Giá trị của USD thời khủng hoảng

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết trên tạp chí: Các vấn đề Đối Ngoại (Foreign Affairs) số ra tháng 9 -10/2009, phân tích cuộc cạnh tranh mà đồng tiền dự trữ hàng đầu quốc tế này đang phải đối mặt. Nhiều học giả Hindou cho rằng: Vị thế là một đồng tiền thanh toán quốc tế của đồng đôla Mỹ (USD) đang suy giảm do cuộc đại khủng hoảng tín dụng năm 2007 - 2009, và không ít người dự đoán hậu quả có thể sẽ rất tàn nhẫn. Cuộc khủng hoảng tài chính hẳn đã không khiến nước Mỹ trở nên hấp dẫn hơn trong vai trò là một nhà cung cấp tài sản tài chính chất lượng cao. Không có gì ngạc nhiên khi sự bất động của các thị trường tài chính ở Mỹ đã khiến ngân hàng trung ương các nước giảm sự “thèm muốn” đối với các trái khoán của Mỹ. Một quá trình phi toàn cầu hóa tài chính đã bắt đầu, và sẽ đồng nghĩa với việc có ít nước ngoài muốn chi trả cho ngân sách và sự thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ phát hành một số lượng lớn trái phiếu trong tương lai gần. Các xu hướng cung - cầu này đã làm cho đồng đôla yếu đi trông thấy. Và khi các ngân hàng trung ương phải chứng kiến cảnh thiếu tiền trong các quỹ dự trữ bằng đồng đôla chưa đáo hạn của mình, họ sẽ bắt đầu tìm cái thay thế. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ phát hành một số lượng lớn trái phiếu trong tương lai gần. Các xu hướng cung - cầu này đã làm cho đồng đôla yếu đi trông thấy. Và khi các ngân hàng trung ương phải chứng kiến cảnh thiếu tiền trong các quỹ dự trữ bằng đồng đôla chưa đáo hạn của mình, họ sẽ bắt đầu tìm cái thay thế. Tình trạng này chủ yếu là vì các xu hướng trên xảy ra trong bối cảnh có một sự thay đổi hướng tới một thế giới đa cực. Tầm quan trọng ngày càng lớn dần của các thị trường mới nổi đã làm giảm đáng kể vai trò vượt trội kinh tế của Mỹ, làm yếu đi logic theo đó USD chiếm phần lớn nhất trong quỹ dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương và được sử dụng trong thương mại cũng như các giao dịch tài chính. Vì các thị trường mới nổi này đang tăng trưởng, họ đương nhiên tích lũy ngoại tệ như một cách để tự bảo vệ mình. Các ngân hàng trung ương cần tiền để can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm tránh tình trạng các cú sốc thương mại và dòng tài chính gây ra những biến động tiền tệ không có lợi. Khả năng này ngày càng quan trọng hơn khi các nền kinh tế trước đây đóng kín nay đã mở cửa, và khi các thị trường quốc tế trở nên bấp bênh như hiện nay. Nói cách khác, hoàn toàn hợp lý khi các thị trường mới nổi tích lũy ngoại tệ.

doc4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của USD thời khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị của đồng Đôla thời khủng hoảng ( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 266) www.SAGA.vn - Khủng hoảng kinh tế đang làm tổn thương đồng tiền thanh toán thế giới. Liệu bảng Anh, yên Nhật, euro, nhân dân tệ hay đồng tiền thanh toán của IMF có bắt kịp để qua mặt đồng đôla Mỹ? Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết trên tạp chí: Các vấn đề Đối Ngoại (Foreign Affairs) số ra tháng 9 -10/2009, phân tích cuộc cạnh tranh mà đồng tiền dự trữ hàng đầu quốc tế này đang phải đối mặt. Nhiều học giả Hindou cho rằng: Vị thế là một đồng tiền thanh toán quốc tế của đồng đôla Mỹ (USD) đang suy giảm do cuộc đại khủng hoảng tín dụng năm 2007 - 2009, và không ít người dự đoán hậu quả có thể sẽ rất tàn nhẫn. Cuộc khủng hoảng tài chính hẳn đã không khiến nước Mỹ trở nên hấp dẫn hơn trong vai trò là một nhà cung cấp tài sản tài chính chất lượng cao. Không có gì ngạc nhiên khi sự bất động của các thị trường tài chính ở Mỹ đã khiến ngân hàng trung ương các nước giảm sự “thèm muốn” đối với các trái khoán của Mỹ. Một quá trình phi toàn cầu hóa tài chính đã bắt đầu, và sẽ đồng nghĩa với việc có ít nước ngoài muốn chi trả cho ngân sách và sự thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ phát hành một số lượng lớn trái phiếu trong tương lai gần. Các xu hướng cung - cầu này đã làm cho đồng đôla yếu đi trông thấy. Và khi các ngân hàng trung ương phải chứng kiến cảnh thiếu tiền trong các quỹ dự trữ bằng đồng đôla chưa đáo hạn của mình, họ sẽ bắt đầu tìm cái thay thế. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ phát hành một số lượng lớn trái phiếu trong tương lai gần. Các xu hướng cung - cầu này đã làm cho đồng đôla yếu đi trông thấy. Và khi các ngân hàng trung ương phải chứng kiến cảnh thiếu tiền trong các quỹ dự trữ bằng đồng đôla chưa đáo hạn của mình, họ sẽ bắt đầu tìm cái thay thế. Tình trạng này chủ yếu là vì các xu hướng trên xảy ra trong bối cảnh có một sự thay đổi hướng tới một thế giới đa cực. Tầm quan trọng ngày càng lớn dần của các thị trường mới nổi đã làm giảm đáng kể vai trò vượt trội kinh tế của Mỹ, làm yếu đi logic theo đó USD chiếm phần lớn nhất trong quỹ dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương và được sử dụng trong thương mại cũng như các giao dịch tài chính. Vì các thị trường mới nổi này đang tăng trưởng, họ đương nhiên tích lũy ngoại tệ như một cách để tự bảo vệ mình. Các ngân hàng trung ương cần tiền để can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm tránh tình trạng các cú sốc thương mại và dòng tài chính gây ra những biến động tiền tệ không có lợi. Khả năng này ngày càng quan trọng hơn khi các nền kinh tế trước đây đóng kín nay đã mở cửa, và khi các thị trường quốc tế trở nên bấp bênh như hiện nay. Nói cách khác, hoàn toàn hợp lý khi các thị trường mới nổi tích lũy ngoại tệ. Nhưng tích lũy dưới hình thức nào? Ngày càng nhiều chuyên gia kinh tế và các quan chức Chính phủ nhận thấy rằng bất cứ hệ thống nào sử dụng một đồng tiền của quốc gia nào đó, như USD chẳng hạn, làm ngoại tệ dự trữ quốc tế đều đang bị rạn nứt nghiêm trọng. Thực vậy, nhằm có được dự trữ bằng đồng đôla, nhiều nước phải tạo ra thặng dư thanh toán với Mỹ. Về phần mình, Chính phủ Mỹ thấy đây là cơ hội thuận lợi để bù vào thâm hụt cán cân thanh toán của mình. Các ngân hàng trung ương nước ngoài mua trái phiếu của Mỹ chính là một dạng thị trường bị giam cầm. Khi các ngân hàng trung ương nước ngoài là những khách hàng cuối cùng của trái phiếu Mỹ - thực tế là lượng cầu rất lớn – lãi suất của Mỹ càng thấp, cho phép Chính phủ Mỹ và một cách gián tiếp là các doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ, tiếp tục vay nợ. Và khi các khoản vay này đạt tới con số lớn như gần đây, lãi suất quá thấp và tín dụng dễ dãi đã gây ra các bong bóng bất động sản và cuối cùng là bất ổn tài chính. Các vấn đề này không dễ nhận ra vì nền kinh tế Mỹ có liên quan rất lớn tới nền kinh tế thế giới và lượng cầu bổ sung về dự trữ bằng USD không nhiều. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, cả hai điều này đều không xảy ra. Dòng vốn nước ngoài nhằm bù cho thâm hụt ở Mỹ đã tăng chóng mặt – một biểu hiện của cái đôi khi bị gắn với vấn đề bất cân bằng toàn cầu. Có thể chắc chắn rằng đây không phải là nhân tố duy nhất gây ra khủng hoảng. Nhưng nếu cho rằng sự bất cân bằng toàn cầu đóng một vai trò trong cuộc khủng hoảng hiện nay, thì các hệ thống dự trữ bằng đồng đôla cũng có liên đới trách nhiệm. Cũng như logic kinh tế, logic chính trị của một hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế dựa trên USD ngày nay dường như cũng kém thuyết phục. Sau chiến tranh thế giới II, khi Mỹ điều động một số lượng lớn binh sĩ đến đồn trú tại châu Âu và châu Á, các quốc gia chủ nhà đã nghĩ tới việc cung cấp sự hỗ trợ hạn chế cho thị trường vay nợ của Mỹ (bằng việc tích lũy các chứng khoán bằng USD) như một vật bảo đảm. Ngày nay, chính họ cũng không biết nên tiếp tục “trợ cấp” cho Chính phủ Mỹ và giúp duy trì mức sống của người Mỹ hay không. Ngày càng nhiều quan chức nước ngoài phản đối “ưu đãi quá đáng” dành cho Mỹ - từ mà cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscardd Estaing đưa ra những năm 1960. Và họ đã bắt đầu tìm các giải pháp thay thế quỹ dự trữ bằng USD. Sự thật không mấy dễ chịu Vấn đề duy nhất là, trong tất cả các cuộc tranh luận về một sự thay đổi, tầm quan trọng của đồng bạc xanh này đối với thế giới vẫn không hề suy giảm. Trên thị trường hối đoái, USD đang ngày càng mạnh lên sau khủng hoảng. Khi các nhà đầu tư tháo chạy nhằm đảm bảo an toàn cho mình, họ đã rút luôn các trái phiếu kho bạc Mỹ. Trước tình trạng thiếu tính thanh khoản, các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài đều tìm nơi trú ẩn trong thị trường có tính thanh khoản cao nhất - thị trường trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Như vậy, tỷ giá hối đoái của USD biến động liên tục, nhưng không có tiền mặt USD. Và không có bằng chứng nào cho thấy sự mất lòng tin hàng loạt. Kết luận tương tự cũng được đưa ra sau khi nghiên cứu dữ liệu về thành phần Quỹ dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương và Chính phủ các nước. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho đến cuối năm 2007, 64% tổng dự trữ ngoại hối công khai là bằng USD, chỉ giảm nhẹ so với 66% trong năm 2002 - 2003 và vẫn còn khá cao so với nửa đầu thập kỷ 1990. (USD chiếm 71% toàn bộ ngoại hối công bố trong năm 1999, nhưng con số cao bất thường này phản ánh việc hủy bỏ quỹ dự trữ bằng đồng franc (Pháp) tại Đức và quỹ dự trữ bằng đồng mark (Đức) tại Pháp khi euro ra đời). Số liệu của IMF về cấu tạo các quỹ dự trữ ngoại tệ còn chưa đầy đủ bởi một số nước như Trung Quốc không công bố số liệu của mình. Song, có một cách để suy luận thành phần quỹ dự trữ bằng USD của những nước này là nhìn vào trái phiếu Cục dự trữ Liên bang Mỹ của kho bạc Mỹ mà ngân hàng trung ương các nước này đang nắm giữ. Điều này cho thấy chính quyền các nước đang tiếp tục tích trữ USD, và thậm chí tăng cường mua đồng bạc xanh này trong nửa đầu năm 2009. Nhưng điều thay đổi là các ngân hàng trung ương nước ngoài đang tích trữ trái phiếu kho bạc Mỹ chứ không phải là chứng khoán của các cơ quan chính phủ như “Fannie Mae & Freddie Mac”, và họ thích các trái phiếu ngắn hạn hơn dài hạn. Cuối năm ngoái, sự gia tăng tích lũy trái phiếu kho bạc Mỹ có thể được cho là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nhà nước ở nước ngoài đang chuyển từ tiền gửi ngân hàng sang Bộ Ngân khố vì họ được cảnh báo về tình hình của hệ thống ngân hàng Mỹ. Nhưng đó không phải là cách giải thích hợp lý ngày nay, khi niềm tin vào hệ thống ngân hàng và tài chính Mỹ đang bắt đầu trở lại. Khủng hoảng có thể làm nản lòng các nhà đầu tư tư nhân, song không hề ảnh hưởng tới ngân hàng trung ương các nước vốn vẫn tích lũy USD, ít nhất cũng nhiều như trước đây. Họ đang tạo ra một phần ngày càng lớn nguồn tiền giúp Mỹ thu hẹp thâm hụt cán cân thanh toán. Động cơ đầu tiên thuận lợi Vậy, điều gì giải thích khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết nói trên? Về cơ bản, logic kinh tế của việc dự trữ bằng USD, dù không mạnh như trước đây vẫn còn đúng. Nó tiếp tục khiến nhiều nước tích lũy bằng loại ngoại tệ mà họ thường gọi là nợ nước ngoài và điều khiển ngoại thương của họ. Nói cách khác, các ngân hàng trung ương sử dụng quỹ đó để trả nợ và thanh toán ngoại thương, cũng như can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Và nhiều quốc gia tiếp tục cho vay và trao đổi ngoại thương bằng đồng đôla Mỹ, bất chấp sự nổi lên của euro và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác. Đến cuối năm 2008, khoảng 45% trái phiếu quốc tế là bằng USD, trong khi chỉ 32% bằng euro. Và theo thăm dò năm 2007 của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), USD vẫn được sử dụng trong 86% trao đổi ngoại hối, so với chỉ 38% bằng euro. Đến tháng 4/2008, theo IMF, 66 quốc gia sử dụng USD làm mốc tỷ giá hối đoái của mình, trong khi con số này chỉ là 27% đối với euro. Lý do khiến một ngân hàng trung ương đưa ra lựa chọn là tầm ảnh hưởng lớn của ngoại tệ đó trong quỹ dự trữ quốc gia. Các ngân hàng trung ương muốn không chỉ tối ưu hóa sự trở lại hoạt động bình thường của mình, mà còn giảm thiểu nguy cơ. Ví dụ: Tại một quốc gia kiềm chế tỷ giá của nội tệ với USD, lạm phát trong nước họ có xu hướng đi theo diễn biến lạm phát ở Mỹ, và như vậy trong trường hợp này quỹ dự trữ USD sẽ ít dao động so với giá trị nội tệ của họ. Các đánh giá về việc trộn lẫn các đồng tiền nào sẽ giúp tối ưu hóa một sự kết hợp đặc biệt giữa nguy cơ và lợi nhuận cho thấy, tất cả các ngoại tệ đều rất dễ mua và bán – tức là tất cả các thị trường trái phiếu đều có tính thanh khoản như nhau, bất kể loại ngoại tệ nào mà chủ đạo. Đặc tính này rất quan trọng. Nếu các quỹ dự trữ không sẵn sàng được chuyển thành tiền mặt, chúng không được sử dụng dễ dàng trong các hoạt động thị trường. Như vậy, thị trường buôn bán trái phiếu kho bạc Mỹ hấp dẫn vì đây là thị trường trái phiếu Chính phủ duy nhất có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới nhờ mức chênh lệch giá đặt mua/bán rất ít của nó. Tính thanh khoản cao nói trên là một đặc tính tự củng cố. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng ý thực hiện các giao dịch và tập trung cổ phiếu của mình vào các thị trường Mỹ vì các thị trường này có tính thanh khoản cao, và chính hoạt động này khiến thị trường càng dễ thanh toán hơn. Giống như trong chính trị, trong cuộc cạnh tranh để trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu và giữ vị trí là đồng tiền dự trữ hàng đầu, thì thách thức cũng là cơ hội. Các ngoại tệ khác cũng cố gắng cạnh tranh. Bảng Anh và franc Thụy Sỹ cũng từng là loại ngoại tệ dự trữ quan trọng, nhưng nền kinh tế hai nước này ngày nay quá nhỏ để các nội tệ của họ tiếp tục giữ vị trí này; không quốc gia nào khác có thể cung cấp các công cụ ghi nợ mà hệ thống tài chính toàn cầu cần đến. Và như vậy, cuối năm 2007, bảng Anh chỉ còn chiếm không đến 3% quỹ dự trữ toàn cầu, trong khi franc Thụy Sĩ chỉ chiếm dưới 1%. Nền kinh tế Nhật Bản đang mở rộng, nhưng chính phủ nước này từ lâu đã không đủ can đảm sử dụng đồng yên trong các giao dịch quốc tế vì sợ điều này sẽ phá hủy khả năng duy trì một tỷ giá hối đoái thấp và mang tính cạnh tranh, cũng như làm phức tạp thêm cách quản lý chính sách công nghiệp của họ. Nếu người nước ngoài có thể mua và bán chứng khoán của Nhật với số lượng lớn, Chính phủ Nhật sẽ gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng hệ thống tài chính để chuyển hướng các nguồn vốn đến cho các công ty trong nước. Giờ đây, Nhật Bản dường như cũng nóng lòng muốn đồng yên đóng một vai trò quốc tế lớn hơn, đặc biệt là ở châu Á. Nhưng chính sách trước đây của họ đã hạn chế tính thanh khoản bằng đồng tiền này của thị trường. Gần đây, tình trạng trì trệ kinh tế Nhật và mức lãi suất 0% đã khiến dự trữ bằng đồng yên trở nên ít hấp dẫn. (Cuối năm 2007, đồng yên chiếm gần 3% tổng trái phiếu nước ngoài). Dân số ngày càng già đi của Nhật sẽ đồng nghĩa với việc nền kinh tế của họ cũng như đồng tiền của họ khó có được một vai trò lớn hơn trên thế giới. Ngôi sao euro Euro trở thành đối thủ đáng gờm duy nhất của USD. Chính bối cảnh trên đã khiến euro trở thành đối thủ đáng gờm duy nhất của USD. Có lẽ đây không hẳn là một sự trùng lặp ngẫu nhiên, khi mục đích đầu tiên của việc đưa vào lưu thông euro là tạo ra một đồng tiền của châu Âu thay thế đôla Mỹ. Khu vực sử dụng đồng euro, gồm 16 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã coi euro là nội tệ của mình: khu vực này có mức GDP tương đương với Mỹ, và ít nhất cho đến nay, họ có tỷ suất nợ/GDP thậm chí lớn hơn Mỹ. Nhưng dự trữ trái phiếu Chính phủ trong khu vực đồng euro không đồng nhất. Các trái phiếu của các Chính phủ khác nhau tạo ra các nguy cơ và lợi nhuận khác nhau, cũng như các mức thanh khoản không giống nhau. Trái phiếu Chính phủ Đức nổi tiếng là ổn định, nhưng khi các nhà đầu tư của các tổ chức có xu hướng nắm giữ cho tới kỳ thanh toán thì thị trường mất tính thanh khoản. Các nước khác khác trong khu vực đồng euro thì gặp các vấn đề tài chính nghiêm trọng. Nợ công của AiLen giảm, và người ta lo ngại rằng tỷ lệ trái phiếu của các nước khác trong khu vực euro, như Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cũng có thể sụt giảm. Ý có thị trường trái khoán lớn nhất trong khu vực đồng euro, nhưng các trục trặc kinh tế khiến nước này trở nên kém hấp dẫn về tài sản dự trữ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc phát hành các trái phiếu của khu vực đồng euro với sự tham gia của toàn bộ thành viên, trong đó quan trọng nhất là Đức. Nếu điều này trở thành hiện thực và nếu loại trái phiếu này sẽ thay thế được trái phiếu của từng quốc gia thành viên, thì euro sẽ sở hữu một thị trường thống nhất và có tính thanh khoản cao như thị trường kho bạc Mỹ. Nhưng chủ nghĩa hợp bang về tài chính triệt để đến mức đó không phải là điều mà Chính phủ Đức cũng như nhiều nước khác mong muốn. Các thị trường tài chính trong khu vực đồng euro chắc chắn sẽ mở rộng khi có nhiều thành viên EU hơn sử dụng euro làm nội tệ của mình. Nếu đúng như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm tăng khả năng euro trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế bằng việc nhấn mạnh thực tế là khu vực đồng euro có thể là một nơi trú ẩn an toàn tránh một cơn bão tài chính. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có nhiều khả năng hành động hơn một nhà cho vay cứu cánh như Ngân hàng trung ương Đan Mạch. Như vậy, tình đoàn kết nội khối, cách duy nhất để một quốc gia có thể đảm bảo cơ hội được thanh khoản từ ECB là phải sử dụng đồng euro. Các thị trường có các trái phiếu bằng euro có thể không có được tính thanh khoản như mong đợi, nhưng chúng ít nhất cũng dễ thanh khoản hơn là thị trường bằng đồng courone của Đan Mạch. Điều này càng rõ ràng hơn trong tình hình rối loạn sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ mùa thu năm 2008. Trong khi ECB vẫn có thể cắt giảm lãi suất và đổ đầy tiền mặt ra các thị trường tài chính đang trong cơn nguy kịch, thì Ngân hàng trung ương Đan Mạch lại tăng lãi suất để bảo vệ đồng courone của mình đang bị mất giá vì các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn. Hiện nay, dư luận ở Bắc Âu và chính quyền các nước Đông Âu đang ngày càng ủng hộ việc sử dụng đồng euro làm nội tệ. Nhưng không phải Vương quốc Anh. Ở quốc đảo sương mù này, mọi người đều không muốn nói về chuyện đó. Tại đây, cuộc khủng hoảng đã làm hoen ố danh tiếng của Chính phủ Công đảng thân EU và càng làm gia tăng sự hoài nghi của phe đối lập đối với đồng tiền này. Việc Anh quốc chấp nhận sử dụng đồng euro sẽ giúp gia tăng vai trò quốc tế của đồng euro, đưa Luân Đôn trở thành trung tâm tài chính quốc tế và đồng bảng Anh “cổ thụ” sẽ trở thành một ngoại tệ dự trữ quốc tế. Nhưng điều này sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Các thành viên EU không đồng ý đẩy nhanh quá trình gia nhập khu vực đồng euro của các nước Tây Âu. Họ giải thích là khu vực đồng euro cần được mở rộng từ từ và quá trình nổi lên của euro như một đối thủ của USD phải diễn ra từng bước. Tầm quan trọng của euro như một ngoại tệ dự trữ quốc tế sẽ gia tăng trước tiên và trên hết trong phạm vi các nước sử dụng đồng tiền này. Nó cũng đã là đồng tiền chủ đạo trong các trao đổi thương mại giữa các nước EU không thuộc khu vực đồng euro. EU cũng đang tìm cách phát triển quan hệ mật thiết hơn với những nước ngoài Khối ở phía Đông và Nam của mình. Dưới vai trò Chủ tịch của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, euro đã có mặt tại Liên minh Địa Trung Hải - một đối tác giữa EU với hầu hết các quốc gia ngoài Khối này nằm bên bờ Địa Trung Hải. EU dựa vào láng giềng Nga trong cung cấp năng lượng, và ngược lại, Nga dựa vào EU để có nguồn thu nhập. Khi các quốc gia láng giềng với EU phát triển quan hệ mật thiết hơn với Khối này, họ sẽ giữ nhiều euro hơn trong quỹ dự trữ ngoại tệ của mình. Chẳng hạn như để khẳng định tầm quan trọng ngày càng lớn của EU trong thương mại và tài chính của mình, Nga mới đây đã tăng tỷ suất đồng euro trong giỏ tiền tệ mà họ dựa vào để đưa ra các chính sách hối đoái. Nước này cũng sẽ muốn tăng số lượng trái khoán bằng đồng euro trong quỹ dự trữ của mình. Trong báo cáo thường niên mới nhất, Ngân hàng trung ương Nga xác nhận rằng họ đã tăng lượng euro trong quỹ dự trữ ngoại tệ của mình, từ 42% lên hơn 47% từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009, trong khi giảm lượng USD từ 47% xuống còn 42%. Tháng 6 vừa qua, ông Alexei Ulyukayev, Phó giám đốc thứ nhất của ngân hàng này, nhấn mạnh Nga có kế hoạch giảm hơn nữa lượng tài sản bằng đôla Mỹ trong danh mục đầu tư của mình. Vì những lý do trên, ngân hàng trung ương các nước láng giềng EU đã sẵn sàng thay đổi loại ngoại tệ chủ chốt trong quỹ dự trữ của mình từ USD sang euro. Đồng euro sẽ trở thành một ngoại tệ dự trữ ngày càng quan trọng hơn trong EU. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là euro sẽ vượt qua USD trên thị trường toàn cầu. USD đã có một vị thế hàng đầu, và tình hình nhân chủng học tương đối không thuận lợi trong khu vực đồng euro cho thấy trong những năm tới tăng trưởng ở đây sẽ chậm hơn ở Mỹ.
Tài liệu liên quan