Đồ án Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ, nhất là vốn dài hạn, mà trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. Xuất phát từ đòi hỏi ấy, thị trường chứng khoán, với tư cách là kênh huy vốn quan trọng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành một nhu cầu cấp thiết, khách quan trong điều kiện hiện nay.

doc22 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ, nhất là vốn dài hạn, mà trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. Xuất phát từ đòi hỏi ấy, thị trường chứng khoán, với tư cách là kênh huy vốn quan trọng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành một nhu cầu cấp thiết, khách quan trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên thị trường chứng khoán muốn hoạt động hiệu quả cần phải có hàng hoá cho nó (cổ phiếu, trái phiếu...) và đồng thời phải có các công ty chứng khoán chuyên mua bán, giao dịch các loại hàng hoá đó. Công ty chứng khoán sẽ là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồn lẻ tẻ trong công chúng tập hợp lại. Như vậy, sự ra đời của các công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu khách quan. Tuy nhiên để nó đi vào hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục có những điều chỉnh hợp lý. Đề xuất: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay" sẽ đưa ra những kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện các công ty chứng khoán và những giải pháp thúc đẩy hình thành các công ty chứng khoán. Đề tài nghiên cứu những lí luận cơ bản về công ty chứng khoán từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công ty chứng khoán về cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ, nhân viên; mô hình công ty; hệ thống tin học trong các công ty chứng khoán, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển các công ty chứng khoán. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Vai trò của công ty chứng khoán với hoạt động của thị trường chứng khoán. Chương II: Thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam. Do hạn chế về lý luận, kinh nghiệm thực tế, điều kiện nghiên cứu nên bài viết này của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô, để bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Chương I: Vai trò của công ty chứng khoán với hoạt động của thị trường chứng khoán. 1. Hoạt động của thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán các hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện . Xét về mặt hình thức, các hoạt động trao đổi mua bán chuyển nhượng các chứng khoán là việc thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán; xét về thực chất đây chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quá trình chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các quan hệ mua bán các chứng khoán trên thị trường chứng khoán phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về chứng khoán. Xét về nội dung, thị trường vốn thể hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà nó là thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. 1.1. Các thành viên của thị trường chứng khoán. - Người đầu tư chứng khoán - Người kinh doanh chứng khoán - Người tổ chức thị trường - Người quản lý và giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán Ngoài các đối tượng trên ra, còn có các đối tượng tương hỗ quan trọng khác như: Các tổ chức thanh toán bù trừ và lưu giữ chứng khoán, tổ chức dịch vụ sang tên và đăng ký lại quyền sở hữu chứng khoán, trung tâm đào tạo người hành nghề chứng khoán, hiệp hội các nhà đầu tư, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Trong các đối tượng đó thì người kinh doanh chứng khoán (trong đó có các công ty chứng khoán) giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và có hiệu quả. 1.2. Công ty chứng khoán. 1.2.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán. 1.2.1.1. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán. Vì công ty chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mỗi nước đều có một mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán riêng, phù hợp với đặc điểm của hệ thống tài chính và tuỳ thuộc vào sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ta có thể khái quát lên ba mô hình cơ bản hiện nay là: mô hình công ty chứng khoán ngân hàng hay mô hình ngân hàng đa năng (bao gồm: Ngân hàng đa năng toàn phần, Ngân hàng đa năng một phần) và công ty chuyên doanh chứng khoán. 1.2.1.2. Những nét đặc trưng trong tổ chức của các công ty chứng khoán. Do công ty chứng khoán là một hình thức định chế đặc biệt, có hoạt động nghiệp vụ đặc thù nên về mặt tổ chức nó có nhiều điểm khác biệt so với các công ty thông thường. Các công ty chứng khoán ở các nước khác nhau, thậm chí trong cùng một quốc gia cũng có tổ chức rất khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty và mức độ phát triển của thị trường. Tuy vậy, chúng vẫn có một số đặc trưng cơ bản: * Chuyên môn hoá và phân cấp quản lí. Công ty chứng khoán có trình độ chuyên môn hoá rất cao ở từng phòng ban, bộ phận, đơn vị kinh doanh nhỏ. * Nhân tố con người. Trong công ty chứng khoán, quan hệ với khác hàng giữ vai trò rất quan trọng, đòi hỏi nhân tố con người phải luôn được quan tâm, chú trọng. * ảnh hưởng của thị trường tài chính. Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản phẩm, dịch vụ, khả năng thu lợi nhuận của công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán càng phát triển thì công cụ tài chính càng đa dạng, hàng hoá dịch vụ phong phú, qua đó công ty chứng khoán có thể mở rộng hoạt động thu nhiều lợi nhuận. Với các trình độ phát triển khác nhau của thị trường, các công ty chứng khoán phải có cơ cấu tổ chức đặc thù để đáp ứng những nhu cầu riêng. 1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán. Nhìn chung có ba nghiệp vụ kinh doanh chính là: - Nghiệp vụ môi giới chứng khoán. - Nghiệp vụ tự doanh. - Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Ngày nay, do thị trường ngày càng phát triển và do nhu cầu của bản thân công ty chứng khoán ngày càng mở rộng nên đã phát sinh nhiều nghiệp vụ như: cho vay kí quĩ, tư vấn đầu tư, quản lí danh mục đầu tư, quản lí thu nhập chứng khoán. Đồng thời các công ty chứng khoán ngày nay còn hoạt động trên cả lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm. 1.2.2.1. Nghiệp vụ môi giới Bản chất nghiệp vụ. Công ty chứng khoán tiến hành nghiệp vụ môi giới sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Qui trình giao dịch. Quá trình môi giới của công ty chứng khoán thường qua các bước chủ yếu thể hiện ở sơ đồ sau: Bước 1: Mở tài khoản (1). Bước 2: Nhận lệnh (2). Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện lệnh (3). Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng (4). Bước 5: Thanh toán và giao hàng. Bước 1: Mở tài khoản. Công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch (tài khoản tiền mặt hoặc tài khoản kí quĩ). Tài khoản kí quĩ dùng cho giao dịch kí quĩ còn tài khoản giao dịch dùng cho các giao dịch thông thường. Bước 2: Nhận đơn đặt hàng. Khách hàng ra lệnh mua, bán cho công ty chứng khoán dưới nhiều hình thức: Điện thoại, telex, phiếu lệnh... Nếu là lệnh bán, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình số chứng khoán muốn bán trước khi thực hiện đơn hàng hoặc đề nghị phải kí quĩ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỉ lệ do uỷ ban chứng khoán qui định. Nếu là lệnh mua, công ty sẽ đề nghị khách hàng mức tiền kí quĩ nhất định trên tài khoản kí quĩ của khách hàng tại công ty. Khoản tiền này thường bằng 40% trị giá mua theo lệnh. Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện. Trước đây, người đại diện của công ty gửi tất cả lệnh mua, bán của khách hàng tới bộ phận thực hiện lệnh hoặc phòng kinh doanh giao dịch của công ty. ở đây, một người thư kí sẽ kiểm tra xem chứng khoán được mua bán ở thị trường nào (tập trung, phi tập trung...). Sau đó, người thư kí sẽ gửi lệnh đến thị trường đó để thực hiện. Ngày nay, các công ty chứng khoán có mạng lưới thông tin trực tiếp từ trụ sở chính tới phòng giao dịch. Do vậy, các lệnh mua, bán được chuyển trực tiếp tới phòng giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán mà không cần chuyển qua phòng thực hiện lệnh. Bước 4: Xác nhận cho khách hàng. Sau khi thực hiện lệnh xong, công ty chứng khoán sẽ gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận đã thi hành xong lệnh. Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch. Hoạt động này bao gồm việc đối chiếu giao dịch và bù trừ các kết quả giao dịch. Hiện nay các nước áp dụng việc đối chiếu cố định: Sở giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành bù trừ trên cơ sở nội dung lệnh của các công ty chứng khoán chuyển vào hệ thống. Những sai sót của công ty chứng khoán sẽ do công ty chứng khoán tự sửa chữa. Việc bù trừ các kết quả giao dịch kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Chứng từ này được gửi cho công ty chứng khoán. Nó là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao chứng khoán. Bước 6: Thanh toán và giao hàng. Đến ngày thanh toán, người mua sẽ giao tiền thông qua ngân hàng chỉ định thanh toán; người bán sẽ giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu kí chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục tại Sở, công ty sẽ thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản khách hàng mở tại công ty chứng khoán. 1.2.2.2 Nghiệp vụ bảo lãnh. Bản chất bảo lãnh. Bảo lãnh phát hành là việc hỗ trợ đơn vị phát hành huy động vốn bằng cách bán chứng khoán trên thị trường. Có ba hình thức bảo lãnh phát hành mà thế giới thường áp dụng: Một là, bảo lãnh chắc chắn: công ty bảo lãnh phát hành nhận mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt phát hành của công ty phát hành và sau đó sẽ bán ra công chúng. Hai là, bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức mà công ty bảo lãnh phát hành hứa sẽ cố gắng tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát hành. Ba là, bảo lãnh bảo đảm tất cả hoặc không: trường hợp này được áp dụng khi công ty phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định. 1.2.2.3 Nghiệp vụ tự doanh. Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó công ty chứng khoán dùng kinh phí của mình để mua và bán chứng khoán, họ tự chịu mọi rủi ro và có thể làm thêm nhiệm vụ tạo thị trường cho một loại chứng khoán nào đó. 1.2.2.4. Các nghiệp vụ phụ trợ. * Nghiệp vụ tín dụng. ở các thị trường phát triển thì đây là một hoạt động thông dụng. Còn ở những thị trường chưa phát triển thì hoạt động này bị hạn chế, chỉ các định chế tài chính đặc biệt mới được phép cấp vốn vay. Một số nước còn qui định không được phép cho vay kí quỹ. Cho vay kí quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải dàn xếp với ngân hàng và phải chịu trách nhiệm về khoản vay đó. * Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính công ty. Đây là việc cung cấp các thông tin về đối tượng chứng khoán, thời hạn, các vấn đề mang tính quy luật của hoạt động đầu tư chứng khoán...Nó đòi hỏi nhiều kiến thức, chuyên môn kỹ năng và yêu cầu vốn không cao. Tính trung thực của cá nhân hay công ty tư vấn có ý nghĩa quan trọng. * Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư. Đây là một dạng tư vấn đầu tư nhưng ở mức độ cao hơn vì khách hàng uỷ thác cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo những nguyên tắc mà khách hàng yêu cầu. Thông thường nghiệp vụ này tuân thủ theo bốn bước cơ bản: Bước 1: Công ty chứng khoán và khách hàng tiếp xúc tìm hiểu khả năng của nhau. Bước 2: Công ty và khách hàng tiến hành kí hợp đồng quản lí. Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lí. Bước 4: Khi đến hạn kết thúc hợp đồng công ty phải cùng khách hàng bàn bạc, quyết định xem gia hạn hay thanh lí hợp đồng. Khi công ty bị phá sản, tài sản uỷ thác của khách hàng phải được tách riêng và không được dùng để trả nghĩa vụ nợ cho công ty chứng khoán. Khoản phí mà công ty chứng khoán nhận được dựa trên số lợi nhuận thu về cho khách hàng. * Nghiệp vụ quản lí thu nhập chứng khoán (quản lí cổ tức). Nghiệp vụ này xuất phát từ nghiệp vụ lưu kí chứng khoán. Công ty phải thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thu lãi chứng khoán khi đến hạn để thu hộ rồi gửi báo cáo cho khách hàng. Trên thực tế, các công ty chứng khoán không trực tiếp quản lí mà sẽ lưu kí tại trung tâm lưu giữ chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ trên, công ty chứng khoán còn có thể tiến hành một số hoạt đông khác như: cho vay chứng khoán, quản lí quỹ đầu tư, quản lí vốn, kinh doanh bảo hiểm... 1.2.3. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán. Hoạt động của công ty chứng khoán có ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của công chúng nên nó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Nhìn chung, qui định về điều kiện thành lập, cấp phép hoạt động cho công ty chứng khoán được thể hiện ở hai khía cạnh sau: Điều kiện về vốn: Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định được qui định cụ thể cho từng loại nghiệp vụ. Điều kiện nhân sự: Những người quản lí hay nhân viên của công ty chứng khoán phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và độ tín nhiệm. Thông thường, các nhân viên của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề. Như vậy, điều kiện thành lập công ty chứng khoán có sự khác nhau ở các nước trên thế giới. Tùy theo đặc thù mỗi quốc gia, các công ty chứng khoán cũng được tổ chức theo nhiều mô hình khác nhau. Chương II: Thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt nam hiện nay. 1. Quá trình thành lập các công ty chứng khoán ở Việt Nam. ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, vì quy mô thị trường còn nhỏ nên số lượng các công ty chứng khoán hiện nay còn ít. Điều này là phù hợp nhằm giảm sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh chi phí ban đầu của các công ty khi mới thành lập là rất lớn mà thu nhập còn nhỏ, chưa đủ khả năng bù đắp chi phí. Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc xây dựng thị trường chứng khoán hiệu quả và an toàn ngay từ giai đoạn đầu, hiện nay chúng ta đã chọn ra các công ty có quy mô lớn và chất lượng cao tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán để giảm thiểu rủi ro. Khi thị trường đã phát triển hiệu quả, quy mô và dung lượng thị trường đã lớn, số lượng công ty chứng khoán có thể sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay có 07 công ty chứng khoán đã thành lập và đi vào hoạt động. Bảng 1: Danh sách các công ty chứng khoán. Số thứ tự  Tên công ty  Vốn ĐL (tỷ VNĐ)  Các HĐ nghiệp vụ  Số GP HĐKDCK  Số NV hành nghề   01  CTCPCK Bảo Việt  43  - Môi giới - Tự doanh - Quản lý DMĐT - Bảo lãnh phát hành - Tư vấn đầu tư CK  01/GPHĐKD 26/11/1999  12   02  CTTNHHCK-NHĐT và PT Việt Nam  50  - Môi giới - Tự doanh - Quản lý DMĐT - Bảo lãnh phát hành - Tư vấn đầu tư CK  02/GPHĐKD26/11/1999  08   03  CTCPCK- Sài Gòn  06  - Môi giới - Tư vấn đầu tư C K  03/GPHĐKD05/04/2000  08   04  CTCPCK-Đệ Nhất  43  - Môi giới - Tự doanh - Quản lý DMĐT - Bảo lãnh phát hành - Tư vấn đầu tư CK  04/GPHĐKD08/04/2000  09   05  CTTNHHCK-Thăng Long  09  - Môi giới - Quản lý DMĐT - Tư vấn đầu tư CK  05/GPHĐKD11/05/2000  07   06  CTTNHHCK-ACB  43  - Môi giới - Tự doanh - Quản lý DMĐT - Bảo lãnh phát hành - Tư vấn đầu tư CK  06/GPHĐKD29/06/2000  03   07  CTTNHHCK- NHCTVN  55  - Môi giới - Tự doanh - Quản lý DMĐT - Bảo lãnh phát hành - Tư vấn đầu tư CK - Lưu ký chứng khoán  07/GPHĐKD06/10/2000  20   1.1. Mô hình công ty chứng khoán ở Việt Nam. Qua nghiên cứu mô hình công ty chứng khoán của các nước ta có thể nhận thấy hầu như các thị trường từ các thị trường phát triển đến các thị trường mới nổi đều cho phép các ngân hàng tham gia vào kinh doanh chứng khoán ở mức độ và phạm vi khác nhau. Ngay cả những thị trường phát triển như Mỹ, Nhật trước đây không cho phép các ngân hàng tham gia vào hoạt động chứng khoán hiện đều có các quy định nới lỏng và có xu hướng chuyển dần từ mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh thuần tuý sang mô hình đa năng kiểu Anh, tức là các ngân hàng được phép tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty con độc lập. ở Việt Nam hiện nay, ngành chứng khoán cũng như hoạt động kinh doanh chứng khoán là hoàn toàn mới mẻ không những đối với dân chúng mà ngay cả đối với các tổ chức kinh doanh ở nước ta. Việc tham gia của các tổ chức tín dụng cụ thể là các ngân hàng thương mại vào kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn đầu của thị trường như hiện nay là hết sức cần thiết. Với đội ngũ cán bộ đã được đào tạo và đã thông thạo việc kinh doanh các công cụ của thị trường tiền tệ, có kinh nghiệm trong việc đánh giá các dự án đầu tư và với mạng lưới hoạt động rộng rãi trên khắp cả nưóc, việc tham gia của các ngân hàng sẽ góp phần phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Có thể nhận thấy mô hình công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chính là sự kết hợp giữa mô hình ngân hàng đa năng một phần và mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán. Chúng ta đã học tập và rút kinh nghiệm từ mô hình các nước và hạn chế tiêu cực có thể phát sinh từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp là người trung gian môi giới, mua bán, bão lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành trên thị trường chứng khoán. Hoạt động của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng lớn tới lợi ích của đông đảo công chúng. Do đó, yêu cầu pháp lý đối với các công ty chứng khoán là rất chặt chẽ. 1.2. Phòng giao dịch (Phòng kinh doanh): Thực hiện các giao dịch tại Sở giao dịch. Thông thường phòng giao dịch gồm 3 bộ phận: - Bộ phận môi giới cho khách hàng. - Bộ phận giao dịch cho bản thân công ty. - Bộ phận nghiên cứu và phân tích chứng khoán. 1.2.1. Phòng Tài chính- Kế toán: Được chia thành hai bộ phận chủ yếu: Bộ phận Kế toán Bộ phận Tài chính 1.2.2. Phòng Marketing: Chức năng chủ yếu là quan hệ với khách hàng của công ty, nhận lệnh từ khách hàng sau đó chuyển qua phòng giao dịch để thực hiện, nghiên cứu phát triển thị trường. 1.2.3. Phòng quản trị hành chính-tổng hợp: Có nhiệm vụ: + Duy trì cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc, trang thiết bị và đồ dùng văn phòng nói chung, cung cấp văn phòng phẩm, duy trì điện nước, nhà ăn.. + Tổ chức gặp gỡ, làm việc với các cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh khác. + Ký kết và quản lý các hợp đồng tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự... 1.2.4. Phòng đăng ký, lưu ký và lưu trữ thông tin: Thực hiện các công việc liên quan đến lưu ký, đăng ký chứng khoán và lưu trữ thông tin về giao dịch chứng khoán, về tài khoản của khách hàng.... 1.3. Hoạt động của TTGDCK. 1.3.1. Giao dịch chứng khoán Tính đến 31/01/2001 TTGDCK TP Hồ Chí Minh đã thực hiện được 76 phiên giao dịch với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là: 4.481.200 cổ phiếu, 26.280 trái phiếu, đạt tổng giá trị 124.603 tỷ đồng. Giao dịch cổ phiếu chiếm 98% tổng giá trị giao dịch, giao dịch trái phiếu chiếm 2% tổng giá trị giao dịch. - Tính theo từng loại cổ phiếu, giá trị giao dịch của REE là 24.516 tỷ đồng chiếm 19,6%; SAM là 76.313 tỷ đồng chiếm 61,2%; HAP là 20.142 tỷ đồng chiếm 16,1%; TMS là 833 triệu đồng chiếm 0,67%; LAF là 228 triệu đồng chiếm 0,18%. - Khối lượng trái phiếu Chính phủ được giao dịch là 390 trái phiếu đạt trị giá 39,2 triệu đồng, chiếm 0,03%. - Khối lượng trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam được giao dịch là 25.890 trái phiếu đạt trị giá 2,28 tỷ đồng chiếm 2%. Bảng 2: Giá trị giao dịch của một số loại trái phiếu và cổ phiếu. (Đơn vị: Triệu đồng) Chứng khoán  Giá trị giao dịch  Tỷ trọng (%)   REE  24516  19,68   SAM  76313  61,25   HAP  20142  16,
Tài liệu liên quan