Đề tài Vai trò của con người trong triết học đông – tây cổ đại

Lịch sử triết học, theo quan điểm mácxít, là lịch sử phát sinh, hình thành và phát triển của triết học nói chung, của các khuynh hướng và hệ thống triết học khác nhau nói riêng trong sự phụ thuộc, suy đến cùng, vào sự phát triển của tồn tại xã hội. Trong các giai đoạn của lịch sử triết học, có thể thấy triết học trong thời kỳ cổ đại là một mảng kiến thức hết sức rộng lớn, phong phú, đa dạng và là di sản vĩ đại của cả nhân loại. Trong khối di sản ấy hàm chứa rất nhiều điều bổ ích. Qua học tập, nghiên cứu triết học Đông-Tây cổ đại (ở đây chủ yếu đề cập đến triết học Trung Quốc, Ấn Độ và triết học Hy Lạp cổ đại) cho chúng ta những cơ sở để hiểu những trường phái triết học đương thời; đồng thời còn cung cấp cho chúng ta nhiều tri thức bổ ích về tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật, con người…, nhất là phương pháp tư duy. Trên nền tảng đó, có thể làm giàu tư duy và nâng tư duy lên một tầm cao mới. Trong triết học Đông-Tây cổ đại, một trong những vấn đề được đề cập làm cho mỗi chúng ta dễ nhận thấy khi học tập, nghiên cứu nó, đó là yếu tố con người được thể hiện rất sớm, có hệ thống và khá rõ nét. Đây là một nội dung quan trọng, cần được quan tâm nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Thông qua tìm hiểu về vai trò con người trong triết học Đông-Tây cổ đại giúp mỗi chúng ta nâng cao nhận thức, hiểu được một cách có hệ thống và là cơ sở để tiếp cận những vấn đề về bản chất và vai trò con người ở các giai đoạn triết học sau này, nhất là trong triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Qua đó, tạo tiền đề, cơ sở lý luận để xây dựng các kế hoạch phát triển, phát huy hiệu quả nhân tố con người, đồng thời có chiến lược phát triển con người đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

doc14 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của con người trong triết học đông – tây cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC ĐÔNG – TÂY CỔ ĐẠI I- PHẦN MỞ ĐẦU Lịch sử triết học, theo quan điểm mácxít, là lịch sử phát sinh, hình thành và phát triển của triết học nói chung, của các khuynh hướng và hệ thống triết học khác nhau nói riêng trong sự phụ thuộc, suy đến cùng, vào sự phát triển của tồn tại xã hội. Trong các giai đoạn của lịch sử triết học, có thể thấy triết học trong thời kỳ cổ đại là một mảng kiến thức hết sức rộng lớn, phong phú, đa dạng và là di sản vĩ đại của cả nhân loại. Trong khối di sản ấy hàm chứa rất nhiều điều bổ ích. Qua học tập, nghiên cứu triết học Đông-Tây cổ đại (ở đây chủ yếu đề cập đến triết học Trung Quốc, Ấn Độ và triết học Hy Lạp cổ đại) cho chúng ta những cơ sở để hiểu những trường phái triết học đương thời; đồng thời còn cung cấp cho chúng ta nhiều tri thức bổ ích về tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật, con người…, nhất là phương pháp tư duy. Trên nền tảng đó, có thể làm giàu tư duy và nâng tư duy lên một tầm cao mới. Trong triết học Đông-Tây cổ đại, một trong những vấn đề được đề cập làm cho mỗi chúng ta dễ nhận thấy khi học tập, nghiên cứu nó, đó là yếu tố con người được thể hiện rất sớm, có hệ thống và khá rõ nét. Đây là một nội dung quan trọng, cần được quan tâm nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Thông qua tìm hiểu về vai trò con người trong triết học Đông-Tây cổ đại giúp mỗi chúng ta nâng cao nhận thức, hiểu được một cách có hệ thống và là cơ sở để tiếp cận những vấn đề về bản chất và vai trò con người ở các giai đoạn triết học sau này, nhất là trong triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Qua đó, tạo tiền đề, cơ sở lý luận để xây dựng các kế hoạch phát triển, phát huy hiệu quả nhân tố con người, đồng thời có chiến lược phát triển con người đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay. II- VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Trong qúa trình phát triển, các quốc gia ở phương Đông đã hình thành hệ thống các quan điểm về thế giới tương đối hoàn chỉnh, góp phần không nhỏ vào kho tàng tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, do đặc điểm là hướng nội nên những quan điểm về con người là những vấn đề được đề cập nhiều hơn cả. Vai trò của con người trong triết học phương Đông được hình thành từ rất sớm và được thể hiện một cách có hệ thống từ thế kỷ thứ III trước công nguyên trong các học thuyết triết học. Nội dung các quan điểm này rất đa dạng, song những vấn đề mà người phương Đông tập trung đề cập đến là những vấn đề thuộc nguồn gốc, bản tính của con người, đạo làm người và mẫu hình con người lý tưởng. Trong tính đa dạng, phong phú của các hệ tư tưởng trước hết phải nêu đến các quan điểm của Ấn Độ và Trung Quốc mà tiêu biểu là các quan điểm của triết học phật giáo và triết học nho giáo. Khởi nguồn của tư tưởng triết học Trung Quốc có thể bắt đầu từ thần thoại thời tiền sử; song, tư tưởng triết học Trung Quốc trong đó có vấn đề con người trở thành hệ thống hoàn chỉnh thì phải đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thời đại của trì trệ được giải phóng, trí thức được tôn là thầy, trí thức được phổ cập. Phong trào “bách gia chư tử”, “bách gia tranh minh” là biểu hiện sinh động của tư tưởng học thuật từ quyền lực nhà nước chuyển xuống thiên hạ rộng rãi. Cuối Xuân Thu, học thuyết của các tư tưởng gia mọc lên như nấm. Trong khoảng 103 nhà, nổi bật lên 6 nhà: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Danh gia, Âm dương gia; có ảnh hưởng lớn nhất là Nho gia, Mặc gia và Đạo gia. Tư tưởng văn hóa thời Tiên Tần đã được xem là cội nguồn tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc. Đây chính là thời kỳ hình thành khá mạnh mẽ và rực rỡ của tư tưởng triết học về con người trong văn hóa cổ đại Trung Quốc. Sau thời kỳ này, với quan điểm “thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách” đã làm cho tư tưởng triết học gắn bó với đời sống xã hội, có lợi cho quốc kế dân sinh, xem con người là đối tượng của luận thuyết và mục tiêu khai sáng là giải phóng con người. Triết học Trung Quốc cổ đại đã nhấn mạnh đến vấn đề con người, vai trò con người. Lấy con người làm trung tâm và mục tiêu nhận thức, triết học Trung Quốc đề cập và đề cao tinh thần nhân văn, khẳng định giá trị tồn tại tích cực của con người đối với chính bản thân mình và đối với thế giới bên ngoài. Con người là hạt nhân của vũ trụ nhưng không đồng nhất với động vật hoặc thần linh mà hòa hợp với trời và đất để trở thành “tam tài”. Từ con người có thể suy ra để nắm bắt cả thế giới. Trong triết học phương Đông, Đổng Trọng Thư, một người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm rằng trời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau “thiên nhân cảm ứng”. Nhìn chung, đây là quan điểm duy tâm, quy cuộc đời con người vào vai trò quyết định của “thiên mệnh”. Những luận điểm như “thiên nhân vô nhị” (trời với người là một), “tâm của thánh nhân và trời là một”, “trời là người, người là trời”, “vạn vật trong trời đất với con người vốn là nhất thể” được đưa ra nhằm khẳng định con người gắn liền với vũ trụ, với khí quyển và “đạo người” cũng như “đạo trời” cùng tồn tại “vạn cổ bất biến”. Từ đó, xét cho cùng những cái tâm, tính, tình, ý khí, lương tri…đều liên quan đến nhân tính, nhân sinh và vận mệnh con người. Chính vì vậy, có thể nói, trong triết học cổ đại Trung Quốc, tư tưởng về xã hội – nhân văn đặc biệt phát triển, còn tư tưởng triết học về tự nhiên lại đơn giản, nghèo nàn. Quan niệm về con người hài hòa là cốt lõi trong nhiều tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc. Bắt đầu từ những học thuyết của “Khổng Mạnh”, thuyết “Thiên nhân hợp nhất”, tư tưởng này khá phổ biến, thuyết này về sau được nhiều nhà tư tưởng tiếp nhận và mở rộng. Khi thừa nhận con người và tự nhiên, vật và các vật có quan hệ không thể tách rời nhau, người ta chủ trương duy trì trạng thái cân bằng, thống nhất, điều chỉnh sao cho chúng không lấn át nhau. Tuy nhiên, cũng có tư tưởng ngược lại, đó là quan niệm “thiên nhân bất tương quan” của Tuân Tử. Ông chủ trương về phương diện sinh dưỡng thì người mang ơn trời, nhưng về phương diện trị loạn, thịnh suy thì đạo trời không quan hệ gì đến đạo người. Thuyết Âm dương, Ngũ hành vận dụng vào đời sống con người đã cho thấy con người không đồng nhất với thế giới bên ngoài; song lại cần giao cảm, hòa hợp với nó. Đề cao con người nhưng không tuyệt đối hóa con người, các triết gia cổ đại Trung Quốc chủ trương giữ gìn sự cân bằng ổn định của mối quan hệ tự nhiên – xã hội cũng như sự tác động lẫn nhau giữa người với người. Nói đến con người phải tìm hiểu bản chất con người, tính chất người. Nhìn chung triết học cổ đại Trung Quốc chỉ quan tâm đến “tính người”, “tâm người”, “lý người”, tức là chỉ bàn đến đến phẩm chất tinh thần, ý thức, tâm lý, tư tưởng của con người. Về cơ bản, các triết gia cổ đại Trung Quốc xem “tính người” như là biểu hiện của cái thiện hoặc của cái ác, của cái tính trời hoặc của cái tính thuộc nhân tâm. Do quan niệm con người hòa đồng với “trời” nên tính người không tách rời ‘tính trời”, “đạo trời”; tính người là cái được trời phú, bị quy định bởi ý muốn của Thượng đế. Một số triết gia lại xem tính người có quan hệ dẫn đến sự tác động của xã hội đối với con người. Tính người được sinh ra từ “vô” và “hữu” (đạo và đức) nhưng xã hội đã làm cho con người, tính người trở thành rối loạn, thực giả, đúng sai, tốt xấu không xác định được. Do gắn triết học với vấn đề đạo đức, chính trị xem mặt xã hội của con người là trung tâm nghiên cứu, các triết gia cổ đại Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm đến vận mệnh con người. Quan niệm “thiên mệnh” quyết định nhân sự con người, bất kể là ai đều phải tuân theo sự xếp đặt, thưởng phạt của trời, là cơ sở của nhiều luận giải xã hội học về số phận con người và thực trạng xã hội. Nhìn chung các triết gia cổ đại Trung Quốc vẫn chưa lý giải được bản chất xã hội của con người, cũng như chưa tìm ra được phương thức hữu hiệu để giải phóng con người. Những quan niệm về con người đã nói ở trên, hoặc vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm thần bí; hoặc chỉ mới dừng lại ở cảm quan duy vật thô sơ, siêu hình. Có thể nói, về cơ bản các quan niệm về con người, đặc biệt là về số vận của con người, vẫn chưa được xem xét trên nền tảng các điều kiện kinh tế - xã hội mà chỉ được nhìn từ góc độ chính trị - đạo đức thuần túy. Chính điều này đã làm cho các nhà triết học cổ đại Trung Quốc đã không thấy được những vấn đề cơ bản của bản chất người, tính chất người và sự phát triển của con người. Nói đến con người và quan hệ xã hội của con người, triết học cổ đại Trung Quốc lấy đạo đức-luân lý làm nội dung chủ yếu của luận thuyết. Lý thuyết “đạo đức chí thượng”, “đức trị”, quan điểm “thân thân” và chữ “hiếu” là hạt nhân của giá trị đạo đức nho giáo. Dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy đến cùng, con người theo quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng tới thế giới quan thần linh. Trong triết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Về bản chất con người (tính người), Khổng Tử cho bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp; triết học Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Về số phận con người, nho giáo quy tất cả là do mệnh trời; Tuân Tử cho rằng con người có thể thắng được trời, từ đó triết học Trung Quốc hướng đến mẫu người lý tưởng như “sĩ”, “quân tử”, “đại trượng phu”, “thánh nhân”. Lão Tử, người mở đầu cho trường phái Đạo gia, cho rằng con người sinh ra từ "Đạo". Do vậy, con người phải sống "vô vi", theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không hành động một cách giả tạo, gò ép, trái với tự nhiên. Quan niệm này biểu hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia.  Khác với triết học phương Tây với mục đích là giải thích và cải tạo thế giới, mục đích trong triết học Trung Quốc là nhằm ổn định trật tự xã hội và hòa đồng với thiên nhiên. Mặc dù còn những hạn chế do trình độ phát triển của khoa học và do lập trường giai cấp, nhưng có một số điểm nổi bật giống nhau là trong tư tưởng triết học của các nhà Nho con người luôn là điểm xuất phát, mà chữ “nhân” là đạo đức hoàn thiện nhất. Quan niệm triết học về con người luôn gắn liền quan niệm triết học về đạo đức, vì thế “nhân” gắn với “lễ”. Nhân và Lễ là hạt nhân tư tưởng triết học Nho gia. Có thể nói rằng, trong lịch sử phát triển của nó, Nho gia đã được phát huy đến tột đỉnh tư tưởng nhân học, tách con người khỏi thần linh, coi con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Đó là tinh thần nhân văn cao cả, không quy giá trị con người về thần linh, thượng đế hay bản thể linh hồn thần bí ngoài con người. Nếu xem xét triết học cổ đại Trung Quốc là triết học xã hội-con người, thì chính triết học này đã cống hiến cho tri thức nhân loại một kho tàng lớn lao về “tính người”. Triết học cổ đại Trung Quốc đã hiện diện như sự thống trị của quan niệm triết học duy tâm về con người. Mặc dù không đóng vai trò chủ đạo trong tư tưởng triết học, song các quan điểm duy vật về con người đã có tác động tích cực-phê phán và hạn chế các quan điểm duy tâm vốn gắn liền với lợi ích của giai cấp phong kiến và chế độ phong kiến, đồng thời tạo ra động lực làm triết học phát triển. Triết học Ấn Độ cổ đại có từ rất sớm, với nhiều hệ thống trường phái triết học khác nhau đã thể hiện những tư tưởng triết học khác nhau về con người. Trong triết học Ấn Độ đã nhấn mạnh đến vai trò của con người trong thế giới. Triết học Ấn Độ quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng chủ yếu là vấn đề con người, bởi vậy nó là triết lý nhân sinh. Điểm đặc biệt trong triết học Ấn Độ là nó phân con người thành những yếu tố cấu thành, trong đó cái tâm có ý nghĩa quyết định, từ đó hướng chủ yếu của nó là đi nghiên cứu, phân tích cái tâm con người. Điều đó quy định tính chất duy tâm, hướng nội trong triết học Ấn Độ. Triết học Ấn Độ cho rằng muốn hiểu thế giới trước hết phải hiểu mình đã, và khi đã hiểu mình thì hiểu tất cả vì bản thể vũ trụ có trong mỗi con người. Sự hình thành, phát triển các tư tưởng triết học về con người của Ấn Độ cổ đại gắn liền với quan niệm tôn giáo và mang đậm tính chất tôn giáo. Điều này khiến cho quan niệm triết học về con người không tránh khỏi duy tâm, thần bí. Có những quan niệm đạt đến mức độ duy vật chủ nghĩa (như quan niệm của Lokayata) có tính biện chứng sâu sắc. Nhưng nhìn chung, do điều kiện lịch sử cụ thể và do sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo, các tư tưởng về con người đều không tránh khỏi chủ nghĩa duy tâm, thần bí, đặc biệt là khi đi đến tận cùng quan niệm về bản chất đời sống tâm linh và con đường giải thoát. Việc lý giải bản chất đời sống tâm linh và con đường giải thoát con người khỏi “bể khổ” trở thành nội dung chính yếu trong toàn bộ hệ thống quan niệm về con người của tất cả các trường phái triết học cổ. Một mặt việc tập trung chủ yếu các vấn đề này làm cho các quan niệm triết học trở lên sâu sắc; mặt khác, nó làm cho các quan niệm nghiêng nhiều hơn về phương diện nhân sinh và thể hiện ý nghĩa nhân văn cao cả. Đối với các nhà triết học Ấn Độ cổ đại, mọi nguyên lý triết học đều tập trung vào việc tìm con đường “giải thoát” con người khỏi sự ràng buộc của đời sống thế tục vật chất. Mục đích “giải thoát” khiến tất cả các triết học đều coi trọng và đều đặt lên hàng đầu việc giải quyết vấn đề con người. Thông qua những tư tưởng về con người, hàng loạt những vấn đề nhân sinh được đặt ra: Đạo đức, tâm lý, chính trị, xã hội. Đi từ bản thể luận là để lý giải về con người, vì vậy quan niệm về con người, sự phản ánh triết học về con người trở lên đa dạng, sâu sắc và có khả năng mở rộng ra nhiều vấn đề triết học khác. Con người là điểm xuất phát, “giải thoát” con người là mục đích cao nhất và cuối cùng của chính con người. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của triết học Ấn Độ cổ đại. Tóm lại, từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học phương Đông đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh. Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểu hiện tính da dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. III- VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI 1. Vài nét về hoàn cảnh ra đời sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ. Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại. Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”. Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên). Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Thần thoại không những là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là nơi đầu tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người… Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông. Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: “Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại coi trọng vấn đề con người. Mặc dù giữa các nhà triết học vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề này nhưng nhìn chung họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ qua luận điểm nổi tiếng của Pitago: “Con người là thước đo tất thảy mọi vật”. Triết học Xôcrát đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển tư tưởng triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, từ chỗ nó chủ yếu bàn về các vấn đề căn nguyên, bản chất của thế giới và sự nhận thức chúng tới việc coi triết học là tự ý thức của con người về chính bản thân mình. Từ đây, những vấn đề thiết thực của cuộc sống con người đã trở thành một trong những đề tài chính của triết học. Tuy nhiên, thứ nhất, do con người cổ đại được nhìn nhận chủ yếu với tổ chức cá thể; thứ hai, giá trị con người chủ yếu chỉ được bàn đến ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận. Phép biện chứng được hiểu như nghệ thuật tranh luận được đặc biệt coi trọng. Hoạt động thực tiễn của con người hầu như không được bàn đến. 2. Vai trò của con người trong triết học Hy Lạp – La Mã 2.1- Giai đoạn đầu chế độ chiếm hữu nô lệ: Vai trò con người trong triết học phương Tây thể hiện rõ rệt qua các thời kỳ, tiêu biểu cho thời kỳ cổ đại là triết học của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Cùng với Trung Quốc cổ đại và Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp là một trong những cái nôi của triết học nhân loại. Tư tưởng triết học ra đời tương đối sớm ở Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ X trước công nguyên. Ở Hy Lạp, các nhà duy vật đầu tiên là các nhà triết học tự nhiên đã coi con người như một bộ phận cấu thành thế giới. Xuất phát từ quan điểm thế giới do một số chất tạo lên, các nhà duy vật thời kỳ này cũng quan niệm con người được bắt nguồn từ một hay một số chất đó. Theo Talét, chất đó là nước; Anaximen cho chất đó là không khí; theo Hêraclit là lửa; còn Xênophan là đất và nước. Talét cho rằng nước là một chỉnh thể thống nhất giữa cái đơn và cái đa phong phú. Con người cũng là một bộ phận của chính thể ấy, sinh ra từ nước và mất cũng tan thành nước. Talét rất đề cao vai trò hoạt động của thực tiễn; trên quan điểm thực tiễn, ông có những quan điểm giáo dục xã hội rất sâu sắc để răn dạy cách cư sử của con người. Anaximen cho không khí là bản nguyên của thế giới. Linh hồn của con người và của thượng đế cũng có nguồn gốc từ không khí; khi bàn về nguồn gốc của sự sống, ông cho rằng sự sống bắt đầu trên ranh giới giữa lục địa và biển, các sinh vật ở dưới biển chuyển lên cạn, từ đó con người ra đời. Như vậy, các đại biểu của trường phái Milê nhìn chung là duy vật, có tư tưởng biện chứng thô sơ chất phác; coi thế giới trong đó có con người là một chỉnh thể thống nhất, có nguồn gốc từ một
Tài liệu liên quan