Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tóm tắt Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong 60 năm qua, Trường không chỉ đào tạo cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ văn hóa, mà còn có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu văn hóa, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của Trường cần đẩy mạnh hơn nữa, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là một thước đo khẳng định thương hiệu của nhà trường. Nội dung bài viết đề cập đến 3 vấn đề cơ bản: Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo; thực trạng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên nhà trường; một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 1. Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học Danh ngôn có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi” nhằm khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong sự nghiệp giáo dục đào tạo. Đối với giáo dục đại học, vai trò của người thầy lại càng quan trọng bởi ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội mai sau. Người thầy ở đại học không chỉ làm tốt nhiệm vụ truyền đạt kiến thức như các cấp học khác, mà còn phải là một nhà khoa học, là chuyên gia về lĩnh vực mà mình giảng dạy. Nói cách khác, giảng viên đại học cần thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong đó, hoạt động NCKH có ý nghĩa quan trọng, giúp giảng viên luôn cập nhật, trau dồi, mở rộng kiến thức và kỹ năng để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Qua nghiên cứu, giảng viên mới có cơ hội cập nhật kiến thức, sáng tạo tri thức. Nói tóm lại, NCKH không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với nghề dạy học, mà hơn thế, thành tích NCKH của giảng viên sẽ là thước đo năng lực chuyên môn của họ, khẳng định chỗ đứng của họ trong trường đại học và trong giới khoa học; đồng thời là tấm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI CHỬ THỊ THU HÀ Tóm tắt Đại học Văn hóa Hà Nội là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong 60 năm qua, Trường không chỉ đào tạo cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ văn hóa, mà còn có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu văn hóa, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa. Trong bối cảnh phát triển, hội nhập hiện nay, công tác nghiên cứu khoa học của Trường cần đẩy mạnh hơn nữa, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là một thước đo khẳng định thương hiệu của nhà trường. Nội dung bài viết đề cập đến 3 vấn đề cơ bản: Sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng đào tạo; thực trạng nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên nhà trường; một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, nghiên cứu khoa học, giảng viên Abstract Hanoi University of Culture (HUC) is one of the largest universities under the Ministry of Culture, Sports and Tourism. In the past 60 years, the university has not only trained tens of thousands of cultural cadres for the country, but also contributed to cultural research activities, participated in making the State’s policy on culture. In the current context of development and integration, the scientific research of the University needs to be further promoted, because it has an important meaning in improving the quality of training and is a measure of affirming the brand name of the University. The article mentions 3 basic issues: The necessity of scientific research on improving the quality of training; the current status of scientific research of HUC’s lecturers; some solutions to improving the quality of scientific research of HUC’ lecturers. Keywords: Hanoi University of Culture, scientific research, lecturers 19Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN gương cho sinh viên noi theo về năng lực sáng tạo khoa học, tinh thần tự học, tự nghiên cứu và đào tạo suốt đời. Cũng như mọi trường đại học trên cả nước và quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội song song thực hiện hai chức năng cơ bản là đào tạo và NCKH. Với 60 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đến nay đã có 12 Khoa cơ bản, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về mọi lĩnh vực văn hóa như: Quản lý văn hóa nghệ thuật; Di sản văn hóa; Xuất bản, phát hành; Thông tin, Thư viện; Văn hóa dân tộc thiểu số; Du lịch; Văn hóa học; Viết văn, Báo chí; Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế; Gia đình và công tác xã hội; Kiến thức cơ bản; Luật. Bên cạnh đó còn có Viện Văn hóa là đơn vị chuyên sâu về NCKH (được định hướng là viện chiến lược trong NCKH của trường). Nhà trường luôn xác định sứ mệnh là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam. Và tầm nhìn mà Trường hướng đến là cơ sở đào tạo, NCKH đa ngành, đa cấp về khoa học xã hội nhân văn, được xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực châu Á. Rõ ràng, để thực hiện được sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược trên, đặc biệt trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về văn hóa, việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần được chú trọng hàng đầu, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển công tác NCKH của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong Trường. Bởi, NCKH giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và chất lượng đội ngũ giảng viên sẽ quyết định chất lượng đào tạo. Và hơn thế, trong xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của các trường đại học là ở thành tích NCKH của cán bộ, giảng viên. Mà thứ hạng sẽ quyết định đến thương hiệu, uy tín và thậm chí là sự sống còn của nhà trường. Như vậy, công tác NCKH không chỉ gắn với nâng cao năng lực chuyên môn của mỗi cán bộ giảng viên mà rộng hơn, nó quyết định đến chất lượng đào tạo, uy tín và sự phát triển của nhà trường trong tương lai. 2. Thực trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Nhận thức được tầm quan trọng của NCKH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, trong thời gian qua Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đẩy mạnh công tác NCKH. Hoạt động NCKH được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học có quy mô cấp Khoa, cấp Trường, cấp Bộ, cấp Quốc gia và Quốc tế; triển khai các đề tài NCKH cấp Trường, cấp Bộ; Trường có riêng một tạp chí nghiên cứu chuyên ngành là Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa đạt chuẩn ISSN - Đây là một diễn đàn uy tín để công bố các công trình nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật không chỉ cho cán bộ giảng viên trong Trường mà còn cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà trường còn chú trọng biên soạn giáo trình, sách tham khảo, tập bài giảng làm tài liệu học tập cho sinh viên Giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn ý thức rõ về hai nhiệm vụ cơ bản phải hoàn thành là giảng dạy và NCKH. Trong các hội nghị quan trọng hàng năm, Đảng ủy và Ban Giám hiệu luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác NCKH đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên và chất lượng đào tạo của nhà trường. Đồng thời, bộ phận phụ trách công tác NCKH của Trường luôn đôn đốc giảng viên các khoa chuyên ngành hoàn thành nhiệm vụ NCKH hàng năm, động viên họ mạnh dạn tham gia thực hiện đề tài NCKH các cấp. Hầu hết cán bộ, giảng viên nhà trường đều hoàn thành và vượt định mức giờ NCKH hàng năm. Một số giảng viên có trình độ chuyên môn cao còn tích cực tham gia hướng dẫn NCKH cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh cả trong và ngoài trường. Chất lượng các công trình NCKH do giảng viên 20 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện nhìn chung được đánh giá tốt, có giá trị thực tiễn. Ngoài ra, Nhà trường còn có một chiến lược dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đặc biệt giảng viên trẻ để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc giữa các thế hệ giảng viên trong Trường. Lãnh đạo nhà trường có chính sách đãi ngộ để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên học tập lên trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ; tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học Tính đến cuối tháng 12 năm 2018, toàn trường có 263 cán bộ viên chức, trong đó có 145 giảng viên. Về trình độ, có 57 tiến sĩ (trong đó có 13 phó giáo sư), 138 thạc sĩ, 50 cử nhân và 18 trình độ khác1. Như vậy, hơn 70% số lượng cán bộ, giảng viên nhà trường đã có trình độ trên đại học. Đây là một thế mạnh của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đội ngũ cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị được coi là trụ cột trong công tác NCKH và quyết định thành công chiến lược đổi mới chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng nhưng những thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học mà tập thể cán bộ giảng viên nhà trường đạt được trong 5 năm qua (2012 - 2017) vẫn còn khiêm tốn. Hơn 500 bài đăng trên các tạp chí ngành và chuyên ngành trong nước có chỉ số ISSN, hơn 700 bài tham luận công bố tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, xuất bản hơn 120 giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, 10 đề tài NCKH cấp Bộ, gần 90 đề tài NCKH và đề tài giáo trình cấp Trường2 là thành quả đáng ghi nhận nhưng vẫn là nhỏ bé so với nhiều trường đại học trên cả nước (Ví dụ: Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian từ 1996 đến 2006 đã có 10 đề tài khoa học cấp Nhà nước; hàng chục đề tài cấp bộ, cấp tỉnh, cấp thành phố. Bình quân mỗi năm học, toàn khoa có trên một chục đầu sách mới và trên 100 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế (7)). Cho đến nay, cán bộ giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chưa có công trình NCKH độc lập cấp Nhà nước, số lượng bài báo đăng tạp chí quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín ngoài Trường còn ít Có thể thấy, thành tích trong hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên nhà trường còn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng vốn có, chưa đủ tầm để khẳng định và làm nên thương hiệu của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong xu hướng quốc tế hóa giáo dục đại học hiện nay. Sự hạn chế này theo suy nghĩ chủ quan của người viết có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết, do nhận thức và ý thức của mỗi giảng viên. Mặc dù giảng viên nào cũng nắm rõ hai nhiệm vụ cơ bản phải hoàn thành là giảng dạy và NCKH, nhưng thực tế, hầu hết giảng viên vẫn coi nhiệm vụ giảng dạy là chính và NCKH là phụ. Dường như trong suy nghĩ của không ít giảng viên, công việc giảng dạy “không ngại” bằng NCKH và đem lại nguồn thu nhập tăng thêm dễ dàng hơn. Có những giảng viên thừa hàng trăm, thậm chí nghìn giờ đứng lớp nhưng lại thiếu giờ NCKH. Điều này là thực tế bởi NCKH đòi hỏi trình độ tư duy cao hơn giảng dạy vì cần tìm tòi cái mới và sáng tạo. Mà cái mới và sáng tạo trong tư duy của nhà khoa học chỉ được phát hiện bằng trải nghiệm thực tế và suy ngẫm. Chính vì vậy, đối với nhiều chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, muốn triển khai NCKH thì phải đi thực địa. Điều tra thực địa là công đoạn rất quan trọng cho một nghiên cứu nhưng lại vất vả cho người nghiên cứu bởi họ phải đến một nơi xa lạ, thậm chí thiếu thốn để thu thập tư liệu không có trong sách vở. Lấy ví dụ đối với giảng viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu 21Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN số, muốn triển khai NCKH về văn hóa các tộc người thì đòi hỏi giảng viên phải đi thực địa ở những vùng miền núi xa xôi. Sự thử thách về môi trường, khí hậu, điều kiện đi lại, ăn, ở, vệ sinh, ngôn ngữ, kiêng kỵ tộc người, sẽ tạo ra những “cú sốc văn hóa” mà không phải ai cũng dễ vượt qua. Vì vậy, tâm lý “ngại khó, ngại khổ” là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thực trạng nhiều giảng viên “ngại” NCKH. Thứ hai, khó khăn trong bố trí thời gian NCKH. Như đã phân tích, để có được một công trình NCKH (từ một bài tham luận hội thảo, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí cho đến một công trình NCKH cấp Trường, cấp Bộ) là một sự đầu tư lớn của giảng viên không chỉ về chất xám mà còn mất nhiều thời gian và công sức cho thực địa, xử lý tư liệu, viết bài Trong khi đó, định mức giảng dạy tối thiểu giảng viên phải hoàn thành là 270 giờ/năm. Bên cạnh đó, cơ chế tự chủ, sự tinh gọn bộ máy cán bộ, áp lực đảm bảo chương trình kế hoạch đào tạo và nhu cầu có thêm thu nhập đã đưa số giờ thực dạy của nhiều giảng viên cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba so với định mức. Như vậy, khi phần lớn thời gian và công sức được giảng viên dành cho giảng dạy thì tất yếu quỹ thời gian dành cho NCKH bị co hẹp. Bên cạnh đó, với đặc điểm chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay, giảng viên dạy 2 - 3 môn thường có giờ lên lớp rải đều cả hai kỳ học, cộng với nhiều công tác khác của khoa, trường như quản lý sinh viên, coi thi, chấm thi, nên họ khó chủ động về thời gian cho kế hoạch thực địa và NCKH. Vô hình trung, áp lực giảng dạy và định mức NCKH phải hoàn thành đã dẫn đến thực trạng nhiều giảng viên làm NCKH theo kiểu đối phó cho đủ định mức mà ít chú trọng đến chất lượng khoa học của sản phẩm. Thứ ba, một nguyên nhân khác, tế nhị nhưng thực tế là vấn đề kinh phí cấp cho hoạt động NCKH vẫn còn khiêm tốn. Trong vài năm gần đây, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có nhiều cố gắng nâng cao mức kinh phí cho hoạt động NCKH như: tăng kinh phí cho đề tài NCKH cấp Trường, đề tài giáo trình; Đặc biệt, những bài đăng tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI, SCOPUS, bài viết trong sách chuyên khảo xuất bản ở nước ngoài có chỉ số ISBN, bài đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế (ngoài nước),... được Nhà trường vinh danh, khuyến thưởng với số tiền lên đến 30 triệu đồng/1 bài và hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại cho các tác giả được mời trình bày báo cáo trong hội thảo; Nhà trường cũng khuyến khích các khoa chuyên ngành tổ chức hội thảo khoa học cấp Khoa để nâng cao chất lượng đào tạo... Dù đã có nhiều hình thức khích lệ như trên nhưng dường như chưa đủ để tạo ra động lực khuyến khích nhiều giảng viên NCKH. Cụ thể, nhuận bút cho một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa trung bình là 500.000 đồng trong khi giảng viên phải mất tối thiểu 5 đến 10 ngày mới có thể hoàn thành. Kinh phí thực hiện đề tài NCKH học cấp Trường là 30 triệu đồng, nếu trừ chi phí thực địa, in ấn, thù lao bồi dưỡng cho chuyên gia thẩm định thì số tiền mà tác giả đề tài nhận được không đáng là bao. Đề tài NCKH cấp Bộ có nguồn kinh phí lớn hơn, khoảng vài trăm triệu đồng nhưng không phải giảng viên nào cũng có khả năng thực hiện. Thứ tư, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là sự tự ti của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ về năng lực, phương pháp, kinh nghiệm trong NCKH. Mặc dù đa số giảng viên của Trường đều là thạc sĩ, nghiên cứu sinh, tiến sĩ, nhưng với không ít người, có lẽ luận văn, luận án là công trình khoa học lớn nhất, thậm chí là duy nhất mà họ đã thực hiện từ trước đến nay. Vì không nghiên cứu nhiều nên họ chưa đủ tự tin để mạnh dạn đăng ký đề tài khoa học độc lập. Cứ như vậy, không dám làm, ít làm thì càng ít kinh nghiệm; năng lực, kỹ năng không được trau dồi; càng để lâu càng ngại, càng trì trệ và tất yếu sẽ bị thụt lùi, lạc hậu về mặt chuyên môn. Thêm nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa 22 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 và hội nhập, sự hạn chế về năng lực ngoại ngữ của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang là một thách thức lớn cho nhà trường trong việc gia tăng số lượng các báo cáo tham gia hội thảo khoa học quốc tế, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí nước ngoài uy tín, đấu thầu các đề tài, dự án nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về vị trí, vai trò của NCKH đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Nếu như chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự sống còn của nhà trường thì nâng cao chất lượng NCKH của giảng viên là biện pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục đó. Rõ ràng, vấn đề đầu tiên phải xuất phát từ nhận thức của mỗi giảng viên. Quan trọng là phải biến nhận thức, ý tưởng thành hành động, thành kết quả cụ thể. Trước hết, mỗi giảng viên cần vượt qua chính mình, vượt qua sự tự ti, không ngại khó, ngại khổ để “dấn thân” trên con đường NCKH. “Miếng lương khô” là nội dung luận văn, luận án “ăn mãi” cũng hết. Bài giảng không được cập nhật, bổ sung kiến thức thường xuyên sẽ trở nên lỗi thời, nhàm chán với người học. Vì vậy, mỗi giảng viên hãy nỗ lực, cố gắng phấn đấu để ngày càng hoàn thiện hơn về năng lực chuyên môn bằng sự say mê NCKH và lòng tự trọng nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, nhận thức và ý thức tự giác của mỗi giảng viên thôi chưa đủ, mà cần có sự định hướng, chỉ đạo, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích từ Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường trong hoạt động NCKH. Nhiệm vụ NCKH cần được đặt vị trí quan trọng ngang bằng và song hành với nhiệm vụ đào tạo, phấn đấu để Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời trở thành trung tâm nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật uy tín của đất nước và khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, Nhà trường cần có chiến lược cụ thể về công tác NCKH; đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả NCKH của giảng viên vào trong phương hướng, kế hoạch cụ thể trong từng năm học của Trường; có những quy định cụ thể để vừa tạo cơ chế bắt buộc, đồng thời khích lệ cán bộ giảng viên đẩy mạnh hoạt động NCKH (ví dụ: khen thưởng những giảng viên đạt thành tích NCKH tốt; cho phép quy đổi tỷ lệ nhất định giờ NCKH sang giờ giảng để tính tiền vượt giờ cho giảng viên). Đối với những luận án tiến sĩ của cán bộ, giảng viên trong trường đã bảo vệ thành công, Nhà trường nên hỗ trợ để in thành sách tham khảo nhằm ghi nhận những đóng góp khoa học của họ và gia tăng thành tích NCKH của Trường. Để phát huy tối đa hiệu quả các công trình NCKH của giảng viên cho việc nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy, Nhà trường nên định hướng các đề tài nghiên cứu của giảng viên gắn với chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực giảng dạy của giảng viên. Các khoa chuyên ngành, cá nhân mỗi giảng viên cũng cần mạnh dạn đề xuất những ý tưởng nghiên cứu mà khoa và giảng viên quan tâm, nhưng thiết nghĩ nếu đề tài nghiên cứu được triển khai ở địa phương nào thì cần có sự tham góp, xác nhận của cơ quan chức năng địa phương đó về tính cấp thiết của đề tài và tăng tính ứng dụng của đề tài sau khi được nghiệm thu thành công. Quy định này có thể là khó cho cá nhân, đơn vị nghiên cứu nhưng nó tránh được sự lãng phí về công sức, tài chính, đem lại lợi ích thiết thực cho đối tượng và địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, những dạng đề tài đó cần được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu của địa phương thụ hưởng kết quả của đề tài. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trẻ của nhà trường là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng của đội ngũ kế cận. Vì vậy, ngoài việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất 23Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN cho giảng viên trẻ đi nghiên cứu thực tế, Nhà trường cần có cơ chế khuyến khích các giảng viên có học hàm, học vị cao của trường hướng dẫn, kèm cặp các giảng viên trẻ trong lĩnh vực NCKH. Ví dụ: cho họ tham gia cùng viết giáo trình, cùng làm thành viên đề tài NCKH cấp Bộ để họ được làm quen và học hỏi về phương pháp nghiên cứu. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để nâng cao năng lực NCKH của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ. Tăng cường vai trò hoạt động của Câu lạc bộ các nhà nghiên cứu trẻ; khuyến khích thành lập các nhóm nghiên cứu chuyên sâu do những nhà khoa họ
Tài liệu liên quan