Chương VI: Sơ lược về một số hình thức âm nhạc khác (sinh viên tự nghiên cứu để mở rộng kiến thức)

1.1. Định nghĩa Hình thức ba đoạn phức là hình thức của tác phẩm âm nhạc được cấu tạo bằng ba phần: phần thứnhất là phần trình bày, có hình thức nhỏnhất là hai hoặc ba đoạn đơn; phần thứhai là phần phát triển; phần thứba là phần tái hiện, phần thứhai phải tương phản với phần thứnhất và phần thứba. 1.2. Cấu trúc từng phần của hình thức ba đoạn phức 1.2.1. Phần Trình bày Phần thứnhất (A) của hình thức ba đoạn phức giữchức năng là phần trình bàycủa hình thức và cấu trúc ởhình thức ba đoạn đơn hoặc hai đoạn đơn. Cuối phần trình bày thường kết trọn vềgiọng chính ban đầu, tạo thành một điểm ngắt để phân biệt ranh giới với phần giữa (B).

pdf67 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương VI: Sơ lược về một số hình thức âm nhạc khác (sinh viên tự nghiên cứu để mở rộng kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 Chương VI: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC ÂM NHẠC KHÁC (SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU ĐỂ MỞ RỘNG KIẾN THỨC)  Mục đích, yêu cầu Giới thiệu một cách sơ lược cho học viên về các hình thức âm nhạc: ba đoạn phức, rondo (rông-đô), biến tấu, sonate (xô-nát) để mở rộng thêm kiến thức về âm nhạc. 1. Hình thức ba đoạn phức 1.1. Định nghĩa Hình thức ba đoạn phức là hình thức của tác phẩm âm nhạc được cấu tạo bằng ba phần: phần thứ nhất là phần trình bày, có hình thức nhỏ nhất là hai hoặc ba đoạn đơn; phần thứ hai là phần phát triển; phần thứ ba là phần tái hiện, phần thứ hai phải tương phản với phần thứ nhất và phần thứ ba. 1.2. Cấu trúc từng phần của hình thức ba đoạn phức 1.2.1. Phần Trình bày Phần thứ nhất (A) của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần trình bày của hình thức và cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn hoặc hai đoạn đơn. Cuối phần trình bày thường kết trọn về giọng chính ban đầu, tạo thành một điểm ngắt để phân biệt ranh giới với phần giữa (B). 1.2.2. Phần Trung gian Phần thứ hai (B) của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần giữa của hình thức và sự tương phản rõ rệt với phần trình bày. Sự tương phản giữa hai phần này thường được thể hiện bằng nhiều thủ pháp, như: xuất hiện chất liệu âm nhạc mới, chuyển sang giọng mới, thay đổi âm hình tiết tấu, thay đổi lối tiến hành giai điệu, thay đổi nhịp độ, nhịp điệu.v.v... Sự tương phản giữa hai phần trình bày và phần giữa là nguyên tắc cấu trúc của hình thức này. Phần giữa thường có cấu trúc ở hình thức hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, hoặc đoạn nhạc được gọi là Trio (tri-ô). Đôi khi phần giữa là một đoạn chen phát triển không ổn định, dẫn tới không có cấu trúc rõ ràng. 1.2.3. Phần Tái hiện Phần thứ ba của hình thức ba đoạn phức giữ chức năng là phần tái hiện của hình thức. Phần tái hiện trong tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn phức của các nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển thường họa lại nguyên dạng phần trình bày, thường kí hiệu là “Da capo” (đa-ca- 69 pô). Phần tái hiện còn có thể nhắc lại phần trình bày có thay đổi như rút gọn mở rộng khuôn khổ hoặc biến đổi các phương pháp diễn tả âm nhạc.v.v... 1.3. Các phần phụ và ứng dụng của hình thức ba đoạn phức Cũng như các hình thức đã học, hình thức ba đoạn phức ngoài ba phần chính là phần trình bày, phần giữa và phần tái hiện còn có các phần phụ như: mở đầu, nối tiếp và cô-đa. Hình thức ba đoạn phức được sử dụng rộng rãi qua các thời kì lịch sử của âm nhạc từ lúc hình thành của hình thức này, đặc biệt đối với trường phái âm nhạc lãng mạn. Hình thức ba đoạn phức được dùng là một chương của bản giao hưởng, bản sonate (xô- nát)...; đồng thời còn sử dụng để cấu trúc một tác phẩm độc lập như một số bản valse (van-xơ), mazurka (ma-duyếch-ca) ... Hình thức ba đoạn phức có khả năng biểu hiện những hình tượng nội dung đa dạng, phức tạp. 2. Hình thức rondo (rông-đô) 2.1.Định nghĩa Rondo (rông-đô) là hình thức âm nhạc bao gồm nhiều thành phần, trong đó có một phần gọi là chủ đề được nhắc lại ít nhất ba lần. Xen kẽ chủ đề là những phần khác nhau về nội dung, gọi là các đoạn chen (episode = ê-pi-dốt). 2.2. Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển 2.2.1. Rondo không chỉ là hình thức âm nhạc mà còn là thể loại âm nhạc Hình thức rondo bắt nguồn từ các bài ca, điệu múa dân gian. Rondo với nghĩa đen là vòng tròn. Trong các bài ca xưa thường có phiên khúc (couplet = cu-p’-lê) và điệp khúc (refrain = rơ- f’-ranh). Mỗi lần trình diễn, điệp khúc giữ nguyên, còn phiên khúc luôn thay đổi với lời ca mới và cả âm nhạc cũng thay đổi dẫn tới sự xuất hiện của hình thức rondo. Rondo còn là thể loại âm nhạc bởi tính sinh động và có đặc điểm nhảy múa, liên tưởng tới những cảnh sinh hoạt trong các ngày hội phong tục. Chủ đề âm nhạc (A) được coi là phần tham gia của đông đảo tập thể múa; các đoạn chen (B, C, D...) là những đoạn múa một người, hai người, ba người... 2.2.2. Hình thức rondo xuất hiện trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Tây Âu vào cuối thế kỉ XVIII trong tác phẩm của các nhạc sĩ chơi đàn cla-vơ-xanh cổ Pháp và từ đó tên gọi cho hình thức này là rondo cổ Pháp. Trong quá trình phát triển của hình thức, rondo Pháp đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của rondo cổ điển phong phú hơn bằng các thủ pháp mới đặt biệt qua tác phẩm của J.S.Bắc và G.F.Hen-đen. Rondo cổ điển ra đời đã mở ra một giai đoạn cho sự phát triển của hình thức này trong sáng tác của các nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển Viên (Vienne) như Mô-da, Hay-đơn và Bê- tô-ven. 70 Rông-đô cổ điển trở thành hình thức, trong đó chủ đề âm nhạc phát triển mạnh và sự tương phản về chủ đề giữ vai trò quan trọng trong qua trình sáng tạo. Các đoạn chen ở rondo cổ điển mở rộng hiệu quả hình tượng chủ đề, phát triển độc lập so với chủ đề. Tuy nhiên, chủ đề và các đoạn chen vẫn có mối quan hệ tương hỗ nhất định. 3. Hình thức biến tấu 3.1. Định nghĩa Hình thức biến tấu bao gồm sự trình bày của chủ đề và sau đó là hàng loạt sự nhắc lại chủ đề nhưng có biến đổi, gọi là những biến khúc. 3.2. Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển Hình thức biến tấu bắt nguồn từ nghệ thuật ca hát, nhảy múa dân gian. Các điệu múa và bài hát ấy luôn được lặp lại nhiều lần khi trình diễn. Mỗi lần nhắc lại người ta còn thêm vào những chi tiết mới về cao độ và cho sự xuất hiện hình thức biến tấu. Hình thức biến tấu xuất hiện trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Tây Âu vào thế kỉ XVII và được sử dụng cho tới ngày nay. Hình thức biến tấu có các dạng chính là biến tấu nghiêm khắc và biến tấu tự do. 3.2.1. Biến tấu nghiêm khắc: luôn giữ lại những đường nét chính của chủ đề, khuôn khổ, dàn ý hòa âm, nhịp độ v.v... trong các biến khúc. 3.2.2. Biến tấu tự do: ngoài nguyên tắc nhắc lại có thay đổi còn dùng cả nguyên tắc phát triển. 4. Hình thức sonate (xô-nát) 4.1. Định nghĩa Hình thức sonate (xô-nát) là sự trình bày, phát triển và tái hiện những chủ đề tương phản trong mối tương quan về giọng có tính quy luật. Hình thức sonate có cấu trúc phức tạp và hoàn thiện nhất, là một hình thức có tính kịch sâu sắc, hình thành trên cơ sở đối chiếu tương phản của các hình tượng âm nhạc khác nhau biểu hiện những xung đột căng thẳng; phản ánh được nhiều nội dung đa dạng trong cuộc sống, từ những tình cảm nội tâm riêng tư đến những tư tưởng triết lí phức tạp. Ở hình thức này, các quá trình căng thẳng nội tại được tổng hợp trong tính thống nhất cao. Hình thức sonate nảy sinh từ đầu thế kỷ XVIII, nhưng hoàn thiện ở nửa cuối thế kỷ này trong các sáng tác của Hay-đơn, Mô-da và nhất là Bê-tô-ven. Cho tới nay, hình thức sonate vẫn được sử dụng và luôn được đổi mới, phong phú về cấu trúc cũng như các phương pháp diễn tả của âm nhạc để phản ánh thực tế sôi động và những suy tư của con người trong cuộc sống. Trong thực tế thường có sự lầm lẫn giữa hai khái niệm: hình thức sonate và bản sonate. Hình thức sonate là cấu trúc của một tác phẩm độc lập hoặc một chương nào đó của một bản sonate, bản giao hưởng... Bản sonate là liên khúc gồm nhiều chương nhạc khác nhau, trong đó có một chương cấu 71 trúc ở hình thức sonate. 4.2. Cấu trúc của hình thức sonate (xô-nát) Hình thức sonate đầy đủ gồm có ba phần: phần trình bày, phần phát triển và phần tái hiện. Tùy vào từng phần có thể còn có thêm phần mở đầu và phần kết (Cô-đa). 4.2.1. Phần trình bày: có chức năng giới thiệu hai hay nhiều chủ đề âm nhạc khác nhau. 4.2.2. Phần phát triển của hình thức sonate luôn không ổn định, thể hiện sự xung đột, căng thẳng. 4.2.3. Phần tái hiện của hình thức sonate là họa lại các giai điệu của phần trình bày nhưng có biến đổi. 4.2.4. Coda (cô-đa) được tiếp sau phần tái hiện với chức năng khái quát toàn bộ hình thức. 72 Chương VII: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỂ LOẠI THANH NHẠC  Mục đích, yêu cầu Giúp cho học viên biết phân biệt một số thể loại âm nhạc khác nhau của thanh nhạc để phân tích các ca khúc ở cuốn Bài hát Mẫu giáo. Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người, loại hình xuất hiện sớm nhất của nghệ thuật âm nhạc; ra đời cùng với tiếng nói khi con người biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao lưu tiếp xúc. Trải qua những chặng đường dài của lịch sử, nghệ thuật âm nhạc biến đổi ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú hơn. Nhiều loại hình thanh nhạc mới nảy sinh song song với việc bảo tồn nền thanh nhạc cổ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tác phẩm thanh nhạc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và ngôn từ. Âm điệu tiếng nói và giai điệu âm nhạc có những nét gần gũi và chứa đựng màu sắc sinh động riêng của từng dân tộc, có tính hoàn thiện nhất định về tư duy, nhưng giữa chúng có sự khác biệt cơ bản, bởi giai điệu âm nhạc là sự hình thành mối quan hệ cao thấp chính xác của các âm. Giai điệu âm nhạc, nhất là những tác phẩm thanh nhạc có quan hệ mật thiết với ngôn từ, và nếu lời ca từ thơ ca thì mối quan hệ ấy càng gần gũi. Bởi hình tượng thơ hình thành trong một hệ thống thanh điệu của ngôn ngữ, có vần luật, có nhịp điệu khác với ngôn ngữ bình thường. Vì vậy, mọi loại hình khác nhau của thanh nhạc, từ bài dân ca đến những tác phẩm lớn phức tạp, đều gắn chặt chẽ với ngữ điệu tiếng nói. 1. Ca khúc Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp với vai trò thể hiện chủ yếu là giai diệu. Giai điệu của ca khúc là những giai điệu hoàn chỉnh, độc lập; thậm chí có thể dùng một nhạc cụ nào đó trình tấu vẫn chứa đựng một ý nghĩa hoàn thiện của một tư duy âm nhạc. Ca khúc được phân thành các loại khác nhau. Ca khúc dân ca cũng vậy, mỗi loại phục vụ cho một nhu cầu riêng của con người; có bài phản ánh sinh hoạt lao động thường nhật; có bài là tỏ tình; có bài là nghi lễ, chiến trận; có bài là hội hè, vui chơi; lại có bài gắn liền với các điệu múa.v.v... Ca khúc chuyên nghiệp cũng có thể chia thành nhiều loại khác nhau với nhiều tiêu chí phân loại như dựa vào nội dung, tính chất thể hiện của phương pháp diễn tả âm nhạc như giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu... đôi khi còn căn cứ vào cấu trúc của tác phẩm trong việc phân loại. 1.1. Hành khúc: là những bài ca có nhịp độ vừa phải, phù hợp với bước đi. Lối tiến hành giai điệu gồm có nhiều quãng 4, quãng 5... và trường độ các âm hay dùng các nốt có chấm dôi v.v... Âm nhạc vang lên với tính chất mạnh mẽ, khúc chiết như: Tiến quân ca (Văn Cao), Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi), Hành quân xa (Đỗ Nhuận), Tiểu đoàn Ba lẻ bảy (Nguyễn Hữu 73 Trí), Anh vẫn hành quân (Huy Du), Năm anh em trên một chiếc xe tăng (Doãn Nho), Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng) v.v... 38. Huỳnh Minh Siêng: Giải phóng miền Nam (trích) Nhịp đi – Hùng mạnh 1.2. Chính ca: là những bài hát dùng trong các nghi lễ như: quốc ca, những bài ca chính thức của một tổ chức nào đó như: của thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, sinh viên, học sinh v.v... Những bài hát ấy thường có tính chất trang nghiêm, với nội dung ngợi ca truyền thống hoặc có tính chất kêu gọi, hiệu triệu. Đường nét giai điệu và tiết tấu gần gũi với ca khúc hành khúc nhưng thể hiện tính chất trang nghiêm nhiều hơn. 39. Quốc tế ca (trích) Nhịp đi 1.3. Ngợi ca: là những ca khúc có tính chất suy tưởng, triết lý như những bài ca ngợi đất nước, ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi anh hùng... Tình chất âm nhạc thường biểu hiện sự trang nghiêm, đồng thời còn có tính trữ tình, ngâm ngợi, tự sự, kể chuyện... Đó là các bài: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (Lưu Hữu Phước), Người là niềm tin tất thắng (Chu Minh), Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thanh), Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương (Nguyễn Đức Toàn) v.v... 40. Chu Minh: Người là niềm tin tất thắng (trích) Trang trọng, sôi nổi, thiết tha 1.4. Trữ tình: là những ca khúc có giai điệu mềm mại, uyển chuyển. Nội dung của các bài ca ấy là những đề tài viết về phong cảnh thiên nhiên, làng quê, thôn xóm, vẻ đẹp trong lao động, về tình yêu nói chung hoặc tình yêu đôi lứa... Ở những bài hát này có lối tiến hành giai điệu ít những quãng nhảy xa, thường đi liền bậc hoặc lượn sóng; tiết tấu dàn trải, tự do để cùng với giai điệu tô đậm cho tính chất nhẹ nhàng, bay bổng trong cách biểu hiện. Đó là các bài như: Con kênh kênh xanh xanh (Ngô Huỳnh), Làng tôi (Văn Cao), Quê em (Nguyễn Đức Toàn), Đường lên Tây Bắc (Văn An), Tình em (Huy Du), Ngọn đèn đứng gác (Hoàng Hiệp), 74 Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn), Tiếng hát anh tìm em (Hoàng Dương) v.v... 41. Hoàng Dương: Tiếng hát anh tìm em (trích) Chậm vừa, tình cảm 1.5. Hát ru: là những ca khúc nhịp độ chậm, vừa phải; giai điệu thường được tiến hành liền bậc, không dùng những quãng nhảy xa liên tục, những biến âm đột ngột; tiết tấu nhịp nhàng, có tính chu kỳ hoặc tự do. Đó là các bài như: Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Từ trên đỉnh núi (Nguyên Nhung), Lời ngọt ngào (Nguyễn Quỳnh Hợp), Khúc hát ru (Vĩnh Cát) v.v... 42. Vĩnh Cát: Khúc hát ru (trích) Nhịp hơi tự do – Tâm tình – Sâu lắng 1.6. Hò vè: là những bài ca được phỏng theo âm điệu, hoặc tiết tấu của những bài hò, vè trong âm nhạc dân gian. Có bài còn kế thừa lối cấu trúc của điệu hò dân gian có vế xướng, vế xô để hình thành tác phẩm. Có thể điểm ra một số bài như: Mùa lúa chín (Hoàng Việt), Hò đắp đường thống nhất (Tạ Phước, Tô Vũ), Hò kéo gỗ (Lê Yên), Thanh Hóa anh hùng (Hoàng Đạm), Vè thắng giặc (Hoàng Vân) v.v... 43. Tạ Phước – Tô Vũ: Hò đắp đường thống nhất (trích) Mạnh 75 1.7. Ca khúc kết hợp với trò chơi: là những bài ca có nội dung cụ thể, vừa hát vừa có những động tác để biểu hiện nội dung. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều nhạc sỹ đã sáng tác những ca khúc ở loại hình này để phục vụ cho tập thể bộ đội, dân công trong những phút nghỉ ngơi, sau những giờ luyện tập, lao động phục vụ chiến trường; đồng thời còn đáp ứng cho những sinh hoạt vui chơi của thanh thiếu niên. Những bài ca ấy thường có giai điệu dễ hát, dễ thuộc như các bài Lửa rừng (Đỗ Nhuận), Lỳ và Sáo (Văn Chung). 1.8. Ca khúc hài hước, dí dỏm, trào phúng: là những bài ca có lời ca và âm nhạc kết hợp rất chặt chẽ thông qua các phương pháp diễn tả của âm nhạc để biểu hiện được nội dung. Giai điệu thường xuất hiện những quãng nhảy xa, đột ngột hoặc nói sai với ngữ điệu bình thường và thường dùng đảo phách trong âm hình tiết tấu, tạo sự “hẫng, hụt” bất ngờ trong nhịp điệu v.v... Ta có thể kể một số bài như: Thằng Bờm (Nguyễn Xuân Khoát), Con mèo mà trèo cây cau (Lê Yên), Chiếc xe lu (Huy Du), Đế quốc Mỹ là thân con ruồi (Trọng Bằng) v.v... 44. Lê Yên: Con mèo mà trèo cây cau (Lời: Ca dao cổ) (trích) Dí dỏm Sự phân loại ca khúc như trên trình bày cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi lẽ một bài hát có thể vừa có tính chất của loại này, vừa có tính chất của loại kia. Người ta còn sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau như ca khúc viết cho thiếu nhi và cho người lớn. Loại viết cho các em nhỏ phụ thuộc vào âm vực (tầm cữ giọng) của lứa tuổi và 76 nội dung cần phù hợp với tâm sinh lý của các em. Đồng thời, còn được phân loại theo cách sử dụng như ca khúc tập thể (viết cho đông đảo quần chúng) và ca khúc cho đơn ca. Ca khúc đơn ca đòi hỏi sự chuyên biệt cho từng loại giọng trình diễn khác nhau, phức tạp hơn về kỹ thuật sáng tác và luôn luôn phải có phần đệm của nhạc đàn. 2. Trường ca Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, giai đoạn từ 1946-1954 xuất hiện những bài ca có khuôn khổ dài, cầu trúc khá đặc biệt như: Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Tiếng chuông nhà thờ (Nguyễn Xuân Khoát), Trận Đoan Hùng (Lê Yên-Lưu Quang Thuận), Sông Lô (Văn Cao), Ngày Về (Lương Ngọc Trác – Chính Hữu), Bình ca (Nguyễn Đình Phúc), Bộ đội về làng (Lê Yên – Hoàng Trung Thông), Những gác chuông giáo đường (Huy Du - Hữu Loan) v.v... và ở giai đoạn sau, trong những năm 60 của thế kỷ XX, Hoàng Vân đã sáng tác một số bài cũng ở dạng đó như: Tôi là người thợ mỏ, Người chiến sĩ ấy v.v... Các bài ca ấy gồm nhiều phần tương phản nhưng giữa chúng vẫn có mối liên quan thống nhất chung trong tư duy âm nhạc. 3. Romance (rô-măng-xơ) Romance là tác phẩm viết cho giọng hát có phần đệm của nhạc đàn, thường có khuôn khổ vừa phải. Hầu hết các nhà soạn nhạc trên thế giới từ cổ điển tới lãng mạn và hiện đại đều viết cho thể loại thanh nhạc này. Các nhạc sĩ Việt Nam nhiều người đã viết cho thể loại romance. Tên gọi romance gốc từ tiếng Tây Ban Nha. Thoạt đầu có ý nghĩa là bài hát thế tục, đơn giản hát bằng tiếng roman, tức tiếng Tây Ban Nha, để phân biệt với loại bài hát bằng tiếng La- tinh. Ngoài tính trữ tình ca ngợi tình yêu, romance còn có thể mô tả sự suy nghĩ trầm ngâm, những tình cảm đau thương, ôn lại những kỉ niệm xa xưa hoặc tình yêu với thiên nhiên. Romance thường có cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn, hai đoạn đơn. Tuy nhiên cũng gặp những bài có cấu trúc phức tạp hơn. Vai trò phần đệm của nhạc đàn trong romance có vị trí quan trọng để góp phần diễn tả rõ hơn hình tượng của giai điệu, tạo màu sắc cho giai điệu. Tác phẩm Bài ca hi vọng của Văn Ký là một trong những romance tiêu biểu của Việt Nam. 4. Hợp ca Hợp ca là một trong những loại hình của thanh nhạc, gồm từ hai giọng hát trở lên, có tên gọi là : - Song ca - đuy-ô (duo): hợp ca 2 giọng hát. - Tam ca - t’ri-ô (trio): hợp ca 3 giọng hát. - Tứ ca - ca-chuy-ô (quatuor): hợp ca 4 giọng hát. Và có các loại hợp ca 5, 6, 7 giọng hát. Hợp ca là tiết mục nào đó trong nhạc kịch, đồng thời còn là tác phẩm độc lập. 77 Khác với kịch nói, trong nhạc kịch một số nhân vật cùng trong một thời điểm có những ý nghĩ, tình cảm khác nhau nhưng trình diễn cùng lúc. Người nghe không những có khả năng cùng lúc tiếp thu nhiều giai điệu mà còn phân tích được mối quan hệ giữa các giai điệu ấy với nhau. Hợp ca luôn có phần đệm của nhạc đàn và các tác phẩm ấy được viết cho từng loại giọng nhất định. 5. Hợp xướng Hợp xướng là tác phẩm thanh nhạc có nhiều bè, mỗi bè do các ca sĩ cùng một loại giọng trình bày. Hợp xướng là tiết mục trong nhạc kịch, thanh xướng kịch, đồng thời còn là những tác phẩm độc lập. Hợp xướng được phân thành nhiều loại: hợp xướng nam, hợp xướng nữ, hợp xướng hỗn hợp (gồm cả giọng nam và giọng nữ) hợp xướng trẻ em, hợp xướng không nhạc đệm (a capella = a ca-pe-la). Hợp xướng nam với âm thanh đầy đặn tạo tính kịch mạnh mẽ, thường sử dụng trong những trường hợp gây không khí trang nghiêm, kiên nghị, hùng tráng. Hợp xướng nữ hay dùng để miêu tả những cảm xúc tươi mát, nhẹ nhàng, ấm cúng. Hợp xướng hỗn hợp gồm các loại giọng hát của nam và nữ tạo ra màu sắc phong phú để biểu hiện nhiều nội dung hình tượng âm nhạc đa dạng. Hợp xướng trẻ em thường thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ phù hợp với lứa tuổi góp phần tạo ra các màu sắc, tình huống trong cuộc sống hồn nhiên của các em nói riêng và của đời sống xã hội nói chung. Hợp xướng không nhạc đệm là một loại hình chỉ dùng giọng hát để thể hiện các hình tượng âm nhạc khác nhau. Thính giả sẽ thưởng thức sự hài hòa của các loại giọng mà không bị âm thanh của các nhạc khí che lấp. Cấu trúc của các bản hợp xướng hay các chương trong một bản hợp xướng thường viết ở các hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, rondo, biến tấu. Nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác hợp xướng để biểu hiện tâm tư, tình cảm của con người. Những ca khúc hợp xướng thành công như: Sóng Cửa Tùng (Doãn Nho), Đông Nam Á Châu (Lưu Hữu Phước), Dưới ánh sao vàng (Vân Đông), Ca ngợi Tổ quốc (Hồ Bắc) Thề quyết bảo vệ Tổ quốc (Huy Du), Biết mấy tự hào Việt Nam Tổ quốc ta (Phạm Đình Sáu) v.v... Những bản hợp xướng nhiều chương như: Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy (Tô Hải), Việt Nam muôn năm (Nhạc: Hoàng Vân, thơ: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Bùi Minh Quốc), Tiến lên toàn thắng ắt về ta (Đỗ Dũng - Trần Nhật Lam) v.v... Bản hợp xướng Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy của Tô Hải là một trong những bản hợp xướng nhiều chương được nhiều người yêu thích và luôn được trình diễn từ thập niên 60 của thế 78 kỷ XX tới nay. Bản hợp xướng có bốn chương, mỗi chương
Tài liệu liên quan