty cổ phần và phát hành trái phiếu các quỹ đầu tư 3.2.2. Mục đích phát hành chứng khoán Mục đích phát hành cổ phiếu + Mở rộng sản xuất kinh doanh + Tăng vốn điều lệ + cổ phần hóa Mục đích phát hành trái phiếu Chính phủ + Điều tiết nền kinh tế + Bù đắp thâm hụt ngân sách + Huy động vốn phát triển kinh tế Mục đích phát hành trái phiếu DN + Huy động vốn 3.2.3. Điều kiện và phương thức phát hành chứng khoán 3.2.3.1. Điều kiện phát hành chứng khoán Điều kiện định lượng Điều kiện định tính Tiêu chuẩn phát hành CK tại Việt Nam 3.2.3.2. Phương thức phát hành chứng khoán Phát hành riêng lẻ Phát hành ra công chúng Các hình thức bảo lãnh phát hành 3.2.3. Điều kiện và phương thức phát hành chứng khoán (tiếp) 3.3. Giá cả chứng khoán 3.3.1. Giá trị thời gian của tiền 3.3.1.1. Giá trị hiện tại a) Giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai PV: Giá trị hiện tại của khoản tiền thu được ở cuối kỳ thứ n trong tương lai FVn: Giá trị khoản thu tại thời điểm cuối kỳ thứ n trong tương lai i: Tỷ lệ chiết khấu n: số kỳ chiết khấu PV = FVn x 1 (1 + i) n b) Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều nhau trong tương lai - Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều nhau trong tương lai phát sinh ở cuối mỗi thời kỳ PVc = ∑ FVt x P(i,t) PVc: giá trị hiện tại của các khỏan tiền phát sinh cuối mỗi kỳ FVt: giá trị các khỏan tiền ở cuối các thời điểm khác nhau trong tương lai (cuối mỗi kỳ) i: lãi suất chiết khấu của kỳ chiết khấu t = (1, n) - Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều nhau trong tương lai phát sinh ở đầu mỗi kỳ PVđ = ∑ FVt x b) Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều nhau trong tương lai 1 (1 + i) t - 1 c) Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều nhau Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều nhau phát sinh ở cuối mỗi kỳ PVc = A x Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều nhau phát sinh ở đầu mỗi kỳ PVđ = A x 1 – (1 + i) - n i 1 – (1 + i) - n i x (1 + i) 3.3.1.2. Giá trị tương lai của dòng tiền đều FVn = A x (1 + i) - 1 n i 3.3.2. Giá chứng khoán - Giá phát hành theo phương thức chiết khấu: Trong đó: G: giá phát hành MG:giá trị khối lượng TP trúng thầu i: lãi suất TP trúng thầu của mỗi đơn vị đặt thầu t: kỳ hạn của TP 1 + i x t 365 x 100 G = MG Giá phát hành theo phương thức lãi suất cố định Trong đó: Lst: Lãi suất trúng thầu LsCĐ: lãi suất cố định N: số lần trả lãi trong kỳ hạn của trái phiếu 3.3.2. Giá chứng khoán G = MG 1 + (Lst – LsCĐ) x t 365 x 100 x n Giá phát hành theo phương thức cạnh tranh về lãi suất, không cạnh tranh về khối lượng Trong đó: G: giá bán TP L: số tiền lãi TP của mỗi kỳ trả lãi r: lãi suất trúng thầu tương ứng với kỳ hạn trả lãi (lãi suất thị trường) MG: Mệnh giá TP t: Số kỳ trả lãi tương ứng với kỳ hạn còn lại của TP 3.3.2. Giá chứng khoán G = L x ( 1 - 1 (1 + r) r t ) + MG (1 + r) t 3.3.2. Định giá chứng khoán 3.3.2.1. Khái niệm và ý nghĩa Định giá chứng khoán là việc xác định giá trị nội tại của chứng khoán Ý nghĩa: + Đối với NĐT: + Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán + Đối với tổ chức phát hành chứng khoán 3.3.2.2. Định giá cổ phiếu Phương pháp giá trị sổ sách (NAV) Phương pháp luồng tiền chiết khấu Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức: 3 trường hợp Nguyên tắc ước tính các thông số trong định giá cổ phiếu: i; Dt; g Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần (FCF): +) Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần tự do +) Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần đối với vốn chủ sở hữu (FCFE) +) Phương pháp chiết khấu luông tiền thuần với doanh nghiệp (FCFF) c) Phương pháp P/E b) Phương pháp luồng tiền chiết khấu Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức: là phương pháp ước tính giá trị cổ phiếu dựa trên độ lớn của các luồng cổ tức và được hiện tại hóa về một thời điểm các định Po = ∑ Giá trị CPƯĐ Dt là cổ tức ƯĐ được nhận hàng năm Dt (1 + i) t t = 1 n Dt được xác định theo ba trường hợp Trường hợp 1: Cổ tức tăng trưởng ổn định hàng năm với tỷ lệ tăng trưởng g Po = Trường hợp 2: cổ tức không thay đổi qua các năm: Po = Do/i Trường hợp 3 Cổ tức tăng trưởng hàng năm không ổn định Do x (1 + g) i - g 3.3.2.3. Định giá trái phiếu Lãi suất danh nghĩa Lãi suất hoàn vốn: Lãi suất hiện hành Lãi suất đáo hạn P = ∑ P: giá TP; C: lãi suất TP hàng năm; M: mệnh giá TP r: lãi suất đáo hạn C (1 + r) t + M (1 + r) n Chương 4: Thị trường chứng khoán thứ cấp 4.1. Khái quát về thị trường chứng khoán thứ cấp 4.1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán thứ cấp a) Khái niệm thị trường chứng khoán thứ cấp: là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp 4.1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán thứ cấp b) Đặc điểm: Thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo Thị trường có tính liên tục Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn Quyền chuyển giao vốn và chứng khoán giữa các NĐT c) Chức năng Tạo tính thanh khoản Tạo các phương pháp giao dịch 4.1.2. Địa điểm giao dịch Mua bán chứng khoán tại tổ chức phát hành Mua bán chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch Mua bán chứng khoán trên thị trường phi tập trung Mua bán chứng khoán ở thị trường tự do 4.1.3. Giá chứng khoán Giá tham chiếu Giá trần, giá sàn Giá dư mua, giá dư bán Giá khớp lệnh xác định thông qua giao dịch đấu giá gồm đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục 4.1.3. Giá chứng khoán * Nguyên tắc khớp lệnh Giá mua cao hơn giá cơ bản, giá bán thấp hơn giá cơ bản sẽ được thực hiện trước Trong những lệnh có cùng mức giá, lệnh nào đến trước ưu tiên thực hiện trước Ưu tiên khách hàng cá nhân trước khách hàng là NĐT có tổ chức Khối lượng lớn hơn được ưu tiên phân phối trước 4.2. Sở giao dịch chứng khoán 4.2.1. Khái niệm SGDCK Khái niệm: Theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế, SGDCK là một tổ chức tự quản của các nhà môi giới CK. Đây là một tổ chức có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có nhiệm vụ tổ chức mua bán, trao đổi chứng khoán Chức năng: + Tạo thị trường giao dịch chứng khoán + Xác định giá + Cung cấp thông tin + Niêm yết chứng khoán 4.2.2. Tổ chức Sở giao dịch chứng khoán 4.2.2.1. Hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức của SGDCK Hình thức sở hữu + Hình thức sở hữu nhà nước + Hình thức công ty cổ phần + Hình thức sở hữu thành viên 4.2. Sở giao dịch chứng khoán 4.2.2.1. Hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức của SGDCK Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng thành viên) Hội đồng quản trịị Ban giám đốc Các phòng ban Phòng Thành viên Phòng Niêm Yết Phòng Giao Dịch Phòng Giám sát Phòng Nghiên Cứu Phát Triển Phòng Kế Toán Kiểm Toán Phòng Công Nghệ Tin Học Văn Phòng 4.2.2.2. Thu chi của SGD chứng khoán Các nguồn thu Các khoản chi 4.2.2.3. Các nguyên tắc hoạt động của SGD chứng khoán Nguyên tắc công khai Nguyên tắc trung gian Nguyên tắc đấu giá 4.2.2.4. Thành viên SGD chứng khoán - Thành viên SGD chứng khoán là các tổ chức và cá nhân được chấp nhận là thành viên trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch của SGD chứng khoán 4.2.2.5. Niêm yết chứng khoán a/ Khái niệm: Niêm yết chứng khoán là việc đưa các loại chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào giao dịch tại SGD chứng khoán Phân loại: 5 loại b/ Tiêu chuẩn hay điều kiện niêm yết: 4 tiêu chuẩn c/ Những điểm lợi và bất lợi với doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán ở SGD chứng khoán 4.2.3 Hoạt động của SGD chứng khoán 4.2.3.1. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá Đơn vị giao dịch: lô chẵn – lô lẻ Đơn vị yết giá 4.2.3.2. Quy trình giao dịch tại một TTCK tập trung 4.2.3.3. Các loại lệnh ATO ATC LO MP Các lệnh khác: lệnh hủy/sửa, lệnh dừng,… 4.2.3.4. Phương thức giao dịch Có hai phương thức khớp lệnh là: phương thức khớp lệnh định kỳ và phương thức khớp lệnh liên tục a/ Phương thức khớp lệnh định kỳ - Khái niệm: Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch tập hợp tất cả các lệnh giao dịch về một loại chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định và thực hiện so khớp với các lệnh mua và lệnh bán, trên cơ sở đó tìm ra một mức giá mà tại mức giá đó, khối lượng chứng khoán được giao dịch là lớn nhất. a/ Phương thức khớp lệnh định kỳ Nguyên tắc: + Giá khớp lệnh là giá có khối lượng giao dịch được tai đấy là lớn nhất + Có nhiều mức giá cùng thỏa mãn khối lượng là lớn nhất, thì giá khớp lệnh sẽ lấy giá gần giá tham chiếu hôm trước hơn. +Cùng thỏa mãn cả hai điều kiện trên, giá tham chiếu là mức giá cao hơn đảm bảo sự phát triển của thị trường Ví dụ: Cổ phiếu SJS giá tham chiếu hôm trước là 57.000đ, ta có sổ lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ. Xác định các lệnh được và không được thực hiện. Tính khối lượng và giá trị tương ứng b/ Phương thức khớp lệnh liên tục - Khái niệm: Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch với các lệnh đối ứng b/ Phương thức khớp lệnh liên tục Nguyên tắc khớp lệnh Ví dụ 1: Thị trường đang khớp lệnh liên tục, hiện có các giao dịch về cổ phiếu CJC như sau. Xác định kết quả khớp lệnh khi có lệnh C và lệnh bán CJC 2.500cp @MP; VD2: Trường hợp khối lượng đặt lệnh còn dư Thị trường đang thực hiện khớp lệnh liên tục, hiện có các lệnh giao dịch về cổ phiếu PVX như sau. Hãy xác định kết quả khớp lệnh khi xuất hiện 1 lệnh mua PVX 4000cp @MP 4.2.3.5. Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ 4.2.3.5.1. Trung tâm lưu ký chứng khoán Mô hình quản lý một cấp Mô hình quản lý hai cấp Mô hình quản lý tài khoản hỗn hợp 4.2.3.5.2. Trung tâm thanh toán bù trừ: Khái niệm: TTTTBT là một bộ phận cấu thành của thị trường chứng khoán, đảm nhận chức năng bù trừ và thanh toán cho các giao dịch được thực hiện trên thị trường Nguyên tắc thanh toán bù trừ Phương thức bù trừ 4.3 Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) 4.3.1. Khái niệm thị trường OTC - Khái niệm: OTC là thị trường thương lượng của các công ty môi giới chứng khoán thực hiện các giao dịch qua hệ thống điện thoại và hệ thống vi tính đã được nối mạng giữa các thành viên khắp trong cả nước hoặc một khu vực 4.3.2. Đặc điểm hoạt động 4.3.2.1. Diễn biến của một giao dịch trên thị trường OTC 4.3.2.2. Đặc điểm của thị trường OTC Cơ chế xác lập giá Có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường Địa điểm Thị trường OTC hiện đại Danh mục chứng khoán Là thị trường có sự quản lý 4.3.3. Phương thức hoạt động của OTC Phương thức giao dịch thỏa thuận giản đơn Phương thức giao dịch báo giá Giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường Thị trường OTC ở Việt Nam So sánh OTC và SGDCK Chương 5 : Phân tích và đầu tư chứng khoán 5.1 Đầu tư chứng khoán 5.1.1. Khái niệm: là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán để kiếm lời Phân loại: + Đầu tư có tính chất dài hạn + Đầu tư có tính chất ngắn hạn 5.1.2. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán Rủi ro vỡ nợ của người phát hành Rủi ro về lãi suất Rủi ro về lạm phát Rủi ro về khả năng thanh toán Rủi ro thị trường Rủi ro về tái đầu tư Rủi ro về tỷ giá hối đoái Rủi ro về pháp luật 5.1.3 Những quan tâm trước khi quyết định đầu tư chứng khoán Yếu tố thu nhập Yếu tố rủi ro Yếu tố về tính thanh khoản 5.2 Phân tích chứng khoán 5.2.1. Phân tích tài chính 5.2.2. Phân tích kỹ thuật Chương 6: Chứng khoán quốc tế 6.1. Một số thị trường chứng khoán trên thế giới 6.2. Chỉ số giá trị chứng khoán trên một số thị trường chứng khoán trên thế giới 6.3. Thị trường trái phiếu quốc tế và việc phát hành trái phiếu quốc tế
Tài liệu liên quan