Sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế đối với doanh nghiệp

Nguồn thu Ngân sách từ các doanh nghiệp là nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao và giữ vị trí quan trọng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước; để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý thu đối với Doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo đúng chính sách Nhà nước quy định và thống nhất thủ tục quản lý thuế, phân công trách nhiệm cụ thể từng bộ phận để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, Tổng cục Thuế ban hành “Sổ tay nghiệp vụ quản lý đối với doanh nghiệp”. Nội dung sổ tay đề cập đến những công việc mà các bộ phận trong cơ quan thuế các cấp phải thực hiện trong quá trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp;

doc42 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế đối với doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỔ TAY NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (Ban hành kèm theo Quyết định số 41 TCT/QĐ/DNK ngày 24 /01/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế) ------------- LỜI NÓI ĐẦU Nguồn thu Ngân sách từ các doanh nghiệp là nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao và giữ vị trí quan trọng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước; để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý thu đối với Doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo đúng chính sách Nhà nước quy định và thống nhất thủ tục quản lý thuế, phân công trách nhiệm cụ thể từng bộ phận để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, Tổng cục Thuế ban hành “Sổ tay nghiệp vụ quản lý đối với doanh nghiệp”. Nội dung sổ tay đề cập đến những công việc mà các bộ phận trong cơ quan thuế các cấp phải thực hiện trong quá trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp; Sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế đối với doanh nghiệp được biên soạn trên cơ sở Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Tổng cục Thuế, những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, kết hợp với định hướng về cải cách quản lý thuế và được biên soạn lần đầu. Vì vậy trong quá trình sử dụng mong được sự đóng góp ý kiến của cơ quan thuế, cán bộ trong ngành thuế nói chung và cán bộ thuế thực hiện từng phần việc của quy trình nói riêng, để bổ sung hoàn thiện dần góp phần phục vụ tốt công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong tình hình mới. PHẦN I QUI ĐỊNH CHUNG I/ MỤC ĐÍCH: - Giúp cán bộ thuế thực hiện đúng quy trình đã đề ra, thực hiện đúng các luật thuế, pháp lệnh thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. - Đề cao ý thức tự giác thực hiện công việc của từng cán bộ trong cơ quan thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế; xoá bỏ những thủ tục không cần thiết gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp. - Phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể của từng bộ phận nhằm nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thuế. II/ YÊU CẦU: - Tăng cường công tác phân tích thông tin, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ vi phạm về thuế để kịp thời thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. - Phân định rõ giữa nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp với trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm về thuế để thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan thuế. - Cán bộ thuế phải nắm vững chính sách, chế độ về thuế, có ý thức trách nhiệm tuân thủ quy trình nghiệp vụ và các bước công việc quy định trong sổ tay nghiệpvụ này. III/ NỘI DUNG CỦA SỔ TAY: Nội dung sổ tay được thực hiện theo từng đề mục của Qui trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế). PHẦN II NỘI DUNG SỔ TAY I/ ĐĂNG KÝ THUẾ: Theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế; cơ sở kinh doanh phải đăng ký thuế với cơ quan thuế khi: mới thành lập, có thay đổi trong quá trình kinh doanh, nghỉ, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu… Khi đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho cơ sở kinh doanh Mã số thuế. Một đối tượng nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà đối tượng đó phải nộp, kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trên các địa bàn khác nhau. Mã số thuế gắn với sự tồn tại của đối tượng nộp thuế. Mã số thuế đã được cấp sẽ không được sử dụng lại để cấp cho đối tượng nộp thuế khác. Đối tượng nộp thuế chấm dứt tồn tại thì mã số thuế sẽ không còn giá trị sử dụng. Các doanh nghiệp chấm dứt tồn tại thì mã số thuế bị đóng và không được sử dụng lại. 1/ Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký thuế: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ (TTHT) đối tượng nộp thuế (ĐTNT) thuộc Cục Thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn ĐTNT đăng ký thuế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTNT, phòng TTHT phân công cán bộ chuyên trách, chịu trách nhiệm hướng dẫn ĐTNT làm thủ tục đăng ký thuế. Cán bộ được giao nhiệm vụ hướng dẫn ĐTNT đăng ký thuế có trách nhiệm tiếp và hướng dẫn ĐTNT đến đăng ký thuế. Tuỳ theo trường hợp cụ thể của ĐTNT, bộ phận TTHT hướng dẫn ĐTNT nội dung kê khai, phương pháp lập tờ khai và các tài liệu nộp kèm theo tờ khai, như: - Đăng ký thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp mã số thuế; Tờ khai đăng ký thuế và Giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có quyết định thành lập, Giấy phép đầu tư thì cũng nộp cùng hồ sơ. - Các đơn vị thu phí, lệ phí, đơn vị sự nghiệp không được cấp Chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh hoặc đơn vị nộp hộ thuế thì hồ sơ đăng ký thuế chỉ cần đơn đề nghị cấp mã số thuế và tờ khai đăng ký thuế. - Các đối tượng là đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp kê khai chỉ tiêu đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu có). - Các doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc có sự thay đổi về tổ chức như: sắp xếp lại (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, bán doanh nghiệp,…) thì khi đăng ký thuế mới, ngoài các thủ tục thông thường còn phải nộp các hồ sơ chứng minh sự chuyển đổi loại hình hoặc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và bản cam kết thực hiện tiếp nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (nếu chưa thanh toán hết số thuế phải nộp). - Hướng dẫn thực hiện qui định đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung trong trường hợp có phát sinh thay đổi các thông tin đã đăng ký với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh theo qui định hiện hành về kinh doanh, đăng ký thuế. - Hướng dẫn doanh nghiệp cần lưu ý những trường hợp vi phạm phổ biến về chế độ đăng ký thuế mà doanh nghiệp thường mắc phải (như không kê khai khi có thông tin đăng ký thuế thay đổi, chuyển địa điếm không khai báo,...) và mức phạt hành chính về thuế cho các hành vi vi phạm. Ngoài những nội dung trên, cần hướng dẫn cho đối tượng nộp thuế các nội dung sau: - Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ để mua hóa đơn, đăng ký sử dụng hoá đơn tự in. - Hướng dẫn thực hiện qui định về chế độ sổ sách kế toán, chế độ kế toán, chế độ kê khai, nộp thuế, theo từng sắc thuế, chế độ báo cáo quyết toán thuế. - Cấp phát các tài liệu về chính sách, thủ tục nộp thuế phù hợp theo từng loại đối tượng. 2/ Nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế: 2.1/ Nhận hồ sơ đăng ký thuế: Cán bộ phòng Hành chính tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế phải thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra thủ tục hành chính về đăng ký thuế, bao gồm: + Tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ tài liệu kèm theo có đúng quy định của cơ quan thuế không? + Đã đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm và dấu của doanh nghiệp chưa? Sau khi đã kiểm tra thấy đủ các thủ tục hành chính, thì đóng dấu ngày nhận vào tờ khai đăng ký thuế và thực hiện ghi các chỉ tiêu vào sổ nhận hồ sơ thuế (mẫu 01 QTR). - Viết phiếu hẹn trả kết quả đăng ký thuế (theo mẫu số 02 QTR) trao cho doanh nghiệp. Số ngày hẹn trung bình từ 3 đến 5 ngày, trường hợp chậm nhất cũng không quá 8 ngày. - Chuyển hồ sơ đăng ký thuế cho phòng TH-XLDL ngay trong ngày hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo; khi giao phải có ký nhận. Đối với một số đơn vị có điều kiện thì việc nhận hồ sơ đăng ký thuế có thể giao cho phòng/tổ XLDL, nhưng phải thực hiện đầy đủ các bước công việc như nêu ở trên. 2.2/ Kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế: Phòng TH-XLDL phân công cán bộ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế; cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế phải kiểm tra những nội dung sau: - Mẫu tờ khai đăng ký thuế có đúng quy định không? - Các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai đã đầy đủ chưa?. - Các tài liệu kèm theo hồ sơ đăng ký thuế đã đúng, đủ theo quy định chưa? - Đối chiếu những thông tin trên tờ khai đăng ký thuế với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và những tài liệu kèm theo để phát hiện sai lệch (nếu có). - Nếu là trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp,... thì xem xét cam kết thực hiện nghĩa vụ thuế có đúng với nghĩa vụ còn phải thực hiện không (nếu có cam kết)? Nếu hồ sơ kê khai không đúng quy định thì in Thông báo hồ sơ đăng ký thuế chưa đúng quy định trình lãnh đạo phòng TH-XLDL ký thông báo cho ĐTNT biết. Đối với những hồ sơ chưa đúng quy định, chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ phòng TH-XLDL phải thông báo cho ĐTNT biết để điều chỉnh bổ sung. Trong thông báo đề nghị bổ sung phải báo cho đối tượng nộp thuế biết do hồ sơ chưa đúng quy định cần có sự điều chỉnh bổ sung nên thời hạn trả kết quả sẽ được điều chỉnh lại kể từ ngày ĐTNT bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế. 3/ Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế trên máy tính: 3.1/ Cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra, thấy hồ sơ đăng ký thuế đã hợp lệ thì xác định chính xác các thông tin để điền vào “Phần dành cho cơ quan thuế” trên tờ khai đăng ký thuế của từng doanh nghiệp như sau: - Mục lục ngân sách: cấp I nếu là doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý; cấp II nếu là doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý; cấp III là doanh nghiệp thuộc quận, huyện quản lý; cấp IV nếu là doanh nghiệp thuộc xã, phường quản lý. Xác định chương căn cứ vào Bộ, ngành chủ quản. Xác định loại, khoản căn cứ vào ngành nghề kinh doanh chính đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh. - Mã ngành nghề kinh doanh chính: căn cứ vào danh mục mã ngành nghề do Tổng cục Thống kê ban hành (có thể tra cứu trên hệ thống máy tính) - Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ, trực tiếp trên giá trị gia tăng, trực tiếp trên doanh số bán, hay không phải nộp thuế GTGT? - Chi tiết mã loại hình kinh tế: căn cứ vào danh mục mã loại hình kinh tế do Tổng cục Thống kê ban hành (có thể tra cứu trên hệ thống máy tính) - Nơi đăng ký nộp thuế: tùy theo cơ quan quản lý đối tượng là Cục Thuế hay Chi cục Thuế mà xác định cho phù hợp. - Khu vực kinh tế: căn cứ vào loại hình kinh tế để xác định khu vực kinh tế cho phù hợp. Cụ thể như sau: Chi tiết mã LHKT Tên Loại hình kinh tế Mã KVKT Tên Khu vực kinh tế 0100 Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật DNNN 01 Kinh tế nhà nước Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 0201 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 02 Kinh tế có vốn ĐTNN 0202 Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam 02 Kinh tế có vốn ĐTNN Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 0301 Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài 02 Kinh tế có vốn ĐTNN 0302 Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài 02 Kinh tế có vốn ĐTNN Công ty trách nhiệm hữu hạn 0401 Công ty trách nhiệm hữu hạn NN 1 thành viên 01 Kinh tế nhà nước 0402 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ngoài NN 03 Kinh tế tư nhân 0403 Công ty trách nhiệm hữu hạn NN 2 thành viên trở lên 01 Kinh tế nhà nước 0404 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN 03 Kinh tế tư nhân Công ty cổ phần 0501 Công ty cổ phần NN 01 Kinh tế nhà nước 0502 Công ty cổ phần ngoài NN 03 Kinh tế tư nhân 0601 Doanh nghiệp tư nhân 03 Kinh tế tư nhân 0701 Công ty hợp danh 03 Kinh tế tư nhân 0801 Hợp tác xã 05 Kinh tế tập thể 0901 Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài 02 Kinh tế có vốn ĐTNN 1001 Các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác hoạt động sản xuất kinh doanh không theo Luật đầu tư nước ngoài 02 Kinh tế có vốn ĐTNN 1101 Các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam 02 Kinh tế có vốn ĐTNN 1201 Đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp 99 Kinh tế khác 1301 Tổ chức kinh tế của tổ chức CT, CT-XH, XH, XH-NN 99 Kinh tế khác 1401 Tổ hợp tác 05 Kinh tế tập thể 1601 Cá nhân có thu nhập cao 04 Kinh tế cá thể 1701 Các tổ chức KT khác 99 Kinh tế khác - Sau đó, cán bộ kiểm tra ký xác nhận đã kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế và chuyển cho bộ phận nhập dữ liệu. 3.2/ Nhập các thông tin: Cán bộ nhập thông tin đăng ký thuế vào máy tính có trách nhiệm: - Thực hiện nhập các chỉ tiêu trên tờ khai vào chương trình Đăng ký thuế trên máy đảm bảo tính trung thực và chính xác. Nếu trong quá trình nhập thông tin vào máy tính, phát hiện có sự sai lệch hoặc thông tin kê khai không đầy đủ, cán bộ nhập thông tin ghi rõ thông tin sai lệch hoặc thiếu, chuyển cho cán bộ kiểm tra hồ sơ xem xét để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung. - Gửi thông tin đã nhập về Tổng cục: Theo quy chế truyền thông tin giữa Tổng cục và Cục Thuế, khi gửi thông tin về Tổng cục, cán bộ truyền thông tin đăng ký thuế phải kiểm tra thông tin đã được Tổng cục nhận hay chưa? - Theo quy định về phân cấp quản lý của Cục Thuế và đặc điểm của ĐTNT, cán bộ nhập thông tin đăng ký thuế thực hiện phân cấp doanh nghiệp đăng ký thuế cho đơn vị quản lý thuế phù hợp để nhập ngay vào chương trình Quản lý mã số thuế trên máy tính. 3.3/ Kiểm tra thông tin tại Tổng cục Thuế: Hệ thống máy tính tại Trung tâm Tin học - Thống kê Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra tính duy nhất và hợp lệ của mã số thuế và trả lời Cục Thuế. Thời hạn trả lời chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông tin từ Cục Thuế truyền lên. Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra tính duy nhất và hợp lệ của mã số thuế như sau: - Chỉ chấp nhận mã số thuế nếu đáp ứng được các điều kiện sau: + Mã số thuế không trùng với bất kỳ một mã số thuế nào đã có; + Có quyết định thành lập (nếu có) hợp lệ; + Có giấy phép đăng ký kinh doanh (hoặc Giấp phép đầu tư) hợp lệ; + Có chứng minh nhân dân (nếu có) hợp lệ; + Có mã số doanh nghiệp chủ quản (nếu có) + Có mã số đơn vị trực thuộc và đúng địa bàn hành chính trong bản kê đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp chủ quản; + Đơn vị trực thuộc kê khai địa chỉ đơn vị chủ quản đúng với địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp chủ quản. - Không chấp nhận mã số thuế nếu vi phạm một trong số trường hợp sau: + Trùng mã số (đã có 1 mã số giống như thế đang tồn tại). + Trùng quyết định thành lập + Trùng giấy phép đăng ký kinh doanh + Trùng CMND với mã số hộ cá nhân, doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động ở tỉnh, thành phố khác (nếu đối tượng là doanh nghiệp tư nhân). + Mã doanh nghiệp chủ quản chưa có (đối với đơn vị trực thuộc). + Chưa có mã đơn vị trực thuộc trong bản kê mà doanh nghiệp chủ quản đã kê khai tại địa phương doanh nghiệp chủ quản đóng trụ sở. + Trùng mã số đơn vị trực thuộc. + Trùng quyết định thành lập đơn vị trực thuộc + Địa bàn hành chính (tỉnh) không đúng với địa bàn hành chính trong bản kê "đơn vị trực thuộc" mà DN chủ quản đã đăng ký tại tỉnh cấp mã số. + Mã số thuế và địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp chủ quản kê trong tờ khai đăng ký thuế của Đơn vị trực thuộc không đúng với mã số thuế và địa chỉ trụ sở trong tờ khai đăng ký thuế của doanh nghiệp chủ quản. 3.4/ Nhận kết quả kiểm tra mã số thuế: Phòng TH-XLDL nhận được kết quả kiểm tra mã số thuế từ Tổng cục Thuế chuyển về phải thực hiện ngay các công việc sau: - Đối với doanh nghiệp có kết quả kiểm tra mã số thuế được chấp nhận thì in và trình ký Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Thông báo mã số thuế. - Đối với doanh nghiệp có kết quả kiểm tra mã số thuế không được chấp nhận thì in và trình ký Thông báo cho doanh nghiệp biết lý do không được cấp mã số thuế. 4/ Phân cấp quản lý doanh nghiệp: Phòng TH-XLDL thực hiện các bước công việc sau: - Phân cấp quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Căn cứ vào nguyên tắc và tiêu thức phân cấp quản lý doanh nghiệp do Cục Thuế quy định (Dựa trên tiêu thức phân cấp Tổng cục thuế, Phòng Tổng hợp Dự toán chủ trì phối hợp với các phòng Thanh tra, QLDN, TT-HT và TH-XLDL xây dựng tiêu thức phân cấp tại địa phương trình Lãnh đạo Cục Thuế ban hành) để dự kiến danh sách những doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân cấp về Chi cục Thuế quản lý và trình lãnh đạo Cục duyệt trên nguyên tắc những doanh nghiệp mới thành lập thuộc địa bàn nào thì giao cho chi cục thuế thuộc địa bàn đó quản lý và thông báo cho các Chi cục Thuế biết danh sách các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới đăng ký thuế phân cấp về Chi cục Thuế quản lý. - Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số thuế nộp ít, trước đây đã phân công chi cục thuế quản lý, nay sát nhập hoặc chuyển đổi quy mô sản xuất kinh doanh lớn, số thuế nộp nhiều, thuộc diện Cục thuế quản lý theo tiêu thức phân cấp. Định kỳ một năm, Cục thuế rà soát xem xét các doanh nghiệp đang quản lý mà quy mô sản xuất kinh doanh không đạt các tiêu thức do Cục quản lý thì chuyển về chi cục. Khi chuyển cho Chi cục hoặc Cục quản lý phải xem xét thời gian chuyển (đơn vị tiếp nhận quản lý từ đầu năm) và phải được quyết toán thuế trước khi chuyển đơn vị quản lý. Việc phân cấp quản lý theo hướng sau: * Cục Thuế quản lý thuế đối với: - Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) có quy mô lớn, thể hiện ở doanh số hoặc số thuế nộp hàng năm lớn. Cục Thuế căn cứ vào đặc điểm cụ thể về số lượng và quy mô của doanh nghiệp để xây dựng tiêu thức phản ánh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc quyết định phân cấp quản lý giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế. Nguyên tắc và tiêu thức phân cấp gửi các Chi cục Thuế biết. - Doanh nghiệp có các chi nhánh, cửa hàng kinh doanh hạch toán phụ thuộc ở nhiều địa phương hay các quận, huyện khác trong cùng địa phương cần phải tập trung quản lý, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí, thuế phải nộp của doanh nghiệp bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng kinh doanh ở địa phương khác (hay quận, huyện khác). - Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, hoặc thường xuyên phát sinh hoàn thuế. - Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB. - Doanh nghiệp mới thành lập nhưng có vốn đăng ký ghi trong giấy phép kinh doanh lớn, kinh doanh nhiều ngành nghề, có khả năng phát triển kinh doanh quy mô lớn. * Chi cục Thuế quản lý thuế đối với: - Các doanh nghiệp không thuộc đối tượng do Cục Thuế quản lý nói trên. - Doanh nghiệp xét theo tiêu thức phân cấp thì thuộc Cục Thuế quản lý nhưng ở xa, Cục Thuế khó có điều kiện kiểm tra, kiểm soát. - Doanh nghiệp mới thành lập có vốn kinh doanh nhỏ hoặc từ hộ kinh doanh cá thể chuyển đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu danh sách phân cấp được duyệt có điều chỉnh so với dự kiến trước đó thì phòng TH-XLDL điều chỉnh thông tin phân cấp đã nhập vào Chương trình Quản lý thuế. Hàng tháng, Cục Thuế thông báo cho các Chi cục Thuế biết danh sách các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới đăng ký thuế phân cấp về Chi cục Thuế quản lý. Đồng thời, phòng TH - XLDL chuyển dữ liệu đăng ký thuế của các đối tượng đó cho Chi cục Thuế để theo dõi quản lý. - Phòng TH-XLDL chuyển kết quả đăng ký thuế và danh sách phân cấp quản lý doanh nghiệp cho phòng Hành chính. 5/ Trả kết quả đăng ký mã số thuế tại Cục Thuế: Phòng Hành chính hoặc phòng TH-XLDL (nếu được phân công nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế) trả Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Thông báo mã số thuế, bìa bán hoá đơn (nếu có),... cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp phân cấp về Chi cục quản lý. Đồng thời, thông báo cho doanh nghiệp biết cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp; Ghi sổ doanh nghiệp ký nhận kết quả đăng ký thuế. Trường hợp kiểm tra mã số thuế không được chấp nhận, ĐTNT không được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, phòng TH-XLDL ghi rõ nguyên nhân để phòng Hành chính có thông báo hoặc giải thích lý do cho doanh nghiệp biết. 6/ Quản lý các trường hợp vi phạm quy định về đăng ký thuế Phòng TH-XLDL có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm về đăng ký thuế để đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định về đăng ký thuế; đồng thời thông báo cho cơ quan cấp đăng ký kinh doanh danh sách đơn vị không còn hoạt động sau thời hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp. - Để phục vụ tốt cho việc đăng ký thuế; phòng TH-XLDL có trách nhiệm nhận và lưu giữ kịp thời các thông tin về đăng ký kinh doanh mới, đăng ký kinh doanh điều chỉnh của các doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp để đối chiếu với các thông tin đăng ký thuế. Thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có điều chỉnh thực hiện đăng ký thuế theo quy định. Định kỳ hàng tháng đối chiếu tình hình cấp mã số thuế với các Phòng
Tài liệu liên quan