Quản trị chiến lược của siêu thị điện máy Nguyễn Kim

Được thành lập từ năm 1992 từ một Cửa hàng Kinh doanh Điện-Điện tử-Điện lạnh, phát triển thành Trung tâm điện máy đầu tiên của Việt Nam vào năm 1996 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim (có tên viết tắt là trung tâm mua sắm Nguyễn Kim) vào năm 2001 và có trụ sở chính tại 63-65-67 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh. Trong suốt các năm qua, Nguyễn Kim luôn giữ vững vị trí thương hiệu bán lẻ hàng điện máy số một cách biệt tại Việt Nam được người tiêu dùng lựa chọn và tín nhiệm. Không chỉ khẳng định được vị trí dẫn đầu ở trong nước mà Nguyễn Kim còn vươn ra tầm khu vực khi là nhà bán lẻ hàng điện tử điện máy duy nhất của Việt Nam 3 năm liên tục (2007-2008-2009) được xếp hạng vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương do Hiệp hội bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương xếp hạng và trao tặng.

doc16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị chiến lược của siêu thị điện máy Nguyễn Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Được thành lập từ năm 1992 từ một Cửa hàng Kinh doanh Điện-Điện tử-Điện lạnh, phát triển thành Trung tâm điện máy đầu tiên của Việt Nam vào năm 1996 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim (có tên viết tắt là trung tâm mua sắm Nguyễn Kim) vào năm 2001 và có trụ sở chính tại 63-65-67 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh. Trong suốt các năm qua, Nguyễn Kim luôn giữ vững vị trí thương hiệu bán lẻ hàng điện máy số một cách biệt tại Việt Nam được người tiêu dùng lựa chọn và tín nhiệm. Không chỉ khẳng định được vị trí dẫn đầu ở trong nước mà Nguyễn Kim còn vươn ra tầm khu vực khi là nhà bán lẻ hàng điện tử điện máy duy nhất của Việt Nam 3 năm liên tục (2007-2008-2009) được xếp hạng vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương do Hiệp hội bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương xếp hạng và trao tặng. SBU của siêu thị Nguyễn Kim: SBU 1 : Trung Tâm Mua Sắm Sài Gòn Nguyễn Kim Quận 1 (có địa điểm kinh doanh tại 63 - 65 - 67 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM) SBU 2: Trung Tâm Mua Sắm Sài Gòn Nguyễn Kim Tân Bình (có địa điểm kinh doanh tại Số 79B Lý Thường Kiệt,Quận Tân Bình, TP.HCM ) SBU 3: Trung Tâm Mua Sắm Sài Gòn Nguyễn Kim Tràng Thi (có địa điểm kinh doanh tại 10B – Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội) SBU4:Trung tâm Mua sắm Nguyễn Kim và trung tâm thương mại phức hợp Đà Nẵng. Hệ thống các đơn vị kinh doanh chiến lược SBU như vậy trong tương lai công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim sẽ xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi siêu thị điện máy hiện đại nhất, rộng khắp và đứng đầu Việt Nam.Hình ảnh trong tương lai Nguyễn Kim hướng tới là trở thành tập đoàn vững mạnh niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và nước ngoài. Sứ mạng kinh doanh : Khách hàng: tập khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu mua sắm hàng điện tử, điện lạnh, các thiết bị điện tử viễn thông… Các khách hàng đó có thể là các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp… Sản phẩm / Dịch vụ: là các sản phẩm về đồ điện tử, điện lạnh, gia dụng, giải trí, thiết bị tin học, điện thoại di động. Thị trường: Siêu thị Nguyễn Kim có 3 chi nhánh: chi nhánh chính ở 63 - 65 - 67 Trần Hưng Đạo, Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh 2 ở 10B – Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội và một chi nhánh ở Đà Nẵng. Vì vậy, thị trường của Nguyễn Kim là thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng- khách hàng có thu nhập cao tại các thành phố lớn. Công nghệ: siêu thị coi sự phát triển của công nghệ là mối quan tâm hàng đầu vì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng những sản phẩm hiện đại nhất với những tính năng hiệu quả nhất. Sự quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: tạo ra những giá trị kinh tế cho xã hội là một trong những mục tiêu của Siêu thị. Các mục tiêu kinh tế như tạo việc làm cho người lao động, các hoạt động từ thiện, tài trợ… Triết lý kinh doanh xuyên suốt “Tất cả cho khách hàng, khách hàng cho tất cả” Tự đánh giá về mình: Nguyễn Kim được các hiệp hội ngành nghề và người tiêu dùng đánh giá, bình chọn và chứng nhận là nhà bán lẻ số 01 Việt Nam trên lĩnh vực kinh doanh hàng điện máy với hàng loạt những giải thưởng giá trị. Top 500 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu châu Á Thái Bình Dương liên tục trong 03 năm 2007, 2008, 2009. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008-2009. Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2009. Trung tâm điện máy số 01 Việt Nam 02 năm 2008, 2009 (Kết quả khảo sát của AC Neilson). Top 10 Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất Việt Nam năm 2009. Cúp đồng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2007-2008. Top 50 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2008. Nhà lãnh đạo xuất sắc 2008 (Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam). Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2008 (Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam). Cùng các bằng khen, chứng nhận hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Mối quan tâm tới cộng đồng: góp phần vào sức mạnh kinh tế của xã hội, đóng góp những giá trị nhất định với xã hội cộng đồng Mối quan tâm đối với nhân viên: tuyển mộ, phát triển, kích thích, thưởng và duy trì những nhân viên có khả năng đặc biệt, cung cấp cho họ những điều kiện làm việc thuận lợi, sự lãnh đạo tốt, trả lương dựa vào thành tích trong công việc, các chính sách phúc lợi, cơ hội thăng tiến và mức độ dảm bảo công ăn việc làm cao. I:Phân tích môi trường bên ngoài: 1.Các ngành kinh doanh của doanh nghiệp: Sáu ngành hàng chủ lực bao gồm: Điện tử, Điện lạnh, Kỹ thuật số, Giải trí, Viễn thông, Gia dụng. Ngành bán lẻ ở Việt Nam trong những năm trở lại đây có tốc độ tăng trưởng cao như: Tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 26.1% Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 22,9% Tốc độ tăng trưởng năm 2008 là 31% 2.Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành: Ngành bán lẻ trong nước có tốc độ phát triển nhanh nhưng lại rất thất thường. Tốc độ tăng của ngành bán lẻ trong những năm đầu của thập kỷ 90 là rất cao, sau đó lại liên tục giảm mạnh, đạt mức thấp nhất là 8,26% vào năm 1999. Từ năm 1999 lại tăng liên tục đạt mức tăng cao nhất vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 31%. Thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng chính vì vậy mà việc khai thác ở thị trường bán lẻ vẫn thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thì trường này. → Chu kỳ phát triển của ngành vẫn trong giai đoạn tăng trưởng. 3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô: * Môi trường kinh tế: Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định . Được thể hiện từ năm 2000 tăng trưởng kinh tế đã phục hồi trở lại, liên tục đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Tình hình kinh tế xã hội trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Các nguồn vốn FDI và ODA liên tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Năm 2009, nhu cầu bên ngoài cao và giá xuất khẩu tăng lên sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu làm cho cán cân thương mại thặng dư. Chính vì vậy mà thị trường nội địa cần hỗ trợ các daonh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh với các nước nhằm chống nhập siêu, cân đối cán cân thương mại. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân tăng, nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu của người tiêu dùng về nâng cao chất lượng dịch vụ cũng tăng theo đó là động lực cho thị trường bán lẻ và nhất là ngành điện máy phát triển để dần nâng cao uy tín chất lượng trong lòng các khách hàng. →các doanh nghiệp bán lẻ như Nguyễn Kim ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của mình trong lòng người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Môi trường chính trị pháp luật Việt Nam được thế giới đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định tương đối cao với bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn. Pháp luật nước ta hiện nay cũng rất chú trọng đến nền kinh tế quốc doanh khi mà đất nước ta đang vươn mình mạnh mẽ. Sự thay đổi đó thể hiện trong các bộ luật như Luật Đầu tư, Luật Thương Mại. Quốc hội đã ban hành các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giảm thuế…cũng như tạo cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như chính sách thuế giảm thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống 25%. →Do chính sách thuế thông thoáng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước ta đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài cũng như sự có mặt của các hãng phân phối, kinh doanh bán lẻ lớn..tác động làm cho thị trường bán lẻ tăng nhanh về cả cung cầu. * Môi trường tự nhiên: Việt Nam có vị trí địa lý gần với một số thị trường quan trọng như Ấn Độ và Trung Quốc và các thị trường trung bình khác như Lào và Campuchia. Chính vị trí lý tưởng này hiện nay đã giúp cho Việt Nam thu hút được rất nhiều nhà phân phối và bán lẻ trên thế giới tìm đến mở rộng và phát triển thị trường. Ngành hàng bán lẻ là một trong những ngành hàng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế là rất lớn chính vì vậy mà nó có một vai trò cực kỳ quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường. * Môi trường xã hội, dân cư: Năm 2009, cả nước có 676,5 nghìn lượt hộ với 2,973 triệu lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm so với năm 2008 tương ứng là 29,4% và 26,2.GDP bình quân đầu người năm 2008 tăng tới trên 1.000 USDtriệu.Thu nhập bình quân tính theo đầu người 1.000USD/năm. Điều này chứng tỏ là mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Do đó người dân có thể chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu của mình. Tổng số dân của nước ta năm 2009 là 85.789.573 người, là nước đông dân thứ ba ở Ðông - Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới.Luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào các thành phố lớn là rất cao trong đó có Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng về thị trường bán lẻ. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường bán lẻ hàng điện tử tăng 26,1 % năm 2006 , chi tiêu của người dân đối với các sản phẩm điện tử cũng tăng hơn qua các năm. Đây là một thuận lợi đối với ngành bán lẻ điện máy trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng chất lượng dịch vụ , và sự an tâm của khách hàng sau khi mua hàng, thu hút một lượng lớn khách đến tham quan , mua sắm trong thời gian tới. Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp ngoại. Trong thời gian tới nhiều nhà đầu tư sẽ xâm nhập thị trường, vì Việt Nam đang được coi là một thị trường bán lẻ hấp dẫn, tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là thách thức đặt ra đối với ngành bán lẻ nước ta. * Môi trường công nghệ Một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh nghiệp đã lập website riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các hoạt động e-marketing. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh. Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ đối với ngành kim khí điện máy chỉ có ảnh hưởng ở những nhà cung cấp hàng hóa , đối với các trung tâm điện máy thì ảnh hưởng không nhiều . Cụ thể, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới , làm cho một số sản phẩm cũ trở nên lỗi thời. Ngoài các siêu thị đã quen thuộc với người dân Việt thì các loại hình bán lẻ hiện đại khác như các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, các cửa hàng chuyên doanh, các hình thức bán lẻ của thương mại điện tử như mua bán hàng trên mạng.. Khoa học công nghệ phát triển cho phép doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới:thị trường bán lẻ trực tuyến, hiện đại hơn quy trình quản trị logistics, quy trình thanh toán và quản trị chuyên nghiệp hơn.Từ đó giảm thời gian giảm sức người,giảm chi phí,nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành. 4. Phân tích và đánh giá môi trường ngành. * Đe dọa gia nhập mới : Trong thời gian qua, bất chấp khó khăn chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành công nghiệp bán lẻ của ta, loại trừ các yếu tố tăng giá, vẫn có mức tăng trưởng rất khá, tăng 16%. Hơn nữaViệt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp ngoại. Chính vì vậy mà thị trường Việt Nam là một thị trường bán lẻ hấp dẫn trong tương lai xa sẽ có nhiều doanh nghiệp gia nhập mới.Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự “đổ bộ” của những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-Mart, Carefour... vào Việt Nam nhưng sẽ không thể nói trước được gì nhiều trong tương lai.Như vậy trong thời gian ngắn nguy cơ đe dọa ra nhập mới của ngành không cao. * Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : Với ngành hàng bán lẻ doanh nghiệp có thể nhập rất nhiều các sản phẩm đủ các loại mẫu mã, kiểu dáng, đến các hãng nổi tiếng về để bán phù hợp với yêu cầu và sở thích của khách hàng nên sư đe dọa ra nhập mới của ngành là không cao. * Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng: Do Việt Nam có thị trường bán lẻ tiềm ẩn cộng với chính sách mà pháp luật đang thi hành thì số lượng nhà cung ứng là lớn tạo ra được áp lực cạnh tranh mạnh. Chính vì lý do đó mà nhà cung ứng không thể ép giá đối với các doanh nghiệp như trong trường hợp độc quyền. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng bị giảm xuống. Doanh nghiệp có quyền được lựa chọn nhà cung ứng cho mình và có thể chuyển đổi nhà cung cấp nếu nhà cung cấp đòi tăng giá hoặc là do nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu về kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm cho khách hàng với chi phí hợp lí. * Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng : Người mua không có quyền thương lượng giảm giá vì giá đã được niêm yết sẵn trên sản phẩm nhưng họ được quyền yêu cầu về chất lượng sản phẩm như bán hàng chính hãng, chỉ phục vụ những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới như Sony, Toshiba, LG, Sanyo, JVC, Panasonic, Samsung, Philips…. với chế độ bảo hành chu đáo. Trên thị trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ điện máy trên thị trường.Vì thế người tiêu dùng có thể dễ dàng thay đổi, lựa chọn mua hàng của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác tùy vào sự lựa chọn của họ. *Cạnh tranh giữa các DN hiện tại: Việt Nam đang trở thành thị trường phân phối, bán lẻ tiềm năng mà rất nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới muốn chiếm lĩnh. Doanh nghiệp phân phối trong nước sẽ chống đỡ như thế nào trước các tập đoàn nước ngoài khi mở cửa cho phép các công ty có 100% vốn nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này? Đây là 1 cuộc chiến căng thẳng và quyết liệt của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bán lẻ. Các doanh nghiệp giành giật nhau từng thị phần một. Sau tròn 1 năm góp mặt tại thị trường điện máy Việt Nam, Topcare đã sớm trở thành một thương hiệu lớn khi đang sở hữu 2 địa điểm bán hàng có diện tích trưng bày lên tới hơn 10.000 m2 tại những vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội gồm 335 Cầu Giấy – 87 Láng Hạ. Bằng vị thế và mối quan hệ thân thiết với các thương hiệu điện máy lớn trên thế giới như Sony, Panasonic, Sharp, Nokia, LG, Daewoo, Samsung, JVC… nên Topcare luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng hàng ngàn sản phẩm Điện tử, Điện lạnh, KTS, Viễn thông, Thiết bị Tin học, đồ Gia Dụng có số lượng phong phú, đa dạng về chủng loại, đảm bảo chất lượng và giá cả vô cùng hấp dẫn. Khai trương ngày 01/07/2007,  Pico (tiền thân là Pico Plaza) là một trong những siêu thị điện máy có quy mô hàng đầu Việt Nam hiện nay. Pico là nhà bán lẻ chuyên nghiệp các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Viễn thông - IT - Kỹ thuật số - Gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Acer… Sony, LG, Panasonic, Samsung, Sanyo, JVC, Toshiba,  Elextrolux,… Nguyễn Kim là một hệ thống bán lẻ các sản phẩm điện máy, gia dụng với một mô hình bán lẻ hiện đại và tiên phong đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Sáu ngành hàng chủ lực được kinh doanh tại đây, bao gồm: Điện tử, Điện lạnh, Kỹ thuật số, Giải trí, Viễn thông, Gia dụng. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh nay với tên gọi mới công ty cổ phần thế giới số Trần Anh kinh doanh Máy tính – linh kiện, Thiết bị giải trí số, Thiết bị văn phòng và Điện thoại di động, Điện tử, Điện lạnh, thiết bị gia dụng. Tất cả các doanh nghiệp trên đều đang hoạt động trong kinh doanh ngành điện máy. Đây là những đối thủ ngang tài nganh sức như nhau. Để tạo ra được sự khác biệt thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược cụ thể nào và phải đi trước đón đầu thì mới tạo ra được sự khác biệt để cạnh tranh. Mô hình EFAS Công ty CPTM Nguyễn KIM Các nhân tố chiến lược Độ quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Chú giải Các cơ hội Việt Nam ra nhập WTO Cộng đồng kinh tế ASEAN Sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tích hợp công nghệ mới Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, châu Á Hệ thống phân phối chuyên nghiệp 0,2 0,05 0,1 0,1 0,05 3 2 4 4 3 0,6 0,1 0,4 0,4 0,15 Các đe dọa * Tăng cường các quy định pháp lý của chính phủ. * Cường độ cạnh tranh mạnh trong ngành * Các công ty bán lẻ trong nước và quốc tế * Công nghệ phụ trợ ở Việt Nam chưa phát triển * Cạnh tranh với các chi nhánh 0,1 0,1 0,15 0,1 0,05 3 4 3 2 3 0,3 0,4 0,45 0,2 0,15 Tổng 1,0 3,15 Với các điều kiện môi trương bên ngoài như hiện nay tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ,thị trương nước ta giàu tiềm năng,kinh tế ngày càng phát triển nhưng cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp bản lẻ phải nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng hạ giá thành sản phẩm. II:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 1.Sản phẩm chủ yếu: Sáu ngành hàng chủ lực được kinh doanh tại Nguyễn Kim, bao gồm: Điện tử, Điện lạnh, Kỹ thuật số, Giải trí, Viễn thông, Gia dụng, với hơn 50.000 sản phẩm chính hãng của các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Sony, LG, Panasonic, Samsung, Sanyo, JVC, Toshiba,  Elextrolux,… Thị trường của doanh nghiệp:3 thị trường bán lẻ điện tử,điện lạnh lớn là Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh, và Hà Nội và thị trường bán lẻ trực tuyến. 2. Đánh giá các nguồn lực,năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp: a)Hoạt động cơ bản: Hậu cần nhập: Nhà cung cấp:Với định hướng chỉ kinh doanh hàng chính hãng,Nguyễn Kim chỉ phục vụ những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới như SONY, TOSHIBA, LG, SANYO, JVC,PANASONIC,SAMSUNG, PHILLIPS… Vận chuyển hàng hóa:Tất cả hàng hóa sẽ được bảo quản ,phân loại,tập hợp lưu giữ cho đến khi đưa lên giá thông qua các bộ phận tiếp nhận.Quá trình vận chuyển hàng hóa tới các bộ phận theo các cách như: thông qua xe tải chuyên dùng của công ty,thông qua khâu chuyển hàng của đối tác… Sản xuất: hàng hóa sẽ được đưa tới các bộ phận và các gian hàng khác nhau trong công ty và được kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có đúng chất lượng,kích thước, mẫu mã kiểu dáng và có lỗi nào không. Hậu cần xuất: Với sự hỗ trợ và kinh nghiệm từ các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới người tiêu dùng Việt Nam ngày càng nhanh chóng tiếp cận nhanh hơn các sản phẩm mới, công nghệ mới trên thế giới, nâng cao quyền lợi của người mua sắm ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Marketing và bán hàng: Hoạt động này chú trọng vào việc truyền thông marketing và xúc tiến hỗn hợp. mục tiêu chính là việc cung cấp các sản phẩm dịch vị theo đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. hoạt động chủ yếu gồm: quảng cáo trên internet. Tài trợ cho các chương trình trên truyền hình, phát tờ rơi, pano, aphich và nhiều hoạt động marketing khác…nhằm quảng bá thương hiệu của công ty tới công chúng,đối tác,khách hàng và người tiêu dung. Nguyễn Kim thực hiện marketing và bán hàng thông qua việc đưa ra chiến lược định vị, xây dựng và phát triển thương hiệu của mình,nhằm phù hợp với hành lang pháp lý và khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi lớn:hỗ trợ giá, tặng quà giá trị cao cho khách mua hàng, mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả cho người tiêu dùng. Các chương trình :Tài trợ trực tiếp, Tuần lễ vàng, Hoàn tiền mua sắm, Chương trình mua sắm tiết kiệm hay các chương trình hưởng ứng theo các sự kiện văn hóa thể thao lớn trong nước và thế giới,…luôn được người tiêu dùng háo hức đón đợi và nồng nhiệt tham gia. Đặc biệt khách hàng còn được hưởng chính sách sử dụng thử sản phẩm trong 05 ngày, theo đó khách hàng có thể đổi, trả sản phẩm khi không vừa lòng để có thể hoàn toàn yên tâm với sản phẩm đã lựa chọn,…Tất cả đều được thực hiện với mục tiêu đạt được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng. Dịchvụ Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng qua mạng tận tình chu đáo nhằm mục đích tư vấn cho khách hàng chọn các sản phẩm phù hợp nhất cũng như xử lý các tình huống của khách hàng gặp phải qua những phương tiện Internet, điện thoại, email, chat.... bằng mọi cách không gây