Phân tích đầu tư gián tiếp nước ngoài vào sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tư gián tiếp là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia mà người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Quyền điều hành các hoạt động sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư.

ppt36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích đầu tư gián tiếp nước ngoài vào sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Phân tích đầu tư gián tiếp nước ngoài vào sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP Đầu tư gián tiếp là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia mà người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Quyền điều hành các hoạt động sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua trái phiếu chính phủ nước ngoài, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước đó, đầu tư thông qua các quỹ đầu tư. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP Trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn thuộc hai loại chủ thể khác nhau: Quyền sở hữu vốn thuộc chủ đầu tư. Quyền sử dụng vốn thuộc bên tiếp nhận đầu tư. Bên sở hữu vốn không trực tiếp tham gia việc điều hành hoạt động sử dụng vốn nên nhận được một lợi ích dưới dạng lợi tức cổ phiếu , hoặc lãi xuất cho vay . ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP Số vốn mua cổ phần cổ phiếu đối với mỗi chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế một tỷ lệ nhất định Bên nhận đầu tư được quyền chủ động trong quá trình sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích thường đã cam kết trước Hiệu quả đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vao trình độ quản lý , tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: Kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động. Mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Có tác động mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. FII có thể góp vốn cho doanh nghiệp trong nước giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực trạng chung của các hoạt động đầu tư gián tiếp ở Việt Nam hiện nay Nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho/quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%). Cuối năm 2001(thời điểm Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực), đến giữa 2006, đã có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD. Trong đó có các quỹ tên tuổi như: Mekong Enterpirse Fund (19 triệu USD), Vietnam Opportunity Fund (171 triệu USD), Indochina Land Holding (100 triệu USD), ... Dòng vốn FII dần dần gia tăng từ Quí 3/2006 đến Quí 1 / 2008 thời điểm vào nhiều diễn ra trong năm 2007. Trong thời kỳ này lượng vốn FII đổ vào thị trường trái phiếu chiếm ưu thế (chiếm khoảng 60 - 70% ). Lượng vốn FII đổ vào nhiều trong năm 2007 đã dẫn tới tình trạng Quí 3, Quí 4/2007 và Quí 1/2008 thừa đô la tại hệ thống ngân hàng thương mại và dẫn tới thiếu tiền đồng, gây áp lực làm VND lên giá. nguồn vốn FII vào Việt Nam được phản ánh trên cán cân thanh toán có xu hướng ngày càng gia tăng Lạm phát bùng nổ trong năm 2008, TTCKVN cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì nhiều lý do khác nhau, các nhà đầu tư nước ngoài đua nhau tìm cách rút vốn về nước từ hầu hết các TTCK thế giới Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế (giảm dòng vốn đầu tư gián tiếp, tác động tiêu cực đến mọi luồng vốn vào các nước đang phát triển). Tuy nhiên, theo chỉ số chứng khoán thế giới, chỉ số chứng khoán Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong nhóm những chỉ số tăng mạnh nhất thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009. Tình hình FII cụ thể qua các năm từ cuối 2006 đến đầu 2010 NĂM 2006: Đàm phán thành công về việc chính thức gia nhập WTO, Tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị APEC, VN  tạo nên sức hút đối với những nhà ĐTNN Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức. NĂM 2007: Trong 6 tháng đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) phát triển cả về số lượng chứng khoán, số lượng nhà đầu tư và các tổ chức dịch vụ chứng khoán. Nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán VN tăng mạnh từ dưới 0,5 tỉ USD (12-2005) lên 13,8 tỉ USD (22,7% GDP) vào cuối năm ngoái và hiện nay đạt mức 24,4 tỉ USD. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính các nhà ĐTNN đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD vào thị trường chứng khoán ở VN(đây là số liệu đưa ra trong bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ). Nguồn vốn FII chảy vào lên tới 6,3 tỷ USD. Có khoản 7000 tài khoản của nhà ĐTNN, tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị trường là 3 tỷ USD. NĂM 2008 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng nhanh chóng đến chứng khoán Việt Nam. Bắt đầu vào tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng. Nhà đầu tư nội hoảng sợ và xả hàng theo  kéo Vn-Index lùi gần 70% giá trị. Mua ít, bán nhiều gía trị giao dịch mua khối ngoại tính đến tháng 12 chỉ đạt 41.076 tỷ đồng, sụt 38,5% so với 2007. Năm 2007,chênh lệch giá trị mua bán ước khoảng 35,4%  năm 2008, khoảng cách này còn 19,4%. Diễn ra ngay cả công cụ đầu tư ít rủi ro nhất là trái phiếu khi mức xả lên đến hàng triệu một phiên, + Ở VN, NĐTNN chủ yếu rút vốn ra từ thị trường trái phiếu chính phủ . + Để rút được vốn thì NĐTNN đã phải trả giá, chấp nhận thua lỗ trong đầu tư trái phiếu đến 20- 30% và đây lại là cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng trong nước. + Dòng vốn rút ra cũng góp phần tạo căng thẳng cho tình trạng thiếu ngoại tệ, nhưng không nhiều. + Vốn FII có thể vào nhanh với qui mô lớn, nhưng ra nhanh với quy mô lớn là không dễ dàng, vì muốn rút vốn thì phải tìm cách chuyển nhượng, muốn chuyển nhượng dễ thì phải bán rẻ chứng khoán đã đầu tư. Cả năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, TTCKVN lại bị xem là thị trường tồi tệ nhất thế giới. Dòng vốn nước ngoài lại ồ ạt chảy ra khoảng 558 triệu USD. Cả năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, TTCKVN lại bị xem là thị trường tồi tệ nhất thế giới. Dòng vốn nước ngoài lại ồ ạt chảy ra khoảng 558 triệu USD. NĂM 2009 Luồng vốn FII sụt giảm mạnh và giá trị danh mục chỉ còn 3,7 tỉ USD, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán cũng giảm 70-80% so với năm trước. từ quý II/2009, dòng vốn này đã quay trở lại và trong nửa đầu năm 2009 vốn vào là 628 triệu USD. Đặc biệt trong tháng 10, vốn vào cao gấp 3 lần các tháng trước. Hiện giá trị danh mục đầu tư gián tiếp của NĐTNN đã là 7,6 tỉ USD. Năm 2009 được xem là năm khó khăn thu hút dòng vốn ngoại nhưng tính đến cuối năm 2009 các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD trên thị trường niêm yết tương đương 15% quy mô thị trường NGUYÊN NHÂN: Việc Chính phủ sẽ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các Cty đại chúng lên 49%, bỏ thuế chuyển lợi nhuận về nước và cho phép các DN liên doanh, Cty 100% vốn nước ngoài được chuyển đổi thành Cty cổ phần sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK. Dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục đổ vào VN nhiều hơn bởi: Tình hình kinh tế thế giới 2010 được kỳ vọng sẽ tốt hơn và tình hình kinh tế VN cũng hứa hẹn sẽ có nhiều cải thiện hơn. Nguồn cung hàng hóa trên TTCK sẽ gia tăng trong năm 2010 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ NHÀ ĐẦU TƯ TIÊU BIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC: Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC Tăng mức độ nhạy cảm và khả năng bất ổn về kinh tế liên quan đến các nhân tố nước ngoài. Gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP VÀO VIỆT NAM: Quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FII đối với các mục tiêu phát triển kinh tế. Đặc biệt, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành để tạo môi trường thông thoáng và khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam Coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt. Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Đồng thời, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính minh bạch của thị trường chứng khoán. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thực thi chính sách mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài. CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC BẠN ! Lê Tuyết An Nguyễn Minh Đức (084) Trần Thị Quế An Trương Thị Thu Diễm Nguyễn Bá Cường .
Tài liệu liên quan