Một số vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp và vấn đề thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Về phương diện đạo lý, việc bồi thường thiệt hại là bổn phận đạo đức của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản. Về phương diện pháp lý, bồi thường thiệt hại là một nghĩa vụ phải làm một công việc (bồi thường) của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản được nhà lập pháp ấn định trong luật và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

doc21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp và vấn đề thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ VẤN ĐỀ THI HÀNH ÁN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA. TS. TRẦN ANH TUẤN – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội Việc bồi thường thiệt hại đối với người bị thiệt hại trong các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trong quan hệ về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng là nhằm khắc phục thiệt hại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra là một trách nhiệm có nguồn gốc đạo lý và pháp lý : Về phương diện đạo lý, việc bồi thường thiệt hại là bổn phận đạo đức của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản. Về phương diện pháp lý, bồi thường thiệt hại là một nghĩa vụ phải làm một công việc (bồi thường) của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản được nhà lập pháp ấn định trong luật và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong xã hội văn minh ngày nay, người bị thiệt hại không có quyền tự xử bằng sức mạnh để đạt được sự bồi thường các thiệt hại mà mình phải gánh chịu. Họ chỉ có thể sử dụng các phương tiện hợp pháp được nhà lập pháp trao cho để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình : Thoả thuận với người gây thiệt hại về việc bồi thường thiệt hại bằng con đường thương lượng dân sự hoặc cầu viện tới công lý để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Việc khởi kiện trước Toà án (1) và yêu cầu cơ quan thi hành án nhà nước cưỡng chế thi hành phán quyết (2) là một phương thức quan trọng để người bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. 1. Việc kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra và thủ tục tố tụng trước Toà án Trong phần này chúng ta làm rõ một số vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng tại Toà án như ai có thể thực hiện việc khởi kiện, có thể kiện ai ; kiện ở Toà án nào ; điều kiện hành xử quyền khởi kiện ; việc chứng minh trước Toà án và xác định luật áp dụng trong vụ kiện. 1.1. Việc xác định tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra Vấn đề đặt ra cần phải giải quyết là xác định ai là người có thể thực hiện việc kiện, có thể kiện ai và kiện về vấn đề gì ? Theo logic thì để trả lời câu hỏi này, ta có thể đi theo một suy lý ngược : Việc kiện về vấn đề gì sẽ quyết định ai có thể thực hiện quyền kiện và việc kiện đó được thực hiện đối với chủ thể nào. Có nghĩa là dựa trên tính chất của vụ kiện hay quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định người có quyền khởi kiện và người có thể bị kiện. Ở Việt Nam, người ta thường đề cập đến hai phương thức kiện để bảo vệ quyền lợi trước Toà án là kiện vật quyền và kiện trái quyền. Theo một số nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp, đối với kiện trái quyền, tư cách nguyên đơn chỉ thuộc về chủ thể có quyền và tư cách bị đơn thuộc về chủ thể có nghĩa vụ, trong khi đó, đối với kiện vật quyền chỉ có thể đệ đơn bởi người cho rằng mình thực thụ có một quyền lợi đối vật, tố quyền này có thể được hành xử để chống lại tất cả các chủ thể có tranh chấp về sự hiện hữu của quyền đối vật[1]. Theo học thuyết về tố quyền của Pháp thì tố quyền đối nhân chỉ có thể do trái chủ hoặc những người kế thừa quyền của họ thực hiện và chỉ được sử dụng đối với một số người hạn chế, là các chủ thể có nghĩa vụ và những người kế thừa nghĩa vụ của họ[2]. Về phương diện lý luận, góc nhìn này thực sự có giá trị tham khảo trong việc xác định người có quyền khởi kiện và tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Cơ sở của tố quyền đối nhân chính là quan hệ về nghĩa vụ, mà trong đó bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn tới bên chủ thể có quyền phải cầu viện tới sự can thiệp của công lý để buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ của họ. Khi thực hiện tố quyền đối nhân, việc kiện của người có quyền nhằm hướng tới hành vi thi hành nghĩa vụ của chính bản thân người có nghĩa vụ, cho nên việc kiện này còn gọi là kiện trái quyền. Như vậy, căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, có thể xác định được chủ thể có quyền lợi và chủ thể có trách nhiệm bồi thường. Đây chính là cơ sở để xác định người có quyền khởi kiện và người bị kiện : Người có quyền khởi kiện là người có quyền lợi bị thiệt hại và người có thể bị kiện phải là người có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ trước tới nay vẫn đi theo nguyên lý này. Theo đường lối xét xử về dân sự của Toà án nhân dân tối cao trước đây thì, « Địa vị tố tụng của mỗi đương sự trong một vụ kiện phản ánh quan hệ giữa các đương sự với nhau trong một quan hệ pháp luật nhất định nào đó: người có quyền lợi bị xâm phạm ra trước Toà án với tư cách là nguyên đơn và người có nghĩa vụ liên quan hoặc phải chịu trách nhiệm tham gia vụ kiện ở vị trí bị đơn »[3]. Về lý luận, trong các quan hệ về tài sản, do tính chất đối nhân của nghĩa vụ nên bên có nghĩa vụ không thể tự ý thay đổi chủ thể của quan hệ nghĩa vụ. Về nguyên tắc chủ thể có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi kiện hay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là nguyên đơn. Người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích của người khác, tuỳ trường hợp sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cần phải xét tới các trường hợp ngoại lệ, liên quan tới việc chuyển quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu và có thể đứng đơn kiện với tư cách là nguyên đơn dân sự để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng hạn định những trường hợp, theo đó chỉ những chủ thể nhất định mới có quyền yêu cầu người gây thiệt hại thực hiện nghĩa vụ bồi thường và chỉ có những chủ thể này mới có thể khởi kiện với tư cách là nguyên đơn. Cụ thể là đối với các yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần do xâm phạm đến tính mạng thì chỉ những người sau đây mới có thể khởi kiện : Người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (Điều 309, 609, 610 BLDS). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 610 BLDS thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn đề đặt ra là đối với các thiệt hại vật chất do tính mạng bị xâm phạm này thì ai sẽ là người có quyền khởi kiện. Có thể nhận thấy đối với khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng thì chính những người có quyền cấp dưỡng (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) có thể đứng đơn kiện. Nếu dùng phương pháp loại trừ thì ta cần phải xác định ai là chủ thể có quyền khởi kiện để đòi các khoản bồi thường là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng. Về nguyên tắc, thì người có quyền kiện với tư cách là nguyên đơn để đòi những khoản tiền này là người thực tế đã bỏ tiền ra để chi phí cho người bị thiệt hại đã chết. Tuy nhiên, xét về thực tế thì thông thường những người thân thích là người thừa kế theo pháp luật của nạn nhân chính là những người đã bỏ tiền ra để chi phí nhằm khắc phục thiệt hại, do vậy, những chủ thể này có thể khởi kiện với tư cách là nguyên đơn. Như vậy, theo suy luận logic trong trường hợp tính mạng bị xâm hại thì phạm vi những người có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất có thể rộng hơn phạm vi những người có quyền khởi kiện để yêu cầu bù đắp những tổn thất về tinh thần. Theo phân tích ở trên, người cho rằng mình có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm có quyền khởi kiện nhưng không có nghĩa là họ có quyền khởi kiện bất kỳ ai. Việc kiện của nguyên đơn, giả thiết của họ về ai là người xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải dựa trên cơ sở một quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, căn cứ vào các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật này để xác định người mà họ có quyền đi kiện. Thế nhưng theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì, « Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm » (khoản 3 Điều 56 BLTTDS 2004). Như vậy, nhà lập pháp dường như đã đồng nhất bị đơn với người bị kiện. Thiết nghĩ, sẽ hợp lý hơn khi quan niệm rằng bị đơn trong vụ án dân sự là người bị khởi kiện do giả thiết đã xâm phạm tới quyền lợi của nguyên đơn theo quy định của pháp luật. Tuy việc kiện của nguyên đơn chỉ là một suy đoán về việc người bị kiện có hành vi trái pháp luật hay trách nhiệm nhưng suy đoán đó không phải là một giả tưởng mà phải là một suy đoán có căn cứ dựa trên cơ sở pháp luật. Trong thực tiễn tố tụng dân sự Việt Nam, đôi khi do trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế nên người đi kiện đã xác định và khởi kiện không đúng người mà mình có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, người bị thiệt hại kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nhưng lại khởi kiện người không có trách nhiệm phải bồi thường. Trong những trường hợp đặc biệt này, với tư cách là cơ quan bảo vệ công lý và cầm cân nảy mực thì vai trò đôn đốc và hướng dẫn thủ tục tố tụng của Toà án là hết sức cần thiết. Khi nhận đơn khởi kiện thì bên cạnh việc kiểm tra các điều kiện thụ lý, Toà án có thể định hướng cho nguyên đơn xác định lại chủ thể mà họ có quyền khởi kiện. Đối với việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì người bị thiệt hại phải khởi kiện người có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và trong trường hợp này người bị khởi kiện là bị đơn. Đối với việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới thì bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ (Điều 298 BLDS). Trong trường hợp này, bị đơn trong vụ kiện là một trong số những người có nghĩa vụ liên đới bị nguyên đơn khởi kiện, những người có nghĩa vụ liên đới còn lại sẽ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường phải căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự đối với từng trường hợp cụ thể. Riêng đối với việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần căn cứ vào Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định người có trách nhiệm trong quan hệ bồi thường và tư cách bị đơn sẽ thuộc về người có trách nhiệm bồi thường bị khởi kiện[4]. Theo Điều 626 BLDS thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 200 BLDS thì rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Như vậy, xét về logic đối với thiệt hại do cây rừng đổ, gẫy gây ra thì Nhà nước phải bồi thường. Xét về thực tế, thì vấn đề đặt ra là người bị thiệt hại có thể khởi kiện ai: cơ quan quản lý (UBND tỉnh hay huyện) nơi có rừng hay chủ thể bị khởi kiện là Nhà nước. Tương tự như vậy, đối với thiệt hại do cây cối đổ, gẫy tại các khu vực công cộng nơi đô thị gây ra thì công ty công viên cây xanh có phải là chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không cũng là một vấn đề cần được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Điều 627 BLDS quy định chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác. Như vậy, đối với các công trình xây dựng như cột điện (thiệt hại do đường dây tải điện gây ra sẽ áp dụng Điều 623 BLDS), các hố ga, cống ngầm …hư hỏng dẫn tới tai nạn gây thiệt hại cho người tham gia giao thông thì về nguyên tắc người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu cơ quan điện lực, cơ quan quản lý các công trình giao thông công chính bồi thường thiệt hại. 1.2. Việc xác định Toà án có thẩm quyền để thực hiện việc khởi kiện - Về thẩm quyền sơ thẩm theo cấp Toà án: Thông thường, các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, đối với những việc nêu trên nếu có một bên đương sự đang ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì người bị thiệt hại phải yêu cầu Toà án cấp tỉnh thụ lý giải quyết (các điều 33, 34 BLTTDS). Trên thực tế, Toà án nhân dân tối cao dường như đã hướng dẫn vận dụng một cách linh hoạt các quy định của BLTTDS về thẩm quyền sơ thẩm của Toà án các cấp. Nghị quyết số 01 ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã có những hướng dẫn về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án. Theo đó, đối với vụ việc dân sự đã được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nhưng trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Đối với vụ việc dân sự đã được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì Toà án cấp tỉnh đã thụ lý có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. - Về thẩm quyền sơ thẩm theo lãnh thổ: Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản, đối với các việc kiện không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định theo nguyên tắc nơi hiện diện của bị đơn. Như vậy, về nguyên tắc đối với các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nếu các đương sự có thoả thuận với nhau bằng văn bản thì cũng có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức (Điều 35 BLTTDS). Bên cạnh đó, nhà lập pháp cũng đã quy định về quyền lựa chọn của nguyên đơn trong việc xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không cần sự đồng thuận của người bị kiện. Cụ thể như sau: Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 36 BLTTDS thì “ Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”. Có thể nhận xét rằng, nhà lập pháp đương đại dường như đã mở rộng hơn quyền lựa chọn của người bị thiệt hại trong việc xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Trước đây, quy định này chỉ được áp dụng riêng biệt cho các yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, còn đối với các trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra nhưng không phải là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì người bị thiệt hại chỉ có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của bị đơn giải quyết[5]. Theo luật thực định nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm liên đới, do tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người hoặc chủ sở hữu và người chiếm hữu cùng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại…thì Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết. Điểm h Khoản 1 Điều 36 BLTTDS quy định “Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết”. Như vậy, tuỳ theo trường hợp mà Toà án có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết việc kiện bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là Toà án nơi bị đơn, Toà án nơi nguyên đơn hoặc Toà án nơi xảy ra thiệt hại. Để xác định nơi cư trú của cá nhân là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ kiện, cần căn cứ vào các quy định của BLDS (từ Điều 52 tới Điều 57) và quy định của Luật cư trú 2006 (Điều 12 tới Điều 17). 1.3. Về điều kiện thực hiện quyền khởi kiện - Về thời hiệu khởi kiện: Trước đây, đối với các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng pháp luật không quy định về thời hiệu khởi kiện nên trong thực tế các việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra không bị giới hạn về thời gian khởi kiện. Thế nhưng, hiện nay theo Điều 607 BLDS thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có chỉ rõ hai mốc thời gian để xác định thời hạn hai năm nói trên. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 1/1/2005. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm là ngày nào: Ngày xảy ra sự kiện thiệt hại hay ngày mà quyền được bồi thường của người bị thiệt hại không được bên gây thiệt hại đáp ứng. Trước hết, chúng ta nhận thấy là bên cạnh nguyên tắc về thời hiệu theo Điều 607 BLDS thì các quy định mang tính ngoại lệ cho việc xác định thời hiệu khởi kiện như quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (Đ. 161 BLDS), bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (Đ. 162 BLDS) cũng cần phải được áp dụng. Thế nhưng, theo quy định tại Điều 612 BLDS về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm thì trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết” và nếu người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây: - Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân; - Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Như vậy, nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhưng trong thời hạn hai năm kể từ ngày xảy ra thiệt hại mà họ không khởi kiện thì họ có mất quyền khởi kiện hay không ? Nếu quan niệm người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện nữa thì dường như mâu thuẫn với quy định “người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết”. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng người bị thiệt hại chỉ được hưởng bồi thường cho đến khi chết nếu đã khởi kiện khi sự việc còn thời hiệu khởi kiện, ngược lại nếu không khởi kiện trong thời hạn đó thì sẽ không được hưởng bồi thường. Nếu giải thích theo hướng này thì quả thực rất bất lợi cho người bị thiệt hại. Thiết nghĩ, sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng khi hết thời hạn 2 năm kể từ ngày kết thúc việc điều trị người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện với các khoản chi phí để điều trị