Nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị trên cơ sở một số lí thuyết phổ biến về sự phát triển mặt xã hội

Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát một số lí thuyết phổ biến về sự phát triển các mặt xã hội ở trẻ em và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục nhằm hình thành và phát triển kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị. Các lí thuyết được nghiên cứu cung cấp những nền tảng hiểu biết về quá trình phát triển mặt xã hội ở trẻ nhỏ cũng như cho chúng ta cái nhìn rộng hơn về vấn đề nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mang tính lí luận về tầm quan trọng cũng như việc hình thành và phát triển những kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ em nói chung và cho TKT nói riêng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị trên cơ sở một số lí thuyết phổ biến về sự phát triển mặt xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0112 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 75-80 This paper is available online at NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC KĨ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ KHIẾM THỊ TRÊN CƠ SỞ MỘT SỐ LÍ THUYẾT PHỔ BIẾN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN MẶT XÃ HỘI Đỗ Thị Thanh Thủy Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát một số lí thuyết phổ biến về sự phát triển các mặt xã hội ở trẻ em và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục nhằm hình thành và phát triển kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị. Các lí thuyết được nghiên cứu cung cấp những nền tảng hiểu biết về quá trình phát triển mặt xã hội ở trẻ nhỏ cũng như cho chúng ta cái nhìn rộng hơn về vấn đề nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mang tính lí luận về tầm quan trọng cũng như việc hình thành và phát triển những kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ em nói chung và cho TKT nói riêng. Từ khóa: Lí thuyết phổ biến, phát triển mặt xă hội, giáo dục, kĩ năng tương tác xã hội, trẻ khiếm thị. 1. Mở đầu Kĩ năng (KN) tương tác xã hội (TTXH) là vấn đề đã được các nhà tâm lí học và giáo dục học chú ý nghiên cứu từ rất lâu vì những vai trò to lớn của nó trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Để giáo dục KN TTXH cho trẻ khiếm thị (TKT) một cách hiệu quả, điều quan trọng phải hiểu các lí thuyết làm nền tảng cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển mặt xã hội đặc thù của trẻ nhỏ nói chung và của TKT nói riêng. Mặc dù “không nên so sánh trình tự phát triển của TKT với trình tự phát triển đặc trưng của trẻ em” (Warren, 1994) [4;53], việc nhận biết trình tự, đặc điểm phát triển mặt xã hội ở trẻ nhỏ là rất có ích và quan trọng để thiết kế các biện pháp can thiệp giáo dục KN TTXH cho TKT. Trong nghiên cứu này sẽ trình bày khái quát một số lí thuyết phổ biến về sự phát triển mặt xã hội ở trẻ em và ứng dụng trong giáo dục KN TTXH cho trẻ em nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề nghiên cứu GD KN TTXH cho TKT. Ngày nhận bài: 13/5/2015 Ngày nhận đăng: 11/8/2015 Liên hệ: Đỗ Thị Thanh Thủy, e-mail: thanhthuyhung75@yahoo.com 75 Đỗ Thị Thanh Thủy 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kĩ năng tương tác xã hội - Kĩ năng tương tác xã hội: KN TTXH được coi là một trong số những khả năng xã hội của con người và góp phần giúp cho con người có sự điều chỉnh cuộc sống tích cực và sự chấp nhận xã hội, góp phần giúp trẻ khiếm thị có thể sống một cách độc lập [5]. Đó là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức và phương thức hành động tương tác (lời nói, ngôn ngữ cơ thể và thể hiện nét mặt) phù hợp với lứa tuổi và bối cảnh nhất định, giúp cá nhân hình thành, tăng cường các mối quan hệ tương tác với những người khác trong môi trường sống nhất định - đó là “quan hệ giữa các các nhân với tư cách đại diện cho nhóm xã hội, do xã hội quy định một cách khách quan về vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm” [1;40]. KN TTXH là một phần rất cần thiết đối với sự phát triển mặt xã hội của mỗi cá nhân - KN TTXH được coi là những KNXH nền tảng để hình thành và duy trì những kĩ năng bậc cao hơn như: Kĩ năng sống hàng ngày, kĩ năng giải trí, kĩ năng làm việc và kĩ năng học đường – đây là những kĩ năng đặc biệt quan trọng giúp cá nhân thích nghi những hoàn cảnh khác trong môi trường sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ở trẻ em, có KN TTXH tốt sẽ đưa đến sự phát triển mối quan hệ bạn bè tích cực, sự chấp nhận và tình bạn giữa các cá nhân [7]. Khi cá nhân trẻ có thiếu hụt KN TTXH thường khó đạt được sự chấp nhận từ phía bạn cùng lứa và khiến cho trẻ bị cô lập hơn (Gresham 1985) [8]. - Giáo dục kĩ năng là quá trình hình thành năng lực thể hiện những hành vi mong muốn của trẻ [2]. Do đó, giáo dục KN TTXH cho trẻ em cần hình thành cho trẻ những đặc điểm về hành động đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động TTXH với các cá nhân khác trong môi trường sống, để quá trình tương tác của trẻ với các cá nhân khác được diễn ra và đạt kết quả. 2.2. Một số lí thuyết phổ biến về sự phát triển mặt xã hội của trẻ nhỏ và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị - Thuyết Phân tâm (Psychoanalytic theory) và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị. Học thuyết phân tâm tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong sự phát triển những năm tháng đầu đời, trong đó có sự xã hội hóa của trẻ. Những tác giả chính của học thuyết phân tâm là: S. Freud (1905-1974; 1924-1974; 1930-1974), H. Sullivan (1953) & E. Erikson (1963, 1959-1980). Theo S. Freud [4;58], sự xã hội hóa được diễn ra khi đứa trẻ giải quyết một loạt những mâu thuẫn bên trong và dựa trên những nhu cầu sinh lí. Sự giải quyết những mâu thuẫn này là một quá trình diễn ra liên tục. Ông tin rằng sự phát triển của loài người dựa trên những bản năng cơ bản và các bản năng này chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc hay mô hình động lực được gọi là cái linh hồn/tinh thần. Những cấu trúc phụ thuộc tiềm ẩn (cái tôi, cái bản ngã và cái siêu bản ngã) đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp đứa trẻ trải qua một loạt các giai đoạn phát triển, giải quyết những mâu thuẫn bên trong và những xu hướng tình dục đối với người cha (hoặc người mẹ) khác giới tính với mình, và cuối cùng là sự đạt được khoái cảm của bản thân. Trong quan điểm của S. Freud, khi đứa trẻ thiết lập được cảm giác về cái tôi thông qua mối quan hệ cha mẹ - trẻ thì mối quan hệ với bạn đồng trang lứa đóng một vai trò rất nhỏ. Những hỗ trợ từ phía bạn bè đối với trẻ thì không được 76 Nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị trên cơ sở một số lí thuyết... chú ý cho tới cuối giai đoạn tuổi thơ và giai đoạn tuổi trưởng thành. Ứng dụng học thuyết của S. Freud trong giáo dục TKT cho thấy sự gắn bó giữa TKT sơ sinh và cha mẹ ở những năm tháng đầu đời là đặc biệt quan trọng. Bởi vì nhiều TKT nhỏ tuổi không phải lúc nào cũng khởi xướng những hành vi xã hội hoặc phản ứng lại với những dấu hiệu xã hội từ phía cha mẹ trẻ (ví dụ: mỉm cười, đụng chạm thể chất), việc gia đình học những chiến lược để tăng cường mối quan hệ tương tác tích cực với TKT là rất quan trọng và nó dựa trên nhu cầu thỏa mãn những bản năng cơ bản của cá nhân. H. Sullivan (1953) đã phát triển quan điểm của mình từ quan điểm của S. Freud bằng cách tập trung vào tầm quan trọng của mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa. Sullivan tin rằng: để phát triển một mối quan hệ bền vững với người khác, trước hết họ cần phát triển sự thấu cảm cho những vấn đề của người khác thông qua việc phát triển tình bạn thân thiết và sự thân mật. Sullivan gợi ý rằng khi mối quan hệ bạn bè bị ngăn cản, có “dấu hiệu của khuyết điểm nghiêm trọng trong xu hướng cá nhân” [4;58]. Ứng dụng quan điểm của H. Sullivan trong nghiên cứu giáo dục TKT cho thấy việc TKT được cung cấp những cơ hội đa dạng để tham gia các hoạt động, khám phá môi trường và chơi với những trẻ khác là rất quan trọng. Những cơ hội này sẽ khuyến khích TKT học cách tương tác với những người khác theo cách thức phù hợp với xã hội. Thông qua việc làm mẫu thường xuyên từ những thành viên gia đình và giáo viên, trẻ học các quy tắc xã hội có liên quan trong các tình huống xã hội. TKT thường không được trông đợi tương tác với những người khác hoặc không được khuyến khích để phát triển những kĩ năng biện hộ bản thân. Kết quả là nhiều TKT đã không có những trải nghiệm cần thiết để quan hệ tốt với người khác và không nhạy cảm với những nhu cầu của người khác, vì vậy những học sinh khiếm thị tự thấy bị cô lập khỏi bạn bè của mình. Các nghiên cứu đã đưa ra gợi ý về các hoạt động và sự phối hợp giữa các nhà giáo dục, gia đình và bạn bè của trẻ để thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động làm tăng cường những kĩ năng tương tác xã hội và khuyến khích việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với xã hội trong tiến trình phát triển của trẻ em nói chung và ở TKT nói riêng. - Thuyết nhận thức xã hội (Social Identification Theory) và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị Thuyết nhận thức xã hội tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của những trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ. Tác giả nghiên cứu chính: K. Ferrel, D. Warren, E. Durkheim. Trong mô hình phát triển đạo đức của E. Durkheim (1973), ông cho rằng những trải nghiệm đầu đời của trẻ với gia đình sẽ tạo tiền đề, cơ sở cho sự phát triển về mặt xã hội sau này của trẻ. Gia đình sẽ định hướng cho trẻ về sự phát triển những giá trị cũng như giúp trẻ cảm nhận, ý thức được về bản thân. Nhưng những trải nghiệm ở trường học với thầy cô giáo và bạn bè sẽ giúp trẻ có sự nhận biết đầy đủ về xã hội. E. Durkheim cũng tập trung phân tích những trở ngại của TKT khi lựa chọn nhóm bạn để gắn bó. Ông cho rằng những trẻ ít có cơ hội tương tác với những bạn khiếm thị thì trẻ sẽ có cái nhìn tiêu cực về người khiếm thị hơn so với những trẻ có nhiều kinh nghiệm, tiếp xúc với trẻ khiếm thị. Ngược lại, nếu trẻ chỉ tương tác với những bạn khiếm thị thì những hiểu biết của trẻ về những chuẩn mực xã hội cũng như những giá trị xã hội có thể rất khác so với những bạn sáng cùng lớp [4;64]. Những nghiên cứu của hai tác giả K. Ferrel (2000) và D. Warren (1994) nhận thấy rằng: Bởi vì TKT có khó khăn trong việc nhận biết môi trường xung quanh cũng như có hạn chế về những trải nghiệm nên trẻ có thể khó khăn trong việc tham gia với nhóm. Và cũng bởi vì TKT phụ 77 Đỗ Thị Thanh Thủy thuộc nhiều vào sự giúp đỡ (cung cấp thông tin, trợ giúp...) của những thành viên trong gia đình và những người lớn nên có thể trẻ nhận nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ những suy nghĩ và những giá trị của người lớn hơn là của bạn bè đồng trang lứa [4;64]. Từ sự phân tích những quan điểm của các tác giả nêu trên cho thấy việc cần thiết dạy những quy tắc xã hội cho cả học sinh khiếm thị và học sinh sáng, đặc biệt thông qua việc tạo cơ hội trải nghiệm, tương tác cho TKT với cả bạn sáng mắt và bạn khiếm thị. . . Những kinh nghiệm này sẽ giúp cho trẻ, đặc biệt là TKT học về những quy tắc xã hội và có nhiều hơn nữa những hiểu biết về thế giới của trẻ sáng mắt và cũng đồng thời cung cấp cho trẻ những cơ hội hiểu biết và cảm nhận rõ hơn về những người khiếm thị như mình. - Thuyết Học tập xã hội (Social Learning Theory) và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị Thuyết học tập xã hội bao chứa những nguyên tắc của thuyết học tập (kích thích, phản ứng, củng cố và khái quát hoá) của các tác giả (A. Bandura, 1977; A. Bandura & R.Walters, 1963) [4;66] & [6; 78]. Các tác giả của thuyết học tập xã hội cho rằng: những hành vi xã hội đạt được thông qua cả quá trình quan sát và luyện tập củng cố. Học tập thông qua quan sát có thể thực hiện qua quan sát một mẫu về cách phản hồi [6;78] và hành vi có thể được điều chỉnh và thay đổi thông qua thao tác với môi trường [4;66]. Có thể giúp trẻ học những cách phản ứng hoặc những hành động phù hợp bằng cách đưa ra những kích thích nhất đinh (ví dụ như lời nói hoặc những điệu bộ cử chỉ) để gợi ra những phản ứng/phản hồi tích cực, cụ thể, sau đó sử dụng những củng cố (ví dụ: thức ăn, khen ngợi, sự vui vẻ hài lòng . . . ) để giúp giúp trẻ học về những hành động này. Những nghiên cứu của A. Bandura (1977, 1979, 1986, 1989), A. Bandura và R. Walters (1963) và B.F. Skinner (1938, 1957, 1976) đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những hành vi xã hội của trẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những kích thích tích cực và tiêu cực và có thể có những thay đổi tích cực về hành vi thông qua làm mẫu và phản hồi [4; 66]. Mặc dù từ khi còn nhỏ, trẻ đã có những hình ảnh mẫu của người lớn xung quanh và cha mẹ nhưng sự tương tác và những hình ảnh mẫu của bạn cùng trang lứa có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lâu dài đối với quá trình xã hội hoá của trẻ. Nghiên cứu của Mischel (1966) cũng đã chứng minh rằng: Trẻ học những hành vi liên quan đến giới tính (ví dụ: chơi với búp bê, hoặc giả vờ có những hành động anh hùng) thông qua quan sát, bắt chước từ những làm mẫu của bạn cùng giới tính với mình [4;66]. Những khái niệm của thuyết học tập xã hội được sử dụng rộng rãi làm mô hình đào tạo, hình thành KN TTXH cho TKT. Khi TKT không thể quan sát hành vi của người khác do đó trẻ không dễ dàng bắt chước được những hành vi này, vì vậy TKT cần có những làm mẫu về cơ thể, phản hồi (kịp thời) bằng lời nói và những củng cố thực hành về những sự thể hiện. Một số chiến lược đào tạo có hiệu quả đã từng sử dụng những bạn đồng trang lứa như những người đào tạo và làm mẫu để tăng cường những kĩ năng xã hội của trẻ khuyết tật (Chin-Perez và cộng sự, 1986; Gaylord-Ross, Haring, Breen & Pitts-Conway, 1984; Strain, P.S., Cooke T.P, & Appoloni, T., 1976; Strain P.S., & Odom, S.L., 1986; Voeltz, L.M., 1982). Ứng dụng của học thuyết giúp các nhà giáo dục biết cách dạy cho trẻ các KN TTXH trong các tình huống xã hội cụ thể thông qua các bước: mô tả hành vi cần thực hiện, làm mẫu những hành vi, luyện tập thử, cung cấp các phản hồi (bằng lời nói và tư thế cơ thể) đối với việc thực hành của trẻ, trẻ thực hành các hành vi và sau cùng là sử dụng các hành vi đã được luyện tập trong các 78 Nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị trên cơ sở một số lí thuyết... tình huống thực tế. Khi sử dụng mô hình lí thuyết này để hình thành các KN TTXH cho học sinh khiếm thị cần đặc biệt lưu ý việc thường xuyên cung cấp những phản hồi và sự luyện tập ở những bối cảnh thực tế. - Thuyết Cấu trúc nhận thức (Cognitive Structure Theory) và ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ khiếm thị Trong thuyết cấu trúc nhận thức (J. Piaget, 1965) cho thấy những tương tác với bạn đồng trang lứa là cần thiết cho sự phát triển về xã hội và nhận thức [4;67]. Trong khi thực hiện những tương tác xã hội này, ví dụ như khi chơi, trẻ học về sự độc lập và hợp tác. Trẻ cũng đồng thời thiết lập nên các quy tắc về những hành vi xã hội mà những hành vi xã hội này giúp trẻ chuyển từ việc phụ thuộc (vào sự quản lí của người khác) sang sự tự quản. Kohlberg (1969) đã phát triển thứ bậc các giai đoạn phát triển, và sự tương tác với bạn đồng lứa làm cho sự chuyển đổi qua các giai đoạn phát triển này được dễ dàng. Trẻ học các quy ước xã hội thông qua những trải nghiệm (được tăng lên) thông qua các vai trò với người lớn, với những trẻ khác và thông qua sự phát triển nhận thức. Theo học thuyết này, chúng ta thấy TKT với các ảnh hưởng của hạn chế về thị giác, quá trình phát triển xã hội của TKT thông qua mối quan hệ qua lại giữa các em và bạn cùng lứa có thể bị cản trở bởi quá trình phát triển thể chất chậm cũng như sự phụ thuộc của trẻ vào những người mắt sáng để tìm hiểu về môi trường xung quanh và để có những kinh nghiệm xã hội tích cực. Từ những nghiên cứu cứu đã đề cập cho thấy việc cung cấp những cơ hội để có những trải nghiệm đa dạng là yếu tố vô cùng quan trọng trong giáo dục tương tác xã hội cho trẻ em nói chung và đặc biệt là trong giáo dục TKT nói riêng. Đặc biệt quá trình giáo dục này rất cần tới sự hỗ trợ tích cực từ cha mẹ, những nhà giáo dục và đặc biệt là bạn bè cùng trang lứa. 3. Kết luận Các học thuyết về sự phát triển kĩ năng xã hội cũng như kết quả của các nghiên cứu ứng dụng theo các cách tiếp cận này đều đưa ra những gợi ý rất đáng kể cho nghiên cứu về vai trò và tầm quan trọng của việc hình thành các kĩ năng xã hội; Khẳng định nhu cầu cần được giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ, đặc biệt đối với TKT là rất lớn; Các biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng xã hội ở mỗi giai đoạn lứa tuổi của trẻ em, đặc biệt nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các nhà giáo dục và gia đình để thúc đẩy các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ có được nhiều trải nghiệm đa dạng, tham gia các hoạt động tương tác với bạn đồng trang lứa, khuyến khích trẻ học được các kĩ năng tương tác theo cách thức phù hợp với xã hội. Từ đó, trẻ có thể học những hành vi, những quy tắc ứng xử xã hội cũng như những cảm nhận về bản thân thông qua tương tác với bạn cùng trang lứa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Huệ (chủ biên), 2003. Tâm lí học xã hội. Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội. [2] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001. Từ điển Giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa. Hà Nội. [3] Burstein, N, S. Wilcoxen, A., Cabello, B., & Spagna, M., 2004., Moving toward inclusive practices. Remedial and Special Education. 25, pp.104-116. [4] Sharon Zell Sacks and Karen E.Wolffe, 2005. Teaching social skills to students with visual impairments – From theory to Practice. AFB Press 79 Đỗ Thị Thanh Thủy [5] Robin Loumiet and Nancy Levack, 1991. Independent Living, Volume 1: Social Competence. Texas school for the blind and visual impaired. [6] Frank M. Gresham, Stephen N. Elliott, 1990. Social skills rating system manual. Pearson. [7] T. Bovey & P. Strain. "Promoting positive peer social interactions". Center on the Social & Emotional Foundation for Early learing. ABSTRACT A theorical perspective on social development as a foundation for educational research on social interaction skills among children with visual impairments This article outlines theorical perspectives on social development and the practical application of the theories to the formation and development of social competence among children with visual impairments. The frame work presented provides a foundation for understanding children’s social development and it provides a broader view of educational research on social interaction skills among children who are visually impaired. The findings clarify what the theoretical issues are and how, why or when social interaction skills are formed and developed among children in general and particularly children with a visual impairment. Keywords: Theorical perspectives, Social development, Education, Social interaction skills, Children with a visual impairment. 80
Tài liệu liên quan