Kinh tế Thế giới: Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011

Bộ phận thông tin kinh tế EIU của tạp chí The Economist vừa đưa ra một số dự báo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới, trong đó cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% của năm 2010 xuống 3,6% năm 2011, khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực. Theo EIU, triển vọng của các thị trưởng mới nổi sẽ cải thiện đôi chút và các nhà đầu tư đang mua vào những tải sản có tính rủi ro cao hơn. Điều này đang gây ra một số quan ngại về việc có thể tạo ra bong bóng giá tài sản. Mặc dù nguy cơ suy thoái kép vẫn còn khá xa vời, nhưng quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu còn mất nhiều thời gian mới tới mức an toàn.

doc25 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế Thế giới: Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế Thế giới: Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011 [14/10/2010] Bộ phận thông tin kinh tế EIU của tạp chí The Economist vừa đưa ra một số dự báo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới, trong đó cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% của năm 2010 xuống 3,6% năm 2011, khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực. Theo EIU, triển vọng của các thị trưởng mới nổi sẽ cải thiện đôi chút và các nhà đầu tư đang mua vào những tải sản có tính rủi ro cao hơn. Điều này đang gây ra một số quan ngại về việc có thể tạo ra bong bóng giá tài sản. Mặc dù nguy cơ suy thoái kép vẫn còn khá xa vời, nhưng quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu còn mất nhiều thời gian mới tới mức an toàn. Đà phục hồi toàn cầu có được là nhờ các gói kích thích tài chính vốn không bền vững và hiệu quả của các gói kích thích đó bắt đầu giảm dần. Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đã giảm mạnh. Các số liệu của Đức cũng cho thấy một bức tranh khá hỗn độn, trong khi tăng trưởng của Trung Quốc cũng chậm lại khi các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả. Trên cơ sở này, EIU dự báo tất cả các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đều có mức tăng trưởng yếu hơn trong năm 2011. Liệu điều này có đồng nghĩa với việc suy thoái kép đang tới gần? EIU cho rằng hiện khả năng xảy ra suy thoái kép chỉ là 30%, bởi 3 lý do. Thứ nhất, các công ty phi tài chính, nhất là ở Mỹ, đang có trữ lượng tiền mặt rất lớn, cho phép họ có thể thuê nhân mướn công và mở rộng đầu tư khi điều kiện cho phép. Thứ hai, chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế tiên tiến sẽ tiếp tục nới lỏng. Thứ ba và cũng quan trọng hơn cả là sự hồi phục mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi. Thực trạng kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2011. Tăng trưởng GDP của Mỹ dự kiến đạt 2,3% năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 1,5% trong năm 2011. Thị trường lao động Mỹ sẽ vẫn tiếp tục yếu với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,6%. Triển vọng hồi phục bền vững của thị trường nhà đất vẫn còn khá xa vời. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện rất lo lắng và Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sớm thực hiện chương trình nới lỏng định lượng vòng 2 (QE2) nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tại Nhật Bản, những quan ngại về đồng yên mạnh đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế vốn đã ở gam xám nhạt. Nhưng vấn đề rộng lớn hơn là làm thế nào để giúp nhu cầu nội địa tăng trưởng một cách bền vững. Tăng trưởng mạnh nhờ vào xuất khẩu của Nhật Bản cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giúp tăng trưởng GDP trong cả năm 2010 của Nhật Bản có thể đạt mức 3%, song sẽ giảm xuống 1,3% năm 2011 và 2012. Điệp khúc “nới lỏng tiền tệ có định lượng” của Nhật Bản có thể sẽ không mang lại nhiều hiệu quả vì qui mô quá nhỏ. Eurozone sẽ tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công. Dự báo về một số nước thành viên - đặc biệt là Tây Ban Nha và Italia - đã được cải thiện đáng kể nhưng những quan ngại về "sức khỏe" của cái gọi là các nền kinh tế ngoại biên vẫn còn rất lớn. Điều đáng nói là trong tháng 9 vừa qua, các thị trường chứng khoán đã phải gánh chịu hậu quả, khi chi phí cứu trợ tài chính cho ngành ngân hàng Ireland ngày càng tăng. Dù vậy, tăng trưởng xuất khẩu của Đức cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của cả khối đạt 1,4% năm 2010, những cũng sẽ giảm còn 0,8% năm 2011. Theo EIU, châu Á vẫn đang dẫn đầu đà phục hồi kinh tế thế giới nhờ thương mại toàn cầu hồi phục và các gói kích cầu nội địa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực này cũng sẽ chậm lại ở mức 7,9% năm 2010, rồi xuống còn 6,6% trong năm 2011, khi nhu cầu tại các nền kinh tế phát triển suy giảm. Gói kích cầu của Trung Quốc, cùng với việc hệ thống ngân hàng tăng cường cho vay, sẽ giúp Bắc Kinh đạt tăng trưởng GDP khoảng 10% năm 2010 và giảm xuống còn 8,6% năm 2011, khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu trở nên cẩn trọng hơn trong việc ra quyết sách. Đông Âu bị tác động khá nặng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. Tuy nhiên, xuất khẩu và sản lượng công nghiệp của khu vực này bắt đầu hồi phục. Mặc dù tâm lý kinh doanh và tâm lý tiêu dùng vẫn còn mong manh và hiện vẫn tồn tại nhiều thách thức tài khóa, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ tăng trong 2 năm tới. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng làm nổi lên những lo ngại rằng tiềm năng tăng trưởng của khu vực này có thể sẽ giảm. Mỹ Latinh cũng gây nhiều ngạc nhiên trong năm 2010, nhờ xuất khẩu gia tăng, thị trường việc làm hồi phục nhanh và nhu cầu tại thị trường Mỹ phục hồi trở lại. Các nhà xuất khẩu như Argentina, Peru, Brazil đã có những thành công đặc biệt và dự kiến sẽ có mức tăng trưởng GDP lần lượt 8,3%, 7,7% và 7,5% trong năm 2010. Tuy nhiên, triển vọng trong năm 2011 sẽ không khả quan và nhiều khả năng tăng trưởng sẽ chậm lại. Dự báo tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh sẽ giảm từ 5,2% năm 2010 xuống còn 3,6% năm 2011. Tăng trưởng kinh tế tại khu vực Trung Đông và châu Phi năm 2010 đã được thúc đẩy nhờ giá dầu mỏ leo cao và nhu cầu nguyên liệu thô gia tăng ở Trung Quốc. Trong năm 2011, tăng trưởng của các khu vực này sẽ tiếp tục duy trì ở mức khoảng 4,5%, nhờ sản lượng dầu mỏ cao hơn, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhiều hơn và giá cả hàng hóa cao hơn. Theo tamnhin.net Một quảng cáo khơi gợi được cảm xúc là con đường tắt dẫn đến quyết định mua hàng Kinh tế Thế giới: Kinh tế thế giới trước nguy cơ "bong bóng tài sản" [22/10/2010] Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (The Economists) ngày 21/10 cho rằng việc các dòng vốn lớn chảy vào các tài sản nhiều rủi ro, như cổ phiếu ở các thị trường đang nổi, đang làm tăng nguy cơ hình thành bong bóng tài sản. Một khi các bong bóng này nổ, chắc chắn sẽ gây ra rối loạn mới trên thị trường tài chính. EIU cho rằng thật trớ trêu khi chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính - vốn do các bong bóng tài sản trong đó có thị trường bất động sản Mỹ gây ra, lại đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các bong bóng mới. Chính sách tiền tệ nới lỏng ở hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), không những làm các khoản lợi nhuận cao có được từ những tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn hơn, mà còn làm chi phí tài chính để đầu tư vào các tài sản đó trở nên rất rẻ. Do triển vọng tăng trưởng của Mỹ và EU vẫn ảm đạm, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ tiếp tục giữ mức lãi suất cơ bản hiện nay trong một khoảng thời gian dài hơn so với các thị trường đang nổi. Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn về lãi suất làm các nhà đầu tư háo hức khai thác. Các yếu tố này, cùng với việc khả năng thanh khoản được giải phóng, nhờ nguồn cung tiền tăng và các hình thức kích thích tiền tệ khác ở các nước giàu, đang có những tác động mạnh, khiến dòng vốn vào các thị trường đang nổi đang ngày một tăng. Viện Tài chính Quốc tế dự báo dòng vốn tư nhân thực vào các thị trường đang nổi trong năm 2010 sẽ tăng 42%, lên mức 825 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường tài chính vẫn đang có những dấu hiệu không chắc chắn về sự ổn định. Vốn được coi là những tài sản "an toàn" truyền thống song vàng hiện đang có mức giá cao kỷ lục, trong khi lãi suất nợ của các chính phủ an toàn nhất, như trái phiếu Chính phủ Mỹ và Đức, vẫn thấp khác thường. Mặc dù có sự pha trộn giữa các tín hiệu, song nguy cơ thay đổi lớn và nhanh từ các tài sản rủi ro quay về các tài sản an toàn lại đang tăng lên. Các thị trường có quan hệ tương đồng về sự thay đổi giá cả và chủng loại hàng hóa là mối nguy hiểm chính vì nhiều thị trường có thể cùng nhau sụp đổ khi tâm lý thay đổi. Việc tăng thêm nguồn cung tiền và các biện pháp kích thích khác làm tăng thêm mức độ nguy hiểm vì lượng tiền mặt trên các thị trường tài chính tăng lên, có thể chuyển từ trái phiếu Chính phủ Mỹ sang các công cụ an toàn khác một cách nhanh chóng. Tài chính Ngân hàng: Việt Nam - Miền đất hứa cho các ngân hàng ngoại [05/11/2010] Một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm đã khiến một tầng lớp trung lưu thị thành có nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu, quản lý nhiều khoản tiết kiệm và đầu tư hơn. Trong một báo cáo của mình, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã cho rằng tầng lớp trung lưu tại khu vực châu Á tăng lên sẽ giúp tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu trong 20 năm tới, khi người dân châu Á tiêu dùng nhiều hơn và bớt phụ thuộc vào xuất khẩu sang phương Tây. Theo ADB, Việt Nam là quốc gia có một trong những tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Armenia. Tình trạng chưa thực hiện được tiềm năng phát triển của lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, nơi mà bình quân cứ khoảng năm người thì một người có một tài khoản ngân hàng – khiến nơi đây trở thành một thị trường nhiều hứa hẹn đối với các ngân hàng quốc tế. Trong những tuần gần đây, các ngân hàng StanChart, ANZ và Citibank đã đưa ra các dịch vụ ngân hàng quan trọng hướng tới những khách hàng cao cấp. Ông Hans-Peter Borgh - tổng giám đốc khối dịch vụ ngân hàng cao cấp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương của ANZ cho biết “Qũy đạo mà trên đó mọi người sẽ dịch chuyển từ mức thu nhập thấp lên mức thu nhập trung và từ mức thu nhập trung lên mức thu nhập dồi dào là rất nhanh.” Ông Borgh tin rằng sẽ có hàng chục nghìn khách hàng tiềm năng tại Việt Nam với mức tài sản tối thiểu được yêu cầu là 50.000 USD giành được quyền tham gia các dịch vụ ngân hàng quan trọng của ANZ. Tuy nhiên, ông cũng đang quan tâm chu đáo tới hơn một triệu người dân Việt nam được ông xếp vào hàng những “người giàu mới nổi” với mức thu nhập hơn 1.000 USD/tháng. HSBC là một ngân hàng tập trung vào khu vực châu Á khác đang ngắm ngía thị trường hạng trung này. Trong hai năm qua, họ đã mở rộng từ 2 lên tới 12 chi nhánh tại Việt nam, khai trương các chi nhánh ở các thành phố loại hai như Đà Nẵng và Cần Thơ. Ông Tobin - giám đốc điều hành của HSBC tại Việt Nam cho biết “Trước đây, mọi người không chú ý đến các ngân hàng nhiều lắm. Đây là một xã hội nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, càng ngày mọi người càng nhận ra sự tiện lợi của một thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.” Theo ông Ashok Sud - giám đốc điều hành của StanChart tại Việt Nam khi quốc gia này củng cố vững chắc điều kiện thu nhập trung của họ, họ sẽ tiếp cận một chiến lược “sweet spot” (điểm tối ưu) cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Việt Nam có một số đặc điểm đặc biệt tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Sự gia tăng lạm phát và sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô do một hậu quả của sự trải qua những xung đột nghiêm trọng đã khiến nhiều người dân Việt Nam thích giữ các khoản tiết kiệm của họ bằng vàng hoặc đô la hơn đồng tiền nội địa. Ít người đăng ký một tài khoản ngân hàng hay một thẻ tín dụng. Họ thích vay từ bạn bè, gia đình hay các nhà cho vay tự do hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra những rủi ro tài chính từ thiên hướng về vàng, đô la và bất động sản. ANZ đã đưa ra một kế hoạch đầu tư tiền tệ kép tại Việt Nam cách đây hai tháng và ông Borgh cho biết sự hưởng ứng tốt hơn nhiều so với dự đoán nhờ những kiến thức sâu rộng hơn về giao dịch và buôn bán chứng khoán tại các thị trường phát triển hơn như Indonesia hay Thái Lan. Mặc dù sự tăng trưởng của lĩnh vực tài chính tiêu dùng non trẻ này đã được hỗ trợ nhờ sự giảm bớt kiểm soát của chính phủ nhưng kinh doanh tại một quốc gia còn vướng quá nhiều vào tệ quan liêu giấy tờ thì vẫn còn rất khó khăn. Ông Sud cho rằng sẽ vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không cần thiết khiến tăng chi phí cho người tiêu dùng. StandChart và một số ngân hàng nước ngoài khác vẫn đang cố gắng giành sự phê chuẩn trong hơn một năm qua sau khi sát nhập như các ngân hàng nội địa. Sự rườm rà trong những thủ tục hành chính không ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của họ nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và nỗ lực. Theo DDDN Kinh tế Việt Nam: Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2011: Việt Nam tăng 10 bậc [05/11/2010] Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2011 vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) và công ty Tài chính Quốc tế (IFC) công bố ngày 4/11, Việt Nam xếp thứ tư trong số 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, với những cải cách nổi bật trên ba lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng. Cụ thể, năm 2011, Việt Nam đứng thứ 78/183 nước về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 10 bậc so với năm 2010.  Theo WB, Việt Nam tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một cửa, kết hợp thủ tục chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin giấy phép khắc dấu. Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với nhà và chuyển thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà từ cơ quan chính quyền địa phương sang Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn. Ngoài ra, hệ thống thông tin tín dụng được cải thiện: người đi vay được phép kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và được quyền sửa các thông tin sai lệch. Nhờ đó, xếp hạng về nộp thuế tăng 22 bậc, lên 124 trên tổng số 183 nước. TS Nguyễn Đình Cung - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định: Đây là lần đầu tiên Việt Nam đạt thứ hạng cao. Nhìn lại 10 năm qua, riêng về cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, thay đổi không chỉ về quy định mà tư duy điều hành chính sách: mở cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, tự do kinh doanh. Tuy nhiên, TS Cung cũng cho rằng, chúng ta không nên quá lạc quan bởi đánh giá của Ngân hàng Thế giới chỉ xem xét 9 lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực đo lường khoảng 3 đến 4 chỉ tiêu nhỏ, trong tổng số hàng nghìn chỉ tiêu đo lường môi trường kinh doanh của một quốc gia. Vì vậy, báo cáo này chỉ phản ánh môi trường kinh doanh ở một mức độ nào đó. Ở một góc độ khác, ông Ngô Hải Phan - Tổ phó thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Việt Nam có thể đạt cao hơn trong một số tiêu chí đánh giá. Như tiêu chí cấp phép xây dựng (xếp hạng 62/183), Chính phủ hiện đã bãi bỏ phí xây dựng, nhờ thế tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân 1.400 tỉ đồng/năm, tương đương với 70 triệu USD. Hay như vay vốn tín dụng, tổ công tác đã kiến nghị và được Chính phủ thông qua việc bãi bỏ công chứng bắt buộc, giảm thiểu gánh nặng thủ tục hành chính và thời gian vay vốn cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của báo cáo, hiện còn nhiều tiêu chí đang trở thành rào cản rất lớn cho MTKD. Cụ thể, tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư đứng gần chót bảng (xếp hạng 173/183) hay giải thể doanh nghiệp (xếp hạng 124/183), ngay cả tiêu chí thành lập DN, dù được đánh giá là có rất nhiều cải thiện vẫn đang đứng ở hạng 100/183. Theo ông Nguyễn Đình Cung, cần phải xem lại quy định đóng cửa doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp trong khu vực nhà nước, Nhà nước không thể làm thay, bảo hộ cho doanh nghiệp mãi. Xếp hạng cụ thể về 9 lĩnh vực của Việt Nam trên tổng số 183 nước: Xếp hạng lĩnh vực Thứ hạng 2011 Thứ hạng 2010 Thay đổi thứ hạng 1. Thành lập doanh nghiệp 100 114 14 2. Cấp giấy phép xây dựng 62 70 8 3. Đăng ký tài sản 43 39 - 4 4. Vay vốn tín dụng 15 30 15 5. Bảo vệ nhà đầu tư 173 172 - 1 6. Nộp thuế 124 146 22 7. Thương mại quốc tế 63 59 - 4 8. Thực thi hợp đồng 31 31 Không đổi 9.Giải thể doanh nghiệp 124 125 1 Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước đứng thứ 4 trong nhóm 10 quốc gia có nhiều cải cách nhất. Việt Nam xếp hạng cao hơn cả Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm nay tụt một bậc, từ 78 xuống 79. Năm quốc gia và vùng lãnh thổ Singapore, Hong Kong, New Zealand, Anh và Mỹ tiếp tục thống trị Top 5 trong báo cáo lần nay. Singapore vẫn giữ vị trí đứng đầu trong nhiều năm liên tiếp.  Kinh tế Việt Nam: 75% doanh nghiệp Châu Âu tin cậy vào kinh tế Việt Nam [02/11/2010] Mức độ tin cậy trong kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới được các doanh nghiệp Châu Âu đánh giá rất tốt, đặc biệt từ năm 2011 trở đi. Kết quả này dựa trên khảo sát 750 công ty hàng đầu của các nước Châu Âu tại Việt Nam do Phòng công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố tại TP.HCM. Đây là cuộc khảo sát đầu tiên về “chỉ số kinh doanh” hàng quý do tổ chức này thực hiện.  Theo EuroCham, mức độ tin cậy trong kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới rất tích cực, với chỉ số tình hình kinh doanh đạt 75% điểm khảo sát. Thống kê cho thấy, 62% trong những doanh nghiệp được khảo sát cho biết, các hoạt động của họ chủ yếu được tập trung tại thị trường nội địa. Những dự báo về triển vọng kinh doanh và kế hoạch đầu tư trong năm 2011 cho thấy xu hướng rất tích cực. 70% đã liệt kê triển vọng kinh doanh của họ là "tốt" hoặc "xuất sắc", chỉ khoảng 18% có ý kiến trung lập và 12% số còn lại cho là tiêu cực. Khi đề cập đến kế hoạch đầu tư, phần lớn các công ty đều có kế hoạch tăng cường đầu tư tại Việt Nam, cụ thể khoảng 45% xem xét tăng cường chút ít, 23% tăng cường đáng kể và khoảng 18% duy trì mức đầu tư hiện tại của họ. Chỉ có một thiểu số rất nhỏ lên kế hoạch để giảm đầu tư tại Việt Nam trong năm tới. Về kế hoạch tuyển dụng tại Việt Nam, hầu hết đều cho biết rằng họ mong đợi nguồn nhân lực của họ duy trì như cũ (37%) hoặc tăng khoảng 20% (31%). Trong đó, có 18% số công ty được hỏi cho rằng sẽ có sự gia tăng đáng kể trong việc tuyển dụng (tăng hơn 20%) và chỉ có một số nhỏ lên kế hoạch giảm quy mô công ty của họ vào năm 2011. Hầu hết các công ty cho rằng tiền lương được trả cho cả lao động có tay nghề và không có tay nghề sẽ tăng từ 5-10% trong năm tới. Và phần lớn cho rằng họ không muốn có bất kỳ tình trạng bất ổn hoặc đình công về lao động trong ngành kinh doanh của họ. Theo DĐDN Kinh tế Việt Nam: Lạm phát cả năm có thể lên tới 8,4% [26/10/2010] Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam tính đến quý 3 và dự báo cho những tháng cuối năm. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, nền kinh tế trong quý 3 và 9 tháng đầu năm về cơ bản đã được phục hồi, được thể hiện trên cả bốn chỉ số chính của kinh tế vĩ mô là: tăng trưởng GDP, lạm phát, thâm hụt thương mại và lao động việc làm. Tuy nhiên, theo cơ quan này, nếu chỉ số tăng trưởng và việc làm thể hiện xu hướng tích cực thì ngược lại, đang có những rủi ro đáng kể liên quan đến hai chỉ số vĩ mô còn lại là lạm phát và thâm hụt thương mại. Tạo vòng xoáy lạm phát? Nhìn nhận về tổng quan kinh tế trong 9 tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đi liền với ba điểm sáng của nền kinh tế về tăng trưởng hồi phục nhanh, cầu đối với hàng hóa xuất khẩu và cầu nội địa gia tăng, và cầu đối với lao động đang có xu hướng tăng cao giúp người lao động có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập, thì nền kinh tế cũng đang đối mặt với ba thách thức không chỉ trong những tháng còn lại của năm nay mà cả năm 2011. Đó là, kiềm chế lạm phát từ 7 -8%/năm, cải thiện thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và khắc phục tình trạng thiếu hụt điện năng. Đồng thời, trong thời gian qua, nền kinh tế cũng xuất hiện một số rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sự gia tăng của ba loại “giá” trên ba thị trường vốn, ngoại hối và lao động là lãi suất, tỷ giá và tiền công. Cả ba loại giá này đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi và không như kỳ vọng của cơ quan quản lý. Và theo nhiều chuyên gia, biến động của ba loại giá nói trên không tồn tại độc lập mà tương tác lẫn nhau, có khả năng tạo ra vòng xoáy về lạm phát trong quý 4/2010 và có thể là cả trong năm 2011. Trong khi đó, bình luận về diễn biến các chỉ số kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế cho rằng, mặc dù nền kinh tế đã được phục hồi và tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2010 nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm đạt mức 6,52% so với cùng kỳ năm trước, bằng mức 6,52% của cùng kỳ năm 2008 và cao hơn mức tăng trưởng 4,62% cùng kỳ năm 2009. Cán cân vãng lai và cán cân thương mai vẫn trong tình trạng thâm hụt cao và dai dẳng, làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối và tỷ giá trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn mỏng và nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục tăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thâm hụt tà
Tài liệu liên quan