Địa lí tỉnh Sóc Trăng

Vị trí địa lý: Sóc Trăng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giáp tỉnh Cần Thơ ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.223,3 km2 gồm 8 huyện và 1 thị xã với 105 xã, phường, thị trấn. Thị xã Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh.

docx10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6730 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí tỉnh Sóc Trăng - Địa lý tỉnh Sóc Trăng Diện tích : 3.223,3 km2 (năm 2003) Dân số : 1.272,2 nghìn người (năm 2005) Tỉnh lị : thị xã Sóc Trăng Mã điện thoại : 079 Biển số xe : 83 Vị trí địa lý: Sóc Trăng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giáp tỉnh Cần Thơ ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam.  Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.223,3 km2 gồm 8 huyện và 1 thị xã với 105 xã, phường, thị trấn. Thị xã Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh. Dân số toàn tỉnh có 1.272,2 nghìn người (số liệu năm 2005). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Đơn vị hành chính gồm: thị xã Sóc Trăng, các huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu. Dân tộc: Người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28%, ngoài ra còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. Địa hình: Diện tích tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0,5m tới 1m so với mực nước biển. Tổng quát, tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và từ kênh Quản Lộ thấp dần vào đất liền. Nam Huyện Mỹ Tú và Nam Huyện Thạnh Trị là vùng trũng dưới dạng lòng chảo nên khó thoát nước, bị ngập úng, kéo dài. Các Huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và Thị xã Sóc Trăng không bị ngập lũ và không úng lâu Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 270C. Độ ẩm trung bình khoảng 83%. Lượng mưa trung bình 1.840 mm, tổng số giờ nắng bình quân 2.372 giờ/năm.  Thủy văn: Hệ thống kênh rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Về mùa mưa một phần các Huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị bị ngập úng. Về mùa khô các Huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, một phần Huyện Long Phú, Mỹ Tú nguồn nước mặt bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất giồng. Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 18,36%.  Tài nguyên nước: Sông Hậu và một hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho toàn tỉnh. Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng 7000 - 8000 m3/giây trong mùa mưa, giảm xuống còn 2000 - 3000 m3/giây trong mùa khô. Ngoài ra tỉnh còn có lượng nước ngầm phong phú. Nước ngầm mạch sâu từ 100m đến 180m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Nước ngầm mạch nông từ 5m - 30m lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước bị nhiễm mặn vào mùa khô. Tài nguyên biển: Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối... Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, cù lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tài nguyên rừng: Sóc Trăng có diện tích rừng 16.015 ha với các loại cây chính : tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.  Tài nguyên khoáng sản: Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy có triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng. TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ SÓC TRĂNG Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14'-9°56' vĩ độ bắc và 105°34'-106°18' kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km. Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Đất đai Tổng diện tích: 322.330 ha Đất ở: 4.725 ha Đất nông nghiệp: 263.831 ha Đất lâm nghiệp: 9.287 ha Đất chuyên dùng: 19.611 ha Đất chưa sử dụng: 24.876 ha Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m. Sông Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đềvà Mỹ Thanh. Hành chính Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng. Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang. Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Sóc Trăng Long Phú Cù Lao Dung Mỹ Tú Thạnh Trị Vĩnh Châu Ngã Năm Kế Sách Mỹ Xuyên Các thành phố và huyện lại được chia làm 105 xã, phường và thị trấn. Dân cư Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.223,3 km². Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước. Nguồn gốc tên gọi Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang). [2] Văn hóa Có nền văn hóa ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với nhiều màu sắc hấp dẫn. Ẩm thực Bánh pía là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuát khẩu đến các nước trên thế giới. Lạp xưởng Bún nước lèo là đặc sản của toàn tỉnh Sóc Trăng đi đâu trong tỉnh bạn cũng sẽ gặp được những quánBún nước lèo này, thậm chí ở một số Thành phố lớn ở Việt Nam bạn cũng có thể bắt gặp được món Bún nước lèo này. Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hộtđậu xanh, với nước nắm chua ngọt. Bò nướng ngói dặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm. Ngoài ra con một số món như: bún xào Thạnh Trị, bún gỏi già.... Di tích Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét) Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970). Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất mõi cái cao 2m.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 35 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm. Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi) Chùa được xây dựng cách đây 400 năm Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vường trái cây cách xa hàng chục km. ĐỊA CHÍ - LỊCH SỬ SÓC TRĂNG Các cột mốc Địa giới chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng xưa PHẦN I: TỪ TRƯỚC NĂM MẬU TUẤT 1658 ĐẾN CUỐI NĂM 1836  Năm Mậu Tuất 1658  Kênh đào Maspero xưa. Ảnh sưu tầm - Việc bang giao giữa Việt Nam và Chân Lạp bắt đầu từ năm 1658, dưới thời chúa Nguyễn Hiền Vương. Người Việt từ miền Trung vào Nam khai khẩn đất hoang ở Mô Xoài ( Bà Rịa) và Đồng Nai ( Biên Hòa). Lúc này vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân ( Ramma Thuppdey Chan) nhận lệ triều cống chúa Nguyễn và bênh vực người Việt trong lãnh thổ của mình. ( Nặc Ông Chân là cháu ngoại của Chúa Nguyễn, con của Công Nương Ngọc Vạn và Vua Prea Chey Chetta II). Trong giai đoạn này xứ Sóc Trăng ngày nay lúc đó được gọi là Ba Thắc.  - Nói về Ba Thắc, đây là một trong bốn tỉnh của Chân Lạp thời bấy giờ gồm cả 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu ngày nay. Ba Thắc lúc đó đặt dưới quyền cai trị của một chủ tỉnh gọi là Snet Phubal. Vị quan này trực thuộc Binh Bộ Thượng Thư Châu Lạp thời đó. Vùng Ba Thắc thời đó được chia ra làm 5 quận, mỗi quận do một quận trưởng cai trị gọi là Krapéa và được phân bổ như sau:  a. Viên thứ nhất là Oknha Thuk Séna, cai trị vùng Trà Nho (tiếng Khmer gọi là Chụi Nhua), Bạc Liêu (Po Léo), Trà Cuôn (Prek Tra Cuon) nay thuộc về vùng Vĩnh Châu, Trà Cuôn và Bạc Liêu.  b. Viên thứ hai là Oknha Thuk Sang Kéam cai trị xứ Prek Koi (rạch Gòi) và Bãi Xàu, nay thuộc về Long Phú và Mỹ Xuyên.  c. Viên thứ ba là Oknha Montrey Âuchít cai trị miền Sráiume hay là Swaichrume (Xoài Cả Nã) và Beng Kok, bây giờ là Đại Tâm và Bưng Cóc.  d. Viên thứ tư là Oknha Montrey Sncha, cai quản vùng Srok Khl'eang, Ksach và Péam Mosénn nay là Sóc Trăng, Kế Sách và Đại Ngãi.  e. Viên thứ năm là Oknha Vo Gsa Satroy, trấn tại vàm cái Dầy (Cái Giầy?) và sông Cà Mau. Trọn vùng này bấy giờ là mấy làng Châu Hưng, Châu Thới (Thạnh Trị, Sóc Trăng) và các vùng kế cận thuộc Bạc Liêu.  Viên đại diện là Snet Phubal kiểm soát cả 5 quận. Về sau, Quốc Vương Cao Miên phái một một viên lãnh binh gọi là Chauvai Srok, phụ tá cho vị đại diện là Snet Phubal và coi về binh bị. Chauvai Srok có nhiệm vụ đánh đuổi bọn cướp Mã Lai, Ấn Độ thường đến quấy nhiễu duyên hai Rạch Gòi, Trà Nho và Bạc Liêu. Chúng thường bắt dân chài lưới đem về xứ.  Lâu ngày viên Chauvai Srok lấn quyền Snet Phubal. ChauVai Srok có danh xưng là Lâm, tục gọi là Lim, cai trị vùng Sóc Trăng và cho đào nhiều kinh như rạch Beng Kok (rạch Bưng Cóc) ở làng Phú Mỹ và kinh Tà Lim.  Năm 1827 Chauvai Lim làm loạn, khuấy rối ở vùng Bưng Tróp (ở gần Ngã Ba An Trạch, đi từ hướng Sóc Trăng lên Cần Thơ đến Ngã Ba An Trạch rẽ trái thì vào Bưng Tróp còn rẽ phải thì đi Kế Sách). Tháng 4 năm 1840, có sự xung đột giữa người Miên và người Việt. Người Việt xây đồn Bảo ở Bãi Xàu (Srok Bai Chau) và đánh với binh Miên ở Mahatup (sau gọi là Mã Tộc), thuộc giồng Hòa Đức, bên Miên thua to.  Tháng 9 năm 1840, binh ta thắng ở Trà Vinh, thừa thế đánh Chauvai Lim ở Sóc Trăng chạy về Chân Lạp. Nhưng năm sau, năm 1841, dịch hạch nổi lên làm hao dân nhiều. Lúc đó một đứa con nít chỉ đổi được một giạ lúa (theo Vương Hồng Sển và "Văn Hóa Nguyệt San số 13 tháng 7 năm 1956, bài của Đào Văn Hội).  - Ba Thắc là tên Nôm của vị thần người Miên (ông Tà, Nặc Tà) mà tiếng Khmer gọi là (Neak hay Néa Bàsàk, Pháp gọi là Bassac). Tương Truyền ông là một Hoàng Tử người Lào, không biết vì lý do gì ông đến ngụ tại nơi có ngôi chùa thờ ông trên đường đi Tham Đôn, Mỹ Xuyên và mất ở đấy nay vẫn còn miếu thờ và đề là "Ba Thắc Cổ Miếu" tiếng Khmer gọi là "Vat Luong Bassac". Miếu này lúc đầu cất bằng cây theo kiến trúc Khmer. Năm 1927, ông Lê Văn Quạnh là người gốc Tàu và một số thân hào trong vùng quyên tiền cho cất lại miếu theo kiến trúc Trung Hoa dạng "bán cổ - bán kim" làm mất đi di tích xưa.  1674  - Năm 1674, Nặc Ông Nộn (Ang Non)nối ngôi Nặc ông Chân nhưng bị một Hoàng thân là Nặc ông Đài nhờ nước Xiêm sang đánh, Nặc Ông Nộn bỏ kinh đô chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khanh (Khánh Hòa). Chúa Nguyễn Hiền sai Cơ Đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phát làm tham mưu đem binh chia ra làm 2 đạo đánh Nặc Ông Đài và phá được đồn Sài Gòn rồi tiến lên thành Nam Vang. Nặc ông Đài bỏ thành chạy vào chết trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Vì Nặc Ông Thu là dòng con trưởng nên dược lập làm Chánh Quốc Vương đóng ở Long Uc (Long Vek), để Nặc Ông Nộn làm Đệ Nhị Quốc Vương đóng ở Sài Gòn, hàng năm phải triều cống.  - Từ đó, cứ vài năm lại có chuyện cướp ngôi tranh giành thiên hạ trong hoàng tộc Chân Lạp. Quân nhà Nguyễn phải sang cứu viện và thiết lập trật tự. Cứ mỗi lần như thế thì vua Chân Lạp phải cắt đất tạ ơn.  1698  - Theo Phủ Biên Tạp Lục, trang 439 - 440 thì năm 1698 chúa Nguyễn mới bắt đầu cho quan đi kinh lý và bắt đầu lập Phủ, Huyện. Gia Định lúc đó đã có "đất đai trên ngàn dặm, dân dư tứ vạn hộ". Xứ Nam Kỳ lúc đó hầu như hoang vu.  1753  Năm Quý Dậu (1753), Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thông sứ với Chúa Trịnh ngoài Bắc để lập mưu đánh chúa Nguyễn. Võ Vương hay được, bèn sai Đạm Am Nguyễn Cư Trinh cất binh đánh trước. Nặc Nguyên thua chạy, sang cầu cứu với Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên và dâng 2 phủ Tầm Bôn (vùng Châu Đốc ) và Lôi Lạp (vùng Soài Rạp đến Đồng Tháp Mười) để chuộc tội vào năm 1756.  1757  - Năm 1757, Nặc Nguyên từ trần, Nặc Nhuận nắm quyền nhiếp chính và xin cắt đất dâng Chúa Nguyễn đất Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng & Bạc Liêu) để cầu Chúa Nguyễn ban cho tước Vương.  - Với sự kiện cắt đất Trà Vinh - Ba Thắc và vùng Tầm Phong Long để tạ ơn chúa Nguyễn, trong vòng hơn nữa thế kỷ (1697 - 1757) Chúa Nguyễn đã đặt xong bộ máy hành chính trên xứ Nam Kỳ và cương thổ nước Việt Nam thời đó có hình dạng gần giống với cương thổ ngày nay.  PHẦN II: SÓC TRĂNG - TỪ GIAI ĐOẠN CHÚA NGUYỄN LẬP HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN ĐẾN NĂM 1953  1779  Tháng 10 mùa Đông năm Kỷ Hợi (1779) , Nguyễn Ánh cho họa địa đồ cắt địa giới 3 dinh Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long và An Giang) cho liền lạc với nhau, lúc này Sóc Trăng chính là Ba Thắc và trực thuộc dinh Long Hồ.  1820  Đến năm 1820, Đất Ba Thắc thuộc về huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (bao gồm cả đất Cần Thơ và Sóc Trăng ngày nay). Lúc này huyện Định Viễn có 37 thôn điếm nhưng đất đai rộng, dân thưa nên chưa chia tổng.  1832  Năm 1832, Vua Minh Mạng ra chỉ dụ lập ra Phủ Ba Xuyên gồm cả mấy khu hiện thời là Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh và Châu Đốc. Như vậy đất Ba Thắc có tên là Ba Xuyên kể từ năm 1832.  1840  Năm 1840, theo ông Trương Vĩnh Ký thì lúc này phủ Ba Xuyên tục gọi là Sóc Trăng được hình thành gồm 3 huyện Phong Nhiêu (Bãi Xàu), Phong Thạnh (Nhu Gia) và Vĩnh Định (Ba Xuyên). Như vậy, dựa theo tài liệu của ông Trương Vĩnh Ký thì đến năm 1840 địa danh Ba Xuyên (Sóc Trăng) mới xuất hiện. Trước năm này chưa thấy tài liệu nào của Triều Nguyễn nhắc đến đất Ba Xuyên hoặc giả là các Châu Bản Địa Bạ triều Nguyễn bị thất lạc nên không thấy ông Nguyễn Đình Đầu nhắc tới mảnh đất này trong quyển "Tổng Kết Nghiên Cứu Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh".  1855  Đến 1855, không biết vì lý do gì mà phủ Ba Xuyên chỉ còn lại có 2 huyện (15 năm trước là 3 huyện) với với 10 tổng và 83 xã thôn gồm:  + Huyện Phong Nhiêu: 3 tổng, 17 xã thôn.  + Huyện Vĩnh Định: 4 tổng, 19 xã thôn.  1859  Năm 1859, quân Pháp chiếm thành Gia Định (cũng gọi là thành Sài Gòn). Triều đình Huế phải ký nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường.  1867  - Năm 1867, Pháp vi phạm 'hòa ước" và chiếm nốt 3 tỉnh miền tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau đó Pháp xóa bỏ lề lối cai trị và phân ranh huyện cũ.  - Theo nghị định ngày 05-01-1876, Pháp bãi bỏ Lục Tỉnh, chia Nam Kỳ ra làm 4 khu vực với 19 hạt (arrondissement) ( Sóc Trăng là hạt thứ 19) và 2 thành phố lớn là Sài Gòn và Chợ Lớn.  - Đến năm 1878, hạt Sóc Trăng (huyện Ba Xuyên) với dân số là 56.877 người, chia ra làm 11 tổng, 135 làng, 5 nhà trạm, 1 trường học, 3 chợ.  1915  - Hồi 1915, Pháp chia Nam Kỳ ra thành 20 tỉnh, 2 thành phố, 1 đặc khu Côn Đảo, 40 quận hành chính, 227 tổng, 2.000 làng xã. Kể từ năm này cho đến năm 1959, quận Vĩnh Châu thuộc về Bạc Liêu.  - Năm 1915 - Tỉnh Sóc Trăng:  * Tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng.  *Dân số:  + 135.328 người Việt.  + 67 người Âu (kể cả trại lính).  + Gồm 10 tổng, 92 xã, có 32.245 dân tịch.  + Trạm hành chính: Phú Lộc, Bang Long, Đại Ngãi, Bố Thảo, Nhu Gia, Bãi Xàu.  1930  - Năm 1930, tỉnh Sóc Trăng chia làm 3 quận:  * Quận Sóc Trăng coi các tổng: Nhiêu Hòa, Nhiêu Khánh, Nhiêu Mỹ, Nhiêu Phú, Thạnh An và Thạnh Lợi.  * Quận Quận Kế Sách coi các tổng: Định Hòa, Định Khánh, Định Tường.  * Quận Long Phú coi các tổng Định Chí, Định Mỹ, Định Phước.  1953  - Năm 1953, tỉnh Sóc Trăng gồm 5 quận Sóc Trăng, Kế Sách, Long phú, Lịch Hội Thượng và Thạnh Trị.  * Dân Số:  + 118.717 người.  + 43.674 người Việt.  + 65.565 người Miên.  + 9.425 người Hoa.  + 49 người Âu.  + 5 người Ấn.  * Sản xuất: xay lúa.  * Diện tích trồng lúa: 121.950 ha.  Đến đây tạm kết thúc phần nghiên cứu về Lịch Sử Hình Thành Địa Giới Sóc Trăng Từ Năm 1953 Về Trước. Tưởng rằng "Địa bàn Lục Tỉnh từ năm 1836 đến nay đã được phân thiết thay đổi - cả địa phận lẫn địa danh - về mặt hành chánh nhiều lần phức tạp, khi dồn nhập, lúc chia cắt. Phải có một công trình nghiên cứu địa lý lịch sử nghiêm túc mới nắm vững được quá trình phân thiết diên cách" (Nguyễn Đình Đầu).  Do đó, với một sự nghiên cứu còn hạn chế nhiều về nguồn tư liệu, bài nghiên cứu của tôi chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Đây chỉ là một nỗ lực cá nhân tôi nhằm tìm hiểu về lịch sử mảnh đất quê hương Sóc Trăng của tôi và đem ra chia sẽ với quý vị. Nếu bài viết của tôi có điểm nào sai, điểm nào chưa xác thực thì cũng kính mong quý vị nào nhận ra chỗ sai sót ấy chỉ điểm cho để tôi có dịp học hỏi thêm. Chùa Sà Lôn (Sóc Trăng) - nét đặc sắc của văn hóa Kh’mer Nam bộ Đến Sóc Trăng theo các tour du lịch tâm linh, ngoài viếng các chùa: Dơi, Đất Sét, Klêlang bạn không thể không viếng chùa Sà Lôn (còn gọi chùa Chén Kiểu) nằm trên Quốc lộ 1A, cách thị xã Sóc Trăng 12km về hướng Tây, hướng từ thị xã Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu. Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành. Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liệu năm 1947. Cột chùa chạm nhiều hoa văn, đường viền độc đáo. Hai bên cổng ngự, hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được chạm khắc, đắp nổi biểu trưng cho văn hóatruyền thống Khmer. Đặc biệt, trong lòng tháp chính giữa lồng một tấm kính, nổi bật tượng phật ngồi uy nghi, như hiện hữu an lành ở chốn cảnh chùa. Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Nếp phía trên có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong nguy nga. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.  Bước vào gian thờ chính điện, sẽ thấy quần thể gồm 20 tượng phật lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau. Tất cả được bố trí hợp lý, không gian tôn nghiêm luôn thơm mùi nhang khói. Theo một vị sư trụ lâu năm tại đây thì chùa Chén Kiểu trước kia được cất bằng lá, có tên Khmer là "Sà Lôn". Chùa được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được xây lạ
Tài liệu liên quan