Đề cương môn Mỹ học

/ Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu Mỹ học? 1. Cơ sở thực tiễn và căn cứ lý luận để xác lập đối tượng môn học: a. Cơ sở thực tiễn: - Cái đẹp mang lại sự hài lòng, dễ chịu cho con người, đó là những hiện tượng có kết cấu hài hoà, hợp lý. --> Nhìn vào lịch sử và quá trình hình thành công cụ lao động, vật dụng sinh hoạt cũng như phong thái giao tiếp, con người luôn hướng tới cái đẹp, ngày càng hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. --> Mong muốn về một thế giới hoàn thiện, hoàn mỹ trở thành xu hướng chủ đạo trong lịch sử tiến hoá của nhân loại. b. Căn cứ lý luận: C. Mác trong “Bản thảo kinh tế triết học” (1844) đã so sánh sự sản xuất của người và vật: Vật + Sản xuất phiến diện. + Sản xuất khi có nhu cầu thể xác trực tiếp. + Sản phẩm gắn liền với thể xác của vật.

docx17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 8292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Mỹ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu Mỹ học? 1. Cơ sở thực tiễn và căn cứ lý luận để xác lập đối tượng môn học: a. Cơ sở thực tiễn: - Cái đẹp mang lại sự hài lòng, dễ chịu cho con người, đó là những hiện tượng có kết cấu hài hoà, hợp lý. --> Nhìn vào lịch sử và quá trình hình thành công cụ lao động, vật dụng sinh hoạt cũng như phong thái giao tiếp, con người luôn hướng tới cái đẹp, ngày càng hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. --> Mong muốn về một thế giới hoàn thiện, hoàn mỹ trở thành xu hướng chủ đạo trong lịch sử tiến hoá của nhân loại. b. Căn cứ lý luận: C. Mác trong “Bản thảo kinh tế triết học” (1844) đã so sánh sự sản xuất của người và vật: Vật  + Sản xuất phiến diện. + Sản xuất khi có nhu cầu thể xác trực tiếp. + Sản phẩm gắn liền với thể xác của vật. + Sản xuất theo thước đo giống loài của nó. Người + Sản xuất toàn diện --> tạo nên cả thế giới. + Sản xuất khi không có nhu cầu. + Con người đối diện tự do với sản phẩm. + Sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào. --> Con người luôn nhào nặn vật chất theo “quy luật của cái đẹp”, là thước đo phẩm chất NGƯỜI của con người. - Con người càng hướng tới cái đẹp nhiều bao nhiêu thì con người càng rời xa bản năng bấy nhiêu --> Năng lực bản chất NGƯỜI là nhào nặn, là biến cả thế giới theo quy luật. 2. Quá trình xác lập đối tượng nghiên cứu: a. Người đầu tiên đặt ra yêu cầu khái quát về Mỹ học là Platông (427 - 347 TCN) b. Baumgacten - nhà triết học, mỹ học Đức: - Ông là người đầu tiên xác lập mỹ học như một khoa học độc lập. - Năm 1750, ông viết cuốn sách “Aesthétik” nhằm khẳng định mỹ học là một trong hai khoa học nghiên cứu hoạt động nhận thức của con người. Nếu logic học quan tâm đến các quy luật của nhận thức lý tính, dựa vào tư duy để tìm kiếm chân lý thì mỹ học tiếp cận mảng nhận thức cảm tính, dựa vào tình cảm để chiếm lĩnh cái đẹp. c. Ba đại diện ưu tú nhất của Mỹ học cận đại: - Canter (1724 - 1804): Là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm, ông thiên về trường phái duy tâm chủ quan. Ông cho rằng mỹ học nghiên cứu cảm quan về cái đẹp. - Hêghen (1770 - 1831): Là đại diện cho trường phái duy tâm khách quan - duy tâm biện chứng. Ông cho rằng mỹ học là khoa học về nghệ thuật - 1 hình thức tồn tại của ý niệm tuyệt đối - Tsécnưsépxki (1828 - 1889): Nhà triết học, mỹ học Nga. Ông cho rằng mỹ học là khoa học về cái đẹp trong cuộc sống. d. Mỹ học thế kỷ XX: Có tính chất tổng hợp, đa chiều. 3. Quan điểm của Mỹ học Mác - Lênin: a. Quy luật cơ bản và phổ quát nhất của đời sống thẩm mỹ: - Là 1 mặt, 1 khía chạnh của đời sống xã hội. - Được nghiên cứu trên 2 cấp độ: · Cấp độ chung: quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực · Cấp độ đặc biệt: nghệ thuật - hình thái biểu hiện tập trung nhất các mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. --> Nghệ thuật và quan hệ thẩm mỹ đồng kiểu, đồng chất nhưng không đồng cấp. b. Quy luật cơ bản và phổ quát nhất của công tác giáo dục thẩm mỹ: - Mỹ học là 1 khoa học nằm trong hệ thống khoa học triết học. Mỹ học nghiên cứu những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm mỹ, cụ thể là những quy luật chung của các mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, những quy luật chung của nghệ thuật với tư cách là hình thái biểu hiện tập trung nhất các mối quan hệ thẩm mỹ ấy. - Mỹ học Mác - Lênin còn nghiên cứu những quy luật cơ bản của quá trình hình thành và phát triển những năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ nói chung và nói riêng. --> Mỹ học là khoa học nghiên cứu về cái đẹp, là các hiện tượng thẩm mỹ nói chung. --> Mỹ học là khoa học về mỹ cảm. --> Mỹ học là khoa học về nghệ thuật nói chung. → Trên đây là những quan niệm phiến diện 4. Ý nghĩa thực tiễn: a. Bình diện xã hội: - Mỹ học Mác - Lênin ra đời là 1 bước ngoặt quan trọng. - Trên cơ sở kế thừa, có phê phán, chọn lọc những hạt nhân hợp lý, khắc phục hạn chế trong các học thuyết mỹ học từ cổ đại đến nay thì Mỹ học Mác - Lênin ngày càng tiếp cận đầy đủ, sâu sắc hơn đời sống thẩm mỹ của nhân loại. - Được xây dựng trên 3 nguyên tắc: + Tính khoa học + Tính sáng tạo + Tính thực tiễn - Nguyên lý mỹ học không bất biến mà luôn luôn vận động cùng đời sống thực tiễn. --> Mỹ học Mác - Lênin được coi là nền tảng lý luận để các Đảng CM trên thế giới xây dựng các đường lối CM của mình. b. Bình diện cá nhân: - Mỹ học có vai trò quan trọng đối với đời sống từng cá nhân. - Mỹ học còn được coi như khối lượng tri thức cơ bản đối với những người cán bộ văn hoá.  II/ Bản chất của quan hệ thẩm mỹ (QHTM)? 1. QHTM là 1 loại quan hệ xã hội: a. Con người có nhiều loại quan hệ với môi trường sống: - Quan hệ lý hoá: Con người - con vật - đồ vật - Quan hệ sinh học: Con người - con vật - Quan hệ xã hội: Là quan hệ bản chất, chỉ con người mới có --> Con người có thể đứng ở nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận đối tượng. Đối tượng có thể chứa đựng nhiều thuộc tính và phẩm chất khác nhau. Tuỳ theo việc con người đứng ở góc độ nào, quan tâm đến thuộc tính, phẩm chất nào của đối tượng thì sẽ xuất hiện loại quan hệ xã hội đó. - QHTM chỉ xuất hiện khi con người đứng ở góc độ chủ thể thẩm mỹ và quan tâm đến đối tượng như một khách thể thẩm mỹ. --> Con người có nhiều loại quan hệ xã hội: Quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ kinh tế, quan hệ khoa học QHTM chỉ là 1 trong nhiều loại quan hệ xã hội. --> QHTM được coi là quan hệ xã hội bởi nó đảm bảo 2 yêu cầu mà bất kỳ 1 quan hệ xã hội nào cũng phải có: · Loại quan hệ chỉ xuất hiện trong xã hội loài người mà không có ở bày đàn vật. · Nó chỉ do con người xã hội tiến hành (Con người xã hội là con người sinh ra, trưởng thành trong xã hội) --> Hêghen: “Con người đều tự sinh ra mình lần thứ 2” 2. QHTM là 1 loại quan hệ đánh giá: - Là loại quan hệ mà ở đó con người tiến hành đánh giá đối tượng nhằm phát hiện ra giá trị đối tượng với chính bản thân mình. a. Mối tương quan giữa sự đánh giá và giá trị: - Trong lịch sử đã từng có 2 trường phái đối lập nhau về mối quan hệ này: + Thuyết chủ quan: Khẳng định giá trị là thuần tuý chủ quan, là kết quả mà chủ thể đánh giá ban tặng cho đối tượng (Giá trị không phải ở trong đối tượng mà là chủ thể đưa vào đối tượng). --> Canter: “Vẻ đẹp không nằm trên đôi má hồng người thiếu nữ mà trong đôi mắt kẻ si tình”. + Thuyết khách quan: Trong các sự vật, hiện tượng thường có cái gọi là “thuộc tính thẩm mỹ khách quan” được phản ánh trong ý thức con người. Thuộc tính này đồng nhất với thuộc tính thẩm mỹ, hoá học, lý học của đối tượng, có trước con người và độc lập với ý thức con người. --> Cả 2 thuyết trên đều bất cập: · Thuyết chủ quan: Ø Về mặt hình thức: có vẻ như hợp lý (Sau khi chủ thể đánh giá thì giá trị của đối tượng xuất hiện). Ø Về bản chất: Giá trị có cơ sở khách quan. · Thuyết khách quan: Ø Đúng: Giá trị bắt nguồn từ những thuộc tính khách quan (lý học, hoá học, hình học). Ø Nhưng giá trị không phải những thuộc tính đó, giá trị không tồn tại độc lập với người đánh giá. Giá trị tuy là của sự vật nhưng là đối với người đánh giá. - Quan niệm của chúng ta: + Chủ thể loài không phải con số cộng giản đơn của những chủ thể cá nhân mà là kết quả tổng hợp, sàng lọc qua thực tiễn của những chủ thể cá nhân từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Những chủ thể cá nhân khi tiến hành đánh giá 1 đối tượng là tìm cách phát hiện ra giá trị của đối tượng với chính bản thân mình. Nói cách khác: Nói tới giá trị là đòi hỏi phải thiết lập quan hệ. --> Giá trị tiềm ẩn bên trong đối tượng là kết quả tạo lập của chủ thể loài. Chủ thể cá nhân phát hiện ra giá trị có thể đúng có thể sai. Chủ thể cá nhân đứng cùng tuyến, cùng hướng với chủ thể loài và ít nhiều tích luỹ được kinh nghiệm. - Khi không có sự đánh giá của chủ thể cá nhân, đối tượng vẫn có giá trị tiềm ẩn vì được chủ thể loài tạo lập nhưng đó là giá trị lý thuyết trừu tượng. Chỉ khi nào chủ thể cá nhân phát hiện ra thì đối tượng mới có giá trị cụ thể thực tiễn. - Giá trị vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan: + Tính khách quan: · Bắt nguồn từ thuộc tính khách quan của đối tượng, sự tồn tại của đối tượng với các bộ phận, thành tố khác nhau cũng như mối liên hệ giữa chúng có tính khách quan. · Mối liên hệ giữa sự vật được đánh giá với môi trường xung quanh cũng như hoạt động bản thân của chủ thể cũng mang tính khách quan. · Giá trị được kiểm nghiệm trong thực tế khách quan. + Tính chủ quan: Tuy là giá trị của sự vật nhưng là giá trị do con người đánh giá. - Sự tồn tại vật chất của hiện tượng mang tính tuyệt đối, sự tồn tại tinh thần của giá trị trong hiện tượng ấy mang tính tương đối trong các không gian, thời gian khác nhau ở các chủ thể khác nhau. */ Nhận xét: - Các quan hệ đánh giá của con người hết sức phong phú, đa dạng, tương ứng với mức độ phong phú, đa dạng trong năng lực tinh thần của chủ thể. - Tuy đa dạng nhưng các loại đánh giá này vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng đều hình thành trên nền tảng tồn tại xã hội nhất định từ lợi ích chung của 1 chủ thể. --> Giữa chúng có sự thống nhất với nhau về phương hướng tư tưởng. - Mỗi loại hình đánh giá đều nhằm vào 1 mặt của đối tượng nên các loại giá trị xã hội ấy luôn có tính độc lập tương đối. Chúng bình đẳng, không hoà tan cũng như không thay thế nhau. Tuỳ theo từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể mà con người chủ yếu sử dụng trục đánh giá này hay trục đánh giá khác. - Các loại quan hệ đánh giá này có quan hệ qua lại, thậm chú chuyển hoá lẫn nhau. b. Giá trị thẩm mỹ: - Là giá trị được bộc lộ khi chủ thể tiến hành đánh giá thẩm mỹ đối với đối tượng. Trục giá trị thẩm mỹ: Đẹp - xấu. - 6 đặc điểm của giá trị thẩm mỹ: + Là một loại giá trị xã hội như mọi loại giá trị xã hội khác: Chủ thể đánh giá dựa trên lợi ích xã hội của chính mình. + Là một loại giá trị tinh thần cảm tính: Nếu các giá trị khác chỉ là giá trị một mặt thì giá trị tinh thần có nhiều mặt. Mặt thẩm mỹ chỉ là một mặt trong nhiều mặt của sự vật nhưng lại là mặt có tính chất đại diện. => QHTM chỉ là 1 loại quan hệ nhưng lại có tính chất bao quát. Giá trị thẩm mỹ chỉ là 1 loại giá trị nhưng lại có tính chất tiêu biểu. + Nếu các loại giá trị khác chỉ quan tâm đến nội dung (giá trị khoa học, giá trị đạo đức) thì giá trị thẩm mỹ là loại giá trị duy nhất quan tâm đến hình thức. + Nếu các loại giá trị xã hội khác được phát hiện khi chủ thể đánh giá hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đối tượng thì giá trị thẩm mỹ là loại giá trị chỉ được phơi bày khi chủ thể tiến hành đánh giá trực tiếp đối tượng. + Nếu các loại giá trị xã hội khác thường mang tính khách quan thì giá trị thẩm mỹ in đậm dấu ấn chủ quan, giá trị thẩm mỹ có thể được coi là giá trị kép (giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo sự đánh giá của chủ thể, tình cảm của chủ thể với đối tượng). + Giá trị nghệ thuật thực chất là 1 dạng thức của 1 giá trị thẩm mỹ và nó được bộc lộ khi đối tượng đánh giá là tác phẩm nghệ thuật. Nhưng mặt khác, giá trị nghệ thuật cũng là 1 giá trị thẩm mỹ đặc biệt, đó là sự phản ánh những giá trị thẩm mỹ trong đời sống mà trong triết học gọi là tương quan giữa cái phản ánh và cái được phản ánh. => Nói cách khác, giá trị nghệ thuật là các giá trị thẩm mỹ trong đời sống đã được phản ánh, được kết tinh lại, được nâng cao lên, được hoàn thiện thêm. 3. QHTM là loại quan hệ luôn tôn trọng nguyên tắc hài hoà, toàn vẹn, biểu cảm của thế giới: - Thế giới luôn tồn tại trong nguyên tắc hài hoà, toàn vẹn, biểu cảm mà các quan hệ khác (đặc biệt là quan hệ khoa học) luôn chia tách nó ra thành các giá trị biệt lập, giả tạo. - Biểu hiện: + Lĩnh vực hoạt động thẩm mỹ rất rộng (lao động, học tập, giao tiếp cộng đồng, sinh hoạt cá nhân). + Chủ thể của QHTM rất đa dạng: con người ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi nghề nghiệp. + Đối tượng của QHTM luôn luôn mang tính toàn vẹn hài hoà cũng như bản thân đối tượng đa dạng nhiều chiều như cuộc sống. + Thế giới luôn luôn tồn tại những mặt đối lập: cao - thấp, mỏng - dày, nặng - nhẹ Vì thế hoạt động thẩm mỹ nhận thức, bình giá, cải biến tránh được sự đơn điệu, khuôn sáo, mở rộng sự phát triển thiên hướng cá nhân. => Chính vì thế QHTM là loại quan hệ tự do nhất. */ Kết luận: QHTM là 1 loại quan hệ xã hội, 1 loại quan hệ đánh giá của con người được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn nhân hoá tự nhiên. Đây là loại hoạt động đồng hoá thế giới về mặt thẩm mỹ, tôn trọng tính hài hoà, biểu cảm của thế giới, biểu hiện sự phát triển tự do các năng lực biểu cảm.  III/ Tính chất cơ bản của QHTM? 1. Tính xã hội: Phản ánh nội dung, bản chất của QHTM - QHTM là 1 loại quan hệ xã hội. Giống như quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ lợi ích chỉ xuất hiện trong xã hội loài người và do con người sáng lập. => QHTM giống các quan hệ xã hội khác. - Biểuhiện: + Tính cộng đồng của QHTM: · Tính giai cấp của QHTM: Trong xã hội có phân chia giai cấp thì QHTM có tính giai cấp, lợi ích của mỗi giai cấp chi phối QHTM của mỗi giai cấp => ảnh hưởng tới dòng nghệ thuật. --> Giữa 2 dòng nghệ thuật luôn có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau vì họ sống đan xen với nhau, ảnh hưởng nhau. · Tính dân tộc của QHTM: Con người thuộc các dân tộc khác nhau, các thời đại khác nhau cũng có thái độ thẩm mỹ khác nhau trước cùng 1 sự vật, hiện tượng. · Tính thời đại: Có điều kiện sống chúng nên có nhu cầu lợi ích chung và quan niệm thẩm mỹ gần gũi với nhau. + Tính cá nhân của QHTM: tính cá nhân là sự biểu hiện cụ thể độc đáo của tính xã hội, nhờ tính cá nhân này mà cuộc sống muôn hình muôn vẻ. + Quá trình XHH các giác quan sinh học (từ các giác quan sinh học thành các giác quan xã hội thẩm mỹ). 2. Tính chất cảm tính: - Đặc trưng của QHTM: sự khác biệt giữa QHTM và các quan hệ xã hội khác. a. Vai trò của các giác quan: - Thị giác, thính giác: Thu nhận được nhiều nhất thế giới cảm tính bên ngoài. Nếu như các giác quan khác (vị giác, khứu giác, xúc giác) buộc phải tiếp cận rất gần đối tượng thường gây ra những cảm xúc vụ lợi thì thính giác, thị giác vẫn có thể nắm bắt đối tượng mà không cần phải đến quá gần. - Độ tinh, độ thính sinh học và độ tinh, độ thính tinh thần của các giác quan là rất quan trọng, có thể nói “cửa mở càng rộng sức gió càng nhiều”. b. Mối quan hệ giữa cảm tính và lý tính: - Lý tính được tích đọng lại trong cảm tính. 3. Tính chất tình cảm: Nói đến ưu thế, sức mạnh của QHTM. - Do phương thức cảm tính của QHTM, do đặc trưng của đối tượng được đánh giá thẩm mỹ. - Ở các quan hệ xã hội khác, yếu tố tình cảm thường bị loại trừ hoặc chỉ có trong quá trình quan hệ chứ không có ở trong kết quả quan hệ (giá trị). QHTM tình cảm không chỉ có mặt trong quá trình quan hệ mà còn in đậm dấu ấn trong kết quả quan hệ. - Lý trí và tình cảm là 2 mặt đối lặp nhau nhưng thống nhất trong tâm hồn con người => khó tìm kiếm tình cảm phi lý trí. IV/ Điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của QHTM? 1. Điều kiện của chủ thể thẩm mỹ: - Con người xã hội: Con người có ý thức xã hội, con người có ý thức thẩm mỹ, có ý thức thẩm mỹ chuyên biệt về loại đối tượng mà mình thiết lập quan hệ. - Con người xã hội có điều kiện tâm sinh lý cần thiết. Con người ở trạng thái tâm lý vô tư, không vụ lợi trực tiếp và thuần tuý. - Con người xã hội phải trực tiếp đánh giá đối tượng về mặt thẩm mỹ. 2. Điều kiện của khách thể thẩm mỹ: a. Sự vật, hiện tượng cụ thể toàn vẹn mà giác quan con người có thể cảm nhận. b. Sự vật, hiện tượng cụ thể toàn vẹn có sức hấp dẫn thẩm mỹ, tạo nên bởi: + Kết cấu hình thức - nội dung đặc biệt (cấu trúc nội tại). + Tương quan giữa sự vật với môi trường mà nó tồn tại (cấu trúc ngoại tại). + Tương hợp giữa đối tượng được đánh giá với nhu cầu của chủ thể 3. Điều kiện để hình thành và phát triển của QHTM: a. Cùng 1 lúc con người có đủ điều kiện là chủ thể thẩm mỹ gặp gỡ trực tiếp với sự vật, hiện tượng đủ điều kiện là khách thể thẩm mỹ. b. Để duy trì và phát triển QHTM cần những điều kiện bên trong và bên ngoài: + Sự hấp dẫn không ngừng của khách thể. + Năng lực tinh thần của chủ thể không ngừng phát triển.  V/ Sự phân loại các hiện tượng thẩm mỹ? - Hiện tượng thẩm mỹ: Là các hiện tượng khách quan trong đời sống nhưng đang được chủ thể nào đó quan tâm về mặt thẩm mỹ, đang được coi là đối tượng trong một mối quan hệ thẩm mỹ xác định. 1. Chia làm 2 nhóm lớn: - Hiện tượng thẩm mỹ tích cực (Đẹp) và các hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực (Xấu). --> Có nhiều loài, loại nên nó có biên độ sai lệch trong đánh giá thẩm mỹ. 2. Các nhóm nhỏ hiện tượng thẩm mỹ được khái quát bởi: a. Các phạm trù mỹ học cơ bản: 6 phạm trù cơ bản - Tuyến tích cực: 3 phạm trù + Cái đẹp + Cái cao cả + Cái bi - Tuyến tiêu cực: 3 phạm trù + Cái xấu + Cái thấp hèn + Cái hài b. Các phạm trù mỹ học vệ tinh (phái sinh): - Là các sắc thái khác nhau của phạm trù cơ bản VD: Đẹp: Duyên, Xinh, Hài hoà, Trật tự c. Các phạm trù giáp ranh: - Nằm giữa phạm trù nọ và phạm trù kia: VD: Cái bi hùng: Cái bi, Cái hùng (Cái cao cả) - Nằm đan xen giữa các tuyến phạm trù đối lập: VD: Cái bi hài: Cái bi, Cái hài VI/ Bản chất của cái đẹp? 1. Quan điểm của 1 số trường phái mỹ học: a. Trường phái duy tâm khách quan: - Họ quan niệm rằng cái đẹp không có cơ sở khách quan mà nó chỉ tồn tại trong thế giới thần linh, của các đấng siêu nhiên - Platong: “Cái đẹp là 1 ý niệm bất biến” - theo quan điểm duy tâm siêu hình. --> Cái đẹp không có trong thế giới vật thể, nó là 1 ý niệm khác biệt. - Hêghen: “Sự thể hiện đầy đủ của ý niệm tuyệt đối trong 1 sinh thể riêng lẻ là ĐẸP” - theo quan điểm duy tâm biện chứng. --> Thừa nhận có cái đẹp trong thế giới vật thể nhưng lại là kết quả rọi chiếu của ý niệm tuyệt đối. => Cái ưu tú nhất trong mỗi loài sẽ được coi là đẹp */ Nhược điểm: Đây là 1 định nghĩa quá rộng bởi không phải cái ưu tú nhất trong loài nào cũng là cái đẹp. b. Trường phái duy tâm chủ quan: - Canter: “Cái đẹp không nằm trên đôi má hồng người thiếu nữ mà trong đôi mắt kẻ si tình”. “Không có khoa học về cái đẹp mà chỉ có khoa học về sự phán đoán cái đẹp.” --> Phủ nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp. Họ cho rằng đó là kết quả rọi chiếu của ý thức chủ quan. c. Trường phái duy vật trước Mác: - Họ đều cố gắng tìm kiếm ở cơ sở khách quan nhưng phần lớn họ đều rơi vào quy luật khách quan máy móc, siêu hình. - Phái “vị tự nhiên”: quan tâm đến cấu trúc tự nhiên của đối tượng, đồng nhất “cái đẹp” với “các thuộc tính tự nhiên” của đối tượng. + Tiêu chí khách quan của cái đẹp: · Tính tỷ lệ · Sự trật tự · Sự hài hoà · Tính mực thước. + Quan niệm cổ đại: Con người là thước đo cái đẹp. (Aristot) + Quan niệm trung đại: Chúa là thước đo cái đẹp. + Quan niệm thời kỳ Phục Hưng: quay trở lại lý luận của Aristot. - Phái “vị xã hội”: quan tâm đến lợi ích xã hội của đối tượng, đồng nhất cái đẹp với cái mang lại lợi ích XH. --> Tsécnưsépxki: “Cái đẹp là cuộc sống, một cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta”. 2. Quan điểm của Mỹ học Mác - Lênin: a. Cơ sở lý luân: - Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử người ta quan niệm rằng: “Cái đẹp là do con người tạo ra và phát hiện ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, nhân hoá tự nhiên vì vậy bản chất cái đẹp không tách rời các bản chất con người, bản chất của hoạt động nhân hoá tự nhiên”. --> Cái đẹp là kết quả của sự giao hoà giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa cái dợp quy luật và hợp mục đích, giữa tự nhiên và nhân tạo. b. Điều kiện của hiện tượng thẩm mỹ ĐẸP: - Đủ điều kiện của 1 hiện tượng thẩm mỹ thông thường (hiện tượng cụ thể - toàn vẹn đang được chủ thể quan tâm về mặt thẩm mỹ). - Mang giá trị thẩm mỹ tích cực (cấu trúc hình thức - nội dung): + Hình thức hài hoà: · Nội tại: Giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành. · Ngoại tại: Giữa hiện tượng với môi trường mà nó tồn tại · Hình thức hài hoà với nội dung tích cực mà nó hàm chứa. + Nội dung tích cực: · Thoả mãn các nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể đánh giá. · Khớp hợp với chuẩn mực, lý tưởng tiên tiến của xã hội. · Mang lại khoái cảm vô tư, trong sáng của con người. VII/ Cái đẹp là phạm trù giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù Mỹ học? Được thể hiện qua quan hệ của cái đẹp và 1 số mối tương quan của cái đẹp. 1.