Bài giảng Tìm hiểu nhạc sĩ Beethoven

Có hiểu biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Bê- tô- ven. - Nghe và cảm nhận về âm nhạc của ông qua một vài tác phẩm. - Biết tôn trọng những tên tuổi có đóng góp lớn cho nền âm nhạc thế giới.

doc35 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tìm hiểu nhạc sĩ Beethoven, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 04/9/2010 Ngày dạy : 07/9/2010 Tiết 1: Tìm hiểu nhạc sĩ Beethoven I/Mục tiêu: - Có hiểu biết đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Bê- tô- ven. - Nghe và cảm nhận về âm nhạc của ông qua một vài tác phẩm. - Biết tôn trọng những tên tuổi có đóng góp lớn cho nền âm nhạc thế giới. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc một số bài giao hưởng nổi tiếng của Beethoven. - Tranh ảnh nhạc sĩ. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Beethven. - Gv cho hs xem ảnh và giới thiệu : Ludwig van Beethoven Sinh ngày 17 – 12 – 1770 tại Bonn, Đức Mất ngày 26 – 3 – 1827 tại Berlin, Đức. Là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, tuy nhiên tổ tiên là những người nông dân và thợ thủ công có nguồn gốc từ Vlaanderen. 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng cực kỳ khó khăn. Beethoven nổi tiếng nhất về chín bản giao hưởng của ông. Ông cũng soạn vài concerto, phần nhiều để ông trình diễn, cũng như nhạc dàn nhạc khác, nhất là ouverture và nhạc nền cho kịch tại nhà hát, và những tác phẩm để kỷ niệm những sự kiện đặc biệt. * Hoạt động 2: Gv cho hs nghe 9 bản giao hưởng. - Gv cho hs nghe nhạc và giới thiệu : Giao hưởng Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800) Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803) Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, "Anh hùng ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805) Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807) Giao hưởng số 5 cung Đô thứ ( "Định Mệnh" soạn 1804–1808, trình diễn 1808) Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (Pastoral, "Đồng quê"; soạn 1803–1807, trình diễn 1808) Giao hưởng số 7 cung La trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1813) Giao hưởng số 8 cung Fa trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1814) Giao hưởng số 9 cung Rê thứ (Choral, "Thánh ca"; soạn 1817–1824, trình diễn 1824) - Tổ chức trò chơi : Nghe nhạc đoán tên tác phẩm. (Chỉ trong 9 bài giao hưởng) - HS xem tranh. - HS chú ý.. - Hs chú ý. - Hs chú ý. - Hs lắng nghe. - Hs tham gia trò chơi. Ngày soạn : …./9/2010 Ngày dạy : …../9/2010 Tiết 2: Học hát bài : Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác Nhạc và lời : Hoàng Long – Hoàng Lân I/Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu, tiết tấu, lời ca bài hát. Biết vài nét về nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân. - Biết hát đồng đều, hòa giọng. - Hiểu được nội dung bài hát, nói lên niềm vui của các em nhỏ ở miền núi phía Bắc được về Thủ đô viếng thăm lăng Chủ tịch. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc bài hát. - Tranh ảnh nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân và một số hình ảnh về lăng Bác. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về anh em nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân. - Gv cho hs xem ảnh và giới thiệu : Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), người anh - Hoàng Long cất tiếng chào đời trước Hoàng Lân 15 phút. Sinh tại Vĩnh Yên nhưng từ nhỏ đến lớn, họ sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt: bố mất sớm từ khi Hoàng Long - Hoàng Lân mới 10 tháng tuổi; mẹ dạy học, rồi đi bước nữa, 2 anh em ở với bà nội cho đến khi khôn lớn. Từ những ca khúc thành công đầu tiên khi họ mới 17 tuổi, đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, đến những sáng tác gần đây nhất, đã nói lên một chặng đường lao động nghệ thuật liên tục, bền bỉ của hai anh em, một ý chí và nghị lực vươn lên trong điều kiện khó khăn riêng tư hiếm có của họ. Có những bài Hoàng Long viết, Hoàng Lân tham gia thêm và ngược lại. Cũng có những bài, một trong hai người hình thành chủ đề âm nhạc đầu tiên, rồi người kia tiếp tục phát triển cho hoàn chỉnh cả bài Sau này, có một số bài do một người viết song vẫn liên danh ký tên chung. Từ năm 1959, trên làn sóng Đài phát thanh TNVN đã đều đặn giới thiệu những ca khúc của Hoàng Long - Hoàng Lân. Một trong những sáng tác đầu tiên khá thành công là bài "Em đi thăm miền Nam" (1959). Bài hát gây được tiếng vang lớn và phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Từ khi còn là học sinh phổ thông, Hoàng Long - Hoàng Lân đã tìm đến âm nhạc với niềm say mê và tinh thần cần cù tự học. Những năm đầu tiên, các nhạc sĩ đã sáng tác một số ca khúc dành cho thanh niên như: Ngọn lửa nhiệt tình lao động, Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô giáo vùng cao... Sau này, càng ngày hai nhạc sĩ càng bộc lộ rõ thiên hướng sáng tác cho tuổi thơ. Một số sáng tác tiêu biểu của 2 ông: - Nếu bạn muốn tìm tôi - Cô gái vùng cao - Em đi thăm miền Nam (1959) - Đi học về (1961) - Lái xe hơi (1961) - Bác Hồ - người cho em tất cả (1975) - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978) - Mèo con đi học (1982) - Thật là hay (1982) - Mùa hè ước mong (1982) - Bác đưa thư vui tính - Cùng múa hát dưới trăng - Đàn cá dưới chân nhà sàn(1983) - Hát ở trại hè quốc tế (1983 .... * Hoạt động 2: Dạy hát : - Gv cho hs nghe bài hát. - Gv cho hs đọc lời ca bài hát. - Gv hướng dẫn hs chia câu. - Tập từng câu theo lối móc xích. Câu 1 – câu 2 – câu 1 + 2 Câu 3 – câu 4 – Câu 3 + 4 Tiến hành tương tự với các câu còn lại. - Gv cho hs hát cả bài theo nhóm, tổ, dãy bàn. - Gọi một tốp hs lên thực hiện bài hát trên nền nhạc đệm. - HS xem tranh. - HS chú ý. - Hs chú ý. - Hs chú ý. - Hs lắng nghe. - Hs đọc lời ca. - Hs chia câu. - Hs tập từng câu. - Hs ghép câu, đoạn, cả bài. - Hs thực hiện. - Nhóm hs thực hiện. Ngày soạn : …./9/2010 Ngày dạy : …../9/2010 Tiết 3: Ôn tập bài hát : Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác Nhạc và lời : Hoàng Long – Hoàng Lân I/Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu, tiết tấu, lời ca bài hát. Biết hát hoàn chính bài hát. - Biết hát đồng đều, hòa giọng.Kết hợp một số động tác phụ họa. - Hát có sắc thái thể hiện được tình cảm, nội dung bài hát, nói lên niềm vui của các em nhỏ ở miền núi phía Bắc được về Thủ đô viếng thăm lăng Chủ tịch. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc bài hát. - Tranh ảnh nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân và một số hình ảnh về lăng Bác. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác. - Gv cho hs xem ảnh và nghe lại bài hát mẫu: - Gv cho hs hát cả bài theo nhóm, tổ, dãy bàn. - Gọi một vài tốp hs lên thực hiện bài hát trên nền nhạc đệm. - Gọi hs lên hát đơn ca. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động : - Gv hướng dẫn học sinh một số động tác phụ họa khi hát. - Gọi một số em lên thực hiện. - Hs lắng nghe. - HS xem tranh. - HS chú ý. - Hs chú ý. - Hs thực hiện. - Nhóm hs thực hiện. Ngày soạn : …./…/2010 Ngày dạy : …../…./2010 Tiết 10: Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc. Luyện tập chép nhạc. I/Mục tiêu: - Học sinh củng cố lại một số kiến thức nhạc lý cơ bản. Nhận biết nhanh các nốt nhạc. - Nhận biết tốt các cao độ âm nhạc II/Chuẩn bị : - Bảng phụ bài luyện tập âm nhạc. - Bảng phụ nhạc lý, các ký hiệu ghi nhạc. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Ôn tập các ký hiệu ghi nhạc - Gv phát vấn : ? Nhắc lại các cao độ âm nhạc đã học ? ? Nhắc lại các hình nốt âm nhạc đã học ? - Gv gọi 1-2 hs lên bảng vẽ lại sơ đồ trường độ của các loại hình nốt. - Gv gọi 1-2 hs lên viết các cao độ đã học lên khuông nhạc. * Hoạt động 2: Luyện tập chép nhạc. - Gv treo bảng phụ một đoạn nhạc, yêu cầu hs viết tên nốt bằng ký hiệu chữ cái phía dưới nốt nhạc. - Hs chú ý trả lời câu hỏi. - Cá nhân hs thực hiện. - Hs viết. - Hs làm bài. IV/Củng cố : - Gv cho hs lên bảng làm 1-2 ô nhịp. Gv gọi 1 hs khác lên nhận xét. Ngày soạn : 25/9/2010 Ngày dạy : 28/9/2010 Tiết 4 Học bài hát : Hãy giữ an toàn Nhạc và lời : Thy Đường. I/Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu, tiết tấu, lời ca bài hát. Biết hát hoàn chính bài hát. - Biết hát đồng đều, hòa giọng. Kết hợp một số động tác phụ họa. - Hát có sắc thái thể hiện được tình cảm, nội dung bài hát, nói lên tình trạng của giao thông hiện nay. Bài hát là lời cảnh tỉnh đối với mọi người về mối nguy hiểm gần nhất với con người. Qua bài hát, giáo dục cho các em về văn hóa giao thông, hiểu được sự an toàn là hạnh phúc của mỗi con người nói riêng và của xã hội nói chung. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc bài hát. - Tranh ảnh : một số hình ảnh về an toàn giao thông. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Học hát : Hãy giữ an toàn N&L : Thy Đường. - Gv cho hs xem ảnh và nghe bài hát mẫu: Tai nạn ô tô ? Hành vi này có vi phạm pháp luật về an toàn GT không? Vì sao? Hãy giữ an toàn  Có biết bao hung thần cùng đua  Tiếng rú ga vang ầm trên phố  Những tiếng la kinh hoàng  Máu thắm loang trên đường  Những cái chết khôn lường  Một lũ liều thân cuồng quay  Chậm một giây còn hơn gây tai nạn An toàn là bạn  Đừng cuồng điên mà đua mà lạng lách Đang gần cái chết  Sẽ khiến ai bên cạnh Gánh nỗi đau thương cùng  Giao thông đừng quên nhé An toàn đầu tiên  Có lái xe đúng luật giao thông  Mới giữ cho an toàn trên phố  Chớ rú ga vang ầm  Chớ phóng nhanh trên đường  Chớ lấn lách tranh giành  Đừng dàn hàng ngang mà đi  Nào cùng đi học đi đúng theo luật Giao thông đường bộ  Nào cùng nhau vì an toàn đường phố Không phạm điều cấm  Cấm lái xe ngược chiều Cấm lái khi say rượu  Ai ơi Đừng quên nhé Học luật giao thông  Tác giả : Thy Đường  Phối khí : NS Vũ Đan Huyền  Phối bè : Thy Đường  Ca sĩ : Minh Hoàng - Thu Huyền - Gv cho hs đọc lời ca, chép lời ca vào vở. - Gv cho hs chia câu. - Gv hướng dẫn hs hát từng câu theo lối móc xích. - Gv cho hs hát cả bài theo nhóm, tổ, dãy bàn. - Gọi một vài tốp hs lên thực hiện bài hát trên nền nhạc đệm. - Gọi hs lên hát đơn ca. - Gv phát vấn : Bài hát nhắc chúng ta điều gì ? * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động : - Gv hướng dẫn học sinh một số động tác phụ họa khi hát. - Gọi một số em lên thực hiện. - Hs lắng nghe. - HS xem tranh. - HS chú ý. - Hs chú ý. - Hs trả lời. - Hs đọc và chép bài. - Hs chú ý. - Hs thực hiện. - Nhóm hs thực hiện. - Hs thực hiện. - Hs trả lời. Có lái xe đúng luật giao thông  Mới giữ cho an toàn trên phố  Chớ rú ga vang ầm  Chớ phóng nhanh trên đường  Chớ lấn lách tranh giành  Đừng dàn hàng ngang mà đi  Nào cùng đi học đi đúng theo luật Giao thông đường bộ  Nào cùng nhau vì an toàn đường phố Không phạm điều cấm  Cấm lái xe ngược chiều Cấm lái khi say rượu  Ai ơi Đừng quên nhé Học luật giao thông  IV. Củng cố : - Gv cho hs nghe lại bài hát. Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát. - Gv nhắc nhở hs thực hiện một số yêu cầu cơ bản : Luôn đi về bên phải, Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngày soạn : 09/10/2010 Ngày dạy : 12/10/2010 Tiết 6 : Học bài hát : Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm. Nhạc và lời : Mộng Lân. I/Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu, tiết tấu, lời ca bài hát. Biết hát hoàn chính bài hát. - Biết hát đồng đều, hòa giọng. Kết hợp một số động tác phụ họa. - Hs có thêm hiểu biết về một người anh hùng lứa tuổi thiếu niên, đã dũng cảm hy sinh để cứu 2 em nhỏ. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc bài hát. - Tranh ảnh : một số hình ảnh về an toàn giao thông. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức : - Gv cho hs hát một bài hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ : ? Gọi 2-4 hs lên bảng, yêu cầu : Trình bày bài hát “Hãy giữ an toàn” ? Cho biết tên nhạc sĩ sáng tác bài hát? - Gv nhận xét – ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Gv giới thiệu vài nét về tiểu sử : Nguyễn Bá Ngọc (1952-1965) là học sinh lớp 4B năm học 1964- 1965 tại xã Quảng Trung huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, vừa tròn 13 tuổi.Năm 1964: Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang đánh phá các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Máy bay ném bom vào cả trường học, bệnh viện. Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm, hào. Ngày 4/4/1965 máy bay Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Hôm ấy là ngày chủ nhật, người lớn đã ra đồng làm việc chỉ còn các trẻ em ở nhà. Nghe tiếng máy bay, bố của Nguyễn Bá Ngọc vội vàng vác súng chạy đến địa điểm tổ săn máy bay. Phàn – anh của Ngọc là giao liên của xã đội cũng chạy ra vị trí chiến đấu. Trong khi đó, Ngọc cùng mẹ dẫn 5 em nhỏ xuống hầm trú ẩn. Lúc ấy là khoảng 8 giờ 30 phút. Chính lúc ấy, bốn anh em Khương, Toanh, Oong, Đơ – con ông Khánh nhà hàng xóm đang quây quần quanh mâm cơm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện. Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay nay ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch. Một số ngôi trường tiểu học đã lấy theo tên Nguyễn Bá Ngọc. b. Học hát : * Hoạt động 1: Học hát Nguyễn Bá Ngọc – người thiếu niên dũng cảm N&L : Mộng Lân - Gv cho hs nghe bài hát mẫu: Trên đất nước anh hùng ngày ngày thêm những chiến công Gương anh Nguyễn Bá Ngọc sáng soi rực rỡ núi sông Anh hiến dâng cả cuộc đời, băng qua lửa đạn bom rơi Cứu em nhỏ thoát cơn bọm đạn giặc Mỹ Bom đang réo quanh mình, mặc cho đạn réo bom rơi Anh đã lấy thân mình che chở cho bé em Yêu bé em muôn đời, anh băng qua lửa đạn bom rơi Nguyễn Bá Ngọc đã vì bạn mà hy sinh Anh qua đời, gương anh còn soi, chí kiên cường và lòng dũng cảm Ta thêm tự hào ghi tên của anh trong sổ vàng truyền thống Đội ta Anh qua đời, gương anh còn soi, lớp lớp người đang vùng đứng dậy Ghi mối thù sâu, giết hết giặc Mỹ Cho đàn em rộn tiếng cười vui. Đây Thanh Hóa anh hùng và dòng sông Mã mến yêu  Vang chiến thắng hôm nào có tên của anh Đây tấm gương của tuổi xanh vì hy sinh thật vẻ vang Chí anh hùng như Nguyễn Bá Ngọc thật vinh quang - Gv cho hs đọc lời ca, chép lời ca vào vở. - Gv cho hs chia câu. - Gv hướng dẫn hs luyện thanh theo mẫu. - Gv hướng dẫn hs hát từng câu theo lối móc xích. - Gv cho hs hát cả bài theo nhóm, tổ, dãy bàn. - Gọi một vài tốp hs lên thực hiện bài hát trên nền nhạc đệm. - Gọi hs lên hát đơn ca. - Gv phát vấn : Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì ? * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động : - Gv hướng dẫn học sinh một số động tác phụ họa khi hát. - Gọi một số em lên thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Cá nhân hs thực hiện. - Hs chú ý. - HS chú ý. - Hs chú ý. - Hs trả lời. - Hs đọc và chép bài. - Hs chú ý. - Hs thực hiện. - Nhóm hs thực hiện. - Hs thực hiện. - Hs trả lời. - Hs thực hiện. IV. Củng cố : - Gv cho hs nghe lại bài hát. Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát. Ngày soạn : 16/10/2010 Ngày dạy : 19/10/2010 Tiết 7 Ôn tập bài hát : Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm. Nhạc và lời : Mộng Lân. I/Mục tiêu: - Học sinh hát thuộc giai điệu, tiết tấu, lời ca bài hát. Biết hát hoàn chính bài hát. - Có kỹ năng hát đồng đều, hòa giọng, hát tập thể, hát đơn ca . Kết hợp một số động tác phụ họa. - Hát có sắc thái thể hiện được tình cảm, nội dung bài hát. Hs khắc sâu thêm hiểu biết về một người anh hùng lứa tuổi thiếu niên, đã dũng cảm hy sinh để cứu 2 em nhỏ. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc bài hát. - Tranh ảnh : một số hình ảnh về an toàn giao thông. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức : - Gv cho hs hát một bài hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ : ? Gọi 2-4 hs lên bảng, yêu cầu : Trình bày bài hát “Hãy giữ an toàn” ? Cho biết tên nhạc sĩ sáng tác bài hát? - Gv nhận xét – ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Tiết học trước các em đã được học hát bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm” của nhạc sĩ Mộng Lân. Tiết học này cô sẽ giúp các em ôn lại bài hát này. b. Học hát : * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát : Nguyễn Bá Ngọc – Người Thiếu niên dũng cảm N&L : Mộng Lân. - Gv cho hs nghe lại bài hát qua băng hình. - Gv hướng dẫn hs luyện thanh theo mẫu. - Gv cho hs hát bài hát theo nhóm, tổ, dãy bàn. - Gọi một vài tốp hs lên thực hiện bài hát trên nền nhạc đệm. - Gọi hs lên hát đơn ca. - Gv phát vấn : Bài hát nhắc chúng ta điều gì ? * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động : - Gv hướng dẫn học sinh một số động tác phụ họa khi hát. - Gọi một số em lên thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Cá nhân hs thực hiện. - Hs chú ý. - Hs lắng nghe. - Hs luyện thanh. - Hs thực hiện. - Hs trả lời. - Hs thực hiện. - Nhóm hs thực hiện. IV. Củng cố : - Gv cho hs nghe lại bài hát. Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát. Ngày soạn : 23/10/2010 Ngày dạy : 26/10/2010 Tiết 8 : Học bài hát : Chúng em với an toàn giao thông Nhạc và lời : Hồng Phong. I/Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu, tiết tấu, lời ca bài hát. Biết hát hoàn chính bài hát. - Biết hát đồng đều, hòa giọng. Kết hợp một số động tác phụ họa. - Hát có sắc thái thể hiện được tình cảm, nội dung bài hát, nói lên tình trạng của giao thông hiện nay. Bài hát là lời cảnh tỉnh đối với mọi người về mối nguy hiểm gần nhất với con người. Qua bài hát, giáo dục cho các em về văn hóa giao thông, hiểu được sự an toàn là hạnh phúc của mỗi con người nói riêng và của xã hội nói chung. II/Chuẩn bị : - Đĩa nhạc bài hát. - Tranh ảnh : một số hình ảnh về an toàn giao thông. III/Bài dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức : - Gv cho hs hát một bài hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ : ? Gọi 2-4 hs lên bảng, yêu cầu : Trình bày bài hát “Hãy giữ an toàn” ? Cho biết tên nhạc sĩ sáng tác bài hát? - Gv nhận xét – ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Tiết học trước các em đã được học hát bài hát “Hãy giữ an toàn” của nhạc sĩ Thy Đường, một bài hát rất hay về an toàn giao thông, một vấn đề luôn luôn mới đối với chúng ta. Tiết học này cô sẽ tiếp tục giới thiệu với các em thêm một bài hát mới nữa về an toàn giao thông đường phố, với những lời nhắc nhở rất dễ nhớ, giai điệu dễ thuộc, đó là bài hát “ Chúng em với an toàn giao thông” của nhạc sĩ Hồng Phong. b. Học hát : * Hoạt động 1: Học hát : Chúng em với an toàn giao thông N&L : Hồng Phong. - Gv cho hs xem ảnh và nghe bài hát mẫu: Tai nạn ô tô ? Hành vi này có vi phạm pháp luật về an toàn GT không? Vì sao? Chúng em với an toàn giao thông St : Hồng Phong Chúng em với an toàn giao thông Là hạnh phúc là tình yêu cuộc sống Chúng em với an toàn giao thông Là hạnh phúc là niềm vui cho mọi nhà Nào bạn ơi, chớ quên Đi trên đường ta không lạng lách, đi trên đường ta không dàn hàng ngang Gặp đèn đỏ nhanh nhanh đứng lại, đèn xanh bật ta đi an toàn. Nào bạn ơi, vì cuộc sống của bạn của tôi, vì tương lai đất nước đẹp giàu (Chấp hành tốt luật giao thông là mang đến hạnh phúc cho mọi nhà.)2 - Gv cho hs đọc lời ca, chép lời ca vào vở. - Gv cho hs chia câu. - Gv hướng dẫn hs luyện thanh theo mẫu. - Gv hướng dẫn hs hát từng câu theo lối móc xích. - Gv cho hs hát cả bài theo nhóm, tổ, dãy bàn. - Gọi một vài tốp hs lên thực hiện bài hát trên nền nhạc đệm. - Gọi hs lên hát đơn ca. - Gv phát vấn : Bài hát nhắc chúng ta điều gì ? * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động : - Gv hướng dẫn học sinh một số động tác phụ họa khi hát. - Gọi một số em lên thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Cá nhân hs thực hiện. - Hs chú ý. - Hs lắng nghe. - HS xem tranh. - HS chú ý. - Hs chú ý. - Hs trả lời. - Hs đọc và chép bài. - Hs chú ý. - Hs thực hiện. - Nhóm hs thực hiện. - Hs thực hiện. - Hs trả lời. - Hs thực hiện. IV
Tài liệu liên quan