Bài thảo luận môn Tài chính doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của Doanh nghiệp (là loại thuế trực thu vì Doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế đồng thời cũng là đối tượng chi tiền đóng thuế =>khác với thuế GTGT và các loại thuế gián thu)

doc22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận môn Tài chính doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận môn Tài Chính Doanh Nghiệp – thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Thành viên nhóm: Tống Thu Hiền Cao Việt Linh Trần Thùy Linh Lê Cẩm Vân Nguyễn Thị Mai Quỳnh Vi Thị Thu Nguyễn Thị Thùy Dung Nguyễn Mạnh Linh (lớp TCDN 49A) Bố cục bài thảo luận: Lý thuyết Thực trạng Phần I: 1. Thuế thu nhập DN là gì? 2. Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN? 3. Các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành thuế TNDN? 4. Các khoản chịu thuế, miễn thuế? Phần II: 1. Khó khăn xuất phát từ phía DN khi thực hiện thuế TNDN? 2. Tránh thuế - tại sao không? 3. Thuế TNDN của Việt Nam và các nước khác? Bài thảo luận Phần I: 1. Thuế TNDN là gì??? Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của Doanh nghiệp (là loại thuế trực thu vì Doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế đồng thời cũng là đối tượng chi tiền đóng thuế =>khác với thuế GTGT và các loại thuế gián thu) Đối tượng nộp thuế: quy định tại: + điều 2 chương I – Những quy định chung, Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp của Quốc hội khóa XII + tại điều 1 chương I – Phạm vi áp dụng thuế TNDN của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN + tại mục I phần A – Phạm vi áp dụng thuế TNDN thông tư của Bộ Tài Chính số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định 24/2007/NĐ-CP Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN: quy định tại: + mục II phần A – “Phạm vi áp dụng thuế TNDN” thông tư của Bộ Tài Chính số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định 24/2007/NĐ-CP Đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế suất; về thời gian miễn, giảm thuế: quy định tại điều 13, 14, 15 chương III – Ưu đãi Thuế TNDN Luật thuế TNDN của Quốc Hội khóa XII 2. Căn cứ và phương pháp tính thuế 2.1.Căn cứ tính thuế: Ðiều 6 - Thu nhập tính thuế. - Thuế suất. 2.2.Xác định thu nhập tính thuế : Điều 7 ▪ Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. ▪ Thu nhập chịu thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ngoài Việt Nam. ▪ Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. ▪ Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. ▪ Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. ▪Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng. Ví dụ : Doanh nghiệp Girl-Xinh là doanh nghiệp kinh doanh 2 mặt hàng là : mây tre đan ( sử dụng 22 lao động HIV ) đồ thủ công mỹ nghệ ( sử dụng 20 lao động ).Năm 2008 doanh nghiệp lỗ 2 tỷ VND, năm 2009 lỗ 1 tỷ VND, kê khai quý I của doanh nghiệp cho thấy : doanh thu từ đồ thủ công mỹ nghệ là 5 tỷ VND, doanh thu từ bán hàng mây tre đan là 2 tỷ VND,thu nhập khác là 500tr ; chi phí giá vốn cho cả 2 mặt hàng là 1 tỷ VND. Yêu cầu : Xác định thu nhập tính thuế của quý I ? Giải : Năm 2008 Doanh nghiệp lỗ 2 tỷ => xin kết chuyển lỗ 2 tỷ này sang năm 2009. Năm 2009 Doanh nghiệp lại lỗ 1 tỷ => xin kết chuyển lỗ 1 tỷ này sang năm 2010. Vậy khoản lỗ được kết chuyển từ năm 2009 trong quý I năm 2010 là 1 tỷ. Lao động HIV chiếm > 51% tổng lao động của doanh nghiệp ( 22 /42 ) nên doanh thu từ mặt hàng mây tre đan 2 tỷ này sẽ thuộc thu nhập được miễn thuế. ( theo Thông tư của Bộ Tài Chính số 130/2008/TT-BTC ) Như vậy, trong quý I năm 2010 Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp = 5000 + 2000 + 500 – 1000 = 6500 tr Thu nhập tính thuế trong quý I/ 2010 = 6500 – 2000 – 1000 = 3500 tr Vậy thu nhập tính thuế trong quý I/ 2010 của doanh nghiệp là 3,5 tỷ VND. 2.3.Doanh thu : Điều 8 - Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. - Doanh thu được tính bằng VND ; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. 2.4. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế : Điều 9 * Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau : - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. * Các khoản chi không được trừ : - Khoản chi không liên quan đến sản xuất kinh doanh và không đủ hoá đơn chứng từ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường - Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính - Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; - Phần chi phí quản lý doanh nghiệp do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định; -Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng; - Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hành hoá vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho; - Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; - Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật; - Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật; - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh ; tiền lương, tiền công, các khoản hoạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chỉ trả hoặc không có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; - Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu; - Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ , thuế thu nhập doanh nghiệp; - Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị,chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi báo hiếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi được thành lập.Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra; - Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật. * Xác định tỷ giá ngoại tệ. Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra VND theo ty giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ. 2.5. Thuế suất : Điều 10 - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 2.6. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp : Điều 11 - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. ( Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu thập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này ) Ví dụ 1: Doanh nghiệp Việt Nam A có một khoản thu nhập 800 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập theo Luật của nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập phải nộp tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 200 triệu đồng. Số thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được giảm 50% theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của nước doanh nghiệp đầu tư là 100 triệu đồng. Phần thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài phải tính thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau: [(800 triệu đồng + 200 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp (sau khi đã trừ số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư) là: 250 triệu đồng - 200 triệu đồng = 50 triệu đồng Ví dụ 2: Doanh nghiệp Việt Nam A có khoản thu nhập 660 triệu đồng từ dự án đầu tư tại nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập tại nước doanh nghiệp đầu tư. Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư là 340 triệu đồng. Phần thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế thu nhập theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau: [(660 triệu đồng + 340 triệu đồng) x 25%] = 250 triệu đồng Doanh nghiệp Việt Nam A chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước doanh nghiệp đầu tư tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 250 triệu đồng. Số thuế đã nộp tại nước doanh nghiệp đầu tư vượt quá số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 90 triệu Đồng (340 - 250 = 90) không được trừ vào số thuế phải nộp khi kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. -Phương pháp tính thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2.7. Nơi nộp thuế : Điều 12 -Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. -Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hoạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo % chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. -Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí được xác định như sau: Tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc = Tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc -------------------------------- Tổng chi phí của doanh nghiệp Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và có các cơ sở sản xuất phụ thuộc tại Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh. Tỷ lệ chi phí dựa theo tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2008 như sau: Hà Nội: 0,2; Hải Dương 0,3; Hải Phòng: 0,3; Bắc Ninh: 0,2. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý 1 của doanh nghiệp A là 1 tỷ đồng. Từ năm 2009, tỷ lệ phân bổ chi phí nêu trên được sử dụng ổn định nếu doanh nghiệp không thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương. Số thuế TNDN phải nộp của các đơn vị trong quý 1 như sau: Hà Nội: 200 triệu đồng (1.000 x0,2); Hải Dương: 300 triệu đồng; Hải Phòng: 300 triệu đồng; Bắc Ninh: 200 triệu đồng. Bài tập ví dụ : Công ty TNHH DV-TM HIỀN KUTE ( nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế ) có vốn điều lệ 8 tỷ VND,12 nhân viên đang làm việc tại công ty,trong tháng 7,8, 9 /2010. Công ty có các nghiệp vụ liên quan đến thuế TNDN như sau: +Doanh thu: bán hàng 155tr, cung cấp dịch vụ 95tr, khách hàng còn nợ 80tr ( đã bao gồm 10% VAT ) +Các khoản chi phí : -giá vốn hàng bán 130tr; -chi hội thảo cán bộ công nhân viên 10tr; -nộp phạt vi phạm hành chính 1tr ; -cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát 20tr; -chia lãi cho các thành viên góp vốn 20tr ; Yêu cầu : Tính thuế TNDN ??? Giải : -Tổng thu trong quý III = 155 + 95 + 80 = 330tr Tổng doanh thu quý III = 330/1.1 = 300tr -Các khoản chi không được trừ: chi hội thảo cán bộ công nhân viên, nộp phạt vi phạm hành chính, cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát,chia lãi cho các thành viên góp vốn. - Khoản chi được trừ = 130tr -Thu nhập tính thuế quý III = 300 – 130 = 170 -Thuế thu nhập doanh nghiệp quý III phải nộp = 170 x 25% =42,5tr 3. Các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN A/ LUẬT THUẾ TNDN NĂM 2003: Được ban hành kèm theo nghị định 164/2003, có hướng dẫn bới thông tư 128/2003 I> NGHỊ ĐỊNH 164/2003 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. (Đã hết hiệu lực từ kỳ tính thuế năm 2007 và bị thay thế bởi Nghị định số 24/2007/NĐ-CP) Bao gồm 7 chương: - chương I: phạm vi áp dụng thuế TNDN: điều 1 và điều 2 - chương II: căn cứ tính thuế và thuế suất: từ điều 3 đến điều 9 - chương III: xác định thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ chuyển quyển sử dụng đất, chuênr quyền thuê đất: từ điều 10 đến điều 19 - chương IV: đăng kí, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế: từ điểu 20 đến điều 32 - chương V: miễn thuế, giảm thuế TNDN: từ điều 33 đến điều 47 - chương VI: khen thưởng và xử lý vi phạm: điều 47 và 48 - chương VII: tổ chức thực hiện:điều 50 và điều 51 Kèm theo đó là “Danh mục, ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư”, “Địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư” và “Địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư” II> THÔNG TƯ 128/2003: Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. (Đã hết hiệu lực từ kỳ tính thuế năm 2007 và bị thay thế bởi Thông tư số 134/2007/TT-BTC) Gồm có 7 phần: -phần A: phạm vi đóng thuế TNDN\ - phần B: căn cứ tính thuế TNDN - phần C: xác định thu nhập chịu thuế và thu nhâopj từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. - phần D: đăng kí, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế - phần E: miễn thuế, giảm thuế TNDN - phần G: xử lý vi phạm - phần H: khiếu nại và thực hiện Những điểm bổ sung với nghị định 164: + Phạm vi tính thuế + Căn cứ tính thuế + Xác định thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất + Đăng kí, kê khai, quyết toán, nộp thuế + Khen thưởng và xử lý vi phạm B/ LUẬT THUẾ TNDN 2008 Được hướng dẫn thực hiện bởi nghị định của CP số 124/2008 và thông tư 130/2008. I> NGHỊ ĐỊNH 124/2008 Ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế TNDN năm 2008. Nghị định gồm có 5 chương: - Chương 1: quy định chung (từ điều 1 đến điều 4) + điều 1: phạm vi điều chỉnh. + điều 2: người nộp thuế + điều 3: thu nhập chịu thuế + điều 4: thu nhập được miễn thuế - Chương 2: căn cứ và phương pháp tính thuế (từ điều 5 đến điều 12) + điều 5: căn cứ tính thuế + điều 6: Xác định thu nhập tính thuế + điều 7: xác định lỗ và chuyển lỗ + điều 8: doanh thu + điều 9: các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. + điều 10: thuế suất. + điều 11: phương pháp tính thuế + điều 12: nơi nộp thuế. - Chương 3: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (điều 13 và điều 14) + điều 13: các loại thu nhập từ chuyển nhượng BĐS + điều 14: cách xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng BĐS. - Chương 4: ưu đãi thuế TNDN (từ điều 15 đền điều 19) + điều 15: thuế suất ưu đãi + điều 16: miễn thuế, giảm thuế + điều 17: giảm thuế trong các TH khác + điều 18: trích lập quỹ phát triển KH-CN của DN + điều 19: điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN - Chương 5: điều khoản thi hành + điều 20: hiệu lực thi hành Và kèm theo phụ lục: Danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN tại 54 tỉnh. Nghị định đã có nhiều điểm sửa đổi và bổ sung so với nghị định số 24/2007. + Đối tượng chịu và miễn thuế + Căn cứ và phương pháp tính thuế + Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản + Đăng kí, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế + Điều khoản thi hành II/ THÔNG TƯ 130/2008 Hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế TNDN số 14/2008 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008. Thông tư bao gồm 8 phần: - phần A: phạm vi áp dụng thuế TNDN - phần B: phương pháp tính thuế TNDN - phần C: căn cứ tính thuế - phần D: nơi nộp thuế - phần E: các định thu nhập tính thuế và thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán - phần G: xác định thu nhập tính thuế và thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản - phần H: ưu đãi thuế TNDN - phần I: tổ chức thực hiện Kèm theo đó là Bảng kê danh mục mẫu biểu: Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn (Mẫu số 01). Bảng kê thanh toán tiền điện, nước (Mẫu số 02). Biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục (Mẫu số 03). Biên bản xác nhận tài trợ cho y tế (Mẫu số 04). Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai (Mẫu số 05). Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa (Mẫu số 06). Biểu thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp của doanh nghiệp có cơ sở sản xuất phụ thuộc (Mẫu số 07). Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (Mẫu số 08). Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (Mẫu số 09). Các điểm sửa đổi bổ sung so với nghị định 124/2008 + Phạm vi áp dụng + Căn cứ tính thuế + Nơi nộp thuế + Xác định thu nhập tính thuế và thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán + Xác định thu nhập tính thuế và thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản + Ưu đãi thuế TNDN + Tổ chức thực hiện 4. Các khoản chịu thuế, miễn thuế Quy định tại điều 3, 4, 7, 8, 9 Luật thuế TNDN Quốc Hội khóa XII Phần II: 1. Khó khăn từ phía các Doanh nghiệp khi thi hành Luật thuế TNDN - Văn bản Luật cũng như những thông tư, nghị định hướng dẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nguyên tắc nêu ra chung chung, thiếu chi tiết. Ví dụ tại khoản1 điều 9 về các khoản chi được trừ “doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.” khái niệm “ có đủ hoá đơn, chứng từ”, “ khoản chi thực tế phát sinh” còn khá chung làm nảy sinh nhiều bất cập giữa DN và cơ quan thuế. Hay tại điểm o khoản 2 điều 9 ) “Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.” cũng chưa rõ ràng gây khó khăn cho DN trong việc xác định chi phí - Vấn đề xác định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Ở khoản n phần 2 điều 9: “ Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập” à mức khống chế 10% là bất hợp lý và được cho là chỉ phù hợp với thời bao cấp. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, bán hàng là bán thương hiệu. Chi phí quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại là một phần qua trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Giới hạn 10% ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế DN trong mỗilĩnh vực ngành nghề có các loại chi phí đặc thù và mức cho phí khác nhau nên có các tỉ lệ khống chế phù hợp. Đồng thời một số chi phí nhất định thực tế phát sinh phổ biến ở các DN nên được khấu trừ 100%. - Quy định về thời gian chuyển lỗ : doanh nghiệp mất quyền chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh.Công văn 7250/BTC-