Bài giảng Thụ đắc lãnh thổ

Chiếm hữu Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu Chuyển nhượng Xâm chiếm Do sự thay đổi của tự nhiên Điều ước quốc tế hoặc phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế về biên giới lãnh thổ

ppt56 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thụ đắc lãnh thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỤ ĐẮC LÃNH THỔTS Nguyễn Thị Lan AnhCác hình thức thụ đắc lãnh thổChiếm hữuThụ đắc lãnh thổ theo thời hiệuChuyển nhượngXâm chiếmDo sự thay đổi của tự nhiênĐiều ước quốc tế hoặc phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế về biên giới lãnh thổCác hình thức chiếm hữuChiếm hữuPhát hiệnChiếm hữu tượng trưng: Đặt chân lên vùng đất mới và lưu lại chứng cứChiếm hữu thực sự: Tiến hành hòa bình liên tục, có tổ chức chính quyền và tuyên bố (đ 34,35 Định ước Berlin 1885).Chiếm hữu theo thời hiệuĐịnh ước Berlin 1885 (Berlin Act)Chap. VI   [Regarding new occupations on the coasts of Africa] XXXIV. Any power which henceforth takes possession of a tract of land on the coasts of the African Continent outside of its present possessions, or which, being hitherto without such possessions, shall acquire them and assume a protectorate. . . shall accompany either act with a notification thereof, addressed to the other Signatory Powers of the present Act, in order to enable them to protest against the same if there exists any grounds for their doing so. Berlin Act 1885XXXV. The Signatory Powers of the present Act recognize the obligation to insure the establishment of authority in the regions occupied by them on the coasts of the African Continent sufficient to protect existing rights, and, as the case may be, freedom of trade and of transit under the conditions aggreed upon.Nguyên tắc chiếm hữu thực sựInchoate title and effectivités -> titleDanh nghĩa và Hành động -> chủ quyền chiếm hữu thực sựIsland of Palmas (Miangas) case (Netherlands v. US) (1928) 2 RIAA 829Sau chiến tranh Mỹ-TBN (1898), Mỹ kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ cũ của TBN bao gồm cả Philippin.Hà Lan và công ty Đông Ấn thay thế BĐN kiểm soát IndonexiaTuyên bố chủ quyền và thỏa thuận trọng tàiSau khi tướng Leonard Woodthăm chính thức đảo Palmas (21/1/1906), Mỹ tuyên bố chủ quyềnHà Lan phản đối.Các nỗ lực ngoại giao thất bạiNăm 1925 hai bên nhất trí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế Lập luận của các bênQuyền phát hiện của TBN ở Philippines đã được HL thừa nhận tại HĐ Munster 1648Nguyên tắc kế cận Palmas thuộc Philippines. Mỹ có chủ quyền với Palmas từ 10/12/1898, ngày ký kết hiệp định Paris: TBN chuyển giao Philippin cho Mỹ Chưa được chứng minh, và nếu có danh nghĩa thì đã mấtTính hợp pháp của nguyên tắc kế cận còn nhiều tranh cãi Bác bỏ lập luận của MỹLập luận của các bênCăn cứ vào các công ước ký kết với các lãnh đạo bản xứ của đảo Sangi Các công ước đó đã thiết lập chủ quyền của Hà Lan đối với tất cả lãnh thổ của các thủ lĩnh đó và bao gồm cả đảo Palmas Đã có và đã thực hiện các quyền chủ quyền ít nhất từ năm 1677 Không được chứng minhNếu được chứng minh thì không tạo danh nghĩa chủ quyền và nếu tạo ra danh nghĩa thì không liên quan đến Palmas Bác bỏ lập luận của Hà LanLập luận của trọng tàiLập luận chung về cách thức giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổLập luận về yêu sách của mỗi bênSo sánh hai yêu sách và đưa ra phán quyếtLập luận của trọng tài quốc tế Lập luận chung Nếu một tranh chấp nảy sinh về chủ quyền trên một bộ phận lãnh thổ, theo tập quán quốc tế toà án phải xem xét bằng chứng của quốc gia đòi chủ quyền thông qua các cơ sở như chiếm hữu, xâm chiếm, chuyển nhượngcó mạnh hơn bằng chứng của quốc gia phản bác lại hay không (p.838-9)Lập luận chung Nếu một bên tuyên bố rằng họ đã thực hiện chủ quyền thực sự thì không thể chỉ chứng minh rằng họ đã thực hiện chủ quyền đó vào một thời điểm nào đó mà còn phải chứng minh rằng chủ quyền lãnh thổ đã và còn tiếp tục tồn tại vào thời điểm kết tinh tranh chấp theo quyết định toà án (p.839).Lập luận chungĐể thủ đắc chủ quyền lãnh thổ theo luật quốc tế ngày nay, danh nghĩa thụ đắc với chủ quyền của một vùng lãnh thổ có được dựa trên hành động chiếm giữ hữu hiệu thông qua chiếm hữu, xâm chiếm, chuyển nhượngTrên thực tế, cũng như từ những quy định quốc tế đã được thừa nhận (mặc dù có một số điều kiện kèm theo khác nhau), việc thực hiện chủ quyền liên tục, hòa bình đối với một vùng lãnh thổ được coi như danh nghĩa chủ quyền (p.839).Lập luận chungThực hiện chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ là đặc quyền của hoạt động nhà nước. Có nhiều cách thức thể hiện chủ quyền khác nhau.Mặc dù liên tục là một nguyên tắc nhưng việc thực hiện chủ quyền trên thực tế không thể được thực hiện tại mọi thời điểm, tại mọi vị trí của vùng lãnh thổ đó. (p.839-40)Lập luận của trọng tài về yêu sách của MỹDanh nghĩa của Mỹ dựa vào việc chuyển nhượng theo Hiệp định Paris.Theo điều III của Hiệp định Paris, vào thời gian chuyển nhượng, quần đảo Philippines thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha. Rõ ràng Tây Ban Nha đã phát hiện, chiếm hữu và đô hộ Philippin, sau đó chuyển nhượng Philippin cho Mỹ Lập luận về yêu sách của MỹPalmas nằm ngoài đường giới hạn điều ước Liệu vào thời điểm ký kết và có hiệu lực của Hiệp đinh Paris, thời điểm kết tinh tranh chấp, đảo Palmas là một bộ phận của lãnh thổ Tây Ban Nha hay lãnh thổ của Hà Lan? Lập luận về yêu sách của MỹNghiên cứu một số tài liệu Tây Ban Nha có nói đến các cuộc viễn chinh và thám hiểm đối với đảo Palmas nhưng không có được chi tiết về thời điểm và nội dung của các cuộc viễn chinh đó.Thông qua các tài liệu và bằng chứng trọng tài có thể chấp nhận đảo này do Tây Ban Nha phát hiện ra. Lập luận về yêu sách của MỹCác tài liệu đều không đưa ra được một dấu vết nào cho thấy Tây Ban Nha đã có tàu đến đây cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy đã có các hoạt động của Tây Ban Nha ở trên đảo này. Mới chỉ là nhìn thấy mà không có bằng chứng cho thấy là đã lên đảo và tiếp xúc với người bản xứKhông có một tài liệu chính thức nào chỉ ra đảo Palmas thuộc một đơn vị hành chính của chính phủ Tây Ban Nha trước đó ở Philippin không có dấu hiệu của sở hữu và quản lý. Lập luận về yêu sách của MỹTBN có thể là người đầu tiên phát hiện ra Palmas nhưng việc phát hiện chỉ tạo ra một danh nghĩa ban đầu (inchoate title)Danh nghĩa ban đầu phải được hoàn chỉnh bởi việc chiếm hữu thực tế trong một thời gian hợp lý đối với khu vực tuyên bố phát hiện ra. TBN đã không có một hành vi chiếm hữu nào cũng như việc thực hiện chủ quyền ở đảo Palmas Danh nghĩa ban đầu của TBN không thể thắng thế đối với việc thể hiện chủ quyền liên tục và hoà bình của quốc gia khác. Lập luận về yêu sách của MỹDo vậy, nếu có một quốc gia khác thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình với Palmas thì TBN không có chủ quyền với Palmas Rõ ràng là Tây Ban Nha không thể chuyển nhượng cho Mỹ nhiều hơn các quyền mà chính họ có. Không thể chuyển nhượng Palmas cho Mỹ.Lập luận về yêu sách của MỹVề sự công nhận của Hà Lan trong Hiệp định Munster, HĐ này không quy định về biên giới hay giới hạn vùng lãnh thổ nào thuộc về các thành viên của HĐ.Trái lại, điều 5 xác định nguyên tắc sở hữu, quyền hàng hải và không thừa nhận sở hữu chỉ được thiết lập thông qua phát hiện. Không thể khẳng định là Hà Lan đã công nhận chủ quyền của TBN về PalmasLập luận về yêu sách của MỹVề nguyên tắc kế cận, trọng tài khẳng định không có nguyên tắc nào của luật quốc tế cho thấy các đảo nằm ngoài vùng lãnh hải sẽ thuộc một quốc gia chỉ đơn thuần vì lãnh thổ của đảo đó tạo nên một vùng đất rộng và gần nhất đối với quốc gia đó. Một hành vi thực hiện chủ quyền đơn lẻ cũng có thể có giá trị hơn nhiều so với cơ sở từ nguyên tắc kế cận.Lập luận của trọng tài về yêu sách của Hà LanCông ty East India của Hà Lan đã ký các hợp đồng vào các năm 1677, 1697, 1720 và 1758 với các thủ lĩnh địa phương Tabukan.Chính phủ Hà Lan ký các hợp đồng tương tự vào các năm 1828, 1885 và 1899.Lập luận về yêu sách của Hà LanHợp đồng năm 1885, ký trước thời gian chuyển nhượng của Philippin cho Mỹ, đã yêu cầu các thủ lĩnh địa phương không được quan hệ trực tiếp với các cường quốc bên ngoài thậm chí cả đối với công dân của các nước này.Các hợp đồng cũng nhấn mạnh rằng Quyền tài phán đối với người nước ngoài thuộc về Chính phủ Hà Lan. Thậm chí còn có các điều khoản ràng buộc thủ lĩnh phải khước từ chấp nhận công dân của các quốc gia khác đặc biệt là của Tây Ban Nha vào lãnh thổ của mình. Lập luận về yêu sách của Hà LanCác hợp đồng này có độ tin cậy cao do được đệ trình bản gốc có dấu của nhà nước Hà LanCác hợp đồng được ký kết nhiều lần với nội dung tương tự thể hiện tính hiệu lực của quan hệ phụ thuộc (chư hầu) giữa những thủ lĩnh địa phương với chính quyền Hà Lan Thể hiện sự duy trì chủ quyền liên tục của Hà Lan tại vùng lãnh thổ của đảo Sangi và TalauerLập luận về yêu sách của Hà LanLiệu vùng lãnh thổ mà Hà Lan đã thực hiện chủ quyền có bao gồm Palmas?Trong điều ước năm 1885 và 1899 có quy định tại phần phụ lục về danh sách các vùng lãnh thổ phụ thuộc Taruna. Đầu tiên trong danh sách đó là Talauer và cuối danh sách là PalmasLập luận về yêu sách của Hà LanHà Lan có những hành động thể hiện chủ quyền ở Palmas được miêu tả trong báo cáo của Tướng Wood năm 1906:Khi tướng Wood đến đảo thì đã có cờ của Hà Lan tại đâyQua tìm hiểu, tướng Wood được biết cờ của Hà Lan đã được cắm trong khoảng thời gian ít nhất 15 năm Hà Lan đã thực hiện những hành động thể hiện chủ quyền tại PalmasLập luận về yêu sách của Hà LanCác yếu tố có thể ảnh hưởng đến danh nghĩa chủ quyền của Hà Lan:Tư cách của công ty Đông-ẤnGiá trị pháp lý của hợp đồng trong luật quốc tếLập luận về yêu sách của Hà LanTừ thế kỷ 16 đến 19, hoạt động của công ty Đông-Ấn được đồng nhất với hoạt động của chính phủ Hà LanCông ty Đông-Ấn được chính phủ Hà Lan đầu tư để thực hiện hoạt động xâm chiếm và quản lý các vùng lãnh thổ thuộc địa.Việc ký kết những điều ước, thậm chí mang nội dung chính trị thuộc thẩm quyền của công ty theo quy định tại điều XXXV điều lệ của Công ty năm 1602Lập luận về yêu sách của Hà LanHợp đồng ký kết giữa chính phủ Hà Lan hoặc công ty Đông-Ấn với thủ lĩnh địa phương không phải là điều ước quốc tế theo quy định của Luật quốc tế, nhưng cũng không phải không có giá trị pháp lý theo LQT. Hợp đồng này có thể là những thực tiễn mà LQT có thể xem xét.Đây là dạng cam kết thường gặp trong quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa.Trọng tài không thể không tính đến các hợp động này trong vụ việc hiện tạiLập luận về giá trị của bản đồNhững bản đồ chính thức hoặc bán chính thức có giá trị về độ chính xác và khách quan, đặc biệt trong trường hợp những bản đồ đó không thể hiện chủ quyền của chính phủ xuất bản bản đồ.Mỹ đệ trình hai bản đồ của Hà Lan không thừa nhận chủ quyền với Palmas.Hà Lan giải thích rằng tác giả của những bản đồ đó đã không dựa trên tình hình thực tế đã thay đổi mà thuần túy chép lại các bản đồ cũ.Phán quyếtĐảo Palmas (Miangas hoặc các tên tương tự khác) hình thành một bộ phận của hai trong số các quốc gia bản địa của đảo Sangi (Taulautse) ít nhất từ năm 1700.Các quốc gia bản sứ đó đã gắn với công ty East India từ năm 1677 và với Hà Lan thông qua các hợp đồng chủ quyền trao chủ quyền cho Hà Lan.Tính chất thể hiện chủ quyền đối với đảo của Hà Lan xuất hiện vào nhiều thời kỳ khác nhau từ 1700 đến 1898 và từ 1898 đến 1906.Phán quyếtCác hoạt động gián tiếp và trực tiếp thể hiện chủ quyền của Hà Lan ở Palmas không nhiều, có những điểm yếu lớn trong bằng chứng về thực hiện liên tục.Nhưng vì Palmas là một đảo nhỏ và hẻo lánh chỉ có dân bản sứ sinh sống cho nên không cần thiết phải có việc thể hiện chủ quyền thường xuyên.Phán quyếtChỉ cần có việc thể hiện chủ quyền vào năm 1898 và đã hoàn toàn thực hiện một cách hoà bình và liên tục trước một thời gian đủ dài để cho bất cứ quốc gia nào khác có ý định tuyên bố chủ quyền thấy rằng có cường quốc đã thực hiện chủ quyền trên đảo này. Việc thiết lập chủ quyền quốc gia có thể là kết quả của một sự chuyển biến chậm và là kết quả của một sự mở rộng dần dần kiểm soát của quốc gia.Phán quyếtViệc chiếm hữu của Hà Lan đã được thực hiện liên tục và hòa bình từ thế kỷ 17 và chỉ bị tranh chấp từ khi Mỹ đưa ra yêu sách vào năm 1906Việc chiếm hữu của Hà Lan được thực hiện thông qua hợp đồng với quốc gia bản sứ. Hợp đồng này đã được công bố công khai. Chiếm hữu theo thời hiệu của Hà Lan đã hoàn thành và xác lập chủ quyền đối với Palmas Các điểm rút ra từ Palmas caseCác hành động thể hiện chủ quyềnYêu cầu của việc thực hiện chủ quyền đối với những đảo nhỏ, hẻo lánh và ít người cư trúThời gian đảm bảo yếu tố liên tụcHành động thỏa mãn yêu cầu tuyên bốClipperton Island Arbitration (Pháp v. Mexico) 2 RIAA 1105Clipperton là một đảo san hô vòng rộngNằm ở phía Bắc Thái Bình Dương, phía Tây Nam Mexico, phía Tây Costa Rica, ở tọa độ 10°18’Bắc 109°13’ Tây Diện tích 9km vuông Không có cư dân cố định Lịch sử sử dụng đảoNăm 1711 hai tầu của Pháp là La Princesse và La Decouverte đã phát hiện ra đảo này, xác định và miêu tả đảo trong nhật ký tầu của mình 8/4/1858 Chính phủ Pháp đã ký một hợp đồng khai thác phân chim trên đảo với ông Lockart công dân Pháp Tháng 11 năm 1858 một tầu thương mại của Pháp có tên là L'Amisat đã đi đến đây, trong đó có một uỷ viên Hội đồng chính phủ Pháp và thiếu tá Hải quân Victor Le coat de Kerwequen. Lịch sử sử dụng đảoVào ngày 20/11/1858, Thiếu tá Kerwequen: Đưa ra bản tuyên bố về chủ quyền của Pháp và ghi chép miêu tả tỷ mỷ về địa lý của đảo này.Đưa tầu rời khỏi đảo không để lại dấu hiệu chủ quyền. Thông báo chính thức cho lãnh sự quán Pháp ở Honolulu và Ha-oai biết, và thông báo cho chính phủ Ha-oai.Lãnh sự quán Pháp ở Ha-oai đã đăng tuyên bố về chủ quyền của Pháp trên báo tiếng Anh có tên là Polynesion Lịch sử sử dụng đảoTừ 1858 đến 1887: kể cả Pháp và các nước khác đều không có hành động nào tích cực và rõ ràng về chủ quyềnviệc khai thác phân chim của ông Lockart cũng chưa được thực hiện. Clipperton vẫn là đảo không có sự ổn định về dân cư và không sự quản lý của Chính phủ. Lịch sử sử dụng đảo24/11/1897 một tầu Pháp đã phát hiện:3 người Mỹ thuộc công ty phốt phát ở San francisco đang lấy phân chim trên đảoKhi tầu Pháp tới những người này đã treo cờ Mỹ. Chính phủ Pháp đã yêu cầu chính phủ Mỹ giải thích về việc này. 28/1/1898 chính phủ Mỹ trả lời:họ không cấp cho công ty này hợp đồng khai thác ở Clipperton vàhọ không có ý định tuyên bố chủ quyền trên đảo Clipperton Lịch sử sử dụng đảoTrong khi chính phủ Pháp chờ sự trả lời của Mỹ thì Mexico tiến hành một số hoạt động vào 12/1897:Mexico đã cho tầu có vũ trang La Democrata đến đảo.Mexico cho rằng đảo Clipperton đã là lãnh thổ của họ từ lâuMexico cho hạ cờ Mỹ, treo cờ Mê-hi-côBắt 3 công dân Mỹ phải rời khỏi đảo. Hai trong số ba người Mỹ đã rời khỏi đảo, người thứ ba ở lại trên đảo nhưng không rõ đến bao giờ.15/12/1897 Tầu Mê-hi-cô rời khỏi đảo.8/1/1898 phía Pháp đã nhắc lại cho Mê-hi-cô biết về chủ quyền của mình đối với đảo Clipperton Thỏa thuận trọng tàiCác cuộc đàm phán ngoại giao không thành côngHai bên đã đồng ý giải quyết tranh chấp ở Trọng tài của Vua Italia - Victor Emmanuel III vào 2/3/1909 Lập luận của Pháp và MêxicoClipperton là terra nullius cho tới khi Pháp tuyên bố chủ quyền.Pháp đã tuyên bố chủ quyền hợp pháp từ tháng 11/1858 và duy trì chủ quyền hiệu quả Đảo Clipperton hoàn toàn thuộc chủ quyền của Mêxico từ lâu, trước Pháp. Tên đảo là Medano (Medanos), do hải quân TBN phát hiện và chiếm hữu và Mêxicô thừa kế.Nếu không ít nhất Mêxicô đã thiết lập chủ quyền từ năm 1897 thông qua các hoạt động của thuyền vũ trang tới đảo này.Lập luận của trọng tàiClipperton có phải là terra nullious ?Mêxicô đã không chứng minh được rằng các thuỷ thủ Tây Ban Nha đã phát hiện ra đảo này bằng bất cứ tên nào mà người ta có thể đặt cho đảo đó. Những điều mà Mêxico biết về đảo Clipperton trước khi Pháp miêu tả nó vào năm 1771 chỉ đơn thuần là một sự phỏng đoán.Clipperton có phải là terra nullious không?Trọng tài lập luận tiếp rằng thậm chí có thể chấp nhận rằng việc phát hiện ra đảo Clipperton được tiến hành bởi các công dân Tây Ban Nha thì Mêxico cần chứng minh được rằng:Tây Ban Nha đã có quyền sát nhập đảo vào sở hữu của mình Tây Ban Nha phải thực hiện thực sự quyền đó Mêxico không chứng minh được điều này do vậy TBN chưa thiết lập chủ quyền đối với Clipperton và Mexico không thể thừa kế chủ quyền từ TBN.Clipperton có phải là terra nullious không?Không có bất cứ dấu hiệu nào khác về chủ quyền trên Clipperton để chứng minh cho một quyền lịch sử của Mêhicô cho đến tận 1897. Bằng chứng bản đồ mà Mêxicô đưa ra để chứng minh chủ quyền đối với đảo này không có tính chính thức.Bản đồ lấy từ hồ sơ lưu trữ của công ty địa lý và thống kê Mêxicô, không được khẳng định chắc chắn là có được vẽ theo lệnh và theo sự chỉ đạo của Nhà nước Mexico hay không.Clipperton có phải là terra nullious không? Vào tháng 11/1858 khi Pháp tuyên bố chủ quyền trên đảo Clipperton thì đảo này là terra nullius (vùng đất vô chủ chưa thuộc về quốc gia nào hoặc đã bị vứt bỏ) và vì vậy Pháp có thể chiếm hữu Pháp có tiến hành chiếm hữu hợp pháp?Trọng tài khẳng định rằng vào năm 1858 Pháp đã cho biết một cách rõ ràng và chính xác về ý định của Pháp coi đảo Clipperton là lãnh thổ của mình qua tuyên bố với chính quyền Hawaii và đăng công báo.Không có quốc gia nào phản đối tuyên bố nàyVấn đề cần xem xét tiếp theo Pháp đã có sở hữu thực sự hay không. Pháp có tiến hành chiếm hữu hợp pháp?Trọng tài cho rằng việc sở hữu thực sự là một điều kiện cần thiết của việc chiếm hữu, việc sở hữu bao gồm trong hành vi và một loạt các hoạt động mà qua đó quốc gia chiếm hữu chuyển lãnh thổ này thành sở hữu của mình và từng bước thực hiện thẩm quyền đặc biệt ở đây, hay nói một cách khác Nhà nước phải thiết lập ở đây một tổ chức có khả năng làm cho luật nước mình được tôn trọng. Pháp có tiến hành chiếm hữu hợp pháp?Tuy nhiên, Trọng tài cũng lưu ý rằng: Có những trường hợp không cần thiết phải dùng đến biện pháp này. Nếu một lãnh thổ hoàn toàn không có dân cư ở đó thì ngay từ thời gian đầu Nhà nước chiếm hữu xuất hiện ở đó, lãnh thổ này sẽ thuộc quyền sử dụng hoàn toàn và không tranh cãi của quốc gia đó và Từ thời điểm đó việc thực hiện sở hữu phải được xem là hoàn thành và việc chiếm hữu do đó được hoàn thành. Pháp có tiến hành chiếm hữu hợp pháp?Việc tiến hành sở hữu được thực hiện theo các cách khác nhau phụ thuộc vào bản chất của lãnh thổ liên quan. Trong vụ này tuyên bố chủ quyền của một sĩ quan hải quân Pháp được công bố ở Honolulu là đủ giá trị để tạo ra một danh nghĩa hợp pháp Pháp có tiến hành chiếm hữu hợp pháp?Sự việc mà Pháp đã không thực hiện quyền lực của mình một cách tích cực:Để người Mỹ lên khai thác phân chimĐể tàu vũ trang của Mexico lên đảo không bao hàm mất đi một sự thủ đắc hoàn toàn hoàn thành trên đảo này.Phán quyết Với những lý do trên, chủ quyền trên đảo Clipperton thuộc về Pháp Những điểm rút ra từ vụ việcCách giải thích về hành động tạo thành chiếm hữu thực sựTuyên bố về yêu sách chủ quyền
Tài liệu liên quan