Đồ án Công nghệ ADSL

Những năm đầu của thế kỉ XXI, được coi là kỷ nguyên của công nghệ thông tin, thông tin học có ý nghĩa đến sự thành công và phát triển của một quốc gia. Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu tìm kiếm và trao đổi thông tin đã làm cho mạng Internet ra đời. Các cơ quan, tổ chức đều nhận thức được tính ưu việt của xử lý thông tin qua mạng. Kết nối mạng không thể thiếu cho các hoạt động xã hội nói chung và công nghệ thông tin nói riêng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ADSL ra đời đã đáp ứng cho việc xử lý thông tin một cách thuận tiện nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả công việc cao. Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp hệ Kỹ thuật viên, chúng tôi nghiên cứu về : “Công nghệ ADSL”.

doc59 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ ADSL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu 3 Chương 1. Công nghệ nền tảng của ADSL 5 1.1. Mạng nội bộ (LAN) 5 1.1.1. Công nghệ Ethernet và IEEE 802.3 5 1.1.1.1. Cấu trúc gói số liệu 5 1.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động 7 1.1.1.3. Hình thức kết nối vật lý 10 1.1.1.4. CSMA/CD 12 1.1.1.5. Fast Ethernet 13 1.1.1.6. Sự thực thi Fast Ethernet 14 1.1.1.7. Gigabit Ethernet 14 1.1.1.8. Sự thực thi Gigabit Ethernet 14 1.1.2. Công nghệ mạng Token Ring 15 1.1.2.1. Cấu trúc gói số liệu 15 1.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động 17 1.2. Mạng diện rộng WAN 18 1.2.1. Kết nối điểm - điểm 18 1.2.2. Switched WANs 18 1.2.2.1. Chuyển mạch – Circuit Switching 18 1.2.2.2. Chuyển mạch gói- Packet Switching 19 1.2.2.3. ATM 19 1.2.2.4. Mạng X.25 19 1.2.2.5. Frame Relay 21 1.2.2.6. ISDN 21 1.2.2.7. SONET 22 1.3. Các thiết bị kết nối phổ biến trong mạng LAN và WAN 23 1.3.1. Card mạng: NIC 23 1.3.2. Repeater: Bộ lặp 23 1.3.3. HUB 23 1.3.4. Liên mạng (Internet Working) 25 1.3.4.1. Cầu nối (Bridge) 25 1.3.4.2. Bộ dẫn đờng (Router) 25 1.3.4.3. Bộ chuyển mạch (Switch) 26 Chương 2. Tổng quan về ADSL 27 2.1. Giới thiệu tổng quan kỹ thuật xDSL 27 2.2. Tổng quan về công nghệ xDSL 29 2.2.1. Đặc điểm của công nghệ xDSL 29 2.2.2. Ưu điểm của công nghệ xDSL 30 2.2.3. Những thách thức chính của công nghệ xDSL 30 2.3. Kỹ thuật ADSL 31 2.3.1. ADSL là gì 31 2.3.2. ứng dụng của ADSL 33 2.3.3. Cơ chế hoạt động và dải tần của ADSL 34 2.3.3.1. Cơ chế hoạt động 34 2.3.3.2. Dải phổ tần của ADSL 35 2.3.4. Ưu điểm của ADSL so với PSTN & ISDN 35 2.3.5. Các thành phần của ADSL 36 2.3.5.1. Modem ADSL là gì 37 2.3.5.2. Modem ADSL làm việc nh thế nào 38 2.3.5.3. Mạch vòng/Local Loop là gì 39 2.3.6. Các thành phần ADSL từ phía nhà cung cấp dịch vụ 40 2.3.6.1. DLAM là gì 40 2.3.6.2. BAS là gì 41 2.3.6.3. ISP là gì 42 2.3.7. Các thành phần khác của hệ thống ADSL 42 2.3.8. Kết nối mạng 42 2.3.8.1. Các giao thức được sử dụng giữa modem và BAS 43 2.3.8.2. Vai trò của ATM 43 2.3.9. Vai trò của PPP 44 2.3.10. Modem ADSL trên thực tế 44 2.3.11. Mối tương quan giữa thoại và ADSL 45 2.3.11.1. Thoại và ADSL chung sống ra sao 46 2.3.11.2. Tốc độ đa dạng 46 2.4. ADSL mang lại gì cho người dùng, doanh nghiệp 47 2.4.1. Đối với người dùng 47 2.4.2. Đối với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội 48 Chương 3. Tình hình phát triển ADSL tại nước ta hiện nay 49 3.1. Tình hình phát triển ADSL tại Việt Nam 49 3.1.1. Sự ra đời của kỹ thuật ADSL tại Việt Nam 49 3.1.2. Công nghệ ADSL tại Việt Nam 49 3.1.2.1. Các nhà cung cấp đường truyền ADSL tại Việt Nam 49 3.1.2.2. Tìm hiểu cách thanh toán cước phí thuê bao ADSL 52 3.1.2.3. DLAM một số cổng DLAM tại Hà Nội 53 3.2. Thách thức với các nhà cung cấp dịch vụ ADSL tại Việt Nam 54 3.2.1. Cung vượt quá cầu 54 3.2.2. Chất lượng đường dây 54 3.2.3. Hướng giải quyết của các nhà cung cấp dịch vụ ADSL 55 Chương 4: Kết luận 57 Tài liệu tham khảo Lời nói đầu Những năm đầu của thế kỉ XXI, được coi là kỷ nguyên của công nghệ thông tin, thông tin học có ý nghĩa đến sự thành công và phát triển của một quốc gia. Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu tìm kiếm và trao đổi thông tin đã làm cho mạng Internet ra đời. Các cơ quan, tổ chức đều nhận thức được tính ưu việt của xử lý thông tin qua mạng. Kết nối mạng không thể thiếu cho các hoạt động xã hội nói chung và công nghệ thông tin nói riêng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ADSL ra đời đã đáp ứng cho việc xử lý thông tin một cách thuận tiện nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả công việc cao. Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp hệ Kỹ thuật viên, chúng tôi nghiên cứu về : “Công nghệ ADSL”. Đồ án được bố cục làm 4 chương: Chương 1 – Công nghệ nền tảng của ADSL, trong chương này trình bày các kiến thức cơ bản về mạng và các thiết bị mạng, đi sâu về phân loại mạng máy tính theo phạm vi địa lý (LAN và WAN). Đặc biệt là mạng WAN, vì đó là công nghệ nền tảng của ADSL. Chương 2 – Tổng quan về ADSL, trong chương này trình bày các kiến thức cơ bản, tổng thể về công nghệ ADSL. Chương 3 – Tình hình phát triển ADSL tại Việt Nam, trong chương này trình bày sự phát triển của ADSL cũng như những khó khăn mà các nhà cung cấp dịch vụ ADSL gặp tại nước ta. Chương 4 – Kết luận, trong chương này đưa ra những nhận định, đánh giá về công nghệ ADSL và hướng phát triển của công nghệ này. Do thời gian và kiến thức có hạn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Chương 1 Công nghệ nền tảng của ADSL Chúng ta có thể nghĩ đến Internet như là những mạng xương sống được tạo ra và quản lý bởi các tổ chức quốc tế, các quốc gia hay các ISP khu vực. Mạng xương sống được nối với nhau bởi các thiết bị kết nối như Router hay Switch. Điểm cuối của mạng là nhà cung cấp mạng cục bộ khu vực hoặc kết nối theo kiểu Point- to- point nối mạng LAN với mạng. Nhận thức Internet là một tập hợp của Switching Wans (backbones), LANs, Point- to- point WANs. Mặc dù bộ giao thức TCP/IP bình thường bao gồm 5 lớp, nó chỉ định các giao thức trên thành 3 lớp: TCP/IP duy nhất liên quan đến tầng mạng, tầng vận chuyển và tầng ứng dụng. Điều này có nghĩa rằng TCP/IP giả thiết sự tồn tại của WANs, LANs, và kết nối những thiết bị. . Mạng nội bộ (LAN) A Local area network (LAN) là một hệ thống truyền thông tin, dữ liệu cho phép kết nối các thiết bị độc lập liên lạc với nhau trong một vùng có giới hạn, một toà nhà, hay một khu trường. Công nghệ mạng LAN phổ biến nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam gồm có: Ethernet LANs, Token Ring LANs, Wireless LANs và ATM LANs. Trong phần này chúng ta tìm hiểu loại công nghệ đầu tiên, còn công nghệ ATM LANs sẽ được tìm hiểu thêm trong phần tìm hiểu công nghệ ATM ở phần sau. 1.1.1. Công nghệ Ethernet và IEEE 802.3 1.1.1.1. Cấu trúc gói số liệu Công nghệ Ethernet là phát minh của ba tập đoàn Xerox, DEC và Intel từ đầu những năm 1970. Ethernet là công nghệ mạng cục bộ được tổ chức kết nối theo dạng đường thẳng (Bus), sử dụng phương pháp điều khiển truy nhập ngẫu nhiên CSMA/CD với tốc độ trao đổi số liệu 10 Mbps. Công nghệ Ethernet được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ở châu Âu và Mỹ quy chuẩn với tên là IEEE 802.3. Điểm khác biệt lớn nhất giưã Ethernet và IEEE 802.3 thể hiện ở một trường trong cấu trúc gói số liệu được mô tả ở hình sau: Hình 1.1: Cấu trúc gói số liệu Ethernet và IEEE 802.3 Ethernet định nghĩa trường “loại số liệu” (TYPE), cho biết số liệu trong trường số liệu (Information Field) thuộc giao thức ở mức mạng trong khi IEEE 802.3 định nghĩa trong trường độ dài (LEN) của gói số liệu. Trường Preamble và SFD gồm chuỗi bit 1010..10 phục vụ việc đồng bộ cho đơn vị điều khiển nhận. Với hai bit cuối cùng của trường SFD là 11 “vi phạm” mẫu chuỗi bit đồng bộ, cho biết khởi đầu phần tiêu đề của gói số liệu. Chuỗi byte kiểm tra FCS được tạo thành theo mã nhị phân tuần hoàn, bao gồm trường địa chỉ đích DA, địa chỉ nguồn SA, trường loại số liệu TYPE và trường số liệu. Khoảng cách giữa hai gói số liệu liên tiếp nhau (Interframe Gap) được quy định là 9,6(s, cần thiết cho đơn vị điều khiển thu xử lý nội bộ và chuẩn bị thu gói số liệu tiếp theo. Độ dài tối thiểu của gói số liệu Ethernet là 64 byte, tương đương 512 bit, bằng 1 “cửa sổ thời gian” . Việc giới hạn độ dài tối đa của gói số liệu Ethernet là 1518 byte cho phép hạn chế thời gian phát, tương ứng với thời gian chiếm kênh truyền của một trạm và như vậy, tăng khả năng truy nhập mạng và trao đổi số liệu cho các trạm khác cũng như giới hạn dung lượngbộ nhớ đệm phát và thu. 1.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động Lưu đồ điều khiển truy nhập mạng Ethernet và quá trình phát, thu số liệu được mô tả trong hình 1.2 Hình 1.2. Lưu đồ điều khiển truy nhập mạng Ethernet Quá trình phát bắt đầu bằng việc chuẩn bị gói số liệu cần phát trong bộ nhớ đệm phát. Nếu không ở trạng thái chờ ngẫu nhiên (deferring) vì phát hiện xung đột trước đó và kênh rỗi, quá trình phát được khởi động và kết thúc tốt đẹp. Trường hợp có xung đột truy nhập (Collision), chuỗi bit đặc biệt JAM ( jamming sequence) được phát để thông báo trạng thái xung đột truy nhập cho các trạm khác trong mạng biết. Nếu số lần xung đột truy nhập vượt quá giới hạn cho phép là 16 (nhờ bộ đếm xung đột truy nhập riêng), quá trình phát được kết thúc với thông báo lỗi “Xung đột truy nhập”. Trong trường hợp ngược lại, thời gian chờ ngẫu nhiên trước khi kiểm tra đường truyền và phát lại, được tính theo công thức: TWait= Tslot* TR với 0< TR< 2 exp min [n,16] Trong đó n là số lần xảy ra xung đột truy nhập. Bằng cách tính trên đây, thời gian chờ để kiểm tra kênh và phát lại khi có xung truy nhập tăng theo tỷ lệ thuận theo hàm số mũ với số lần truy nhập và như vậy, làm tăng thời gian truy nhập mạng, đặc biệt khi lưu lượng số liệu trao đổi trong mạng lớn, tương ứng với xác xuất xảy ra xung đột truy nhập cao. Phương pháp điều khiển truy nhập này, vì vậy, không thích hợp với các ứng dụng thời gian thực mà ở đó đòi hỏi thời gian truy nhập mạng xác định là yêu cầu khắt khe nhất. Quá trình thu kết thúc với việc kiểm tra độ dài gói số liệu thu được. Nếu độ dài gói số liệu ngắn hơn độ dài tối thiểu quy định (64 byte), nghĩa là quá trình phát có lỗi (ví dụ xung đột truy nhập), thì gói số liệu bị loại bỏ và quá trình đồng bộ để thu gói tiếp theo được khởi động. điều này cũng xảy ra khi địa chỉ đích không trùng với địa chỉ nguồn của địa chỉ thu. Gói số liệu thu được chỉ được ghi vào bộ nhớ đệm thu sau khi khẳng định các byte kiểm tra FCS đúng. Trong trường hợp ngược lại, các thông báo lỗi thu, ví dụ: độ dài không đúng (LEN error) hoặc phạm vi giới hạn gói dữ liệu (aligment error) hoặc lỗi CRC (CRC error), được chuyển cho phần mềm điều khiển trao đổi dữ liệu. 1.1.1.3. Hình thức kết nối vật lý Sau đây là tóm tắt các đặc trưng kết nối vật lý của công nghệ mạng Ethernet Hình 1.3: “thick” Ethernet 10BASE-5 Hình 1.4:“Thin” Ethernet 10BASE-2 Hình 1.5: Ethernet sử dụng cáp điện thoại 10 BASE-T Các tiêu chuẩn kết nối vật lý này cho thấy sự tiến triển của công nghệ mạng Ethernet qua thời gian. Tầng vật lý của IEEE 802.3 có thể dùng các tiêu chuẩn sau để xây dựng: 10BASE5: tốc độ 10Mb/s, dùng cáp xoắn đôi không bọc kim UTP (Unshield Twisted Pair), với phạm vi tín hiệu lên tới 500m, topo mạng hình sao. 10BASE2: tốc độ 10Mb/s, dùng cáp đồng trục thin-cable với trở kháng 50 Ohm, phạm vi tín hiệu 200m,topo mạng dạng bus. 10BASE-T: tốc độ 10Mb/s, dùng cáp đồng trục thick-cable (đường kính 10mm) với trở kháng 50 Ohm, phạm vi tín hiệu 500m, topo mạng dạng bus. 10BASE-FL: dùng cáp quang, tốc độ 10Mb/s phạm vi cáp 2000m 1.1.1.4. CSMA/CD: Đa truy xuất cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột Trên mạng Ethernet, ở một thời điểm chỉ một hoạt động truyền được phép. Mạng Ethernet được xem như mạng đa truy xuất cảm nhận mang sóng có phát hiện xung đột. Điều này có nghĩa là hoạt động truyền của một node đi qua toàn bộ mạng và được node tiếp nhận và kiểm tra. Khi tín hiệu đi đến cuối đoạn, thiết bị kết cuối (terminator) hấp thụ để ngăn chặn sự phản hồi ngược lại trên đoạn mạng. A B C D Hình 1.6: Hoạt động của Ethernet /802.3 Khi một máy trạm muốn truyền tín hiệu , máy trạm sẽ kiểm tra trên mạng để xác định xem có máy trạm khác hiện đang truyền thông. Nếu mạng không bị bận, máy trạm sẽ thực hiện việc truyền. Trong lúc đang gởi tín hiệu máy trạm sẽ kiểm tra mạng để đảm bảo không có máy trạm khác đang truyền vào thời điểm đó. Có khả năng hai máy trạm cùng xác định mạng không bị bận và sẽ truyền vào thời điểm xấp xỉ nhau. Nếu điều này sảy ra thì sẽ gây ra xung đột như minh hoạ ở của hình 1.7. Khi tất cả node đang truyền mà phát hiện ra xung đột, node truyền đi một tín hiệu nhồi (jam signal) nhấn mạnh thêm xung đột đủ lâu dài để tất cả node khác nhận ra. Tất cả node khác đang truyền sẽ ngừng việc gửi frame trong thời gian được chọn ngẫu nhiên trước khi cố gắng gửi lại. Nếu lần gởi lại cũng dẫn đến kết quả xung đột, node đó sẽ gửi lại và số lần gửi lại là 15 lần trước khi bỏ hẳn việc gửi. Các đồng hồ chỉ định thời quay lui tại các máy khác nhau là khác nhau. Nếu hai bộ định thời đủ khác nhau, một máy trạm sẽ thực hiện lần gởi kế thành công. 1.1.1.5. Fast Ethernet Để truyền các loại dữ liệu lớn hay phức tạp chúng ta sử dụng giao thức Fast Ethernet (100 Mbps). Trong tầng MAC, Fast Ethernet sử dụng cùng nguyên lý như Ethernet truyền thống (CSMA/CD) chỉ có điều tốc độ đường truyền đã được tăng lên từ 10 Mbps đến 100 Mbps. Để cho CSMA/CD làm việc, chúng ta có hai sự lựa chọn: làm tăng độ dài cực tiểu khung kết cấu hoặc giảm sự va chạm miền (tốc độ của ánh sáng không thể thay đổi được). Việc tăng thêm độ dài cực tiểu của khung kết cấu kéo theo sự bổ sung ở phía trên. Nếu dữ liệu được gửi đi không đủ dài, thì chúng ta cần phải tăng thêm bytes. Fast Ethernet có các tùy chọn khác: miền va chạm có được giảm bớt bởi một hệ số của 10 ( từ 2500 m đến 250 m). Với mạng hình sao thì độ dài 250 m được chấp nhận trong nhiều trường hợp. Trong tầng vật lý, Fast Ethernet sử dụng những phương pháp báo hiệu và phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được tốc độ truyền dữ liệu 100 Mbps. 1.1.1.6. Sự thực thi Fast Ethernet: Fast Ethernet có thể lựa chọn loại 2 dây (two-wire) hoặc loại 4 dây (four- wire) trong khi thi hành. Loại 2 dây được dùng trong 100BASE-X, với mọi cáp cặp xoắn (100BASE-TX) hoặc cáp sợi quang (100BASE-FX). Loại 4 dây chỉ được dùng cho loại cáp cặp xoắn (100BASE-T4). 1.1.1.7. Gigabit Ethernet Muốn truyền tải các loại dữ liệu cao hơn 100mbps thì phải dùng giao thức Gigabit Ethernet. Để đạt được tốc độ truyền dữ liệu này, thì lớp MAC có hai tuỳ chọn: giữ lại giao thức CSMA/CD hoặc thả nó. Với vấn đề trước, hai sự lựa chọn, một lần nữa, giảm bớt sự xung đột miền hoắc làm tăng thêm cực tiểu độ dài kết cấu. Không thể chấp nhận được sự xung đột miền trong khoảng 25m. 1.1.1.8. Sự thi hành Gigabit Ethernet Gigabit Ethernet có thể phân chia thành một trong hai loại sử dụng loại 2 dây hoặc 4 dây. Loại 2 dây được dùng trong 1000BASE-X. Với sự phát triển của loại sợi cáp quang học laze sóng ngắn báo hiệu (1000BASE-SX). Những sợi cáp quang học laze sóng dài phát báo hiệu (1000BASE-LX), và phát triển thêm loại cáp xoắn (1000BASE-CX). Loại 4 dây sử dụng các cặp cáp xoắn (1000BASE-T). 1.1.2. Công nghệ mạng Token Ring Công nghệ mạng Token Ring dựa trên tổ chức kết nối theo dạng đường tròn, sử dụng “thẻ bài”, một loạt gói số liệu đặc bịêt để xác định quyền truy nhập và trao đổi số liệu trong mạng. Thực tế, các thiết bị đầu cuối được kết nối theo dạng điểm - tới - điểm; số liệu được chuyển nối tiếp từ thiết bị cuối náy đến thiết bị cuối sau trên đường tròn theo một chiều nhất định. Tốc độ trao đổi số liệu là 4 Mbit/s và 16 Mbit/s. Token Ring được phát minh từ phòng thí nghiệm của công ty IBM ở Thuỵ Sỹ và được quy chuẩn với tên là IEEE 802.5 1.1.2.1. Cấu trúc gói số liệu Cấu trúc gói số liệu Token Ring đuợc mô tả chi tiết trong hình dưới. Sau dây là mô tả ý nghĩa các trường: SD(Start Delimiter): “SD = J K 0 J K 0 0 0”- Giới hạn đầu của gói số liệu, bao gồm các mẫu ký tự (symbols) J và K. Việc mã hoá J và K phụ thuộc vào phương pháp điều chế tín hiệu cụ thể ở mức vật lý (differential mancherter encoding). SFS Included in FCS EFS SD AC FC DA SA Information FCS ED FS 1 1 1 6 6 n* 4 1 1 Byte Hình 1.8.1:Cấu trúc gói số liệu IEEE 802.5 I/G  U/L  14 bit Ring No.  32 bit Host   Hình 1.8.2: Cấu trúc địa chỉ SD  AC  ED   1 1 1 Byte Hình 1.8.3 : Cấu trúc thẻ bài (ToKen) AC (Acces control): “AC = P P P T M R R R”- Trường điều khiển truy nhập + P: Priority Bit - Xác định mức ưu tiên truy nhập (8 mức ưu tiên) + T: Token Bit - Xác định trạng thái của thẻ bài: T= 0: thẻ bài rỗi; T=1:thẻ bài bận. + M: Monitor Bit - Xác định chức năng điều khiển giám sát hoạt động của mạng. +R: Request Bit - Xác định yêu cầu thẻ bài với độ ưu tiên truy nhập nhất định. FC ( Frame Control): “FC = F F Z Z Z Z Z Z” - trường điều khiển + FF: Xác định loại gói số liệu; FF = 00; gói số liệu LLC; FF = 01; gói số liệu MAC + Z..Z: Mã lệnh đối với gói số liệu LLC. ED (End Delimiter): “ED = J K 1 J K 1 1 E" chỉ giới hạn cuối của gói số liệu + I (Immediate Frame Bit): Bit I = 0 cho biết đây là gói số liệu cuối cùng; bit I = 1 cho biết còn nhiều gói số liệu tiếp theo. + E (Error Bit): Bit E=1 cho biết thu có lỗi (Ví dụ FSC sai). Bit Ethernet được thiết lập một thiết bị cuối bất kỳ trong mạng để thông báo kết qủa thu sai. FS (Frame Status): “ FS = A C R R A C R R”: Trường trạng thái gói số liệu + A (Address Recognized Bit): Bit A = 1 cho biết địa chỉ đích trùng với địa chỉ nguồn của một thiết bi cuối cùng nào đó trong mạng. + C (Copied bit): bit C = 1 cho biết gói số liệu đã được một thiết bị cuối trong mạng “sao chép” vào bộ nhớ đệm thu. Mỗi thiết bị có một địa chỉ MAC xác định và thống nhất, được gắn cố định trong vỉ điều khiển nối mạng. Ngoài hai bit I/G và U/L dùng để phân biệt địa chỉ riêng địa chỉ nhóm cũng như phương thức quản lý hai loại địa chỉ này, địa chỉ Token Ring gồm có hai phần: + Địa chỉ phân mạng vòng (Ring Number) + Địa chỉ trạm (Host Number) Địa chỉ phân mạng được sử dụng trong phần thuật toán định tuyến theo nguồn (Source Routing) khi kết nối nhiều mạng Token Ring ở mức điều khiển truy nhập MAC. Khác với gói số liệu thông thường, thẻ bài là một gói số liệu đặc bịêt, chỉ gồm các trường giới hạn (giới hạn cuối);(trường điều khiển truy nhập). Việc sử dụng thẻ bài để gắn quyền truy nhập mạng với các mức ưu tiên truy nhập khác nhau được mô tả chi tiết trong ví dụ sau đây. 1.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động Giả sử thiết bị đầu cuối A có nhu cầu phát số liệu cho thiết bị cuối C. A chờ nhận đựơc thẻ bài có trạng thái rỗi và có độ ưu tiên truy nhập của A, chuyển thẻ bài rỗi thành giới hạn đầu SFS và phát số liệu cần phát sau đó với địa chỉ đích là C. A phát trong thời gian quy định, còn gọi là thời gian “giữ thẻ bài” THT (Token Holding Time ) hoặc phát cho đến khi hết số liệu cần phát. Lưu ý rằng, độ ưu tiên truy nhập mạng và thời gian giữ thẻ bài THT đựơc thiết lập khi thực hiện cài đặt và cấu hình thiết bị cuối kết nối vào mạng. Hình 1.9: quá trình hoạt động của Token Ring Vì địa chỉ đích không trùng với địa chỉ nguồn của mình nên D nhắc lại gói số liệu của A và phát tiếp tục trên mạng. Tương tự như D, B nhắc lại gói số liệu với địa chỉ đích là C và địa chỉ nguồn là A. Sau khi nhận lại gói số liệu mình phát, A thay đổi trạng thái các bit sao cho gói số liệu trở thành một chuỗi bit bất kỳ, không còn là một gói số liệu xác định được, nghĩa là loại bỏ gói số liệu do chính mình phát ra khỏi mạng, và phát thẻ bài có trạng thái rỗi vào mạng. 1.2. Mạng diện rộng WAN 1.2.1. Kết nối điểm - điểm:  hình 1.10: kết nối Point to point Còn được gọi là kênh thuê riêng (leased line ) bởi vì nó thiết lập một đường kết nối cố định cho khách hàng tới các mạng ở xa thông qua các phương tiện của nhà cung cấp dịch vụ. Các công ty cung cấp dịch vụ dự trữ sẵn các đường kết nối sử dụng cho mục đích riêng của khách hàng. Những đường kết nối này phù hợp với hai phương thức truyền dữ liệu: Truyền bó dữ liệu- Datagram transmissions: Truyền dữ liệu là các frame dữ liệu được đánh địa chỉ riêng biệt. Truyền dòng dữ liệu-Data-stream transmissions: Truyền một dòng dữ liệu mà địa chỉ được kiểm tra một lần. 1.2.2. Mangwan chuyển mạch 1.2.2.1.Chuyển mạch - Circuit switching. Chuyển mạch là một phương pháp sử dụng các chuyển mạch vật lý để thiết lập, bảo trì và kết thúc một phiên làm việc thông qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ của một kết nối WAN. Chuyển mạch phù hợp với hai phương thức truyền dữ liệu: Truyền bó dữ liệu-Datagram transmissions và truyền dòng dữ liệu-Data-stream transmission. Được sử dụng rộng rãi trong các công ty điện thoại, chuyển mạch hoạt
Tài liệu liên quan