Giáo trình Luật so sánh

1. Khung cảnh hình thành yêu cầu so sánh luật Sự đa dạng cảu luật: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội - xã hội, sự khác biệt về chế độ chính trị và sự dị biệt văn hóa là những nguyên nhân chính

pdf96 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT GIÁO TRÌNH LUẬT SO SÁNH Chuû bieân: TS. Nguyeãn Ngoïc Ñieän C aàn Thô - 2006 Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ MỤC LỤC PHẦN I- PHẦN CHUNG Trang Chương 1-Tổng quan về so sánh luật . 01 Chương 2- Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới . 09 PHẦN II- PHẦN CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề 1- Quyền chiếm hữu trong luật của các nước . .24 Chuyên đề 2- Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng trong luật của Anh-Mỹ, Pháp, Đức và Italia 33 Chuyên đề 3- Các nguyên tắc xác định thiệt hại về tinh thần trong trách nhiệm dân sự- kinh nghiệm của các nước .. 56 Chuyên đề 4- Trust trong luật của Anh 64 Chuyên đề 5- Quy chế pháp lý về chữ ký điện tử trong luật của Pháp và luật của Mỹ .. 83 Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 1 PHẦN I- PHẦN CHUNG Chương 1 Tổng quan về so sánh luật 1. Khung cảnh hình thành yêu cầu so sánh luật Sự đa dạng của luật. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, sự khác biệt về chế độ chính trị và sự dị biệt văn hoá là những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt giữa các hệ thống luật. Gắn với chủ quyền quốc gia, mỗi hệ thống luật là của riêng quốc gia ấy. Bởi vậy, có thể thừa nhận rằng có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống luật. Thậm chí, trong trường hợp Nhà nước được tổ chức theo mô hình liên bang, mỗi bang thành viên còn có cả hệ thống luật của bang mình. Luật và hệ thống pháp lý. Trong ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày, luật và hệ thống pháp lý được coi là những khái niệm đồng nghĩa. Đó là một hệ thống các quy tắc ứng xử trong quan hệ xã hội được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Về phương diện kỹ thuật, có thể định nghĩa hệ thống pháp lý là luật được áp dụng ở một nước. Ví dụ, hệ thống pháp lý của Pháp, của Mỹ, của Việt Nam, Định nghĩa này thực ra cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi trong một Nhà nước liên bang có thể có nhiều hệ thống pháp lý; mặt khác, một nhóm nước có thể chỉ có một hệ thống pháp lý chung. 2. Đối tượng của luật học so sánh Đối tượng vĩ mô. Sự khác biệt có thể được nhìn nhận trong phạm vi toàn hệ thống, dẫn đến sự phân biệt giữa hệ thống này với hệ thống khác. Thông thường, một hệ thống đặc thù hình thành trên một nền văn hoá đặc thù. Chẳng hạn, văn hoá phương Tây là chiếc nôi của hệ thống pháp luật phương Tây; văn hoá nho giáo tương ứng với hệ thống pháp luật của các nước Viễn Đông. Bên cạnh đó, các ảnh hưởng tôn giáo cũng có thể khiến cho hệ thống luật trở nên đặc thù. Ví dụ điển hình là luật giáo hội ở châu Âu thời Trung cổ và luật Hồi giáo hiện nay. Có những khác biệt có nguồn gốc từ chế độ chính trị, ví dụ, luật xã hội chủ nghĩa khác với luật tư sản. Tuy nhiên, trong khung cảnh toàn cầu hoá đời sống kinh tế, những khác biệt có nguồn gốc từ sự khác biệt chế độ chính trị dần dần biến mất. Đối tượng vi mô. Sự khác biệt có thể có nguồn gốc từ những tác động chính trị, kinh tế, văn hoá, tôn giáo của từng nước đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, khiến cho quan điểm của người làm luật về cách giải quyết vấn đề pháp lý trở nên đặc thù. Ví dụ, luật của nhiều nước Hồi giáo cho đến nay vẫn thừa nhận chế độ đa thê và tình trạng bất bình đẳng nam nữ, trong khi chế độ này, tình trạng này đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở các nước tiền tiến và thậm chí ở nhiều nước đang phát triển. Tinh tế hơn nữa, có những khác biệt trong cách nhìn nhận sự việc, vấn đề, do các công cụ kỹ thuật được dùng để phân tích được tạo ra trong những hệ thống tư duy Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 2 không giống nhau. Ví dụ, ở các nước theo văn hoá pháp lý latinh, quyền sở hữu được quan niệm là quyền tuyệt đối và độc nhất đối với tài sản; trái lại trong luật của các nước theo văn hoá pháp lý Anh-Mỹ, quyền sở hữu cũng là một quyền tuyệt đối, nhưng không hẳn độc nhất: trên cùng một tài sản, có thể có nhiều người thực hiện các quyền tương tự như quyền sở hữu trong quan niệm la tinh, một cách độc lập với nhau. 2.2. Phương pháp So sánh bằng khái niệm. Việc so sánh luật có thể được thực hiện bằng cách đứng hẳn ở góc nhìn của luật nước ngoài là đối tượng của sự so sánh và dùng những khái niệm được xây dựng trong chính luật hữu quan (luật công cụ) để mô tả luật đó (luật được so sánh) hoặc, ngược lại, đứng hẳn ở góc nhìn của luật trong nước và dùng những khái niệm của luật trong nước để phân tích luật nước ngoài. Cách thứ nhất thường được áp dụng trong trường hợp giữa hai hệ thống luật có sự chênh lệch về trình độ phát triển kỹ thuật và luật được so sánh đang trong lộ trình hoàn thiện theo khuôn mẫu luật công cụ (có vận dụng). Cách thứ hai thường được áp dụng trong trường hợp cần làm rõ những nét đặc trưng có nguồn gốc văn hoá, lịch sử của luật trong nước trong mối quan hệ so sánh với luật nước ngoài. So sánh từ các căn cứ lịch sử. Trong một nước mà luật mang tính kế thừa, các dấu ấn của quá khứ để lại trong luật hiện đại có thể tạo thành những nét đặc thù của hệ thống luật so với các hệ thống luật cùng thời khác. Ví dụ, quyền hưởng hoa lợi trong luật của Pháp có nguồn gốc từ chế độ sở hữu phong kiến về đất đai; trust trong luật Anh-Mỹ xuất xứ từ mối quan hệ đặc biệt giữa người trực tiếp khai thác đất và người có quyền lợi gắn với đất. So sánh bằng cách dựa vào các yếu tố văn hoá, xã hội. Ngôn ngữ, tính cách, ý thức hệ thống, tình hình chính trị, hay các yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị nói chung có tác động nhất định đến sự phát triển của hệ thống pháp lý. Luật các nước phương Đông coi trọng sự hoà giải, việc bảo vệ các giá trị gia đình; luật phương Tây tôn vinh vai trò của cá nhân, 3. Lợi ích của việc so sánh luật 3.1. Hiểu rõ hơn về luật trong nước Lý giải được các giải pháp riêng của luật trong nước. Khi tìm hiểu luật nước ngoài, người so sánh có điều kiện nắm bắt cách nhìn nhận, đánh giá, xử lý riêng của luật hữu quan đối với các vấn đề pháp lý xuất hiện cả ở nước ngoài và trong nước của mình. Qua đó, người so sánh hiểu rõ những điểm giống và khác nhau giữa luật trong nước và luật nước ngoài; Đặc biệt, việc nhìn nhận phân tích luật trong nước trong mối quan hệ so sánh với luật nước ngoài cho phép hiểu rõ hơn về nguồn gốc, bản chất của những giải pháp lớn tạo thành nét đặc thù của luật trong nước. Ví dụ: Việc so sánh luật sở hữu bất động sản của các nước cho phép hiểu rằng Việt Nam không phải là nước duy nhất thiết lập quyền sở hữu công cộng đối với đất đai. Quyền sở hữu công cộng đối với đất đai cũng không phải là giải pháp riêng của các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa: đất đai ở Anh, một nước tư bản già nua, từ bao Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 3 đời này vẫn thuộc về Vương quyền. Quyền sở hữu công cộng đối với đất đai cả ở Việt Nam và ở Anh có nguồn gốc từ việc thừa nhận tính tối cao, quyền tối thượng đối với lãnh thổ của chủ thể tạo thành biểu tượng của quốc gia. 3.2. Giúp hoàn thiện luật trong nước Vận dụng luật nước ngoài vào việc hoàn thiện luật trong nước. Nhắc lại rằng sự khác biệt về giải pháp cho các vấn đề pháp lý trong luật của các nước có thể có nguồn gốc đa dạng: kinh tế, văn hoá, chính trị,... hoặc, trong rất nhiều trường hợp, sự khác biệt có nguyên nhân thuần tuý kỹ thuật, chuyên môn. Việc hiểu biết luật nước ngoài cho phép người nghiên cứu luật trong nước có điều kiện cân nhắc, lựa chọn các phương án thúc đẩy sự hoàn thiện của luật trong nước, các phương án được xây dựng từ các kết quả vận dụng các thành tựu của luật nước ngoài. Ví dụ, khi biết rằng quyền sở hữu công cộng đối với đất đai cũng là giải pháp nguyên tắc trong luật của một số nước tiên tiến, ví dụ, ở Anh, ta có thể nghiên cứu các thành tựu trong việc xây dựng và hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu đất đai của các nước đó và đề xuất các biện pháp vận dụng các thành tựu đó vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 3.3. Tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế Quan hệ trong cuộc sống dân sự. Việc so sánh luật cho phép hoàn thiện sự hiểu biết về luật nước ngoài và điều đó có ích trong việc chuẩn hoá thái độ cư xử của con người trong các quan hệ dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, hiểu rõ luật của các nước Hồi giáo, nhà đầu tư Việt Nam sẽ không nghĩ đến chuyện lập một dự án đầu tư xây dựng nhà máy rượu bia tại một nước Hồi giáo. Việc so sánh luật cũng tỏ ra cần thiết cho quá trình chuẩn bị tư liệu, tài liệu phục vụ việc xây dựng các công ước quốc tế đặt cơ sở cho sự thống nhất thái độ ứng xử trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ điển hình là công ước Vienne về hợp đồng mua bán; công ước Berne về quyền tác giả, Trong trường hợp có xung đột pháp lý, người có lợi ích liên quan hiểu rõ luật nước ngoài sẽ có điều kiện bảo vệ quyền lợi của mình trong những điều kiện tốt nhất có thể được. Quan hệ công. Việc hiểu rõ luật tổ chức, luật hành chính nước ngoài cho phép viên chức có thái độ giao tiếp, ứng xử thích hợp trong các mối quan hệ công: biết được trong trường hợp nào cần nói chuyện với ai và nói như thế nào. Việc trao đổi giữa các thiết chế công cũng có thể được thực hiện trong những điều kiện thuận lợi. Việc xây dựng các công ước liên quan đến chính sách công (ngoại thương, thuế,) cũng được trở nên dễ dàng trên cơ sở sự hiểu biết về luật lệ của nhau. 4. Phân loại các nền luật học 4.1. Lợi ích và tiêu chí phân loại Lợi ích. Việc phân loại các nền luật học cho phép hình dung sự tồn tại của những nhóm hệ thống pháp lý có những điểm tương đồng cơ bản, tạo thành một Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 4 trường phái phân biệt với các trường phái khác. Việc so sánh luật có thể được thực hiện giữa trường phái này và trường phái khác hoặc giữa hệ thống luật thuộc trường phái này với hệ thống luật thuộc trường phái khác. Tiêu chí. Các tiêu chí phân loại rất đa dạng. Có bốn nhóm tiêu chí chủ yếu được thừa nhận trong luật học so sánh của nhiều nước. - Nhóm tiêu chí gắn liền với quan niệm về trật tự xã hội. Trật tự xã hội có thể được xây dựng dựa trên cách nhìn nhận về cơ sở của lòng tin hoặc về vị trí của cá nhân trong xã hội có tổ chức. Tuỳ theo cơ sở của lòng tin có tính chất hay không có tính chất tôn giáo, có thể phân chia các hệ thống pháp luật thành trường phái tôn giáo hoặc trường phái thế tục. Tuỳ theo cá nhân có được đặt ở vị trí trung tâm của xã hội hay không, có thể phân chia các hệ thống pháp luật thành luật cá nhân chủ nghĩa, luật cộng đồng chủ nghĩa hay luật tập thể chủ nghĩa. - Nhóm tiêu chí gắn liền với quan niệm về vai trò của luật. Ở một số nước, luật là công cụ tổ chức và quản lý xã hội; ở một số nước khác, luật lại được coi là công cụ chủ yếu dùng để trấn áp. - Nhóm tiêu chí gắn liền với quan niệm về các nguồn của luật. Một số hệ thống luật dựa chủ yếu vào luật viết; một số hệ thống luật khác lại coi các án lệ là nguồn chủ yếu của luật; có hệ thống lại coi tục lệ là nền tảng của luật. - Nhóm tiêu chí gắn liền với cách cấu trúc quy phạm pháp luật. Các quy phạm có thể được xây dựng bằng cách trừu tượng hoá cao độ các giả định, quy định và, để áp dụng các quy phạm đó, người ta phải sử dụng nhiều phương pháp phân tích luật viết nhằm làm vỡ cấu trúc của quy phạm và làm lộ ra các quy phạm ẩn. Thế nhưng, các quy phạm của luật viết cũng có thể được xây dựng một cách thật cụ thể để áp dụng trong các trường hợp cụ thể thông qua việc sử dụng phương pháp tam đoạn luận. 4.2. Ý nghĩa tương đối của việc phân loại Thực ra, các vấn đề được người làm luật quan tâm, trên nguyên tắc, xuất hiện ở tất cả các nước. Vả lại, vượt lên tất cả những khác biệt, có một trật tự phổ quát dựa vào lẽ phải, lẽ công bằng. Chủ yếu là dựa vào trật tự phổ quát đó mà người làm luật ở các nước xây dựng hầu hết các giải pháp của mình. Có thể giữa người làm luật ở các nước khác nhau có cách định lượng khác nhau, chẳng hạn, trong việc xây dựng các giải pháp liên quan đến tuổi kết hôn, tuổi thành niên, hình phạt dành cho các tội phạm hình sự,; nhưng cách định tính thì giống nhau trên nguyên tắc. Bởi vậy, sự khác biệt giữa các hệ thống luật không mang ý nghĩa đối lập mà chủ yếu thể hiện tính đa dạng của văn hoá pháp lý và của văn hoá nói chung. Sự đa dạng của văn hoá pháp lý có thể được nhìn nhận theo nhiều cách và tương ứng với mỗi cách, người ta có thể xây dựng một hệ thống phân loại. Vả lại, ngay trong nội bộ một trường phái, các giải pháp cụ thể được ghi nhận trong luật của mỗi nước cũng có thể rất khác nhau. 4.3. Cách phân loại truyền thống: luật phương Tây và luật phương Đông Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 5 4.3.1. Luật phương Tây Luật phương Tây bao gồm các nền luật pháp được áp dụng tại châu Âu, châu Mỹ (trừ Cu ba) và ở một số nước tại các lục địa khác như châu Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Li Băng, Israel, một phần của Ấn Độ, Hồng Kông), Châu Đại Dương (Úc và New Zealand) và phần lớn lãnh thổ Liên bang Nam Phi. Sự thống nhất của luật phương Tây. Về mặt nội dung, gọi chung là luật phương Tây các nền luật pháp dựa trên một quan niệm đặc thù về trật tự xã hội và một số nguyên tắc đặc thù thiết lập trên cơ sở quan niệm đó: - Nguyên tắc tôn vinh vai trò của cá nhân trong đời sống pháp lý: đặc trưng bằng việc thừa nhận cá nhân là chủ thể của quyền và nghĩa vụ; pháp nhân, suy cho cùng, chỉ là cách nhìn nhận cá nhân-chủ thể của luật trong trường hợp đặc thù. Nói chung, trong hệ thống luật phương Tây, cá nhân là trung tâm của luật, là lý lẽ để luật tồn tại. - Nguyên tắc về tính thế tục của đời sống pháp lý: chủ trương thiết lập ranh giới giữa sinh hoạt tôn giáo và; cho phép phi pháp lý hoá các ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của tổ chức tôn giáo. - Nguyên tắc tôn trọng tự do cá nhân: tạo điều kiện cho việc thiết lập một hệ thống các biện pháp bảo vệ của cơ quan tài phán dành cho cá nhân trong các trường hợp có xung đột pháp lý giữa cá nhân và Nhà nước Sự phân cực của luật phương Tây: luật la tinh và luật Anh-Mỹ. Sự phân cực của luật phương Tây thành hai hệ thống lớn – la tinh và Anh-Mỹ - có nguồn gốc không phải từ sự khác biệt ý thức hệ mà từ sự khác biệt trong việc xây dựng và sử dụng các công cụ kỹ thuật để mổ xẻ, mô tả đối tượng của luật. Luật la tinh, được hiểu là luật của các nước Châu Âu và Châu Mỹ la tinh. Các nước theo luật la tinh chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã. Luật của các nước này đặc trưng bởi các khái niệm trừu tượng và việc xây dựng các quy tắc tổng quát, bởi việc coi trọng luật viết so với các nguồn khác của luật cũng như bởi việc phân biệt luật nội dung và luật tố tụng. Trong các nước theo luật la tinh, người ta thường thừa nhận sự tồn tại của luật tự nhiên, tức là các quy tắc có giá trị phổ quát, gọi là lẽ phải, lẽ công bằng. Về hình thức, luật la tinh thường được chứa đựng trong các bộ luật. Luật Anh-Mỹ, là luật của Anh, Ireland, Mỹ, Canada và New Zealand. Luật ở các nước này dựa chủ yếu vào các quy tắc được rút ra từ quá trình xét xử các vụ án. Các quy tắc này có tính cụ thể rất cao và, trong nhiều trường hợp, là sự pha trộn giữa luật nội dung và luật tố tụng. Có thể nhận thấy rằng các nước theo trường phái Anh- Mỹ là các nước nói tiếng Anh. Hệ thống thuật ngữ pháp lý được xây dựng trong khuôn khổ một nền văn hoá pháp lý đặc thù, bởi vậy, rất khó dịch ra các ngôn ngữ khác. Tính đa dạng của luật la tinh và luật Anh-Mỹ. Các trường phái la tinh và Anh-Mỹ không phải là tập hợp các hệ thống pháp luật đồng nhất. Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 6 Trường phái la tinh có các đại diện tiêu biểu là các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nga và Mỹ la tinh. Các nước Tây Âu đáng chú ý nhất là Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Các nước Bắc Âu đáng chú ý nhất là Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch. Các nước Nga được hiểu là Nga và các nước thành viên của Liên Xô cũ: đây là những nước từng sáng lập ra luật xô viết, nhưng, từ những năm 1990, đã bắt đầu xây dựng hệ thống pháp luật của mình bằng cách vận dụng các khuôn mẫu luật la tinh. Các nước Mỹ la tinh xây dựng hệ thống pháp luật theo mô hình luật la tinh, nhưng chịu ảnh hưởng luật của Mỹ, nhất là trong các lĩnh vực công pháp và tố tụng. Trường phái Anh-Mỹ phát nguyên từ Anh và phát triển ở các nước nói tiếng Anh. Trường phái này có các biểu tượng chung, như chế định trust và hệ thống tư pháp. Trừ Anh, các nước khác đang có xu hướng phát triển luật viết dưới hình thức các bộ luật. Sự tương đồng giữa luật la tinh và luật Anh-Mỹ. Những điểm tương đồng giữa luật la tinh và luật Anh-Mỹ là kết quả sự gặp gỡ và giao thoa giữa các nền văn hoá có cùng trình độ phát triển kỹ thuật. Về nguồn của luật, các nước theo văn hoá pháp lý la tinh dành cho án lệ một vị trí ngày càng quan trọng. Trong khi đó, các nước theo văn hoá pháp lý Anh-Mỹ ngày càng có xu hướng pháp điển hoá pháp luật của mình. Về nội dung, các nước theo văn hoá pháp lý Anh-Mỹ bắt đầu dung nạp các khái niệm của luật la tinh, nhất là trong lĩnh vực sở hữu và hợp đồng. Vầ phần mình, các nước theo văn hoá pháp lý la tinh có xu hướng vận dụng các thành tựu của luật Anh- Mỹ trong lĩnh vực thương mại để hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại của mình. Thậm chí, một số nước đã xây dựng một hệ thống pháp luật hỗn hợp dựa trên sự kết hợp các thành tựu của hai nền văn hoá pháp lý. Ví dụ điển hình là Canada, Scotland. 4.3.2. Luật phương Đông Gọi chung là luật phương Đông các nền luật pháp không được xếp vào nhóm luật phương Tây, bao gồm luật châu Phi và luật châu Á. Các luật truyền thống. ? Vào thời cổ, luật của các nước châu Phi được xây dựng dựa vào ý tưởng đoàn kết: đoàn kết gia đình, làng xã, bộ tộc. Cá nhân không có vai trò gì đặc biệt trong đời sống pháp lý: các quyền và nghĩa vụ trên nguyên tắc mang tính gia đình, cộng đồng hoặc tập thể. Về hình thức, luật chủ yếu là luật tục lệ; khái niệm luật viết hầu như không tồn tại. ? Ở các nước Hồi giáo, luật được rút ra từ kinh Coran và từ các truyền thống liên quan đến cuộc sống của Đấng tiên tri, được các giáo sĩ ghi nhận. Bởi vậy, luật có nguồn gốc chủ yếu từ các học thuyết của các giáo sĩ, chứ không phải từ ý chí của nhà chức trách. Các nguyên tắc của luật dựa vào tôn giáo và do đó có tính ổn định cao: bất bình đảng nam nữ, cấm cho vay nặng lãi, cấm uống rượu, chế độ đa thê,. Luật Hồi Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ 7 giáo phát triển chủ yếu dựa vào các phương pháp biện luận tương tự pháp luật và biện luận theo trường hợp đặc thù; các khái niệm khá trừu tượng nhưng lại khó diễn dịch. ? Luật Hindou bao gồm các tục lệ của cộng đồng Hindou và các tín điều của đạo Hindou. Luật Hindou coi trọng sự khoan dung và các bổn phận của mỗi thành viên cộng đồng đối với gia đình cũng như đối với xã hội. Thấm nhuần tín ngưỡng Hindou đặc trưng bằng lý thuyết luân hồi, luật Hindou dạy cho thành viên cách ứng xử phù hợp với đẳng cấp của mình: ứng xử tốt trong kiếp này, thành viên sẽ có cơ hội được đưa lên đẳng cấp cao hơn trong kiếp sau. ? Luật của các nước châu Á Viễn Đông thấm nhuần tư tưởng Khổng- Mạnh - Nguyên tắc tôn vinh vai trò của gia đình: trong quan niệm truyền thống, gia đình, chứ không phải cá nhân, là chủ thể của luật. Ở góc nhìn của luật học phương Tây, có thể thừa nhận rằng gia đình trong luật cổ của các nước Viễn Đông là chủ sở hữu các tài sản tư và là người có các quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ với Nhà nước và với các gia đình khác. Trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, gia đình hoá thân vào một cá nhân gọi là chủ gia đình. - Nguyên tắc trung dung: chủ trương rằng sự cân bằng là mục tiêu cao nhất của xã hội; bởi vậy, con người phải hành động như thế nào để bản thân mình đạt được điều đó và góp phần đưa xã hội đến mục tiêu đó. Chủ nghĩa trung dung lên án các hành động cực đoan, thái quá, đề cao vai trò của việc hoà giải, thừa nhận quyền hạn rộng rãi của chủ gia đình và tôn ti trật tự gia đình, xã hội. Luật hiện đại. Trong thế kỷ 20, Châu Phi và Châu Á ch