Kế toán nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh Chứng khoán Nợ của Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ đầu tư: Là nghiệp vụ sinh lời của NHTM, ở nghiệp vụ này NHTM đầu tư vào chứng khoán và góp vốn mua cổ phần của các TCTD và tổ chức kinh tế.

ppt39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh Chứng khoán Nợ của Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế toán nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh Chứng khoán Nợ của NHTM Nhóm: Ngân Hà Khái quát về nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh CK nợ của NHTM. Kế toán nghiệp vụ . Dự phòng giảm giá CK. Vai trò hoạt động kinh doanh CK của NH. Tình hình hiện nay ở các NHTM. I/ Khái quát: Nghiệp vụ đầu tư: Là nghiệp vụ sinh lời của NHTM, ở nghiệp vụ này NHTM đầu tư vào chứng khoán và góp vốn mua cổ phần của các TCTD và tổ chức kinh tế. Mục đích của đầu tư tài chính: Tìm kiếm lợi nhuận. Tăng khả năng thanh khoản. Đa dạng hóa hình thức sử dụng vốn nhằm phân tán rủi ro. Đầu tư mua bán chứng khoán: có các loại CK: Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn Chứng khoán sẵn sàng để bán Chứng khoán Là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán nợ Là những giấy tờ, chứng chỉ điện tử hoặc bút toán ghi sổ có, lưu hành trên thị trường, chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người nắm giữ giấy tờ, chứng chỉ đó đối với người phát hành. Chứng khoán nợ thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: Trái phiếu (bond) Chứng khoán dạng nợ (debenture) Giấy tờ (note), Các công cụ thị trường tiền tệ (money market instruments), Các công cụ tài chính phái sinh (financial derivatives). II/Kế toán chứng khoán nợ: Nguyên tắc hạch toán. Hạch toán kế toán. Nguyên tắc hạch toán : 7 nguyên tắc (trang 63/sách “kế toán ngân hàng-2009; trang89-90/kế toán ngân hàng-2010) Ngay tại thời điểm mua, căn cứ vào mục đích mua, TCTD phải phân loại chứng khoán. Đối với chứng khoán nợ thuộc nhóm CK sẵn sàng để bán được hạch toán theo giá gốc tại thời điểm mua, sau đó được phản ánh theo giá trị phân bổ. Trong thời gian nắm giữ chứng khoán nợ kinh doanh, tiền lãi thu được được hạch toán tại thời điểm nhận được lãi( thực thu). CK nợ sẵn sàng để bán hoặc giữ đến ngày đáo hạn, lãi trả sau được hạch toán theo pp cộng dồn dự thu đến khi đến hạn thanh toán. Số tiền lãi dồn tích trước khu mua đc ghi giảm giá trị CK Số tiền lãi dồn tích sau thời điểm mua được ghi nhận là thu nhập của TCTD. Tiền lãi nhận trước đối với CK nợ thuộc nhóm sẵn sàng để bán hoặc giữ đến ngày đáo hạn được hạch toán phân bổ vào TK thu lãi cho khoảng thời gian đầu tư. 2)Hạch toán kế toán: Các tài khoản sử dụng Tk 14 : Chứng khoán kinh doanh TK 141: Chứng khoán nợ TK 15: Chứng khoán sẵn sẵng để bán TK 151, TK 152, TK 153, TK 154 TK 16: Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạng TK 161, TK 162, TK 163, TK 164 TK 392: lãi phải thu về kinh doanh CK TK 703: thu lãi từ đầu tư CK TK 741 / 841 : Thu/ chi về kinh doanh CK Hoạch toán kế toán chứng khoán nợ Đối với chứng khoán kinh doanh Là các CK được NH mua với chiến lược kinh doanh, mua để bán trong thời gian không quá 1 năm nhằm hưởng chênh lệch giá. Hoạch toán mua: Hạch toán trong thời gian nắm giữ kinh doanh: Hạch toán bán Hạch toán mua: Nội dung: TCTD xác định gốc của chứng khoán và hạch toán Nợ: TK 141 - chứng khoán kinh doanh Có: TK thích hợp (TK 1011…): hạch toán theo giá gốc (= giá mua + các chi phí liên quan) Hoạch toán trong thời gian nắm giữ Nội dung:Nếu trong thời gian nắm giữ, TCTD nhận được lãi do đơn vị phát hành trả, hoạch toán: Nợ: TK thích hợp Có: TK 703 - thu lãi từ đầu tư CK nợ ( số tiền lãi nhận được) Khi bán chứng khoán kinh doanh, TCTD xác định chênh lệch giữa số tiền thực thu (giá bán trừ chi phí giao dịch (nếu có) với giá trị ghi sổ của chứng khoán, xử lý: Hạch toán bán: TCTD xác định chênh lệch tiền thực thu với giá ghi sổ của Chứng Khoán. Nợ: TK thích hợp (TK 1011,TK 4211….): số tiền thực thu Nợ : TK 741 - chi phí: số tiền chênh lệch thiếu Hoặc: Nợ: TK thích hợp Có: TK 841- thu nhập về kinh doanh CK: số tiền chênh lệch thừa Có: TK 141: giá gốc 2. Đối với Chứng khoán sẵn sàng để bán: Là CK mà NH nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng bán, không thuộc loại CK mua vào bán ra thường xuyên, nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi. Hạch toán mua Hạch toán trong thời gian nắm giữ Hạch toán tất toán Hạch toán mua : Lập bảng kê theo dõi giá mua CK: Đối với CK sẵn sàng để bán Lập bảng kê theo dõi giá mua KH: Dựa vào bảng kê, TCTD hoach toán: Nợ: TK mệnh giá CK : mệnh giá Có: TK 392 – lãi phải thu về kinh doanh CK : lãi cộng dồn trước khi đầu tư Có: TK 488 – kinh doanh chờ phân bổ/ tiểu khoản lãi nhận trước về kinh doanh CK : lãi nhận trước (nếu có) Có / Nợ : TK giá trị chiết khấu/ phụ trội : chiết khấu/ phụ trội (nếu có) Có: TK thích hợp (TK 1011,…): ST thực tế thanh toán mua CK Hoạch toán trong thời gian nắm giữ Nhận lãi trước: Định kỳ kế toán (tháng): hoạch toán phân bổ lãi (lãi nhận trước) hoặc lãi cộng dồn (đối với lãi trả sau) và phân bổ giá trị chiết khấu/ phụ trội Ghi nhận lãi đầu tư CK Nợ : TK 392 – lãi phải thu / TK 488 – doanh thu chờ phân bổ Có : TK lãi thu từ đầu tư CK nợ Khản lãi này được hạch toán vào thu nhập trong kỳ Đồng thời hoạch toán phân bổ giá trị chiết khấu/ phụ trội tương ứng Đối với giá trị chiết khấu: Nợ : TK chứng khoán / tiểu khoản chiết khấu Có : TK thu lãi đầu tư CK nợ Đối với giá trị phụ trội Nợ : TK thu lãi đầu tư CK nợ Có : TK chứng khoán thích hợp / tiểu khoản phụ trội Hạch toán khi nhận được lãi thanh toán trong kỳ (đối với chứng khoán nợ nhận lãi sau) Nợ : TK thích hợp: số tiền lãi nhận Có: TK phải thu về đầu tư CK : lãi đã hạch toán cộng dồn Có : TK thu lãi đầu tư CK nợ : lãi chưa hạch toán cộng dồn Hạch toán tất toán CK nợ Bán chứng khoán trước thời gian đáo hạn. Được thanh toán khi đáo hạn. Trường hợp bán chứng khoán trước ngày đáo hạn. Đối với chứng khoán nhận lãi sau: - Trường hợp giá trị thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán nợ. Nợ: TK thích hợp : số tiền nhận được Nợ/ Có : TK chiết khấu/ TK phụ trội: chiết khấu/ phụ trội còn lại Có: TK chúng khoán/ tiểu khoản mệnh giá: mệnh giá Có: TK lãi phải thu: lãi đã hoạch toán cộng dồn Có: TK Thu về kinh doanh chứng khoán: chênh lệch thừa CK nhận lãi sau Trường hợp hợp giá trị thanh toán nhỏ hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán nợ. Nợ: TK thích hợp: số tiền nhận được Nợ/ Có : TK chiết khấu/ TK phụ trội: chiết khấu/ phụ trội còn lại. Nợ: TK chi về kinh doanh chứng khoán: chênh lệch thiếu Có: TK chúng khoán/ tiểu khoản mệnh giá: mệnh giá Có: TK lãi phải thu : lãi đã hoạch toán cộng dồn CK nhận lãi sau Trường hợp hợp giá trị thanh toán bằng với giá trị ghi sổ của chứng khoán nợ. Nợ: TK thích hợp: số tiền nhận được Nợ/ Có : TK chiết khấu/ TK phụ trội: chiết khấu/ phụ trội còn lại Có: TK chúng khoán/ tiểu khoản mệnh giá: mệnh giá Có: TK lãi phải thu: lãi đã hoạch toán cộng dồn CK nhận lãi trước Đối với chứng khoán nhận lãi trước: - Trường hợp giá trị thanh toán lớn hơn giá trị ghi sổ của chứng khoán nợ. Nợ: TK thích hợp : số tiền nhận được Nợ/ Có : TK chiết khấu/ TK phụ trội: chiết khấu/ phụ trội còn lại Nợ: TK doanh thu chờ phân bổ/ tiểu khoản lãi nhận trước về chứng khoán: số dư còn lại Có: TK chúng khoán/ tiểu khoản mệnh giá: mệnh giá Có: TK Thu về kinh doanh chứng khoán: chênh lệch thừa Trường hợp giá trị thanh toán nhỏ hơn giá trị ghi sổ: Nợ: TK thích hợp: số tiền nhận được Nợ/ Có : TK chiết khấu/ TK phụ trội: chiết khấu/ phụ trội còn lại Nợ: TK chi về kinh doanh chứng khoán: chênh lệch thiếu Nợ: TK doanh thu chờ phân bổ/ tiểu khoản lãi nhận trước về chứng khoán: số dư còn lại Có: TK chúng khoán/ tiểu khoản mệnh giá: mệnh giá CK nhận lãi trước - Trường hợp giá trị thanh toán bằng giá trị ghi sổ của chứng khoán nợ. Nợ: TK thích hợp : số tiền nhận được Nợ/ Có : TK chiết khấu/ TK phụ trội: chiết khấu/ phụ trội còn lại Nợ: TK doanh thu chờ phân bổ/ tiểu khoản lãi nhận trước về chứng khoán: số dư còn lại Có: TK chúng khoán/ tiểu khoản mệnh giá : mệnh giá CK nhận lãi trước: Trường hợp được thanh toán khi đáo hạn: Chứng khoán nhận lãi sau: Nợ: TK thích hợp: số tiền nhận được Có: TK chứng khoán/ tiểu khoản mệnh giá: mệnh giá Có: TK lãi phải thu về đầu tư chứng khoán: số dư hiện có Chứng khoán nhận lãi trước: Nợ: TK thích hợp : mệnh giá Có: TK chứng khoán/ tiểu khoản mệnh giá : mệnh giá Đối với chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn Là chứng khoán nợ được NH mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất .Khi phân loại vào nhóm này, NH phải chắc chắn về khả năng giữ đến ngày đáo hạn của CK.        Hạch toán tương tự nhóm sẵn sàng để bán. III/ Dự phòng giảm giá chứng khoán: Trích lập dự phòng Sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất IV: Vai trò hoạt động kinh doanh CK của NH: Vai trò đối với NH: -Hưởng lợi từ chênh lệch giá. -Hưởng lợi từ lãi suất. Vai trò đối với TTCK: -Trên thị trường sơ cấp -Trên thị trường thứ cấp V/ Tình hình đầu tư và kinh doanh chứng khoán hiện nay ở các NHTM Thanks for listening ! Danh sách thành viên: Nguyễn Thị Thu Hằng- NHC. Nguyễn Thị Hương – NHC. Nguyễn Thị Huệ - NHC. Hoàng Thị Ngân – NHD. Nguyễn Thị Diệu Linh – NHG. Lê Thị Thu Trang – NHC. Ngô Thị Viên – NHG. Triệu Thị Xuân – NHD.