Bài tập tình huống môn hình sự

Đề bài: A gửi xe đạp vào bãi trông xe và mang vé gửi xe ra ngoài. Vé gửi mang số 511. Chờ ở ngoài khoảng 30 phút A quay lại bãi gửi xe cùng một viên phấn đã chuẩn bị từ trước. Khi vào trong bãi, A chọn một chiếc xe đạp ngoại còn mới, xóa số cũ trên yên xe, điền số 511 rồi dắt ra ngoài. Khi ra ngoài cửa soát vé thì hành vi của A bị phát hiện.

doc11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống môn hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: A gửi xe đạp vào bãi trông xe và mang vé gửi xe ra ngoài. Vé gửi mang số 511. Chờ ở ngoài khoảng 30 phút A quay lại bãi gửi xe cùng một viên phấn đã chuẩn bị từ trước. Khi vào trong bãi, A chọn một chiếc xe đạp ngoại còn mới, xóa số cũ trên yên xe, điền số 511 rồi dắt ra ngoài. Khi ra ngoài cửa soát vé thì hành vi của A bị phát hiện. Hỏi: a. Phân tích những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm theo nội dung tình huống đã nêu trên? b. hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? c. Nếu A là người nước ngoài thì A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? d. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 139 bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung gì theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19 tháng 6 năm 2009? a, Phân tích những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm theo nội dung tình huống. Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Biểu hiện bao gồm: - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; - Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian địa điểm phạm tội,…). 1, Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm. Hành vi được hiểu là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan, dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn. Hành vi của A trong tình huống trên là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện sau khi mang xe vào bãi gửi xe và nhận vé, A đã quay lại bãi và đổi lấy chiếc xe mới, xóa số cũ trên xe, điền số 511 theo vé của mình và dắt ra ngoài. Mục đích hành vi của A là chiếm đoạt chiếc xe đạp mới đó. Hành vi phạm tội của A mang đầy đủ ba đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm: Thứ nhất, hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ, hành vi gây ra hoặc đe dạo gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà trong tình huống này là quyền sở hữu. Thứ hai, hành vi này là hoạt động có ý thức và ý chí. A đã lập trước kế hoạch cho việc đổi xe vì vậy đây không thể coi là hành vi không được ý thức của A kiểm soát hay không được ý chí của A điều khiển. Thứ 3, hành vi phạm tội của A là hành vi trái pháp luật hình sự. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A đã được quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS tức là tính trái pháp luật hình sự. Hành vi phạm tội của A được thực hiện qua việc A hành động xóa số trên xe và ghi số mới để đổi xe gây thiệt hại trực tiếp đến người chủ bãi giữ xe. Do khi chủ sở hữu của chiếc xe gửi xe tại bãi gửi xe đồng nghĩa với việc anh ta đã thực hiện một hợp đồng gửi giữ tài sản với người trông xe. Khi đó nghĩa vụ của người trông xe được quy định tại khoản 4 điều 562, BLDS 2005:”Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”. Hành vi phạm tội của A sẽ dẫn đến xuất hiện nghĩa vụ của người trông xe, gây thiệt hại đến người trông xe. 2, Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Dấu hiệu này biểu hiện trong cấu thành tội phạm vật chất. Hậu quả nguy hiểm trong tình huống là việc chiếc xe đạp mới bị đánh tráo. Hành vi gây thiệt hai xã hội trong tình huống là hành vi làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội hay được gọi là thiệt hạo về vật chất. Cụ thể trong tình huống thể hiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt ( Điều 139 BLHS Việt Nam). Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: tuy rằng hậu quả chiếm đoạt tài sản cảu hành vi mà A chưa xảy ra vì lý do khách quan (hành vi lừa đảo cảu A bị phát hiện ), nhưng hành vi cảu A đã tiềm tàng hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu không có lý do khách quan thì rõ ràng hành vi của A đã chứa đựng khả năng thực tế phát sinh hậu qảu tất yếu sẽ xảy ra. Và ngược lại, hậu quả cũng chính là sự hiện thực hóa khả năng thực tế phát sinh hậu quả của hành vi. Không thể có hậu quả mà không có hành vi. Như vậy, giữa hành vi chiếm đoạt tài sản cảu A và hậu quả tiềm tang mà hành vi có thể gây ra có mối quan hện nhân quả với nhau. 3. Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội. Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng hành vi phạm tội của của mình. Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội. trong tinh huống công cụ phạm tội là viên phấn và chiếc vé xe số 511 của tội phạm. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có cách thức sử dụng công cụ phương tiện. Trong tình huống phương pháp của tội phạm là gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Phương pháp phạm tội này được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 139 BLHS. Địa điểm phạm tội: bãi gửi xe. Trong tình huống này thì địa điểm phạm tội cũng như thời gian phạm tội không được phản ánh là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. b / Hành vi pham tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội pham cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh, các nhà làm luật xây dựng ba loại cấu thành tội phạm để phản ánh sự khác nhau đáng kể về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó. Đó là cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội (dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội (dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường) Trong tình huống trên hành vi phạm tội của A thuộc CTTP cơ bản Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Có thể nhận thấy rằng, hành vi của A cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 điều 139 Bộ luật hình sự. Hành vi của A ở đây chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác. Vì A chỉ có hành vi xóa số cũ trên yên xe chiếc xe đạp ngoại còn mới mà không phải của mình tức là lừa đảo để chiếm đoạt chiếc xe đạp đó, giá trị của chiếc xe chỉ có thể từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc có thể dưới mức hai triệu đồng. Ngoài ra, hành vi của A không có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên rõ rệt so với trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 điều 139 này và không có các dấu hiệu tăng nặng quy định tại khoản 2 điều này. Như vậy, không có thêm dấu hiệu trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ nên với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A không phải chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ. Vì thế, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A thuộc trường hợp cơ bản ( thoả mãn cấu thành tội phạm cơ bản) và hành vi phạm tội của A bị áp dụng khung hình phạt là 18 tháng tù theo khoản 1 điều 139. Tóm lại, hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản. c. Nếu A là người nước ngoài thì A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và tuyệt đối quốc gia, khoản 1, điều 5 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định: “ BLHS áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nghĩa là bất kỳ tội phạm nào thực hiện trên vùng đất, vùng nước, vùng trời của nước cộng hòa XHCN Việt Nam cũng đều có thể bị xét xử theo luật hình sự việt nam. Một tội phạm được xác định là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nghĩa là, tội phạm ấy được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy. theo nguyên tắc lãnh thổ nói trên, đạo luật hình sự Việt Nam có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay là người không quốc tịch. Nguyên tắc lãnh thổ chỉ có biệt lệ đối với người nước ngoài được hưởng quyền đặc miễn tư pháp theo luật quốc tế. Khoản 2, điều 5 BLHS 1999 quy định “ đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự theo luật pháp việt Nam theo các hiệp định quốc tế mà nước cộng hòa XHCN Việt Nam kí kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”. Căn cứ vào những quy định trên thì ta thấy: Trong trường hợp trên nếu A là người nước ngoài thì A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam vì A thực hiện tội phạm ở trên lãnh thổ Việt Nam và A không phải là người được hưởng quyền đặc miễn tư pháp. d. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 139 bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung gì theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19 tháng 6 năm 2009? 1. Những sửa đổi, bổ sung của điều 139. Khoản 1,Điều 139 Bộ luât hình sự năm 1999 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản :” Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định theo khoản1,Điều 139 Luật sửa đổi bổ sung của BLHS năm 2009 như sau:” Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồnng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Như vậy theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19 tháng 6 năm 2009 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã thay thế cụm từ ”năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” . Sự thay đổi này là thay đổi định mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự. BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009 đã tăng định mức tối thiểu từ năm trăm nghìn đồng lên từ hai triệu đồng ,sự thay đổi này xuất phát từ điều kiện kinh tế,xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi,cũng như căn cứ vào tính chất nguy hiểm của tội phạm ( Những quy định tại khoản 1,Điều 139 xét về mặt cấu thành tội phạm thì đây là cấu thành cơ bản) vì việc quy định định mức tối thiểu để chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là từ hai triệu đồng thiết nghĩ là phù hợp. Theo khoản 4,Điều 139 BLHS năm 1999 quy định:” Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 4,Điều 139 BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định” Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân”. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy theo như quy định tại khoản 4 thì BLHS năm 2009 đã bỏ đi hình phạt tử hình mà chỉ quy định các hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù trung thân.Việc xoá bỏ đi hình phạt tử hình trước hết xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.Mặt khác cũng xuất phát từ yêu cầu đấu tranh ,phòng ngừa và chống tội phạm cũng như đánh giá đúng bản chất của các loại hình tội phạm,đồng thời thể hiện xu hướng phát triển của loại hình phạt này là hình phạt tử hình chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết để đảm bảo công lý,công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm (phòng ngừa chung). 2. Một số chú ý khi áp dụng điều luật đã có thay đổi: Theo quy đinh tại khoản 3, Điều 7, BLHS:” Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một hình tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”. Theo đó, theo nguyên tắc nhân đạo cho người phạm tội điều luật có thể được áp dụng với nững hành vi trước khi điều luật có hiệu lực thi hành nếu điều luật đó có lợi cho người phạm tội. Ví dụ như nếu một người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị từ năm trăm triệu trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng từ trước ngày 19 tháng 6 năm 2009 nhưng đến sau ngày 19 tháng 6 năm 2009 thì mới được đưa ra xử thì sẽ được áp dụng Điều 139 theo luật đã sửa đổi, bổ sung. Hay một hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới hai triệu đồng được thực hiện trước ngày 19 thánh 6 năm 2009 nếu theo điều 139 của BLHS 1999 thì được quy định là tội phạm nhưng theo luật sửa đổi bổ sung thì hành vi đó không còn là tội phạm. Nếu người này đã bị xử phạt và vẫn đang thi hành án thì khi Luật sửa đổi bổ sung có hiệu lực( tức là từ ngày 19 tháng 6 năm 2009) thì người đó sẽ không phải tiếp tục thi hành án nữa, nếu người đó chưa được xét xử thì người này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa mà thay vào đó sẽ là một loại trách nhiệm khác như bị xử phạt hành chính DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật hà Nội, giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam tập 1, NXb Công an nhân dân. 2, Bộ Luật Hình sự 1999, bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009. 3. Lê văn Cẩm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Tài liệu liên quan