Câu hỏi ôn tập quản lý nhà nước về đô thị

Câu 1: So sánh QLNN về đô thị và nông thôn. Ở nước ta hiện nay cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị không, tại sao ?. 1. Đặc điểm của đô thị và nông thôn: - Đô thị: Mật độ dân số cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; là nơi đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của một vùng, khu vực hay quốc gia. Người dân sống theo lối sống đô thị, mức sống cao hơn vùng nông thôn, các dịch vụ phát triển mạnh hơn và phong phú hơn. - Nông thôn: Mật độ dân số thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Người dân sống theo lối sống đơn giản của vùng nông thôn, mức sống thấp và trung bình, các dịch vụ không mạnh và không nhiều. 2. Chủ thể và đối tượng quản lý: * Chủ thề quản lý: - Cơ quan QLNN thẩm quyền chung: + Chính phủ: thống nhất quản lý qui hoạch Xây Dựng đô thị cả nước. Các bộ, ban, ngành có liên quan (Bộ XD ) giúp chính phủ quản lý. +UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quản lý địa bàn phụ trách. UBND TP thuộc tỉnh, thị xã, quận, huy ện và UBND phường, thị trấn chịu

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6239 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập quản lý nhà nước về đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Câu 1: So sánh QLNN về đô thị và nông thôn. Ở nước ta hiện nay cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị không, tại sao ?. 1. Đặc điểm của đô thị và nông thôn: - Đô thị: Mật độ dân số cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; là nơi đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của một vùng, khu vực hay quốc gia. Người dân sống theo lối sống đô thị, mức sống cao hơn vùng nông thôn, các dịch vụ phát triển mạnh hơn và phong phú hơn. - Nông thôn: Mật độ dân số thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Người dân sống theo lối sống đơn giản của vùng nông thôn, mức sống thấp và trung bình, các dịch vụ không mạnh và không nhiều. 2. Chủ thể và đối tượng quản lý: * Chủ thề quản lý: - Cơ quan QLNN thẩm quyền chung: + Chính phủ: thống nhất quản lý qui hoạch Xây Dựng đô thị cả nước. Các bộ, ban, ngành có liên quan (Bộ XD) giúp chính phủ quản lý. +UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quản lý địa bàn phụ trách. UBND TP thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện và UBND phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý theo sự phân cấp hành chính trong địa bàn mình phụ trách. - Cơ quan QLNN thẩm quyền riêng: + Các sở, ban, ngành của địa phương giúp UBND tỉnh thành phố trực thuộc TW ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của chính phủ, của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW và bộ, ngành về QLXD đô thị theo uỷ quyền của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp UBND các cấp tương ứng quản lý QHXD đô thị theo uỷ quyền của UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên. Tuy nhiên cũng không tuyệt đối hóa lĩnh vực quản lý, đôi khi có những cơ quan QLNN cả về đô thị và cả về nông thôn. * Đối tượng quản lý: - Đô thị: đối tượng quản lý là người dân đô thị gọi là thị dân. - Nông thôn: đối tượng quản lý là người dân vùng nông thôn gọi là nông dân. 3. Cơ sở chính trị - pháp lý: * Chính trị: Các Nghị quyết, văn kiện đại hội Đảng, cụ thể là: - Văn kiện đại hội 10: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. ... - Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư: Ngày 5-8, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Hội nghị BCH Trung ương Ðảng lần thứ 7 họp từ ngày 9 đến 17-7 đã thảo luận và thông qua. Mục tiêu tổng quát: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớnXây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại * Pháp lý: - Về Đô thị, điển hình như: Nghị định 29/2007/NĐ-CP về Quản lý kiến trúc đô thị. Nghị định 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị. NĐ 60/CP ngày 5/7/1994 về nhà ở, đất ở, NĐ 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán, kinh doanh nhà ở và các văn bản pháp quy khác của TW và địa phương - Về nông thôn, điển hình như:: Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. Ngày 12/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định Số: 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 4. Nội dung QLNN: * Khái quát: Có 4 nội dung khái quát như sau: + Ban hành VB QPPL làm cơ sở pháp lý cho QLNN. + Tổ chức thực hiện VB QPPL bao gồm: Tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện, tuyên truyền phổ biến, + Kiểm tra thực hiện VB QPPL. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo, * Cụ thể: Các nội dung cơ bản cụ thể như sau: Đô thị Nông thôn 1.Quản lý Nhà nước về qui hoạch XD đô thị. + Lập và xét duyệt quy hoạch XD đô thị. + QLNN về cải tạo và xây dựng công trình. + Trách nhiệm và quyền hạn quản lý quy hoạch và XD đô thị của các cấp chính quyền: 2. Quản lý Nhà nước về nhà ở, đất ở đô thị: - nội dung quản lý nhà ở đô thị: + Ban hành các chính sách, quy chế, tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng và quản lý nhà ở. + Lập kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở. + Quản lý, kiểm soát việc xây dựng, cải tạo nhà ở. + Cấp GCN quyền sở hữu nhà ở, điều tra, thống kê nhà ở. + Mua bán , chuyển nhượng nhà ở không mang tính chất kinh doanh. + Quản lý kinh doanh phát triển nhà. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm và giải quyết các tranh chấp về nhà ở. - nội dung quản lý đất ở đô thị: + Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và giá đất ở đô thị. + Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đô thị. + Giao đất, cho thuê đất đô thị, cấp giấy CN quyền sử dụng đất, thu hồi đất. + Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. + Thống kê, cập nhật các biến động về sử dụng đất ở đô thị. + Ra các văn bản hướng dẫn quản lý đất đô thị và ngoại đô. + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về đất ở 3. QLNN về hạ tầng kỹ thuật đô thị - Về giao thông vận tải đô thị: + Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của ngành giao thông vận tải. 1.Quản lý về nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 2.Quản lý về quy hoạch các điểm dân cư nông thôn. - Quản lý quy hoạch các điểm dân cư : + Ban hành các quy định về quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng các điểm dân cư ; Lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. - Quản lý đất đai, xây dựng và môi trường trong các điểm dân cư: + Tổ chức giao đất và cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nông nghiệp, đất ở theo quy định của luật đất đai và các văn bản pháp quy khác; + Chính quyền địa phương, các nhà chuyên môn tư vấn việc xây dựng, cải tạo công trình kiến trúc nhà ở; + Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật . + Bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng bằng cách tổ chức quản lý từ khâu bàn bạc, ban hành quy chế, nội quy, hương ước, ký kết hợp đồng thực hiện với tổ chức xã hội, cá nhân theo chế độ thầu khoán và duy trì phong trào toàn dân đóng góp tham gia. - Ql các vấn đề về xã hội, an ninh và trật tự nông thôn: + Thực hiện các chính sách xã hội: xoá đói giảm nghèo, CS đối với gia đình có công với cách mạng, CS dân số KHHGĐ; CS phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới; + Có biện pháp hạn chế các tệ nạn xã hội ở nông thôn; + Thực hiện quy chế dân chủ thực sự ở nông thôn. 3. Quản lý về xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn - Quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật: + PT thuỷ lợi theo hướng đa dạng hoá mục tiêu; + Giao thông nông thôn: phát triển theo + Ban hành các quy định về an toàn giao thông vận tải đô thị. + Phân công phân cấp và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý. + Tổ chức phân luồng, phân tuyến, phân cấp loại đường đô thị, quản lý sử dụng đường đô thị. + Xây dựng các chính sách nhằm khai thác các tiềm năng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông vận tải. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho người dân đô thị. - QLNN về cung cấp nước sạch đô thị. - QLNN về thoát nước đô thị. - QLNN về cấp điện, chiếu sáng công cộng. 4. QLNN về bảo vệ cảnh quan và môi trường đô thị: 5. QLNN về một số lĩnh vực hạ tầng xã hội và an ninh, trật tự an toàn xã hội. hướng thành mạng lưới nối liền mạng quốc gia thông suốt mọi thời tiết. + Hệ thống điện: Nhà nước hỗ trợ một phần cùng sức dân, khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước. + Cấp nước sạch sinh hoạt bằng nhiều hình thức. + Thoát nước, chống ô nhiễm gây hại sức khoẻ nhân dân. - Quản lý kết cấu hạ tầng xã hội: + Gồm: nhà trẻ, trường học, nhà văn hoá, các cơ sở phòng chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá + Nhà nước và chính quyền ban hành các chính sách và biện pháp quản lý để hạn chế các tiêu cực do thị trường gây ra; + Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. + Nhà nước tạo điều kiện cho vay lãi suất ưu đãi, giảm nhẹ thuế nông nghiệp, ưu tiên tiếp nhận dự án tài trợ nước ngoài về phát triển nông thôn 5. Mục tiêu: * Mục tiêu riêng: QLNN về nông thôn nhằm đạt mục tiêu là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. QLNN về đô thị nhằm mục tiêu từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. * Mục tiêu chung:Mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Tạo mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 2 : Hãy phân tích vai trò of NN trong xây dựng và  đô thị ? 1. NN hoạch định chiến lược  hệ thống đô thị quốc gia và hệ thống đô thị vùng trên cơ sở chiến lược và kế hoạch  KT-XH of đất nước. NN soạn thảo ban hành các chiến lược  hệ thống đô thị quốc gia và từng vùng thông qua hệ thống quy hoạch lãnh thổ và đồ án quy hoạch vùng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát trển KT-XH of quốc gia và of các địa phương (1đ) 2. Thể chế hóa các luật và văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho xây dựng,  và QL đô thị (1đ) 3. NN lập quy hoạch, xây dựng  các đô thị trên cơ sở định hướng  hệ thống đô thị quốc gia of vùng và các quy định quy chế chính sách các tiêu chuẩn quy phạm. Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương xác lập các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền of mình, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và QL tăng trưởng các đô thị (1đ) 4. NN xây dựng các chính sách quy động vốn đầu tư, khai thác các nguòn vốn trong và ngoài nước, thành lập quỹ đầu tư xây dựng đô thị, ngoài nguồn vốn và ngân sách NN thì chính quyền địa phương xây dựng các chính sách tạo vốn, tạo nguồn thu để  đô thị, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích động viên các thành phần kinh tế cùng tham gia  đô thị (1đ) 5. NN thực hiện QL toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, đối với các thành phần KT-XH, các tổ chức cá nhân ở đô thị phải chấp hành theo đúng pháp luật (0,5đ) 6. NN tiến hành thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng và QL đô thị theo đúng quy định of pháp luật, bảo vệ trật tự an toàn đô thị (0,5đ) Câu 3 : Phân tích thực trạng  hệ thống đô thị (ĐT) và thực trạng QL đô thị Việt nam hiện nay ? (5đ) 1. Thực trạng  đô thị VN (3đ) : *Ưu điểm : - Tốc độ  ĐT nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự  KT-XH of đất nước đồng thời nó trở thành nhân tố quan trọng of quá trình  các ĐT đã đảm nhận được vai trò là trung tâm of ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - ĐT đã đảm bảo được việc tăng ngân sách NN, đảm bảo vững nền QP-AN. - Phương pháp QLNN về ĐT trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, QL quy hoạch, đất đai xây dựng ĐT đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường QL ĐT trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch ĐT, tăng nguồn vốn thu tài chính. - ĐT đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án. - Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về ĐT đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm. * Hạn chế : - Cơ sở kinh tế kỹ thuật of ĐT còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số, gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra ĐT nhiều làm tăng tình trạng vô gia cư gây bức xúc lớn. - Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng ĐT đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư ĐT đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp of nước. - Hệ thống các ĐT tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 ĐT lớn là Hà Nội và HCM, các vùng sau, xa, núi hải đảo thiếu ĐT trung tâm, thiếu động lực . - Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho CNH, HĐH đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa , giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông. - Vấn đề cấp thoát nước rất kém, chỉ có 47% dân cư được dùng nước sạch, còn 45% bị thất thoát, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh ĐT chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm. - Quá trình ĐT hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là BVMT vì ở ĐT bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nề 2. Thực trạng QL ĐT : (2đ) - Quản ký ĐT chưa làm chủ được tình hình  ĐT, còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu  of ĐT hiện nay. Cụ thể, tình trạng  ĐT khá lộn xộn, chỉ  ở dọc các trục quốc lộ không theo quy định và pháp luật còn khả phổ biến, mặc dù vậy vấn chưa có biện pháp để ngăn chặn, vai trò of các cấp chính quyền vấn chưa được phát huy đầy đủ trong công việc tổ chức thực hiện pháp luật và các quy hoạch ĐT. - Các quy hoạch ĐT chi tiết: còn thiếu, chưa khả thi hay kém chất lượng, kiến trúc ĐT chưa được định hướng kỹ nhiều di sản kiến trúc văn hoá truyền thống đang bị vi phạm biến dạng 1 cách nghiêm trọng, cần được khôi phục lại. - Hiện nay còn có nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào việc QL ĐT, nhưng lại thiếu hẳn cơ quan điều phối chung, nó gây ra nhiều vấn đề chồng chéo, phức tạp và không hợp lý. - Trong công tác QL ĐT, thì thủ tục hành chính trong vấn đề cấp đất, giấy phép xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiếu hà, vấn đề về thuế, phí còn bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn nên gây khó khăn cho các nhà đầu tư và nhân dân, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, chuyển nhượng ngầm đất đai, Nói chung thực trạng QL như hiện nay nói lên rằng ĐT nước ta rất lộn xộn, các trật tự kỷ cương bị vi phạm, môi trường sinh tháí xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng và khá phức tạp điều đó là tại sự yếu kém trong khâu QL. Câu 4 : Đồng chí hãy phân tích trực trạng phát triển hệ thống đô thị và thực trạng quản lý đô thị Việt Nam hiện nay? 1. Thực trạng phát triển đô thị Việt Nam: *Về ưu điểm: - Tốc độ phát triển đô thị nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành nhân tố quan trọng của quá trình phát triển các đô thị đã đảm nhận được vai trò là trung tâm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Đô thị đã đảm bảo được việc tăng ngân sách Nhà nước, đảm bảo vững nên quốc phòng an ninh. - Phương pháp quản lý Nhà nước về đô thị trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, quản lý quy hoạch, đất đai xây dựng đô thị đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường quản lý đô thị trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch đô thị, tăng nguồn vốn thu tài chính. - Đô thị đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án. - Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đô thị đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm. Sau 25 năm đổi mới hệ thống đô thị Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, cho đến nay diện tích đất toàn đô thị là 48.965 km2 chiếm 14,78% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; trong đó đất nội thị là 14.104 km2 (chiếm4,26%) đất ngoại thị là 34.861 km2 (chiếm 10,52%). Dân số toàn đô thị là31,695 triệu người chiếm 37,0% dân số cả nước, dân số nội thị là 25,990 triệu người chiếm 30,5%; dân số ngoại thị là 5,602 triệu người chiếm 6,5%. Mạng lưới đô thị quốc gia đã đang được mở rộng và phát triển tại các vùng,dọc theo các trục hành lang kinh tế - kỹ thuật quốc gia, quốc tế quan trọng. Đến tháng 6/2009 cả nước có 747 đô thị, trong đó: loại đặc biệt là 2 (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh); loại I là 7; loại II là 13; loại III là 44; loại IV là 44 và loại V là 637. Có một sự mất cân đối lớn trong sự phân bố các đô thị loại IV và loại V. Các khu đô thị mới cũng phát triển mạnh mẽ đóng góp không nhỏ cho quỹ nhà của đô thị, và tạo cảnh quan, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị. Tổng số khu đô thị mới có quy mô 20ha đến trên 1.000ha là 486 khu với diện tích theo quy hoạch dự kiến là 74.057 ha. Trung bình một tỉnh có khoảng 7-8 khu đô thị mới với diện tích khoảng 1.175,5 ha. Trung bình một khu đô thị mới có diện tích khoảng 152ha. * Nhược điểm : - Cơ sở kinh tế kỹ thuật của đô thị còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số,gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra đô thị nhiều làm tăng tình trạng vô giá cư gây bức xúc lớn. - Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư đô thị đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp của cả nước. - Hệ thống các đô thị tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh; các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo thiếu đô thị trung tâm, thiếu động lực phát triển. -` Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa phát triển, giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao. - Vấn đề cấp thoát nước rất kém, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh đô thị chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm. - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là bảo vệ môi trường vì ở đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nề Khó khăn và thuận lợi Xuất phát điểm Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Các đô thị của Việt Nam trải qua một thời kỳ dài thiếu quy hoạch, phát triển đan xen đô thị lẫn nông thôn. Bên cạnh đó nền kinh tế chậm phát triển, vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch đô thị chậm triển khai, thiết kế kiến trúc cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng môi trường đô thị chưa đảm bảo. Công tác quản lý phát triển đô thị bộc lộ nhiều yếu kém, cụ thể là: - Tốc độ phát triển nhanh của các đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. ăng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của hực tế. - Sự phát tri
Tài liệu liên quan