Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) - Phần 1

I. MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 1. Địa lý tự nhiên Miền Đông Nam bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên miền Nam với đồng bằng sông Cửu Long, lưng dựa vào dải Trường Sơn và vùng rừng núi Nam Đông Dương, mặt hướng xuống đồng bằng và biển Đông. Địa hình miền Đông Nam bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển chuyển dịch trong biên độ từ 20 đến 200m theo hướng từ tây nam lên đông bắc. Toàn bộ bề mặt địa hình Đông Nam bộ có thể chia thành 4 vùng chính, bao gồm đất đỏ bazan phía đông bắc (Bắc Bà Rịa, Long Khánh, Bình Long, Phước Long); vùng đất phù sa cổ thuộc khu vực trung du (các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh); vùng đất phù sa mới gồm rẻo phía nam (tỉnh lỵ các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương hắt về phía biển); và vùng đồng bằng trũng thấp Đồng Tháp Mười. Trên bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng như đã nêu ở trên, núi ở miền Đông Nam bộ chỉ xuất hiện rải rác, đột xuất và phân bố hầu hết khắp các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai. Cao nhất là núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m) đến các núi Chứa Chan (Đồng Nai, 818m), Bà Rá (Bình Phước, 733mm), Mây Tàu (Bà Rịa, 716m), Thị Vải (Bà Rịa, 446m) Ngoài ra còn rất nhiều núi khác như núi Cậu, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, Minh Đạm, Bửu Long, Châu Diên, Châu Thới, núi Ông Trịnh, núi Dinh, núi Thị Không kể vùng rừng tràm gió mạn đông bắc Đồng Tháp Mười, vùng đám lá tối trời ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, rừng ở miền Đông Nam bộ chiếm một phần ba diện tích đất tự nhiên. Bao phủ hầu hết vùng bán bình nguyên phía bắc và phía đông bắc là những cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật và động vật đặc trưng của vùng Á nhiệt đới. Mạn đông nam Sài Gòn kéo về phía biển là khu rừng ngập mặn với diện tích chừng 600km2 cộng sinh với hàng ngàn chủng loại thủy sản. Ngoài ra, ở miền10 Đông Nam bộ còn có những trảng cây thấp như dầu, ngành ngạnh, le, khộp và hàng ngàn héc ta rừng trồng - cao su - trải hầu khắp các tỉnh. Bờ biển ở miền Đông Nam bộ có độ dài sát mép nước trên 130 km, gồm hai đoạn cao và thấp khác nhau. Lấy điểm phân định mũi bán đảo Bãi Trước (Vũng Tàu) hắt về phía đông qua Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, bờ biển cao gồm những giồng, đụn, bãi cát trải dài. Phía ngược lại là đoạn trũng sình lầy và vô số các cửa rạch ăn sâu vào Rừng Sác. Ngoài khơi xa là Côn Đảo, miền Đông Nam bộ đều bắt nguồn từ miền biên giới và cao nguyên phía bắc đổ xuôi về phía nam, đông nam, ra biển Đông. Có thể kể tên những con sông lớn như: sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn (với phụ lưu sông Thị Tính và đoạn cuối cùng của nó cùng với các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Ngã Bảy hợp thành một khu vực cửa ngõ đường thủy quan trọng nối Sài Gòn với biển Đông), sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ngoài ra còn có những sông, kênh rạch lớn như sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray, rạch Thị Nghè, kênh Bến Nghé, sông Bến Cát, sông Chợ Đệm Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ còn có các đô thị quan trọng như: Biên Hòa, Vũng Tàu. Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, tỏa đi khắp nơi có các tuyến đường sắt Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn - Lộc Ninh, Sài Gòn - Mỹ Tho và các quốc lộ quan trọng (1, 13, 14, 15, 16 Đông Dương nay là Quốc lộ 1,20, 22, 27, 51). Ngoài ra, còn có hàng chục liên tỉnh lộ, hàng trăm tỉnh lộ và hương lộ khác chạy dọc, ngang, đan kín trong lòng miền Đông Nam bộ. Có ba tỉnh miền Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bình Phước, Long An) giáp với vương quốc Campuchia. Khu vực đường biên giới bằng phẳng, có đường giao thông thủy, bộ thuận tiện. Xuyên suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử, nhân dân hai nước vùng giáp biên có tập quán thường xuyên qua lại buôn bán làm ăn và có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống phong kiến áp bức và chống đế quốc thực dân xâm lược. Miền Đông Nam bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai vùng khí hậu tương đối khác nhau: nửa phía bắc, đông bắc thành phố Hồ Chí Minh lên đến dãy Trường Sơn và biên giới Campuchia (thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) và khu vực thành phố Hồ Chí Minh với nửa phía nam giáp biển, đồng bằng sông Cửu Long (thuộc các tỉnh Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu). Hai vùng khí hậu chênh lệch nhau về chỉ số khí hậu: lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm trung bình hàng năm

pdf188 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975) HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2003 HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO Cố vấn: MAI CHÍ THỌ - NGUYỄN VĂN CHÍ Chủ tịch: PHẠM VĂN HY Phó chủ tịch: PHAN VĂN TRANG – NGUYỄN THỚI BƯNG LÊ THÀNH BA – NGUYỄN VĂN LUÔNG - LÂM HIẾU TRUNG Ủy viên: PHAN TRUNG KIÊN - Tư lệnh Quân Khu 7 LÊ HOÀNG QUÂN - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai TRẦN VĂN KHÁNH - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu NGUYỄN MINH ĐỨC - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương 3 NGUYỄN HỮU LUẬT - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước HỒ THANH TUYÊN - Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh LÊ THANH TÂM - Bí thư Tỉnh ủy Long An LÊ QUANG THUNG - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cao su Việt Nam - Nguyên Ủy viên Thường vụ Khu ủy miền Đông CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ BAN BIÊN SOẠN Chủ biên: LÂM HIẾU TRUNG Người viết: TS. HỒ SƠN ĐÀI (Mở đầu, Chương một, Chương ba) TS. LÊ HỮU PHƯỚC (Chương hai) (Chương bốn) TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG (Chương năm) VÕ TAM ANH (Chương sáu) ThS. TRẦN QUANG TOẠI (Chương bảy) NGUYỄN KHOA TRUNG (Chương tám) LÂM HIẾU TRUNG (Kết luận) Thư ký: NGUYỄN QUANG HỮU - NGUYỄN THỊ HỒNG Hoàn chỉnh bản thảo: TS. HỒ SƠN ĐÀI - TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG ThS. TRẦN QUANG TOẠI HUỲNH VIỆT THẮNG TS. TRẦN TOẢN 4 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng đất miền Đông Nam bộ, bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có một vị trí chiến lược trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự, là nơi đụng đầu quyết liệt giữa ta và địch. Nơi đây là đại bản doanh của quân viễn chinh xâm lược và là thủ phủ của các chế độ ngụy quyền, đồng thời cũng là nơi có hệ thống căn cứ địa cách mạng của ta. Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, ngay từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, nhân dân miền Đông Nam bộ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ đã cùng nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến trường kỳ suốt chín năm, rồi tiếp nối 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, dũng cảm vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hy sinh, lập nên nhiều chiến công vẻ vang góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Truyền thống vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân miền Đông Nam bộ mãi là niềm tự hào, là tài sản vô giá, là nguồn động viên, là sức mạnh để các Đảng bộ và nhân dân miền Đông Nam bộ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, cùng cả nước xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh. Nhằm ghi lại truyền thống đó và rút ra những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến, để góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ tiếp theo, Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975). Cuốn sách là một công trình tổng kết được biên soạn rất công phu nhằm ghi lại quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ miền Đông Nam bộ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ với phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam bộ giai đoạn 1945 – 1975, một giai đoạn cực kỳ quan trọng và vẻ vang của lịch sử cách mạng nước nhà. Do các sự kiện lịch sử diễn ra trong điều kiện chiến tranh, tư liệu thành văn thiếu thốn, nhiều nhân chứng lịch sử đã qua đời, nên cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. 5 Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 4-2003 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 6 LỜI NÓI ĐẦU Miền Đông Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gồm địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, là vùng đất giàu tiềm năng, trong đó có khu tứ giác thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, là vùng kinh tế động lực ở phía Nam Tổ quốc, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng ở Nam bộ. Xưa kia vùng đất Mô Xoài, Bến Nghé, Đồng Nai, Gia Định là nơi các bậc tiền nhân sớm vào định cư, khai sơn phá thạch, dựng làng, lập ấp, đặt nền hành chính đầu tiên ở xứ Nam Kỳ với dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, mở mang bờ cõi đến sông Tiền, sông Hậu, Rạch Giá, Hà Tiên, trở thành thủ phủ của xứ Nam kỳ lục tỉnh với Gia Định phủ, Gia Định trấn, Gia Định thành. Vốn có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân dân miền Đông Nam bộ đã anh dũng khởi đầu cuộc thực dân Pháp ở Nam Bộ lập nên nhiều chiến công vẻ vang và phát triển thành phong trào cách mạng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Ngay sau ngày giành được độc lập, nhân dân miền Đông Nam Bộ lại phải sớm đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp, trường kỳ suốt 9 năm rồi tiếp nối 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Phát huy lợi thế của núi rừng hiểm trở, rừng sác bạt ngàn, sông rạch dọc ngang, Đảng bộ miền Đông đã xây dựng một hệ thống căn cứ địa cách mạng vững chắc, xây dựng và bảo vệ lực lượng, vừa là hậu phương tại chỗ, vừa là bàn đạp tấn công địch rất hiệu quả, không chỉ đối với phong trào cách mạng ở miền Đông mà còn góp phần đắc lực cho cả Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến. Rừng rậm, núi cao, sông sâu, dân thưa, lương thực thiếu, địch đánh phá ác liệt, bình định trọng điểm, tất cả các đạo quân tinh nhuệ, các thủ đoạn chiến tranh của bọn thực dân, đế quốc đều được đưa ra áp dụng và thực thi trọng điểm ở chiến trường này, song, quân và dân miền Đông đã biến núi cao thành điểm tựa, rừng sâu thành chiến lũy, sông sâu thành thế trận, nhân dân thành nguồn lực vô tận của cách mạng, vượt qua mọi thử thách, gian lao, đánh bại mọi thủ đoạn chiến tranh, mọi sắc lính đánh thuê, mọi kẻ thù xâm lược. 7 Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân miền Đông đã vượt qua gian khổ, hy sinh, kiên cường và sáng tạo, nêu cao phẩm chất anh hùng cách mạng, phát huy thế tiến công, kết hợp ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh. Nhiều cách đánh độc đáo, từ du kích chiến đến vận động chiến, địa đạo chiến, đánh đặc công, đặc công thủy, kiên cường bám trụ, một tấc không đi, một ly không rời, bám thắt lưng địch mà đánh, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, quân và dân miền Đông đã lập nên những chiến công hiển hách, góp phần tổ chức lớn vào thắng lợi của cách mạng, đặc biệt là trong những thời điểm lịch sử quan trọng, như Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giành toàn thắng. Nhằm góp phần làm sâu sắc, sinh động hơn sự lãnh đạo của Đảng ta trong hai cuộc kháng chiến vừa qua tại miền Đông Nam bộ, rút ra những bài học lịch sử để nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện hiện nay, đồng thời thể theo nguyện vọng thiết tha của các cán bộ cách mạng lão thành đã tham gia lãnh đạo và chiến đấu trên chiến trường miền Đông qua hai cuộc chiến đấu, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cho phép tổ chức nghiên cứu, biên soạn đề tài LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975). Trong quá trình nghiên cứu biên soạn, Hội đồng chỉ đạo đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Tỉnh ủy, UBND cùng nhiều ban ngành các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Cao su, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Trung tâm Lưu trữ Nhà nước II, V.14B Bộ Công an, và đặc biệt là sự giúp đỡ rất tận tình của các nhân chứng lịch sử, những đồng chí từng chiến đấu, công tác trên địa bàn miền Đông Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến. Nhân dịp xuất bản cuốn sách LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975), Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử miền Đông Nam bộ xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các địa phương, các đơn vị và các nhân chứng lịch sử. Trong điều kiện tư liệu thất lạc nhiều trong chiến tranh, nhiều nhân chứng trực tiếp của các sự kiện lịch sử đã mất, công trình không tránh khỏi sơ sót, Hội đồng chỉ đạo rất mong nhận được ý kiến góp ý chân thành, xây dựng của các nhân chứng lịch sử và các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện trong lần tái bản. 8 Tháng 4 - 2003 HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN 9 MỞ ĐẦU MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN I. MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI 1. Địa lý tự nhiên Miền Đông Nam bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên miền Nam với đồng bằng sông Cửu Long, lưng dựa vào dải Trường Sơn và vùng rừng núi Nam Đông Dương, mặt hướng xuống đồng bằng và biển Đông. Địa hình miền Đông Nam bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển chuyển dịch trong biên độ từ 20 đến 200m theo hướng từ tây nam lên đông bắc. Toàn bộ bề mặt địa hình Đông Nam bộ có thể chia thành 4 vùng chính, bao gồm đất đỏ bazan phía đông bắc (Bắc Bà Rịa, Long Khánh, Bình Long, Phước Long); vùng đất phù sa cổ thuộc khu vực trung du (các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh); vùng đất phù sa mới gồm rẻo phía nam (tỉnh lỵ các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương hắt về phía biển); và vùng đồng bằng trũng thấp Đồng Tháp Mười. Trên bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng như đã nêu ở trên, núi ở miền Đông Nam bộ chỉ xuất hiện rải rác, đột xuất và phân bố hầu hết khắp các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai. Cao nhất là núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m) đến các núi Chứa Chan (Đồng Nai, 818m), Bà Rá (Bình Phước, 733mm), Mây Tàu (Bà Rịa, 716m), Thị Vải (Bà Rịa, 446m) Ngoài ra còn rất nhiều núi khác như núi Cậu, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, Minh Đạm, Bửu Long, Châu Diên, Châu Thới, núi Ông Trịnh, núi Dinh, núi Thị Không kể vùng rừng tràm gió mạn đông bắc Đồng Tháp Mười, vùng đám lá tối trời ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, rừng ở miền Đông Nam bộ chiếm một phần ba diện tích đất tự nhiên. Bao phủ hầu hết vùng bán bình nguyên phía bắc và phía đông bắc là những cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật và động vật đặc trưng của vùng Á nhiệt đới. Mạn đông nam Sài Gòn kéo về phía biển là khu rừng ngập mặn với diện tích chừng 600km2 cộng sinh với hàng ngàn chủng loại thủy sản. Ngoài ra, ở miền 10 Đông Nam bộ còn có những trảng cây thấp như dầu, ngành ngạnh, le, khộp và hàng ngàn héc ta rừng trồng - cao su - trải hầu khắp các tỉnh. Bờ biển ở miền Đông Nam bộ có độ dài sát mép nước trên 130 km, gồm hai đoạn cao và thấp khác nhau. Lấy điểm phân định mũi bán đảo Bãi Trước (Vũng Tàu) hắt về phía đông qua Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, bờ biển cao gồm những giồng, đụn, bãi cát trải dài. Phía ngược lại là đoạn trũng sình lầy và vô số các cửa rạch ăn sâu vào Rừng Sác. Ngoài khơi xa là Côn Đảo, miền Đông Nam bộ đều bắt nguồn từ miền biên giới và cao nguyên phía bắc đổ xuôi về phía nam, đông nam, ra biển Đông. Có thể kể tên những con sông lớn như: sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn (với phụ lưu sông Thị Tính và đoạn cuối cùng của nó cùng với các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Ngã Bảy hợp thành một khu vực cửa ngõ đường thủy quan trọng nối Sài Gòn với biển Đông), sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ngoài ra còn có những sông, kênh rạch lớn như sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray, rạch Thị Nghè, kênh Bến Nghé, sông Bến Cát, sông Chợ Đệm Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ còn có các đô thị quan trọng như: Biên Hòa, Vũng Tàu. Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, tỏa đi khắp nơi có các tuyến đường sắt Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn - Lộc Ninh, Sài Gòn - Mỹ Tho và các quốc lộ quan trọng (1, 13, 14, 15, 16 Đông Dương nay là Quốc lộ 1,20, 22, 27, 51). Ngoài ra, còn có hàng chục liên tỉnh lộ, hàng trăm tỉnh lộ và hương lộ khác chạy dọc, ngang, đan kín trong lòng miền Đông Nam bộ. Có ba tỉnh miền Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bình Phước, Long An) giáp với vương quốc Campuchia. Khu vực đường biên giới bằng phẳng, có đường giao thông thủy, bộ thuận tiện. Xuyên suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử, nhân dân hai nước vùng giáp biên có tập quán thường xuyên qua lại buôn bán làm ăn và có truyền thống đoàn kết đấu tranh chống phong kiến áp bức và chống đế quốc thực dân xâm lược. Miền Đông Nam bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai vùng khí hậu tương đối khác nhau: nửa phía bắc, đông bắc thành phố Hồ Chí Minh lên đến dãy Trường Sơn và biên giới Campuchia (thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) và khu vực thành phố Hồ Chí Minh với nửa phía nam giáp biển, đồng bằng sông Cửu Long (thuộc các tỉnh Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu). Hai vùng khí hậu chênh lệch nhau về chỉ số khí hậu: lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm trung bình hàng năm 2. Cư dân ở miền Đông Nam bộ và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử. 11 Cộng đồng cư dân miền Đông Nam bộ có xuất xứ từ hai nguồn chủ yếu là: Cư dân bản địa và lưu dân từ phía Bắc. Trước khi lưu dân Việt đến khai hoang lập ấp, nơi đây đồng bào các dân tộc S’tiêng, Ch’ro và Ch’mạ đã cùng nhau định cư trong nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII, lưu dân Việt từ Đàng Ngoài, vì nhiều lý do đã lần lượt tới khai phá, làm chủ đất đai cả vùng Sài Gòn và lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài ra, có một bộ phận người Hoa chạy vào Đàng Trong để thoát khỏi áp bức của triều đình Mãn Thanh, tự nguyện gia nhập cộng đồng cư dân nước Việt. Sang đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình tư bản, thực dân Pháp mở rộng đầu tư khai thác ngành kinh tế cao su ở Đông Dương, hàng vạn nông dân ở Bắc, Trung kỳ bị lừa phỉnh đã lũ lượt kéo nhau vào Nam kỳ ký giao kèo làm phu cao su và định cư luôn ở miền Đông Nam bộ. Quá trình bổ sung vào cộng đồng cư dân ở miền Đông Nam bộ còn diễn ra tiếp tục vào thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với hàng trăm ngàn đồng bào tín đồ Thiên Chúa giáo bị chính quyền Diệm ép di cư vào Nam và hàng trăm ngàn cán bộ chiến sĩ từ miền Bắc vào Nam chiến đấu, công tác, lấy miền Đông Nam bộ làm quê mới. Cư dân ở miền Đông Nam bộ có nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Người Việt (Kinh) chiếm 80%, chủ yếu là nông dân, định cư ở các đô thị, miền đồng bằng, dọc biển và hai bên bờ các con sông lớn; công nhân tập trung ở hai khu vực chính: khu kỹ nghệ, khuân vác ở Sài Gòn, Biên Hòa và các đồn điền cao su. Đồng bào các dân tộc thiểu số S’tiêng, Ch’ro và Mạ, M’nông, Chăm, Hoa, Khơme cư trú ở hầu khắp các vùng đất trù phú ở miền Đông Nam bộ. Người S’tiêng ở Bình Long, Phước Long. Người Hoa ở Chợ Lớn (chiếm 75%) và các đô thị, đồng bằng. Người Khơme ở Tây Ninh, Long An, Gia định, Bình Dương, Bình Phước. Có nhiều tôn giáo trong cộng đồng miền Đông Nam bộ: đạo Phật, đạo Kitô, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Đông nhất và phân bố hầu hết ở các địa phương là đạo Phật. Đạo Kitô (có hai giáo hội chính: Thiên Chúa giáo và Tin Lành) với địa phận chính ở Bà Rịa, Biên Hoà, Bình Dương, Sài Gòn. Đạo Cao Đài (Đại đạo tam kỳ phổ độ) có thánh địa ở Tây Ninh và nhiều tín đồ ở Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Long An, Bình Dương. Đạo Hòa Hảo thịnh hành ở miền Tây Nam Bộ, một ít tín đồ ở Long An Miền Đông Nam bộ là quê hương của cộng đồng cư dân có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước tụ về. Công cuộc khẩn hoang, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm và đã cố kết họ thành một khối đoàn kết, gắn bó. Quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử mới đã hình thành ở họ, ngoài những phẩm chất mang tính cách dân tộc Việt Nam, còn là những nét dễ thấy. Đó là ý chí khảng khái và năng động trước mọi cản trở của 12 mọi hoàn cảnh; tinh thần tự lực tự cường tương thân tương ái; thái độ bộc trực và lối ứng xử hào hiệp, không chuộng hình thức; “trọng nghĩa khinh tài”. Những nét riêng ấy cũng bắt nguồn từ tính cách chung của dân tộc, hoà trộn làm nên bản sắc cộng đồng dân tộc Việt Nam. * * * Từ thế kỷ XVIII, nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kỳ đã nhiều lần tham gia các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm. Khi thực dân Pháp nổ súng ở cửa biển Cần Giờ tháng 2 - 1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã phải đối đầu với sự kháng cự của “sĩ phu và dân chúng liều mình đứng lên, khảng khái chịu chết không kể xiết được”. Cùng với sự đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của các sĩ phu yêu nước như Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị là các cuộc khởi nghĩa vũ trang liên tục và rộng khắp. Đó là các cuộc khởi nghĩa với sự tham gia của đông đảo nhân dân: Nguyễn Trung Trực ở Long An, Đồng Tháp Mười; Trương Định - Trương Quyền ở Gò Công, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Biên Hòa, Tây Ninh; Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), Thiên hộ Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều (Đốc binh Kiều) ở Đồng Tháp Mười; Phan Công Hớn ở Hóc Môn, Bà Điểm - Mười tám thôn Vườn Trầu Sang thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp tiếp tục phát triển lan rộng. Đó là cuộc khởi nghĩa đồng bào dân tộc thiểu số do Nơ Trang Long lãnh đạo ở Bình Phước, Tây Nguyên; cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Trí ở Chợ Lớn, phong trào “Hội kín Nam kỳ” ở Sài Gòn và các tỉnh. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuối cùng đều bị thất bại, nhưng phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã tạo tiền đề quan trọng, để trên cơ sở đó, cùng với phong trào công nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, hình thành ở Đông Nam bộ nói riêng và cả nước ta nói chung một tổ chức chính trị - Đảng Cộng sản - đủ sức gánh vác sứ mạng lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thành công. 3. Tổ chức địa lý và hành chính quân sự Miền Đông Nam bộ là cụm từ chỉ địa bàn các tỉnh nằm trên nửa đất của Nam bộ, vùng phía đông. 13 Trong thời kỳ 1945 – 1975, tùy vào yêu cầu quản trị phục vụ cho mục đích xâm lược và chống xâm lược mà cả địch và ta đều có sự thay đổi về tổ chức địa lý và hành chính. Nhìn chung giai đoạn 1945 – 1975, thực dân Pháp và chế độ bù nhìn tay sai giữ nguyên ở miền Đông Nam bộ tổ chức địa lý hành chính giống như thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, bao gồm thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Bà Rịa (Vũng Tàu - Cap St.Jaqué được tách ra thành một thị xã thuộc chính quyền trung ương), Biên Hòa, Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Tây Ninh và Tân An1 (1. Nguyễn Đình Đầu: Tổng kết nghiên cứu địa bàn Nam kỳ lục tỉnh, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr.107, 114, 179). STT Tỉnh Diện tích (km2) Dân số 1930 1945 1953 1955 1 TX. Vũng Tàu 615 7.000 8.7000 11.263 29.390 2 Bà Rịa 2.215 58.000 65.500 20.074 64.700 3 Biên Hòa 11.045 166.000 202.000 78.081 246.700 4 Chợ Lớn 1.235 219.000 279.300 263.970 263.000 5 Gia Định 1.228 314.000 363.400 297.037 550.700 6 Thủ Dầu Một 4.723 177.000 146.600 118.769 214.500 7 Tây Ninh 4.801 119.000 229.600 53.195 200.000 8 Tân An 3.678 138.000 158.600 90.646 171.800 Tổng cộng: 29.541 1.198.000 1.551.700 933.008 1.740.790 (Ở đây chưa tính Côn Đảo. Riêng năm 1953, theo chúng tôi, chỉ là tính dân số ở vùng địch tạm chiếm, nơi Pháp và Ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát và thống kê được. Theo “Báo cáo tổng thuế nông nghiệp năm 1953” của Ủy ban Kháng chiến - Hành chính tỉnh Bà - Chợ, dân số trên 60.000 người) 14 Với chính quyền cách mạng, sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta giữ nguyên tổ chức địa lý hành chính như trên. Đến tháng 5-1
Tài liệu liên quan