Đề tài Nhà đầu tư thông minh

Nếu làm theo những nguyên tắc ứng xử và kinh doanh mà Graham truyền bá - và nếu đặc biệt chú ý tới những lời khuyên vô giá trong chương 8 và chương 20 - bạn sẽ không phải nhận kết quả tồi từ những đầu tư của mình (điều này thể hiện thành tựu nhiều hơn bạn nghĩ). Việc bạn có nhận được các kết quả xuất sắc hay không phụ thuộc vào nỗ lực và lượng trí năng bạn đưa vào việc đầu tư của mình, cũng như biên độ hỗn loạn của thị trường cổ phiếu trong thời gian kinh ' doanh của bạn. Tính cách của thị trường càng linh tinh, thì cơ hội cho nhà đầu tư có đầu óc kinh doanh càng lớn. Làm theo Graham thì bạn sẽ sinh lời từ sự điên rồ, chứ không tham gia vào đó. Đối với tôi, Ben Graham còn hơn cả một tác giả hay một thầy giáo. Ông đã gây ảnh hưởng đối với tôi nhiều hơn bất cứ người đàn ông nào khác ngoại trừ bố tôi. ít lâu sau khi Ben mất vào năm 1976, tôi đã viết bài tưởng niệm ngắn sau đây về ông, trong tạp chí Financial Analysts Journal (Nhà phân tích tài chính). Khi bạn đọc cuốn sách, tôi tin rằng bạn sẽ hiểu được một số phẩm chất mà tôi nhắc tới trong bài tưởng nhớ này.

doc515 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhà đầu tư thông minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay". Warren E. Buffet Lời nói đầu cho lần xuất bản thứ tư, của Warren E. Buffett Tôi đọc bản in lần đầu tiên của cuốn sách này vào năm 1950, khi tôi mười chín tuổi. Khi đó tôi đã nghĩ đó là cuốn sách về đầu tư hay nhất từng được viết. Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế. Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc khác thường, hay thông tin nội bộ. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định, và khả năng khiến cho cảm xúc không phá hủy nền tảng đó. Cuốn sách này đưa ra khuôn khổ trí tuệ chuẩn mực một cách chính xác và rõ ràng. Bạn phải tự đưa ra kỷ luật cho cảm xúc. Nếu làm theo những nguyên tắc ứng xử và kinh doanh mà Graham truyền bá - và nếu đặc biệt chú ý tới những lời khuyên vô giá trong chương 8 và chương 20 - bạn sẽ không phải nhận kết quả tồi từ những đầu tư của mình (điều này thể hiện thành tựu nhiều hơn bạn nghĩ). Việc bạn có nhận được các kết quả xuất sắc hay không phụ thuộc vào nỗ lực và lượng trí năng bạn đưa vào việc đầu tư của mình, cũng như biên độ hỗn loạn của thị trường cổ phiếu trong thời gian kinh ' doanh của bạn. Tính cách của thị trường càng linh tinh, thì cơ hội cho nhà đầu tư có đầu óc kinh doanh càng lớn. Làm theo Graham thì bạn sẽ sinh lời từ sự điên rồ, chứ không tham gia vào đó. Đối với tôi, Ben Graham còn hơn cả một tác giả hay một thầy giáo. Ông đã gây ảnh hưởng đối với tôi nhiều hơn bất cứ người đàn ông nào khác ngoại trừ bố tôi. ít lâu sau khi Ben mất vào năm 1976, tôi đã viết bài tưởng niệm ngắn sau đây về ông, trong tạp chí Financial Analysts Journal (Nhà phân tích tài chính). Khi bạn đọc cuốn sách, tôi tin rằng bạn sẽ hiểu được một số phẩm chất mà tôi nhắc tới trong bài tưởng nhớ này. BENJAMIN GRAHAM 1894-1976 Vài năm trước, Ben Graham, khi đó đã gần tám mươi tuổi, bày tỏ với một người bạn ý nghĩ của ông rằng ngày nào ông cũng hy vọng làm được "một điều gì đó ngốc nghếch, một điều gì đó sáng tạo và một điều gì đó hào phóng". Việc nêu lên mục đích đầu tiên lạ lùng đó thể hiện cái tài của ông trong việc đưa ra ý tưởng mà không phải lớn tiếng thuyết giáo, hay lên mặt cho mình là quan trọng. Mặc dù những ý tưởng của ông rất mạnh mẽ, việc chuyển tải chúng luôn luôn được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Người đọc tạp chí này không cần có giải thích gì thêm về những thành tích của ông được đo bằng chuẩn mực của sự sáng tạo. Rất hiếm khi một người sáng lập ra một môn học lại không thấy công trình của mình bị những người đi sau vượt qua trong thời gian khá ngắn. Nhưng hơn bốn mươi năm sau sự công bố của một cuốn sách đã tạo ra cấu trúc và sự hợp lý cho một hoạt động vốn lộn xộn và vô tổ chức, thật khó có thể nghĩ ra những ứng cử viên khác, kể cả cho vị trí thứ hai, trong lĩnh vực phân tích chứng khoán. Trong lĩnh vực nơi nhiều thứ sẽ trở nên ngớ ngẩn chỉ trong một vài tuần hay một vài tháng sau khi công bố, những nguyên tắc của Ben vẫn bền vững - giá trị của chúng thường được nâng cao và hiểu rõ hơn trong thời kỳ của những cơn bão tài chính, những cơn bão phá tan các nền tảng trí tuệ mỏng manh hơn. Những lời khuyên của ông về sự bền vững đã đem tới những phần thưởng không bao giờ cạn cho những "môn đệ" của ông - kể cả những người với khả năng bẩm sinh kém những người năng khiếu hơn, những người đã vấp váp khi làm theo những lời dạy tuyệt vời. Một khía cạnh đáng kể của sự thống trị của Ben trong lĩnh vực chuyên ngành của ông, đó là ông đạt được nó mà không có sự hoạt động hạn hẹp của đầu óc nhằm dồn mọi nỗ lực để đạt được một mục đích duy nhất. Đúng hơn, nó là sản phẩm phụ ngẫu nhiên của một trí tuệ gần như to lớn hơn cả những gì ta có thể định nghĩa được. Thật sự tôi chưa bao giờ gặp được ai khác có một trí óc tầm cỡ như vậy. Khả năng nhớ hầu như mọi thứ, sự say mê không dứt với những kiến thức mới, khả năng đúc kết chúng thành dạng áp dụng được cho các vấn đề có vẻ không liên quan, đã khiến tư tưởng của ông có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực một cách tuyệt vời. Nhưng mong muốn thứ ba của ông - sự hào phóng - là điều ông đã vượt qua tất cả. Tôi biết Ben như một thầy giáo, như một người chủ lao động và như một người bạn của minh. Trong mỗi mối quan hệ đó - cũng như với tất cả các học trò, nhân viên và bạn bè của ông - có một sự hào phóng mở vô hạn đối với các ý tưởng, thời gian và tinh thần. Nếu cần có sự thông suốt về suy nghĩ, thì không còn chỗ nào tốt hơn để tới. Và nếu cần sự động viên hay khuyên bảo, luôn có Ben ờ đó. Walter Lippmann đã nói về những người trồng cây mà sau này những người khác sẽ ngồi dưới tán của nó. Ben Graham là một người như vậy. In lại từ Financial Analysts Journal, tháng 11 và 12 năm 1976. Chú giải vê Benjamin Graham của Jason Zweig Benjamin Graham là ai, và tại sao bạn nên nghe lời ông? Graham không chỉ là một trong những nhà đầu tư giỏi nhất trên đời; ông còn là nhà tư tưởng về thực hành đầu tư vĩ đại nhất của mọi thời đại. Trước khi có Graham, các nhà quản lý tiền tệ hành động giống như một phường hội thời trung cổ, phần lớn bị chi phối bởi những điều mê tín, đoán mò và các nghi lễ kỳ lạ. Cuốn Security Analysis (Phân tích chứng khoán) của Graham là quyển sách giáo khoa đầu tiên biến cái vòng cổ hủ đó thành một ngành nghề hiện đại[1]. Và cuốn Nhà đầu tư thông minh chính là cuốn đầu tiên miêu tả, cho các nhà đầu tư cá nhân, nền tảng cảm xúc và các công cụ phân tích thiết yếu cho sự thành công trong tài chính. Nó vẫn là một cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho công chúng. Nhà đầu tư thông minh là cuốn sách đầu tiên tôi đọc khi vào làm cho tạp chí Forbes, với vị trí một phóng viên mới, vào năm 1987, và tôi bị ấn tượng với sự chắc chắn của Graham rằng trước hay sau gì thì tất cả các thị trường giá lên rồi cũng sẽ có kết thúc xấu. Tháng 10 năm đó, cổ phiếu Mỹ hứng chịu vụ sụp đổ trong một ngày tồi tệ nhất trong lịch sử và tôi đã bị cuốn hút. (Ngày nay, sau thị trường giá lên hỗn loạn vào cuối những năm 1990 và thị trường giá xuống ghê gớm bắt đầu vào đầu năm 2000, cuốn Nhà đầu tư thông minh còn mang tính tiên tri hơn bao giờ hết). Graham có được những hiểu biết của mình qua một con đường gian khổ: ông phải tự mình cảm nhận nỗi đau của sự mất mát tài chính và bằng cách nghiên cứu, trong nhiều thập kỷ, về lịch sử và tâm lý của thị trường, ông sinh ngày 9 tháng 5 năm 1894, tại London, với họ tên là Benjamin Grossbaum[2]; cha ông là nhà buôn đĩa sứ và tượng nhỏ. Gia đình chuyển tới New York khi Ben được một tuổi. Hồi đầu, họ sống một cuộc sống đầy đủ - có người giúp việc, người làm bếp và một cô dạy trẻ người Pháp - ở phía trên của Đại lộ số Năm. Nhưng cha của Ben chết vào năm 1903, công việc kinh doanh sứ lụi tàn, và gia đình tụt dần vào sự nghèo đói. Mẹ của Ben biến nhà của mình thành nhà trọ; rồi vay tiền để kinh doanh cổ phiếu theo kiểu bảo chứng ("on margin")[3], và bà bị mất trắng trong vụ sụp đổ của thị trường chứng 'Khoán năm 1907. Suốt cuộc đời mình, Ben vẫn nhớ lại nỗi xấu hổ khi mà ông đi lĩnh tiền từ séc cho mẹ, và nghe nhân viên ngân hàng hỏi rằng: "Dorothy Grossbaum có được nổi năm đôla không?” May mắn thay, Graham giành được học bổng ở Đại học Columbia, nơi sự xuất chúng của ông nở rộ. ông tốt nghiệp vào năm 1914, đứng thứ hai trong lớp. Trước khi học kỳ cuối cùng của Graham kết thúc, ba khoa của trường - Anh ngữ, Triết, và Toán - đã mời ông làm giảng viên, ông mới có 20 tuổi. Thay vì theo đuổi sự nghiệp học thuật, Graham quyết định thử sức với Phố Wall, ông khởi đầu làm nhân viên của một công ty kinh doanh trái phiếu, rồi nhanh chóng trở thành một nhà phân tích, rồi một đối tác, và chẳng bao lâu sau đã tự điều hành công ty đầu tư của riêng mình. Việc chứng khoán Internet phất lên và xịt xuống chắc sẽ không gây ngạc nhiên cho Graham, vì vào tháng 4 năm 1919, ông từng thu được mức sinh lợi 250% trong ngày đầu tiên kinh doanh với Savold Tire, một công ty mới trong ngành ô tô đang bùng nổ; vậy mà tới tháng 10, công ty đã bị phát hiện là lừa đảo và cổ phiếu của nó trở thành vô giá trị. Graham trở thành bậc thầy trong việc nghiên cứu cổ phiếu ở mức chi tiết tế vi. Vào năm 1925, trong khi nghiên cứu những báo cáo mù mờ về các đường ống dẫn dầu với ủy ban Thương mại giữa các bang của Mỹ, ông được biết rằng công ty Northern Pipe Line Co. - khi đó đang được bán với mức 65 đô la trên một cổ phần - nắm giữ ít nhất 80 đô la trên một cổ phần bằng các trái phiếu chất lượng cao. (ông bèn mua cổ phiếu, giục những người quản lý nâng cổ tức, và thu được 110 đô la trên một cổ phần, sau đó ba năm). Dù phải chịu sự thua lỗ gần 70% trong cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932, Graham đã vượt qua và còn phát đạt trong hậu kỳ, thu được những khoản hời từ đống đổ nát của thị trường giá lên. Không có ghi chép chính xác nào về lợi nhuận sớm nhất của Graham, nhưng từ năm 1936 cho tới khi ông nghỉ hưu vào năm 1956, Công ty Graham-Newman của ông nhận được lãi ít nhất 14,7% mỗi năm, so với 12,2% của toàn bộ thị trường cổ phiếu - một trong những kết quả dài hạn tốt nhất trong lịch sử Phô' Wall[4]. Graham đã làm thế nào? Kết hợp khả năng trí tuệ xuất chúng cùng với sự suy nghĩ sáng suốt và kinh nghiệm rộng lớn, Graham đã phát triển những quy tắc cơ bản của mình, có thể áp dụng được bây giờ cũng như vào thời của ông: Một cổ phiếu không chỉ là ký hiệu bảng điện hay chẩm sáng điện tử; nó là quyền lợi sở hữu chủ trong một doanh nghiệp thực sự, có một giá trị cơ sở (underlying value) không phụ thuộc vào giá cổ phiếu của nó. Thị trường là một con lắc không ngừng đung đưa giữa sự lạc quan không bền vững (khiến cổ phiếu quá đắt) và sự bi quan vô cớ (khiến cổ phiếu quá rẻ). Nhà đầu tư thông minh là người biết bán cho người lạc quan và mua từ kẻ bi quan. Giá trị tương lai của mỗi đầu tư là một hàm của giá hiện tại của nó. Giá mua càng cao, phần lời càng thấp. Cho dù bạn có cẩn thận tới đâu, một nguy cơ không nhà đầu tư nào loại bỏ được là nguy cơ bị sai lầm. Chỉ có cách theo sát cái mà Graham gọi là "số dư an toàn" ("margin of safety") - không bao giờ mua quá đắt, cho dù sự đầu tư có hấp dẫn thế nào chăng nữa - bạn mới có thể giảm thiểu tỷ lệ rủi ro. Bí mật về thành công tài chính nằm ở trong chính bạn. Nếu bạn trở thành một người suy nghĩ có phê phán, là người không bao giờ tin vào những "thông tin thực" của Phố Wall, và đầu tư với sự bình tĩnh tự tin thì bạn có thể lợi dụng cả những thị trường giá xuống xấu nhất. Bằng cách phát triển kỷ luật và lòng can đảm của mình, bạn có thể không để cho tính khí thất thường của kẻ khác điều khiển vận mệnh tài chính của mình. Cuối cùng thì các đầu tư của bạn hoạt động thế nào còn ít quan trọng hơn nhiều so với việc bạn hành động thế nào. Mục đích của việc tái bản có sửa chữa cuốn Nhà đầu tư thông minh này là để áp dụng các ý tưởng của Graham vào thị trường tài chính ngày nay mà vẫn giữ nguyên văn cuốn sách của ông (ngoại trừ phần chú thích bổ sung để giải thích cho rõ hơn)[5]. Sau mỗi chương của Graham, bạn sẽ thấy một phần bình luận mới. Trong các phần hướng dẫn người đọc này, tôi đã thêm vào một số ví dụ để chỉ ra rằng các nguyên tắc của Graham vẫn có thể áp dụng được - và còn rất thoải mái - đến ngày nay. Tôi ghen với bạn vì sự thích thú, thông suốt khi được đọc kiệt tác của Graham lần đầu tiên - hay kể cả lần thứ ba, thứ tư. Như những tác phẩm kinh điển khác, nó thay đổi cái cách mà ta nhìn thế giới và làm mới mình bằng cách giáo dục chúng ta. Và càng đọc, cuốn sách lại càng hay. Với Graham là người hướng dẫn của bạn, bạn được đảm bảo là sẽ trở thành một nhà đầu tư thông minh hơn hẳn. PHẦN MỞ ĐẦU: Những gì cuốn sách này hy vọng sẽ đạt được Mục đích của cuốn sách này, dưới dạng thích hợp cho những người bình thường, là hướng dẫn việc tiếp nhận và thực hiện một phương châm đầu tư. Sách sẽ không nói nhiều về kỹ thuật phân tích chứng khoán, mà trọng tâm phần lớn được đặt vào các nguyên tắc đầu tư và thái độ của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cung cấp một số so sánh súc tích về những chứng khoán nhất định - chủ yếu là theo các cặp xuất hiện cạnh nhau trong danh sách niêm yết của sở Giao dịch Chứng khoán New York - để nhấn mạnh một cách cụ thể những yếu tố quan trọng liên quan tới các lựa chọn cụ thể trong cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông). Nhưng phần lớn thời gian chúng tôi sẽ dành để nói về các mô thức lịch sử của các thị trường tài chính, trong một số trường hợp sẽ là vài chục năm về trước. Để đầu tư một cách thông minh vào chứng khoán, ta cần chuẩn bị trước một lượng kiến thức kha khá về cách các trái phiếu và cổ phiếu đã thực sự biểu hiện thế nào trong các điều kiện thay đổi - mà ít nhất vài điều kiện trong đó ta sẽ một lần trải qua. Không có câu nói nào đúng hơn và áp dụng chuẩn hơn đối với Phố Wall như câu cảnh báo của Santayana[6]: "Những ai không nhớ tới quá khứ chắc chắn sẽ lặp lại nó.” Cuốn sách của chúng tôi hướng tới các nhà đầu tư, khác với nhà đầu cơ, và nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là làm rõ và nhấn mạnh sự khác biệt gần như bị lãng quên này. Chúng tôi có thể nói ngay từ đầu, đây không phải là cuốn sách dạy "cách kiếm tiền tỷ". Không có con đường chắc chắn hoặc dễ dàng nào để làm giàu ở Phố Wall hay bất kỳ nơi nào khác. Có thể chỉ ra những gì chúng tôi vừa nói bằng một chút lịch sử tài chính - đặc biệt là vì có hơn một bài học có thể rút ra từ đó. Trong năm đỉnh điểm 1929, John J. Raskob, một nhân vật quan trọng trong cả nước cũng như ở Phố Wall, đã tán dương những điều lành của chủ nghĩa tư bản trong Tạp chí gia đình của phụ nữ (Ladies' Home Journal), dưới tiêu đề "Ai cũng có thể giàu''[7]. Giả thiết của ông là chỉ với lượng tiết kiệm 15 đô la đầu tư vào những cổ phiếu phổ thông tốt - với cổ tức được tái đầu tư - sẽ tạo ra lượng tài sản trị giá 80.000 đô la trong 20 năm, so với tổng lượng đầu tư chỉ có 3.600 đô la. Nếu ông trùm của General Motors đã nói đúng thì đó đúng là con đường dễ dàng dẫn tới sự giàu có. ông đã đúng tới mức độ nào? Tính toán sơ bộ của chúng tôi - dựa trên sự đầu tư giả định vào 30 cổ phiếu hình thành nên chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) - đã chỉ ra rằng nếu làm theo lời chỉ dẫn của Raskob trong giai đoạn 1929-1948, thì cổ phần của nhà đầu tư vào đầu năm 1949 sẽ có giá trị khoảng 8.500 đô la. Đây là sự khác biệt lớn so với lời hứa hẹn 80.000 đô la của con người vĩ đại này, và nó chỉ ra rằng ta khó có thể tin tưởng vào những lời dự báo và hứa hẹn lạc quan được. Nhưng, như một nhận xét ngoài lề, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức sinh lợi được hiện thực hóa bằng kế hoạch 20 năm đó còn tốt hơn 8% lãi suất cộng dồn hằng năm - và điều này có được bất chấp việc nhà đầu tư bắt đầu mua bán với DJIA ở mức 300 và kết thúc ở mức định giá dựa trên mức đóng cửa năm 1948 là 177. Thành tích này có thể được coi là luận cứ thuyết phục cho nguyên tắc mua bán hằng tháng các cổ phiếu thường, mạnh, dù trải qua thuận lợi hay bất lợi - một phương pháp được gọi là "bình quân chi phí đô la". Vì cuốn sách của chúng tôi không phải để dành cho các nhà đầu cơ, nó không phải để dành cho những người kinh doanh kiểu buôn đi bán lại trên thị trường. Hầu hết những người này đều làm theo biểu đồ, hay những cách thức máy móc khác để xác định thời điểm đúng để mua hay bán. Một quy tắc áp dụng cho hầu hết các cách thức được gọi là "tiếp cận kỹ thuật" này là ta nên mua vì cổ phiếu hay thị trường đã bắt đầu đi lên, và ta nên bán vì nó đã bắt đầu đi xuống. Đây là điều ngược lại hoàn toàn với cách suy nghĩ kinh doanh vững chắc ở tất cả những nơi khác, và rất khó có khả năng nó sẽ tạo ra thành công lâu dài trên Phố Wall. Với kinh nghiệm và sự quan sát thị trường chứng khoán của riêng mình trong hơn 50 năm, chúng tôi chưa từng được biết đến một người nào mà lại có thể liên tục và lâu dài kiếm ra tiền bằng cách "đi theo thị trường". Chúng tôi không ngần ngại nói lại rằng cách thức tiếp cận này là sai lầm, trong khi nó lại thông dụng. Chúng tôi sẽ mô tả điều mình vừa nói - nhưng, tất nhiên điều này không thể lấy làm chứng cứ - bằng một thảo luận sơ qua về lý thuyết Dow nổi tiếng cho việc kinh doanh trong thị trường cổ phiếu[8]. Từ lần đầu xuất bản vào năm 1949, những lần tái bản cửa Nhà đầu tư thông minh đã được phát hành theo những khoảng thời gian 5 năm một. Trong khi cập nhật bản hiện tại, chúng tôi đã phải xử lý một lượng đáng kể các diễn biến mới từ khi bản 1965 được viết. Chúng bao gồm: 1.Sự tăng mạnh chưa từng có trong mức lãi suất của các trái phiếu cấp cao. 2.Sự giảm khoảng 35% giá của các cổ phiếu thường hàng đầu, kết thúc vào tháng 5 năm 1970. Đây là số phần trăm giảm lớn nhất trong khoảng 30 năm (vô số các cổ phiếu khác với chất lượng thấp hơn có mức giảm lớn hơn nhiều). 3. Mức lạm phát kéo dài đối với giá bán buôn và giá bán lẻ, vẫn còn đà tăng thậm chí cả khi đối mặt với sự giảm sút của việc kinh doanh chung vào năm 1970. 4.Sự phát triển nhanh chóng của các công ty kiểu "tập đoàn đa lĩnh vực" ("conglomerate"), các hoạt động nhượng quyền thương mại, và nhiều sáng chê' khá mới mẻ khác trong kinh doanh và tài chính (trong đó có cả một số công cụ mánh khóe như "cổ phiếu thư" ("letter stock")[9], chứng chỉ quyền mua cổ phiếu (stock-option warrant), những cái tên gây hiểu nhầm, việc sử dụng các ngân hàng nước ngoài, vân vân)[10]. 5. Sự phá sản của công ty đường sắt lớn nhất nước Mỹ, những món nợ ngắn hạn và dài hạn quá nhiều của những công ty trước đó vốn được cố thủ một cách kiên cố, và thậm chí là cả vấn đề đáng lo ngại về khả năng trả nợ, thanh toán giữa các công ty ở Phố Wall[11]. 6. Sự xuất hiện mốt "thành tích" trong việc quản lý các quỹ đầu tư, kể cả một số quỹ ủy thác do ngân hàng điều hành, gây ra những hệ quả đáng lo ngại. Những hiện tượng này sẽ được chúng tôi xem xét cẩn thận, và một số hiện tượng sẽ đòi hỏi có sự thay đổi kết luận và nhấn mạnh so với lần xuất bản trước của chúng tôi. Các nguyên tắc cơ bản của đầu tư thông minh phải không thay đổi từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, nhưng việc áp dụng những nguyên tắc này phải thích ứng với các thay đổi lớn trong cơ chế và môi trường tài chính. Phát biểu cuối này đã được thử thách trong thời gian viết phiên bản sách này, mà bản thảo đầu tiên được hoàn thành vào tháng 1 năm 1971. Vào lúc đó, DJIA đang hồi phục mạnh mẽ từ điểm đáy của nó là 632 và đã tăng lên đến điểm cao nhất là 951 vào năm 1971, kèm theo đó là niềm lạc quan của công chúng. Khi bản thảo cuối được hoàn thành vào tháng 11 năm 1971, thị trường lại đang sắp giảm sút, kéo xuống mức 797 điểm cùng với sự nghi ngại trở lại của công chúng. Chúng tôi đã không để những dao động này ảnh hưởng tới thái độ chung của chúng tôi đối với phương thức đầu tư sáng suốt, một điều đã được giữ nguyên bản chất ngay từ ấn bản đầu tiên của cuốn sách này vào năm 1949. Mức độ suy thoái của thị trường vào những năm 1969-1970 đáng lẽ phải xua tan được một ảo tưởng đã hình thành trong hai thập kỷ qua. Đó là những cổ phiếu thường hàng đầu có thể mua vào bất kỳ thời điểm nào, với bất kỳ giá nào, mà yên tâm rằng không chỉ có lợi nhuận sau cùng, mà bất kỳ thua lỗ can thiệp nào cũng sẽ được bù lại bằng lần tăng giá mới của thị trường, đạt mức cao mới. Điều này quá tốt để có thể là sự thật. Cuối cùng thì thị trường chứng khoán cũng "trở lại bình thường", theo nghĩa là cả người đầu cơ và nhà đầu tư cổ phiếu lại phải chuẩn bị sẵn sàng trải nghiệm những cuộc tăng, giảm giá trị chứng khoán lớn, có khi kéo dài. Trong khu vực của nhiều cổ phiếu thường thuộc hàng thứ hai và hàng thứ ba, nhất là những công ty mới phát hành, sự tàn phá gây ra bởi lần sụp đổ thị trường gần đây là vô cùng ghê gớm. Không có gì mới mẻ về điều này - nó đã từng xảy ra với mức độ tương tự vào những năm 1961-1962 - nhưng lần này có yếu tố mới là có một số quỹ đầu tư đã đổ nhiều tiền vào những đợt phát hành chứng khoán bổ sung mang tính đầu cơ cao và bị định giá quá mức. Rõ ràng không chỉ có lính mới mới cần được cảnh báo rằng trong khi sự hăng hái có thể là cần thiết cho các thành công lớn ở những nơi khác, thì ở Phố Wall, nó sẽ hầu như luôn dẫn tới thảm họa. Câu hỏi chủ yếu mà chúng ta sẽ phải xem xét xuất phát từ sự tăng ghê gớm tỉ lệ lãi suất của những trái phiếu hàng đầu. Từ cuối năm 1967, nhà đầu tư có thể thu được gấp đôi lợi nhuận từ những trái phiếu này
Tài liệu liên quan