Đồ án Thiết kế, tính toán bảo vệ chống sét đánh cho phần 220 kV của trạm biến áp 220kV và đường dây tải điện 220 kV

Đường dây, trạm biến áp là những phần tử chính trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật và công suất phụ tải ngày càng tăng kèm theo sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng điện năng vì thế ta thấy điện năng ngày càng trở nên hết sực quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội.

doc55 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế, tính toán bảo vệ chống sét đánh cho phần 220 kV của trạm biến áp 220kV và đường dây tải điện 220 kV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đường dây, trạm biến áp là những phần tử chính trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật và công suất phụ tải ngày càng tăng kèm theo sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng điện năng vì thế ta thấy điện năng ngày càng trở nên hết sực quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội. Khi thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp thì phải đảm bảo được sự làm việc an toàn cũng như độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống. Đối với trạm biến áp và đường dây tải điện ngoài trời thì sự cố hay gặp nhất là sự cố do bị sét đánh . Khi sét đánh thường dẫn đến sự ngừng trệ việc cung cấp và truyền tải điện, điều này sẽ làm thiệt hại lớn đến nền kinh tế , xã hội, tính mạng con người ... xuất phát từ đó đòi hỏi phải có những phương pháp bảo vệ an toàn đối với trạm biến áp và đường dây tải điện. Bản đồ án này với nhiệm vụ là : "Thiết kế, tính toán bảo vệ chống sét đánh cho phần 220 kV của trạm biến áp 220kV và đường dây tải điện 220 kV." Tuy đã cố gắng nhưng do thời gian còn hạn chế và bản thân kiến thức có hạn, nên bản đồ án không tránh khỏi những sai sót. Vì thế em rất mong được các thầy cô và các bạn góp ý chỉ bảo thêm. Bản đồ án hoàn thành em xin được cảm ơn sự động viên giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô trong bộ môn Hệ thống điện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp và chỉ bảo tận tình của TS. Trần Văn Tớp. Em xin chân thành cảm ơn Hà Nội ngày 04 tháng 05 năm 2002 Sinh viên  Chương mở đầu Quá điện áp khí quyển và tình hình chống sét ở Việt Nam Nghiên cứu giông sét và các biện pháp bảo vệ chống sét đã có một lịch sử lâu dài, những hệ thống thiết bị áp dụng những thành tựu tiên tiến, đảm bảo phòng chống sét một cách hữu hiệu, an toàn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi. Tuy nhiên giông sét là hiện tượng tự nhiên : mật độ, thời gian và cường độ hoạt động mang tính ngẫu nhiên. Vì vậy trong nghiên cứu chống sét vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. 1. Hiện tượng phóng điện của sét - nguồn, phát sinh quá điện áp khí quyển. 1.1. Quá trình phóng điện của sét Sét là một trường hợp phóng điện tia lửa khi khoảng cách giữa các điện cực rất lớn (trung bình khoảng 5km). Quá trình phóng điện của sét giống như quá trình xảy ra trong trường không đồng nhất. Khi các lớp mây được tích điện (khoảng 80% số trường hợp phóng điện sét xuống đất diện tích của mây có cực âm tính). Tới mức độ có thể tạo nên cường độ lớn sẽ hình thành dòng phát triển về phía mặt đất. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phóng điện tiên đạo và dòng gọi là tia tiên đạo. Tốc độ di chuyển trung bình của tia tiên đạo của lần phóng điện đầu tiên khoảng 1,5.107 cm/s, của các lần sau nhanh hơn và đạt tới 2.108 cm/s (trong một đợt sét đánh có thể có nhiều lần phóng điện kế tiếp nhau trung bình là ba lần). Tia tiên đạo là môi trường plama có điện dẫn rất lớn. Đầu tia nối với một trong các trung tâm điện tích của lớp mây điện nên một phần điện tích của trung tâm này đi vào trong tia tiên đạo và phân bố có thể xem như gần đều dọc theo chiều dài tia. Dưới tác dụng của điện trường của tia tiên đạo, sẽ có sự tập trung điện tích khác dấu trên mặt đất mà địa điểm tập kết tuỳ thuộc vào tình hình dẫn điện của đất. Nếu vùng đất có điện dẫn đồng nhất thì địa điểm này nằm ngay ở phía dưới đầu tia tiên đạo. Trường hợp mặt đất có nhiều nơi điện dẫn khác nhau thì điện tích trong đất sẽ tập trung về nơi có điện dẫn cao. Quá trình phóng điện sẽ phát triển dọc theo đường sức nối liền giữa đầu tia tiên đạo với nơi tập trung điện tích trên mặt đất vì ở đây cường độ trường có trị số lớn nhất và như vậy là địa điểm sét đánh trên mặt đất đã được định sẵn. Tính chất chọn lọc của phóng điện đã được vận dụng trong việc bảo vệ trống sét đánh thẳng cho công trình. 1.2. Tham số của phóng điện sét. Tham số chủ yếu của phóng điện sét là dòng điện sét. Hiện nay đã tích luỹ được khá nhiều số liệu thực nghiệm về tham số này (đo bằng thỏi sắt từ hoặc bằng máy hiện sóng cao áp). Kết quả đo lường cho thấy biên độ dòng điện sét (Is) biến thiên trong phạm vi rộng từ vài kA tới hàng trăm kA và được phân bố theo quy luật thực nghiệm sau : Vi =  Vi : xác suất xuất hiện sét có biên độ dòng điện ( is Quy luật này cũng được biểu thị trên đường cong (hình 1) Độ dốc trung bình : a =  ( Tds : độ dài đầu sóng) Xác suất của độ dốc trung bình của dòng điện sét (Hình 2) Dạng sóng có đầu sóng xiên góc ở (hỉnh 3) dùng khi quá trình cần xét xảy ra ở đầu sóng hoặc trong các trường hợp mà thời gian diễn biến tương đối ngắn so với độ dài sóng.Trong các trường hợp này sự giảm dòng điện sau trị số cực đại không có ý nghĩa nên khi t > Tds có thể xem dòng điện không thay đổi và bằng trị số biên độ. Ngược lại khi quá trình xảy ra trong thời gian dài (t >>Tds) như khi tính toán về hiệu ứng dòng điện sét có thể không sét đến giai đoạn đầu sóng và dạng sóng tính toán được chọn theo dạng hàm số mũ (hình 4). 1.3. Cường độ hoạt động của sét. Cường độ hoạt động của sét được biểu thị bằng số ngày có giông sét hàng năm (Nng.s) hoặc tổng số thời gian kéo dài của giông sét trong năm tính theo thời gian (Ng.s). Theo số liệu thống kê của nhiều nước, số ngày sét hàng năm ở vùng xích đạo khoảng 100 ( 150 ngày, vùng nhiệt đới từ 75 ( 100 ngày, vùng ôn đới khoảng 30 ( 50 ngày. * Mật độ sét : - Là số lần có sét đánh trên diện tích 1km2 trên mặt đất ứng với 1 ngày sét. ms = 0,1 ( 0,15 Số lần sét đánh trên diện tích 1m2 mặt đất trong 1 năm sẽ là : N = ms. nng.S = (0,1 ( 0,15) nng.S 2. Tình hình giông sét ở Việt Nam. Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoạt động của giông sét có cường độ mạnh. Thực tế sét đã gây nhiều cản trở đến đời sống, xã hội con người. Theo đề tài KC - 03 - 07 của Viện Năng lượng, số ngày giông sét trên miền Bắc nước ta thường dao động trong khoảng từ 70 ( 100 ngày và số lần giông từ 150 ( 300 lần, vùng giông sét nhiều nhất trên miền Bắc là vùng Tiên Yên - Móng Cái. Tại đây hàng năm có từ 250 ( 300 lần. Tập trung trong khoảng từ 100 ( 110 ngày. Tháng nhiều giông nhất là các tháng 7, 8 có tới 25ngày/tháng. Nơi ít giông nhất miền Bắc là vùng Quảng Bình, hàng năm chỉ có khoảng 80 ngày giông. Nhìn chung ở Bắc bộ mùa giông tập trung trong khoảng từ tháng 5 ( tháng 6, ở phía Tây của Trung Bộ và Bắc Bộ mùa giông tương đối sớm hơn. Bắt đầu vào tháng 4 quá trình diễn biến của mùa giông thường có xê dịch trong khoảng tháng 5, tháng 6 là nhiều nhất. ở miền Nam cũng khá nhiều giông, hàng năm trung bình quan sát được từ 40 ( 50 ngày (đến 100 ngày tuỳ nơi) khu vực nhiều giông nhất là vùng Đồng bằng Nam Bộ, số ngày giông hàng năm trung bình lên tới 120 ( 140 ngày (Sài Gòn : 138 ngày, Hà Tiên : 129 ngày). ở Bắc Bộ chỉ có khoảng trên dưới 100 ngày. Mùa đông ở Nam Bộ từ tháng 4 ( tháng 9 trừ tháng 11 có số ngày giông trung bình 10 ngày/1 tháng. Còn suốt 6 tháng từ tháng 5 ( 11 mỗi tháng đều quan sát được trung bình từ 15 ( 20 ngày giông. ở Tây Nguyên, trong mùa đông thường chỉ 2 ( 3 tháng số ngày giông đạt tới 1 ( 5 ngày. Đó là các tháng 4, 5, 9. Tháng cực đại (tháng 5) trung bình quan sát được chừng 15 ngày giông. Qua khảo sát số liệu ở trên ta thấy rằng tình hình giông sét trên 3 miền khác nhau nhưng có những vùng lân cận nhau, mật độ giông sét tương đối giống nhau. Để tổng kết tình hình giông sét ở Việt Nam một cách hệ thống qua kết quả nghiên cứu của đề tài KC-03-07 người ta đã lập được bản đồ phân vùng giông trong đó nêu rõ toàn thể lãnh thổ Việt Nam có thể phân thành 5 vùng 147 khu vực. STT  Vùng  Ngày giông trung bình (ngày/năm)  giơ giông trung bình (ngày/năm)  Mật độ sét trung bình (lần/km)  tháng giông cực đại   1  Đồng bằng ven biển Miền Bắc  81,4  215,6  6,47  8   2  Miền núi Trung du Miền Bắc  61,6  219,1  6,33  7   3  Cao nguyên Miền Trung  47,6  126,21  3,31  5,8   4  Ven biển Miền Trung  44  95,2  3,35  5,8   5  Đồng bằng Miền Nam  60,1  89,32  5,37  5,9   Bảng 1 : Thông số về giông sét ở các vùng Từ các số liệu về ngày giờ giông, số liệu đo lường nghiên cứu thực hiện qua các giai đoạn, có thể tính toán để đưa ra số liệu dự kiến về mật độ phóng điện xuống đất cho các khu vực như ở bảng 2. Qua số liệu nghiên cứu ở trên ta thây rằng Việt Nam là nước có số ngày giông nhiều, mật độ sét lớn. Vì vậy giông sét là hiện tượng thiên nhiên gây ra nhiều thiệt hại cho lưới điện và các công trình quan trọng của Việt Nam. Số ngày giông  Khu vực ven biển miền Bắc  Khu vực trung du miền Bắc  Khu vực cao nguyên miền Ttrung  Khu vực ven biển miền Trung  Khu vực ven biển miền Nam   20 ( 40  2,43 ( 4,86  2,4 ( 4,2  1,2 ( 2,4  1,22 ( 2,44  1,26 ( 2,52   40 ( 60  4,86 ( 7,29  4,2 ( 6,3  2,4 ( 3,6  2,44 ( 3,65  2,52 ( 3,78   60 ( 80  7,29 ( 9,27  6,3 ( 8,4  3,6 ( 4,8  3,65 ( 4,87  3,78 ( 5,04   80 ( 100  9,27 ( 12,15  8,4 ( 10,5  4,8 ( 6,0  4,87 ( 6,09  5,04 ( 6,3   100 ( 120  12,15 ( 14,5  10,5 ( 12,6  6,0 ( 7,2  6,09 ( 7,31  6,3 ( 7,36   Bảng 2 : Số ngày giông sét ở các khu vực ảnh hưởng của giông sét ở Việt Nam trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KC-03-07 những năm qua đã tiến hành lắp đặt các vật ghi sét và các bộ ghi tổng hợp trên các đường dây tải điện trong nhiều năm liên tục, kết quả thu thập và phân tích tình hình sự cố lưới điện 220kV Việt Nam từ năm 1987 - 1992 được trình bày ở bảng 3. Trong sự cố vĩnh cửu của đường dây trên không 220 (kV) Phả Lại - Hà Đông, nguyên nhân do sét là 8/11 chiếm 72,7%. Sở dĩ lấy kết quả chung cho lưới điện miền Bắc vì đây là đoạn đường dây quan trọng trong lưới điện 220 kV đường dây trên không Phả Lại - Hà Đông của Việt Nam ta thấy rằng sự cố do sét gây ra là rất lớn. Nó chiếm một phần chủ yếu trong toàn bộ sự cố lưới điện. Chính vì vậy giông sét là mối nguy hiểm lớn nhất đe doạ sự hoạt động của lưới điện. Bảng 3 : Tình hình sự cố lưới điện 220 (kV) Loại sự cố năm  Dưới 220 kV  DDK 220 kV Phả Lại - Hà Đông    Tổng số  Vĩnh cửu  Tổng số  Vĩnh cửu  Do sét   1987  2  1  2  1  1   1988  5  2  5  2  1   1989  24  3  6  2  1   1990  25  4  2  1  1   1991  30  2  3  1  1   1992  19  4  4  4  3   ( số 6 năm  106  16  22  11  8   3. Kết luận : Sau khi nghiên cứu tình hình giông sét ở Việt Nam và ảnh hưởng của giông sét tới hoạt động của lưới điện ta thấy rằng việc bảo vệ các trạm điện và các đường dây trên không là rất cần thiết. ở những vùng lãnh thổ khác nhau, do điều kiện khí hậu và trang thiết bị kỹ thuật khác nhau nên đặc điểm về giông sét, tính chất và mức độ tác hại do giông sét gây ra cũng khác nhau. Vì vậy, việc tiếp thu các kết quả nghiên cứu về các thông số giông sét đặc tính hoạt động giông sét của từng vùng, từng khu vực để có những biện pháp chống sét cho hiệu quả và thích hợp. Chương I Thiết kế và tính toán chống sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp 220kV 1. Các yêu cầu về kỹ thuật khi thiết kế bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp. Khi sét đánh trực tiếp vào các thiết bị phân phối đặt trong trạm thì sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng : Gây nên hư hỏng các thiết bị điện, đồng thời có thể làm ngừng việc cung cấp điện trong một thời gian làm thiệt hại về kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành sản xuất và đến sinh hoạt đời sống của nhân dân. Khi thiết kế chống sét cho trạm biến áp không chỉ chống sét cho các thiết bị trong trạm mà còn phải chống sét cho các công trình khác như nhà điều khiển, nhà kho, nơi đặt các thiết bị phụ... Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp người ta thường đặt cột thu lôi. Các cột thu lôi sẽ có nhiệm vụ thu sét về phía mình tạo nên vùng an toàn ở xung quanh cột thu sét. Cách bố trí cột thu lôi tuỳ thuộc vào mặt bằng của trạm, độ cao có sẵn như xà, cột đèn chiếu sáng. Khi thiết kế bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp ngoài các yêu cầu về kỹ thuật còn phải chú ý đến các mặt kinh tế (vốn đầu tư) và mỹ thuật. Đối với các trường hợp phải dùng cột thu lôi độc lập thì khi thiết kế cần phải chú ý đến vấn đề nối đất của cột thu lôi để so sánh kinh tế. Các trạm phân phối ngoài trời từ 110kV trở lên do có mức cách điện cao nên có thể đặt cột thu lôi trên kết cấu của trạm phân phối, nhưng yêu cầu là dòng điện sét. Khi đó phải được khuếch tán vào trong đất theo 3 - 4 thanh cái của hệ thống nối đất. Khoảng cách giữa hai điểm nối vào hệ thống nối đất của cột thu lôi và vỏ máy biến áp phải lớn hơn 15m. Khi bố trí cột thu lôi trên xà của trạm phân phối ngoài trời 110kV trở nên thì phải thực hiện các điều kiện sau : * ở chỗ nối các kết cấu trên có đặt cột thu lôi vào hệ thống nối đất cần phải có nối đất bổ sung (dùng nối đất tập trung) nhằm đảm bảo điện trở khuếch tán không quá 4(. (ứng với tần số công nghiệp) * Khi dùng cột thu lôi độc lập thì cần phải chú ý đến khoảng cách giữa cột thu lôi đến các bộ phận của trạm để tránh khả năng phóng điện từ cột thu lôi đến các vật cần được bảo vệ. * Không nên đặt cột thu lôi trên kết cấu của trạm phân phối 10 ( 35kV * Khi dùng cột đèn chiếu sáng làm giá đỡ cho cột thu lôi phải cho dây dẫn điện đến đèn vào ống chì và chôn vào đất * Để đảm bảo về mặt cơ tính và để chống ăn mòn cần phải theo đúng quy định về vật liệu, tiết diện dây dẫn dùng trên mặt đất và dưới đất cho trong bảng sau: Loại vật liệu  Dây dẫn dòng điện sét dùng trên mặt đất  Dây dẫn dòng điện sét dùng trên mặt đất   Thép tròn mạ kẽm  (8 mm  (10 mm   Thép tròn mạ kẽm  20(2,5 mm2  30(3,5 mm2   Cán thép  Không được dùng  Không được dùng   Thép đồng tròn  (8 mm  (8 mm   Thép đồng dẹt  20(2,5 mm2  20(2,5 mm2   Dây đồng xoắn  Không được dùng  Không được dùng   Thanh nhôm tròn  Không được dùng  Không được dùng   2. Các công thức sử dụng trong tính toán bảo vệ chống sét cho trạm biến áp. 2.1. Phạm vi bảo vệ của một cột thu lôi. Là miền được giới hạn bởi mặt ngoài hình chóp có đường sinh xác định bởi phương trình : rx = 1,6 (1 - 1) Trong đó : h - Độ cao cột thu sét hx - Độ cao vật cần bảo vệ h-hx - là độ cao hiệu dụng của cột thu sét Để đơn giản hoá người ta thường dùng công thức đẻ tính giới hạn bảo vệ là : rx = 1,5 .  (1 - 2) rx = 0,75 .  (1 -3) Công thức trên dùng cho trường hợp cột thu sét có độ cao dưới 30m. Khi độ cao cột thu sét lớn hơn 30 thì phải nhân thêm hệ số hiệu chỉnh P với P =  và trên hình vẽ dùng các hoành độ : 0,75 h.P và 1,5h.P. 2.2. Phạm vi bảo vệ của 2 cột thu sét : Phạm vi bảo vệ của 2 cột thu sét có kích thước lớn hơn nhiều so với tổng số phạm vi bảo vệ của 2 cột đơn. Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được rằng khu vực có xác suất 100% phóng điện vào cột thu sét có bán kính R = 3,5h. Từ đó suy ra nếu 2 cột thu sét đặt cách nhau với khoảng cách a < 7h thì sẽ bảo vệ được độ cao h xác định bởi công thức. h - ho =  hoặc ho = h -  (1 - 4) Mặt cắt thẳng đứng của phạm vi bảo vệ 2 cột thu sét khi : + Hai cột cùng độ cao trên hình 1-2 : Nếu : a = 7h thì độ cao mặt đất được bảo vệ Nếu : a < 7h thì bảo vệ được độ cao là ho, từ ho tính bán kính bảo vệ rox cho độ cao hx. hx <  ho thì rox = 1,5 ho  (1 - 5) hx (  ho thì rox = 0,75 ho  (1 - 6) Vì ta chỉ thiết kế với các cột thu lôi có cùng độ cao nên không xét đến trường hợp hai cột thu lôi có độ cao khác nhau. 2.3. Phạm vi bảo vệ của nhiều cột thu sét : - Theo từng nhóm 3 cột hoặc 4 cột mà đỉnh các cột cùng nằm trên 1 vòng tròn. - Diện tích bên trong của các cột được bảo vệ hoàn toàn nếu thoả mãn điều kiện. Nếu đường kính vòng tròn qua đỉnh cột D ( 8 (h - hx) = 8ha, ha = h - hx (1 -7) Độ cao hiệu dụng của cột thu sét. - Phạm vi bảo vệ bên ngoài giống từng đôi cột. Khi các cột bố trí bất kỳ phải kiểm tra bảo vệ an toàn cho từng cặp 3; 4 cột đặt gần nhau. Nếu độ cao vượt quá 30m thì phạm vi bảo vệ hình thành bởi 3; 4 cột được bảo vệ là : D ( 8.P (h - hx) = 8.P.ha (1 - 8) 2.4. Phạm vi bảo vệ của dây thu sét. a. Phạm vi bảo vệ của 1 dây thu sét : Tương tự như cột thu sét ta có phạm vi bảo vệ của dây thu sét : Nếu hx ( h thì rx = 1,2 h  (1 - 9) Nếu hx > h thì rx = 0,6 h  (1 - 10) b. Phạm vi bảo vệ của 2 dây thu sét : Hai dây cách nhau một khoảng a = 4h độ cao mặt dất được bảo vệ. a < 4h thì bảo vệ được độ cao ho = h -  từ đó tính được rox. Nếu hx ( ho thì rox = 1,2 ho  (1 - 11) Nếu hx > ho thì rox = 0,6 ho  (1 - 12) 1.4. Mô tả đối tượng bảo vệ máy biến áp trình tự tiến hành kết quả tính toán. + Đối tượng cần được tính toán bảo vệ chống sét là: Trạm biến áp 220kV/110 kV Uông Bí. + Kích thước mặt bằng trạm: - Chiều dài: 100m - Chiều rộng: 109m Trong trạm gồm những thiết bị sau: - Trong trạm 220 kV này: - gồm 2 lộ đường dây ra trạm. - gồm 2 máy biến áp T1 và T2. - độ cao của các thanh xà phía 220 kV có độ cao 16,5m. Trình tự tiến hành - tính toán các phương án. A. Phương án I. a. Bố trí sơ bộ cột thu sét (Hình vẽ 1.1). b. Độ cao tác dụng của cột thu sét. Phạm vi bảo vệ của cột thu sét số N1, N2, N3. Đường kính vòng tròn ngoại tiếp của đa giác hình thành bởi các cột thu sét số: N1, N2, N3 là: ta có: a = 20m b = 40 m ( P1 =  c = 40 m D1 =  hình 1.1- Sơ đồ bố trí cột thu sét trạm biến áp 220/110 kV uông bí.  Diện tích giới hạn bởi đa giác có đỉnh là N1, N2, N3 được bảo vệ chống sét có chiều cao tác dụng của cột thu sét là: D1  * Tương tự tính như ha1 : - Xét nhóm cột số: N1 - N3 - N4 : ta có: a = 40 m b = 32 m ( P =  c = 38 m D2 =   - Xét nhóm cột số: N3 - N4 - N5 : ta có: a = 38 m b = 34 m ( P =  c = 38 m D3 =   - Xét nhóm cột số : N3 - N5 - N6 : ta có: a = 38 m b = 25 m ( P =  c = 38 m D4 =   - Xét nhóm cột số: N6 - N7 - N8 : ta có: a = 42 m b = 44 m ( P =  c = 57 m D5 =   - Xét nhóm cột số: N6 - N8 - N5 : ta có: a = 57 m b = 25 m ( P =  c = 58 m D6 =   - Xét nhóm cột số: N8 - N9 - N10 : ta có: a = 47 m b = 39 m ( P =  c = 52 m D7 =   - Xét nhóm cột số: N9 - N10 - N11 : D8 =   - Xét nhóm cột số: N9 - N11 - N12 : ta có: a = 36 m b = 25 m ( P =  c = 26 m D9 =   - Xét nhóm cột số: N12 - N11 - N13 : ta có: a = 26 m b = 55 m ( P =  c = 43 m D10 =   - Xét nhóm cột số: N12 - N13 - N14 : ta có: a = 43 m b = 38 m ( P =  c = 35 m D11 =   - Xét nhóm cột số: N9 - N5 - N14 : ta có: a = 45 m b = 50 m ( P =  c = 36 m D12 =   - Xét nhóm cột số: N4 - N5 - N14 : D13 =   Như vậy căn cứ vào kết quả tính toán ta lấy chung một độ cao tác dụng của 14 cột thu sét là: ha = 8 (m). Tính độ cao của cột thu sét. Vật có độ cao từ mặt đất đến múi nhọn của kim xà đỡ được xác định độ cao bảo vệ là: h= hx + ha = 16,5 + 8 = 24,5 (m). Phạm vi bảo vệ của cột thu sét. ta có  nên  * Xác định chiều cao giới hạn được bảo vệ giữa 2 cột thu sét liền nhau. - giữa cột 1 và 2:  - giữa cột 2 và cột 3:  - giữa cột 3 và cột 6:  - giữa cột 6 và cột 7:  - giữa cột 8 và cột 10:  Hình 1.2- phạm vi bảo vệ của phương án II  - giữa cột 10 và cột 11:  - giữa cột 11 và cột 13:  - giữa cột 13 và cột 14:  - giữa cột 14 và cột 4:  - giữa cột 4 và cột 1:  * Bán kính ứng với độ cao của 2 cột thu sét liền nhau. * - Bán kính ứng với độ cao h012 = 21,64(m) giữa 2 cột thu sét cột số 1 và cột số 2 là:   * Bán kính ứng với độ cao h023 = 18,78m giữa 2 cột thu sét cột số 2 và cột số 3 là:   * Bán kính ứng với độ cao h036 = 19,07 m giữa 2 cột thu sét cột số 3 và cột số 6 là:   * Bán kính ứng với độ cao h067 = 18,5 m giữa 2 cột thu sét cột số 6 và cột số 7 là:   * Bán kính ứng với độ cao h078 = 18,21 m giữa 2 cột thu sét cột số 7 và cột số 8 là: 
Tài liệu liên quan