Đề tài Giải pháp để nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây

Sinh thời Bác Hồ dành nhiều tình yêu thương, sự chăm sóc cho thế hệ trẻ. Bác căn dặn các nhà giáo dục "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Câu nói của Bác thể hiện tầm nhìn sâu rộng của một người vĩ đại. Quả thực sự hưng thịnh tồn vong của đất nước bao giờ cũng gắn với thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ khoẻ mạnh thì đất nước vững bền, thế hệ trẻ yếu ớt thì đất nước suy vong.

doc26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 10814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Thương Mại Khoa : Thương Mại Quốc Tế Bài tập : Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Đề tài : Giải pháp để nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Người thực hiện : Lê Thị Thủy Mã sinh viên : 09D130049 Lớp : 1104MLNP0621 Người hướng dẫn : PGS.TS : Phương Kỳ Sơn Hà nội 2011 LỜI MỞ ĐẦU Sinh thời Bác Hồ dành nhiều tình yêu thương, sự chăm sóc cho thế hệ trẻ. Bác căn dặn các nhà giáo dục "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Câu nói của Bác thể hiện tầm nhìn sâu rộng của một người vĩ đại. Quả thực sự hưng thịnh tồn vong của đất nước bao giờ cũng gắn với thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ khoẻ mạnh thì đất nước vững bền, thế hệ trẻ yếu ớt thì đất nước suy vong. Thế hệ trẻ chính là nguồn sinh lực của đất nước. Và sinh viên khối kinh tế cũng là một nguồn sinh lực rất quan trọng cho đất nước, bởi lẽ kinh tế chính là mũi nhọn để đánh giá trình độ phát triển của một đất nước. Để có thể đưa đất nước phát triển được thì giới trẻ hay giới sinh viên cần có những kĩ năng lớn để phục vụ vho nhu cầu của môi trường làm việc cũng như sự thay đổi của thị trường và nền kinh tế ( kiến thức và kĩ năng mềm). Nhưng thực trạng của sinh viên hiện nay về các kĩ năng là một chiếc còi báo động cho nghành giáo dục và đất nước với những con số đáng sợ: Hơn 50% sinh viên thực sự không tin tưởng vào khả năng hay năng lực của mình, hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học, gần 70% sinh viên cho rằng không có khả năng nghiên cứu, gần 55% sinh viên cho rằng không có hứng thú học tập và gần 90% sinh viên ra trường thiếu kĩ năng mềm trầm trọng. (Nguồn dân trí) Với những con số như trên cho thấy tình trạng đáng báo động của sinh viên hiện nay. Từ đó nghành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cần có những chính sách hợp lí nhằm nâng cao năng lực cũng như trình độ của những sinh viên,những thế hệ tương lai của đất nước. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài tập phương pháp luận nghiên cứu khoa học với đề tài: “giải pháp để nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây” là do chính bản thân em hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: PGS.TS Phương Kỳ Sơn. Các nguồn tin sử dụng trong đề tài do em tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng và điều tra thực tế để có được. Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THỦY LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Phương Kỳ Sơn phụ trách bộ môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học của bọn em đã giúp em trang bị những kiến thức cần thiết về môn học cũng như kiến thức thực tiễn để em có thể vững bước hơn trên con đường mình đã chọn. Trong thời gian nghiên cứu đề tài em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn cùng học. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đã giúp em hoàn thành nội dung của đề tài nghiên cứu mà em đã chọn. Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THỦY MỤC LỤC Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Tình hình nghiên cứu đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cái mới của đề tài Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nội dung Chương 1: một số cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu Kĩ năng mềm là gì? Những kĩ năng mềm cơ bản Có một quan điểm lạc quan Hòa đồng với tập thể Giao tiếp hiệu quả Tỏ thái độ tự tin Luyện kĩ năng sang tạo Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình Thúc đẩy chính mình và thừa nhận người khác Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm Có cái nhìn tổng quan Sự cần thiết của kĩ năng mềm đối với sinh viên Chương 2: Thực trạng về kĩ năng mềm của sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở việt nam hiện nay Sinh viên khối kinh tế và những cơ hội việc làm Sinh viên tôt nghiệp đều phải đào tạo lại Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên Đối với xã hội Đối với nhà trường Đối với sinh viên Kết luận Danh mục tài liêụ tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Đất nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế mở cửa và đang trên đà phát triển. Tầng lớp trẻ, tầng lớp sinh viên chính là những người quyết định đến vận mệnh, tương lại của đất nước. Đặc biệt là khối sinh viên kinh tế,họ là những cử nhân kinh tế tương lai,những người tiếp theo thế hệ cha anh đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu,đưa đất nước việt nam trở thành một con rồng của châu á.Nhưng tiếc thay phần lớn sinh viên lại không coi việc học là quan trọng,họ sa đà vào những trò hưởng thụ,sống buông thả mà không quan tâm việc học và chuẩn bị các kĩ năng mềm cần có cho mình và sinh viên kinh tế cũng không là ngoại lệ Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của Sinh Viên ta còn kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập. Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý. Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc. Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy ĐH nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, tài liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo. Ngoài ra, phần lớn các sinh viên kinh tế lại chưa quan tâm đến kĩ năng mềm cho mình. Trong thời đại hội nhập, sự thành đạt của mỗi cá nhân không chỉ được đánh giá bởi “Kỹ năng Cứng” như hàng loạt các bằng cấp, hay số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mỗi quan hệ tốt; mà sự thành đạt còn được đánh giá qua “Kỹ năng Mềm” của mỗi người. Trên thực tế, người thành đạt chỉ có 25% do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi các Kỹ năng Mềm họ được trang bị. Vậy kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng "mềm" (soft skills) đối lập với kỹ năng kỹ thuật (technical skills) là những thứ SV thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người, thuộc về cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống. Kỹ năng mềm ngày càng được các nhà tuyển dụng coi trọng bởi nó là nhân tố quan trọng ảnh hướng tới mức độ thành công của công việc. Có những sinh viên học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Kỹ năng Mềm quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột… Kỹ năng mềm còn được hiểu là khả năng thích ứng với môi trường làm việc, giải quyết khủng hoảng, xây dựng niềm tin, làm việc nhóm, tinh thần sáng tạo, học hỏi, tiếp cận cái mới, thiết lập quan hệ... Có thể nói 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kĩ năng mềm. Bằng cấp là quan trọng nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định. Qua đây chúng ta có thể thấy được sự nghiêm trọng trong việc học tập của sinh viên hiện nay. Thiểu lẫn cả kiến thức nền tảng và cả kĩ năng mềm cộng thêm một phương pháp học kém hiệu quả. Nó đã làm cho chất lượng giáo dục đại học của việt nam đi xuống trầm trọng. Đây chính là đèn cảnh báo cho giáo dục việt nam. Liệu đất nước có phát triển được khi tầng lớp trẻ lại như vậy?thực trạng về ý thức học tập của sinh viên bây giờ ra sao? chúng ta cần có những biện pháp như thế nào để khắc phục lối sống,phương pháp học tập đó? Và sinh viên kinh tế cần chuẩn bị những tư trang gì khi ra trường để có thể dễ dàng tìm được công việc đúng ngành nghề mà mình lựa chọn? Đó chính là sự cấp thiết của xã hội, nhà trường và của mỗi sinh viên. Từ những cấp bách trên, tôi nhận thấy ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế hiện nay là một vấn đề cấp bách và đáng được quan tâm. Sinh viên không quan tâm đến việc nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng mềm mà chạy đua theo bằng cấp. Từng khóa sinh viên ra trường đều thiếu kĩ năng và không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài nhằm có thể nêu ra thực trạng và một số giải pháp để cải thiện ý thức của sinh viên hiện nay. Tình hình nghiên cứu đề tài Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội.Thực trang nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trị trệ sự phát triển của Việt Nam. Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục ĐẠI HỌC , người ta thường đổ lỗi do thiếu trang bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lí thuyết nhiều hơn thực tiễn,…. mà quên đi thái độ của sinh viên trong việc học của mình. Theo một khảo sát cho thấy chỉ có 30% sinh viên có ý thích tốt cho việc học, và có 60% sinh viên theo cách học đối phó. (theo báo tuổi trẻ) Ngoài ra theo một cuộc khảo sát của PGS.TS Nguyễn Công Khanh,chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu; và cũng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được những phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học.Hơn 36% SV thích “ngậm hột thị” trong thảo luận. Cũng trong nghiên cứu của mình, PGS Nguyễn Công Khanh đã chỉ ra rằng: 40% SV được khảo sát học theo kiểu khám phá: đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm thông tin, bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Đây chính là nhóm SV đã tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, phù hợp và hiệu quả. “Tiếc rằng nhóm SV này chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn. Còn một bộ phận khá đông SV chưa tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, hiệu quả” - ông Khanh nhận xét. Về tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất đáng tiếc khi có tới 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; Có 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc (chưa kể 42,7% SV cũng có quan điểm gần gần như vậy) .41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo. (chungta.com) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm thế nào để nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam + Thời gian: trong thời gian gần đây( từ năm 2009 = > năm 2011) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Việc đi sâu và phân tích đề tài nghiên cứu có thể nêu ra thực trạng nhức nhối hiện nay trong việc học tập và phát triển kĩ năng mềm của sinh viên,từ đó giúp họ nhận thức được sự cấp thiết của vấn đề và thay đổi cách nhìn về chính bản thân mình. Song song với đó có thể nêu bật được tầm quan trọng của kiến thức,đặc biệt là các kĩ năng mềm cho sinh viên để họ có thể cải thiện ý thức và tự rèn luyện kĩ năng cho chính bản thân mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, đưa ra các giải pháp đối với xã hội, nhà trường, gia đình có thể làm cho sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên thương mại nói riêng có ý thức hơn trong việc học cũng như học hỏi và phát triển các kĩ năng mềm cần thiết, tự hoàn thiện bản thân cho công việc sau này. Để sinh viên có thể nhận thức được kĩ năng chuyên môn là rất quan trọng. việc học không chỉ để lấy bằng cấp mà điều quan trong là phải thu nhận được kiến thức để khi ra ngoài cuộc sống có thể vận dụng vào thực tế.Mang lại lợi ích cho bản thân,lợi nhuận cho các công ti và xã hội.Không chỉ kĩ năng chuyên môn mà kĩ năng mềm còn chiếm một vị trí quyết định tới thành công của mỗi người. Nó chiếm 75% thành công của mỗi người. Từ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục đại học và góp phần đưa kinh tế nước nhà phát triển trong một tương lai gần. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nêu rõ nguyên nhân và thực trạng ý thức học tập, quan điểm học theo bằng cấp,không quan trọng kiến thức của sinh viên. - Nêu rõ sự cần thiết của kĩ năng mềm đối với sự nghiệp và đời sống thực tế. - Tình trạng thiếu kĩ năng mềm trầm trọng ở sinh viên kinh tế sau khi ra trường. - Tìm ra các giải pháp của xã hội , nhà trường, sinh viên trong việc nâng cao ý thức cho sinh viên kinh tế. Phương pháp nghiên cứu Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp chủ đạo từ đó sử dụng các phương pháp khác như: Sử dụng các phương pháp diễn dich, quy nạp. kết hợp các phương pháp phân thích, tổng hợp, so sánh để làm rõ đề tài. - Phương pháp thu thập số liệu: được thu thập từ báo chí, sách vở, Internet,… từ đó đã thu thập được những cơ sở lí luận cho đề tài như là nguyên nhân,thực trạng, phần trăm sinh viên theo các cấp độ ý thức,… và sử dụng các phương pháp quan sát ,thực nghiệm và điều tra. - Phương pháp xử lý số liệu : tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được rồi hệ thống lại cho phù hợp với đề tài. Đồng thời, phân tích kết hợp số liệu để làm rõ hơn vấn đề trình bày. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp liệt kê, phỏng vấn tạo ra số liệu phong phú và tạo ra sự thực tế của đề tài. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng nhiều kết quả điều tra từ nhiều tư liệu, trang web khác nhau. Cái mới của đề tài Thực trạng hiện nay cho thấy sinh viên ra trường phần lớn đều thiếu trình độ cơ bản, đặc biệt là sinh viên kinh tế. Trình độ ở đây phản ánh cả về kiến thức và kĩ năng mềm,nguyên nhân chính là do ý thức học tập và rèn luyện khi còn trên ghế nhà trường của sinh viên rất kém. Vì vậy, đề tài lựa chọn đối tượng là sinh viên khối kinh tế để thấy rõ được thực trạng về ý thức rèn luyện kĩ năng của sinh viên. Từ đó nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện ý thức và góp phần tạo ra nguồn nhân lực năng động, trẻ và có trình độ cao. Nghiên cứu về các khía cạnh: tình trạng học tập và kĩ năng mềm cho sinh viên khối kinh tế. 7 Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lịch sử vấn đề và lý luận về kĩ năng mềm cho sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng vấn đề kĩ năng mềm của sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở việt nam hện nay trong đào tạo theo học chế tín chỉ đồng thời đề ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên khối kinh tế và quản trị kinh doanh. - Mang lại lợi ích thiết thực cho chính người làm đề tài nghiên cứu và các sinh viên khác trong việc tự học -Thấy được hạn chế của mình trong việc tự học ,tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân - Cho sinh viên thấy dược lợi ích thiết thực của học tự học,thúc đẩy sinh viên tự học - Là tài liệu tham khảo cho sinh viên NỘI DUNG Chương 1: Một số cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu. Kĩ năng mềm là gì? - Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc. - Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. Những kĩ năng mềm cơ bản Có một quan điểm lạc quan Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công việc đó chứ? -Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan. -Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn. Hòa đồng với tập thể Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo? - Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp. - Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ
Tài liệu liên quan