Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Tóm tắt: Trường đại học là đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Với ý nghĩa đó, mục tiêu đào tạo không chỉ là bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, mà còn có trách nhiệm tạo ra môi trường rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của trường có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo này nhằm tạo ra lớp sinh viên 5 tốt: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Đó là thế hệ người lao động có năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 97Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 1. Đặt vấn đề Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Quán triệt tư tưởng của Bác, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên Việt Nam, được nhấn mạnh tại đại hội Đoàn thanh niên và Hội sinh viên các cấp, trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các đơn vị quyết tâm thực hiện. Tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), tư tưởng chỉ đạo của Hiệu trưởng ngay từ khi mới thành lập trường và xuyên suốt cho đến nay là: Trong quá trình đào tạo, trường GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI TS.Nguyễn Thị Vân Khánh *, Trần Hữu Hạnh ** Tóm tắt: Trường đại học là đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Với ý nghĩa đó, mục tiêu đào tạo không chỉ là bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, mà còn có trách nhiệm tạo ra môi trường rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của trường có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo này nhằm tạo ra lớp sinh viên 5 tốt: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Đó là thế hệ người lao động có năng lực toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Từ khóa: Đạo đức, lối sống, sinh viên 5 tốt, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên. Abstract: The University is one of the training institutions that provides high quality human resources for the nation’s construction process. Because of that meaning, the goal of training is not only to foster professional knowledge, but also a great responsibility of the school to create an environment to train both personality, morality and lifestyle for students. The Youth Union and the Student Association play an important role in the school’s training process, in order to create a good 5-student class: good morality, good learning, good physical fitness, good volunteerism and good integration. It is a generation of workers with comprehensive capabilities to meet the requirements of the cause of national construction, development and protection. Keywords: Morality, life style; 5 good students; Youth and student associations; * Chủ tịch Hội sinh viên, Phó Bí thư Đoàn thanh niên, cán bộ Phòng Công tác sinh viên, trường ĐH KD&CN HN ** Bí thư Đoàn thanh niên, cán bộ Phòng Tổ chức - Cán bộ, trường ĐH KD&CN HN. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 98Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với gia đình sinh viên và bản thân sinh viên phải được rèn luyện trong môi trường của các tổ chức chính trị - xã hội và môi trường giáo dục của trường, đồng thời các lực lượng trong trường đều phải có trách nhiệm gương mẫu, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho sinh viên học tập, rèn luyện 1. Tư tưởng ấy đã được Ban Giám hiệu, Đảng bộ và toàn thể các lực lượng trong trường ủng hộ, được cụ thể hóa thành nhiều quy định, quyết định, quy chế, văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong việc phối hợp giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống cho sinh viên. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên trường, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Trong thời gian qua, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường đã có nhiều cố gắng trong triển khai các mô hình giáo dục phù hợp với nhu cầu của sinh viên thông qua các phong trào. Có bốn nhóm hoạt động chính là: Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức công dân thông qua các môn học, các hoạt động thực tiễn; Phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học; Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; Sinh viên tình nguyện chung sức cùng cộng đồng. 2. Những nội dung cơ bản 2.1. Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức công dân Công tác Đoàn và phong trào thanh niên HUBT tích cực thực hiện mục tiêu: “Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão, khát vọng vươn lên. Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng , Phát huy thanh niên xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” 2. Các nội dung tuyên truyền, giáo dục được các đơn vị trong toàn trường phối hợp triển khai hiệu quả đến các lớp sinh viên, đạt các chỉ tiêu đề ra. Các hoạt động tuyên truyền của trường tương đối đa dạng, phong phú: tuyên truyền trên trang Facebook của trường, forum; tuyên truyền các nội dung công tác Đoàn qua tuần học chính trị đầu năm học, vận động sinh viên tham gia cuộc thi Ánh sáng soi đường, tổ chức cho sinh viên thăm quan các khu di tích lịch sử Cách mạng như nhà tù Hỏa Lò, Thành cổ Quảng trị, Ngã ba Đồng Lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 v.v.; Hơn bao giờ hết, công tác phát triển Đảng được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Tiêu chuẩn và quy trình họp xét giới thiệu đoàn viên ưu tú được Đảng uỷ và Đoàn trường hướng dẫn bằng văn bản rất chi tiết tới các Chi đoàn và thông qua các buổi tập huấn cán bộ, các buổi họp Chi đoàn. Hàng năm, trường đều mở các lớp “Đối tượng Đảng” cho những đoàn viên xuất sắc được các Chi đoàn và các Chi bộ giới thiệu, lớp “Bồi dưỡng Đảng 1 Quy định về phân công trách hiệm quản lý sinh viên (Ban hành theo Quyết định 399/QĐ- CTSV ngày 27/01/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội). 2 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá X tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI. Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 99Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 viên mới” cho các đảng viên mới được kết nạp. Trong giai đoạn 2015-2018, đã kết nạp được 288 đảng viên mới là sinh viên. Đây là kết quả đáng tự hào cho những tấm gương tiêu biểu trong công tác rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống trong sinh viên. 2.2. Phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học Sinh viên trường đã đạt nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi Olympic Tin học, Olympic Cơ điện –điện tử toàn quốc, Olympic tiếng Anh toàn quốc (đạt giải ba toàn miền Bắc), Olympic tiếng Nga do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Việt Nam tổ chức (đã có 10 sinh viên đoạt giải học bổng toàn phần hiện đang du học tại Nga hiện nay),... Sinh viên đã tham gia các hội thảo chuyên đề, giao lưu với các doanh nghiệp, mỗi năm có hàng chục đề án Ý tưởng kinh doanh lập nghiệp. Rất nhiều sinh viên của trường đã được nhận học bổng của các tập đoàn kinh doanh của Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Đức,... Bên cạnh đó, hoạt động của các câu lạc bộ học thuật, sinh viên nghiên cứu khoa học đã thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động đoàn viên, sinh viên tham gia phong trào học tập - nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho sinh viên gắn lý thuyết với thực hành, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong trường. Tổ chức các buổi giao lưu hội thảo về kỹ năng tìm việc làm và hội thảo về phương pháp học tiếng Anh, phương pháp học tập, các lớp phương pháp kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, các buổi tọa đàm về nghiệp vụ kế toán, ngân hàng, thương mại, quản lý, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, marketing,. thu hút hàng nghìn lượt sinh viên đến dự. 2.3. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Xây dựng lối sống đẹp, lành mạnh cho thanh niên sinh viên là một công việc cốt lõi của việc hình thành phát triển nhân cách con người mới, đáp ứng với điều kiện mới. Những hoạt động giáo dục được lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các khóa đào tạo nghiệp vụ Đoàn, Hội, đào tạo kỹ năng sống trong sinh viên. Việc lôi kéo sinh viên tham gia vào các hoạt động tập thể này giúp tác động đến nhận thức của sinh viên một cách tự nhiên đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua, một số hoạt động luôn được duy trì và được hàng nghìn sinh viên hào hứng tham gia, như Giải vô địch bóng đá các khóa, các khoa; Giải vô địch bóng đá nam, nữ toàn trường; các giải cầu lông, bóng bàn với tổng số trên 30 đội tham dự mỗi lần phát động; tham dự Giải bóng rổ sinh viên Hà Nội; Festival sinh viên Thủ đô do Hội sinh viên thành phố tổ chức; Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường cùng các đơn vị trong trường tổ chức nhiều chương trình văn nghệ nhân các ngày lễ lớn, thu hút hàng nghìn sinh viên tham dự. Đây là những hoạt động cách lành mạnh, nhằm thu hút sinh viên tham gia , để họ tránh xa các tệ nạn xã hội. 2.4. Các phong trào sinh viên tình nguyện chung sức cùng cộng đồng Trường luôn ủng hộ các chương trình thiện nguyện trong sinh viên, coi đây là những hoạt động cần được lan tỏa để giáo dục thế hệ trẻ chung sức, sẻ chia, sống trách nhiệm với cộng đồng. Các hoạt động thường niên gây được tiếng vang lớn, như: Chung tay quyên góp Vì người nghèo; Chương trình Hỗ trợ giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (mỗi chương trình quyên góp được hàng trăm triệu đồng mỗi năm); Chương trình Hiến máu nhân đạo (3 năm NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 100Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 2015-2018 đã quyên góp được 4500 đơn vị máu); Chương trình Đan và tặng 1.000 khăn ấm gửi đồng bào và các chiến sĩ Trường Sa; Gói và tặng 1.000 bánh chưng cho những người có hoàn cảnh khó khăn mỗi dịp Tết cổ truyền dân tộc; Chương trình thiện nguyện tại các trung tâm bảo trợ xã hội các tỉnh và các làng trẻ mồ côi; Chiến dịch Mùa hè xanh (3 năm 2015- 2018 đã có 180 lượt sinh viên tham gia chiến dịch) v.v. 3. Đánh giá kết quả hoạt động 3.1. Những kết quả đạt được a) Tư tưởng chỉ đạo nhất quán Ngay từ những ngày đầu trường mới thành lập, công tác phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội luôn được trường quan tâm sát sao, thống nhất thực hiện, thể hiện thông qua các văn bản, quy định, quyết định của trường về phân công công tác, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị trong quản lý, giáo dục sinh viên. Các văn bản ra đời khá lâu, từ những năm 2007 và gần như ít có thay đổi, chỉ có bổ sung thêm theo tình hình xã hội thay đổi mỗi thời kỳ. Tư tưởng chỉ đạo được thực hiện nhất quán, trở thành chủ trương lớn của trường. Có thể thấy các văn bản quy định từ những ngày đầu thành lập và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được sử dụng một cách hiệu quả. b) Triển khai đồng bộ, thống nhất Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường ngày càng chặt chẽ, nhất là trong các hoạt động do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phát động, đem lại kết quả cao trong giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên. Sự phối hợp giữa trường với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương các cấp cũng luôn được thực hiện kịp thời, giúp sinh viên và gia đình nắm bắt và thực hiện được những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của sinh viên và gia đình họ. Các tổ chức xã hội ngoài trường ngày càng biết đến trường, chủ động đề xuất các hoạt động phối hợp, đem lại hiệu quả giáo dục toàn diện cho sinh viên. c) Chuyên môn hóa cao Quyết định số 399/QĐ-CTSV của Hiệu trưởng ban hành ngày 24/01/2007 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý sinh viên của các đơn vị trong toàn trường. Các đơn vị vừa chủ động về nội dung hoạt động, vừa phối kết hợp với các đơn vị khác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong đó Đoàn thanh niên, Hội sinh viên là hai tổ chức quan trọng phối hợp với các đơn vị trong toàn trường và các tổ chức xã hội ngoài trường thực hiện các hoạt động ngoại khóa, các sinh hoạt định hướng giáo dục cho sinh viên, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến công tác rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên. Những sinh viên được Đoàn, Hội giới thiệu kết nạp Đảng là những sinh viên ưu tú trong học tập và rèn luyện. Các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức luôn thu hút được nhiều sinh viên tham gia, là cơ hội tập trung sinh viên hướng đến các hoạt động vui chơi lành mạnh, có tổ chức. d) Sinh viên được xã hội thừa nhận và đánh giá cao Sinh viên Trường HUBT được biết đến là những thanh niên ham hiểu biết, thích nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng, thực hành, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, nhiệt tình phấn đấu vào Đảng, thích tham gia các hoạt động câu lạc bộ và công tác xã hội, đặc biệt là công tác từ thiện. Tính cách năng động, tự chủ, sáng tạo, thích nghi với môi trường xã hội là đặc điểm mà sinh viên trường bạn hay nhận xét khi nói về sinh viên “Kinh - Kông”. Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 101Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 Có nhiều gương mặt điển hình đã trưởng thành từ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, như Nguyễn Thành Phương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo; Đinh Ngọc Phượng, Giám đốc thương hiệu thời trang nam Veneto Việt Nam, có chi nhánh trên toàn quốc, là thương hiệu thời trang tài trợ cho đội tuyển U23 Việt Nam; Trần Quân với hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển; Đinh Mạnh với chuỗi cửa hàng rau an toàn Mai’s cùng rất nhiều doanh nhân khác được xã hội biết đến. e) Đảm bảo về an ninh chính trị trong hơn 20 năm, an ninh xã hội tốt Qua quá trình đào tạo các thế hệ sinh viên 23 khóa, hoạt động của trường về cơ bản đáp ứng được mục tiêu giáo dục, tạo được nề nếp ổn định trong trường, cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có đức, có tài, có trình độ chuyên môn, góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh. Các tấm huân chương Lao động hạng 1, 2, 3 của Nhà nước và nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành, của Trung ương Đoàn, Hội sinh viên Việt Nam, của Đảng bộ, Chính quyền, Thành đoàn, Hội sinh viên TP Hà Nội đã xác nhận những thành tích đó của trường và của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các thầy cô và sinh viên HUBT. 3.2. Một số khó khăn trong giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên a) Thiếu các văn bản quy định cần thiết Giáo dục thế hệ trẻ được xác định là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó, sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội được coi là căn bản và toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay công tác này gặp nhiều khó khăn do công tác chỉ đạo của các Bộ, Ban, Ngành liên quan. Thiếu hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quy định về trách nhiệm, sự thống nhất nguyên tắc chung, cơ chế tham gia, cách thức hành động của các đơn vị liên quan trong công tác phối hợp để giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên. Do đó, khi có một hiện tượng xấu xảy ra, các đơn vị thường lúng túng trong việc xác định trách nhiệm các bên liên quan. Công tác phối hợp hiện nay chủ yếu do Gia đình - Nhà trường - Xã hội (đặc biệt là các tổ chức xã hội có liên quan trực tiếp đến khu vực trường cư trú) tự nguyện, chủ động thực hiện do đặc thù các hoạt động có liên quan đến nhau. b) Khó khăn xuất phát từ đặc điểm riêng của trường Trường HUBT có trên 80% sinh viên ở các tỉnh, thành phố xa Hà Nội. Trường hiện có 3 cơ sở học tập; cơ sở chính phân bố tại Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, tập trung trên 95% tổng số sinh viên của trường. Là một cơ sở giáo dục ngoài công lập, trường không có ký túc xá, phần lớn sinh viên phải tự tìm phòng trọ, tự quản lý bản thân. Chỉ riêng việc sinh viên thường xuyên thay đổi nhà trọ cũng khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Một số gia đình sinh viên (đặc biệt sinh viên ở các tỉnh xa thường có xu hướng “trăm sự nhờ trường”, nên công tác liên hệ, phối hợp giữa trường với họ còn nhiều hạn chế. 4. Một số kiến nghị khắc phục những khó khăn trong giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên a) Với trường - Đề nghị Ban Giám hiệu bố trí ít nhất 1-2 cán bộ chuyên trách về công tác Đoàn, Hội để các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn; Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, tạo sân chơi cho sinh viên tham gia các hoạt động tập thể có định hướng lành mạnh; NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 102Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 b) Với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên: Cần thành lập thêm nhiều các câu lạc bộ, đội, nhóm liên quan đến sở thích, sở trường, nhằm lôi cuốn sinh viên tham gia; Kết hợp với Đoàn thanh niên hường, nơi trường đặt trụ sở, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, thu hút thanh thiếu niên sở tại và các sinh viên cư trú trong khu vực tham gia; Đa dạng hóa các hoạt động thiện nguyện tại các tỉnh, thành có sinh viên đang theo học tại trường, tạo kết nối, quảng bá tên tuổi, thương hiệu của trường, đồng thời giáo dục sinh viên tinh thần tự hào về thầy cô, trường lớp; Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông hiện đại và phải luôn thay đổi hình thức, cách đăng bài, thu hút thêm nhiều lượt người theo dõi; c) Với cấp trên và chính quyền địa phương - Đối xử bình đẳng với sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập về mục tiêu đào tạo, hỗ trợ học tập, đánh giá, sử dụng; - Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quy định về mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; xây dựng và ban hành các quy tắc, cơ chế, chiến lược phối hợp, giám sát riêng tại mỗi trường, địa phương. Đây cũng là cơ sở để có những đánh giá chính xác về kết quả hoạt động của tổ chức; xây dựng kế hoạch thực hiện, có sự cam kết và thống nhất, có cơ chế phối hợp của các bên tham gia trong công tác phối hợp; Kết luận Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên, giai đoạn 2013-2020” của Trung ương Đoàn TNCS và Chương trình hành động số 33-CTr/ TWĐTN-BTG của Đoàn TNCS HCM thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư ngày 24 tháng 3 năm 2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030” có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung và Trường HUBT nói riêng. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp của nhiều đơn vị, cơ quan, đoàn thể trong và ngoài trường. Trong bối cảnh hiện nay và những xu hướng trong tương lai, công tác này đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp và nội dung tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Điều đó khẳng định vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong xây dựng môi trường hoạt động, rèn luyện lành mạnh, kỷ cương, theo định hướng phát triển của trường. Có thể nói, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một quá trình lâu dài, bền bỉ, phức tạp, là một việc làm vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài, với mục đích là giáo dục và đào tạo sinh viên trở thành những công dân vừa có đức, vừa có tài, để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới./. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2005), Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Hà Nội. 2. Các văn bản pháp quy của nhà trường liên quan đến công tác sinh viên. Ngày nhận bài: 15/5/2019