Báo cáo Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trải qua nhiều khó khăn thử thách, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trên cả 3 phương diện : kinh tế, chính trị, xã hội. Để đạt được những thành tựu đó có đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng với vai trò là mắt xích chốt yếu trong sự vận hành của nền kinh tế. Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, đem lại khoảng 90% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Đây là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế. Nhưng hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động đến bản thân ngân hàng mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Chính vì vậy công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm.

pdf75 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................... 10 1.1. Hoạt động tín dụng................................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm về tín dụng .................................................................... 10 1.1.2. Vai trò của tín dụng ....................................................................... 10 1.1.2.1. Đối với ngân hàng ................................................................... 10 1.1.2.2. Đối với người đi vay ................................................................. 11 1.1.2.3. Đối với nền kinh tế ................................................................... 11 1.1.3. Phân loại tín dụng .......................................................................... 11 1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn của tín dụng ........................................... 11 1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức tài trợ ................................................... 12 1.1.3.3. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của tín dụng ........................... 13 1.1.3.4. Căn cứ vào các tiêu chí khác ................................................... 13 1.1. Rủi ro tín dụng ...................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................. 13 1.2.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 13 1.2.1.2. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng ................................................. 14 1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng .............................................................. 16 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng .................... 16 1.2.2.2. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng .. 16 1.2.2.3. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng ........................... 16 1.2.2.4. Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng ............... 16 1.2.3. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ....................................................................................................................... 17 1.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 17 1.2.3.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................. 18 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ................................................. 19 1.2.4.1. Nợ quá hạn .................................................................................... 19 1.2.4.2 Nợ có vấn đề (có khả năng trở thành nợ quá hạn) ........................ 20 1.2.4.3 Nợ khó đòi ...................................................................................... 20 1.2.4.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ......................................... 20 1.2.4.5. Biến động thu nhập từ hoạt động tín dụng ................................... 26 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ...................................... 27 1.2.5.1. Nhân tố chủ quan.......................................................................... 27 1.2.5.2. Nhân tố khách quan ...................................................................... 29 1.2. Các nội dung hạn chế rủi ro của ngân hàng thương mại ................... 29 1.3.1. Bản chất của hạn chế rủi ro tín dụng................................................. 29 1.3.2. Các nội dung hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .. 30 1.3.2.1. Xây dựng chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, hiệu quả ............................................................................................................. 30 1.3.2.2. Xử lý, khắc phục phát sinh khi các khoản nợ có vấn đề ............... 34 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA ............................................. 36 2.1. Tổng quan về ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa .. 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 37 2.1.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh .................................................... 40 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn ................................................................ 40 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn .................................................................. 41 2.1.3.3. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối ... 42 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa ................................................................................................ 43 2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh .................................... 43 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa ...................................................................... 49 2.2.2.1. Nợ quá hạn .................................................................................... 49 2.2.2.2. Nợ có vấn đề và nợ khó đòi ........................................................... 51 2.2.2.3. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ............................... 52 2.2.2.4. Biến động thu nhập từ hoạt động tín dụng ................................... 53 2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.................................................................................. 55 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được ............................................................ 55 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 55 2.3.2.1. Hạn chế ......................................................................................... 55 2.3.2.2. Nguyên nhân ................................................................................. 57 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA................................. 60 3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh ...................................................... 60 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh .................................... 61 3.2.1. Tiếp tục tập trung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc ........................... 61 3.2.2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin .............................. 63 3.2.3. Tăng cường sử dụng các biện pháp về phân tán rủi ro..................... 65 3.2.3.1. Đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng ............................................ 65 3.2.3.2. Cho vay đồng tài trợ ...................................................................... 66 3.2.3.3. Bảo hiểm tín dụng ......................................................................... 66 3.2.4. Chú trọng tới các biện pháp đảm bảo tiền vay .................................. 67 3.2.4.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản ........................................................................................ 67 3.2.4.2. Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản........................ 67 3.2.5. Tăng cường sử dụng các biện pháp xử lý nợ khó đòi ........................ 68 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ ............................................. 68 3.2.7. Tiếp tục cải tiến công nghệ ngân hàng ............................................... 68 3.3. Kiến nghị ................................................................................................... 69 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam ............................ 69 3.3.1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước ................................................................................................... 69 3.3.1.2. Nâng cao hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) ..... 70 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ................................................... 70 3.3.2.1. Kiên quyết xử lý các vụ việc liên quan đến vi phạm hợp đồng tín dụng ........................................................................................................... 70 3.3.2.2. Hỗ trợ các ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn ...................... 70 3.3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) .......................................................................................................... 70 3.3.3. Kiến nghị với chính phủ ..................................................................... 71 3.3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các ngân hàng thương mại hoạt động ổn định ...................................................................................... 71 3.3.3.2. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ......................................... 72 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 74 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01 : Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 02 : Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 03 : Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 04 : Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 05 : Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 06 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 07 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo loại tiền Bảng 08 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo thời hạn tín dụng Bảng 09 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo đối tượng được cấp tín dụng Bảng 10 : Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Đống Đa Bảng 11 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh NHCT Đống Đa Biểu đồ 01 : Tình hình dư nợ tín dụng tại NHCT Việt Nam chi nhánh Đống Đa Biểu đồ 02 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo loại tiền Biểu đồ 03 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo thời hạn tín dụng Biểu đồ 04 : Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Đống Đa theo thời hạn tín dụng Biểu đồ 05 : Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Đống Đa NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Hà Nội, ngày ….. tháng…. năm 2010` LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trải qua nhiều khó khăn thử thách, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trên cả 3 phương diện : kinh tế, chính trị, xã hội. Để đạt được những thành tựu đó có đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng với vai trò là mắt xích chốt yếu trong sự vận hành của nền kinh tế. Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, đem lại khoảng 90% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Đây là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế. Nhưng hoạt động tín dụng ngân hàng lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ tác động đến bản thân ngân hàng mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Chính vì vậy công tác hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm. Tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa, qua quá trình 16 năm hình thành và phát triển, chi nhánh đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên, công tác hạn chế rủi ro tín dụng vẫn chưa đạt hiệu quả cao biểu hiện cụ thể qua tỷ lệ nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tiễn, đề tài : “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” được lựa chọn để nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro tín dụng trên bình diện lý thuyết cũng như thực tiễn để từ đó đưa ra 1 số ý kiến đóng góp cho ngân hàng và các cơ quan chức năng để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng được hiểu là quan hệ giữa 2 chủ thể trong đó 1 bên chuyển giao cho bên kia một lượng giá trị nhất định với điều kiện bên kia phải hoàn trả sau một thời gian sử dụng nhất định. Mối quan hệ này có các đặc điểm như sau: - Một là, lượng giá trị này có thể là tiền hay hiện vật như máy móc thiết bị, nhà xưởng… - Hai là, bên được chuyển giao lượng giá trị chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định rồi phải hoàn trả - Ba là, lượng giá trị hoàn trả thường lớn hơn lượng giá trị chuyển giao ban đầu Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa 2 chủ thể, một bên là ngân hàng còn bên kia là các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động cấp tín dụng ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ sau: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. 1.1.2. Vai trò của tín dụng 1.1.2.1. Đối với ngân hàng Hoạt động tín dụng đem lại thu nhập cho ngân hàng. Đây là hoạt động trọng yếu của tất cả các ngân hàng thương mại. Cũng nhờ hoạt động tín dụng mà ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ khác nhờ tận dụng các mối quan hệ có được thông qua hoạt động này. 1.1.2.2. Đối với người đi vay Nhờ có hoạt động tín dụng mà nhu cầu sử dụng vốn của người thiếu vốn được đáp ứng. Sự thiếu vốn này có thể bắt nguồn từ nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định của các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình. Nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt, không bị gián đoạn. 1.1.2.3. Đối với nền kinh tế Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng nếu có hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả 3 lĩnh vực là kinh tế, xã hội và văn hóa. Với chức năng tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, nguồn vốn nhàn rỗi trong cư dân được ngân hàng thương mại huy động để chuyển giao cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn. Ngoài ra, tín dụng còn là một công cụ hữu hiệu trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Để điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước luôn phải quan tâm điều hành chính sách về lãi suất cũng như chính sách tín dụng của các ngân hàng. Và với hoạt động tín dụng, các ngân hàng đã giải quyết một lượng lớn lao động cho xã hội, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều cán bộ tín dụng. 1.1.3. Phân loại tín dụng Có nhiều tiêu chí để phân loại tín dụng khác nhau. 1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn của tín dụng Tín dụng được chia thành 3 loại là tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ một năm (12 tháng) trở xuống, thường được cho vay với mục đích bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động cho các doanh nghiệp và để tiêu dùng, sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm hoặc từ 1 năm đến 5 năm tùy theo cách phân loại của mỗi ngân hàng. Tín dụng trung hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc đầu tư nuôi trồng một số loại cây trồng vật nuôi… - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 3 năm hoặc trên 5 năm, được cấp để tài trợ đầu tư xây dựng cơ bản như nhà xưởng, sân bay, cầu, đường, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, các dự án có thời gian hoàn vốn dài… 1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức tài trợ Tín dụng được chia thành các nghiệp vụ sau: - Cho vay: là việc ngân hàng đưa 1 khoản tiền cho khách hàng sử dụng với cam kết là khách hàng phải hoàn trả cả gốc cộng thêm một phần lãi trong khoảng thời gian nhất định. Đây là loại tài sản lớn nhất trong hoạt động tín dụng. Nghiệp vụ cho vay thường được thể hiện qua 2 chỉ tiêu là doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ. - Chiết khấu giấy tờ có giá: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng một số tiền dựa trên giá trị của giấy tờ có giá trừ đi một khoản phí (phí chiết khấu và phí dịch vụ) và ngân hàng sẽ là bên nắm giữ giấy tờ có giá này sau khi thực hiện chiết khấu cho khách hàng. - Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê (ngân hàng) với khách hàng thuê. Ngân hàng sẽ mua sắm tài sản cho khách hàng thuê và sau khi hết thời hạn cho thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng. - Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ trả nợ hộ khách hàng của mình trong trường hợp khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ tài chính này. Bản chất là ngân hàng không phải xuất tiền ra ngay tại thời điểm bảo lãnh mà cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu sự kiện bảo lãnh xảy ra, khách hàng sẽ phải nhận nợ của ng
Tài liệu liên quan