Tầm nhìn văn hoá và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn trung học phổ thông

Tóm tắt. Trên cơ sở tình hình nghiên cứu nghề nghiệp của giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng, xét từ thực tế việc dạy học văn ở nhà trường trung học phổ thông (THPT), bài viết bàn về tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề trọng tâm như: Thế nào là tầm nhìn văn hoá của giáo viên? Tại sao phải nâng cao tầm nhìn văn hoá, nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT? Những yếu tố góp phần nâng cao tầm nhìn văn hoá của giáo viên Ngữ văn THPT? Những năng lực nghề nghiệp cần có và mối quan hệ giữa tầm nhìn văn hoá, năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT với chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường nói chung, nhà trường THPT nói riêng.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm nhìn văn hoá và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 171-180 TẦM NHÌN VĂN HOÁ VÀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Hồng Thắm Trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội Email: bongnhi0401@gmail.com Tóm tắt. Trên cơ sở tình hình nghiên cứu nghề nghiệp của giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng, xét từ thực tế việc dạy học văn ở nhà trường trung học phổ thông (THPT), bài viết bàn về tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề trọng tâm như: Thế nào là tầm nhìn văn hoá của giáo viên? Tại sao phải nâng cao tầm nhìn văn hoá, nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT? Những yếu tố góp phần nâng cao tầm nhìn văn hoá của giáo viên Ngữ văn THPT? Những năng lực nghề nghiệp cần có và mối quan hệ giữa tầm nhìn văn hoá, năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT với chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường nói chung, nhà trường THPT nói riêng. 1. Đặt vấn đề Có thể hiểu, “giáo viên là từ chỉ một tầng lớp người trong xã hội hành nghề bằng nghề giáo dục, dẫn dắt thế hệ trẻ bằng việc truyền đạt tri thức, văn minh của loài người, làm cho thế hệ trẻ trở thành những con người thích ứng với yêu cầu của từng thời đại... Giáo viên là người bắc chiếc cầu nối giữa quá khứ và tương lai” [6;11]. Hiện nay, ở nước ta, việc nghiên cứu nghề nghiệp của giáo viên nói chung, của giáo viên văn học nói riêng còn mới ở những bước ban đầu [6;11]. Vì vậy, việc xác định những tiêu chí, yêu cầu, lao động đặc thù của giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn trung học phổ thông (THPT) nói riêng đang còn là những vấn đề nghiên cứu mở. Thực tế, ở nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề này cũng chưa thực sự được giáo viên Ngữ văn quan tâm một cách thoả đáng. Để nâng cao chất lượng dạy học, khắc phục tình trạng học sinh chán học văn như hiện nay đòi hỏi người dạy luôn phải quan tâm đến những vấn đề trên. Bài viết này xin được bàn về tầm nhìn văn hoá và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT mong góp thêm một tiếng nói vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn, nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn mới, đồng thời góp thêm một nét vẽ vào bức chân dung giáo viên văn học trong tập thể gia đình sư phạm [6;11]. 171 Vũ Thị Hồng Thắm 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tầm nhìn văn hoá của giáo viên Ngữ văn THPT “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [7;10]. Một định nghĩa khác: “Văn hoá là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” (Edouard Herriot). Như vậy có thể hiểu tầm nhìn văn hoá của giáo viên Ngữ văn THPT là khả năng, mức độ, phạm vi hiểu biết của họ về văn hoá theo nghĩa rộng của từ này. Sản phẩm của hoạt động dạy học nói chung, dạy học văn nói riêng là con người với tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Do đó, tầm hiểu biết của giáo viên Ngữ văn không thể chỉ bó gọn trong khuôn khổ hạn hẹp của một chuyên môn, một ngành, một lĩnh vực khoa học, một đất nước, một khu vực mà phải mở rộng biên độ tầm nhìn trên quy mô thế giới và nhân loại. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì đòi hỏi giáo viên càng phải nâng cao tầm nhìn văn hoá của mình. Nâng cao tầm nhìn văn hoá chính là yếu tố quyết định chất lượng người thầy và nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục. Đơn cử một ví dụ từ thực tế: Phần lớn giáo viên Ngữ văn THPT hiện nay cho rằng dạy bài Đàn ghi ta của Lor-ca (Ngữ văn 12, tập một, Nxb Giáo dục, 2008) khó thành công và không gây được hứng thú cho học sinh. Thiết nghĩ, nguyên nhân chính của hiện tượng trên là hạn chế về tầm nhìn văn hoá của người dạy. Nếu không có những hiểu biết nhất định về văn hoá Tây Ban Nha, về tác giả Lor-ca, về đặc điểm thơ siêu thực và ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam... thì giờ học tác phẩm trên vô cùng nặng nề, buồn tẻ, khô cứng và khiên cưỡng. Thậm chí, người dự giờ học đó không ngần ngại nhận xét: Giáo viên còn không hiểu, mong gì đến học sinh. Có dịp tham dự giờ dạy của một giáo viên Ngữ văn THPT tại một trường lớn của trung tâm Thủ đô Hà Nội, tác giả bài viết càng thấm thía hơn yêu cầu về tầm nhìn văn hoá của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Như vậy, giải pháp nào để nâng cao tầm nhìn văn hoá của giáo viên ngữ văn THPT hiện nay? Thiết nghĩ, đó chính là ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp; nhu cầu luôn làm sâu sắc, mới mẻ, hiện đại tri thức của bản thân; lòng yêu nghề, say mê lao động, học tập và nghiên cứu của người dạy. 2.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn THPT Một nhà nghiên cứu khoa học giáo dục cho rằng: “Năng lực chuyên môn cũng là một biểu hiện đạo đức của người thầy. Không thể đánh giá một giáo viên có đạo đức tốt khi anh ta kém chuyên môn” [5;24]. Như vậy, năng lực chuyên môn không những là tiêu chí để đánh giá trình độ năng lực mà còn là tiêu chí để đánh giá nhân cách, đạo đức của người thầy. Nhấn mạnh vai trò của năng lực nghề nghiệp đối với mỗi người trong xã hội, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phân tích: “Làm kỹ sư, thầy thuốc mà dốt thì 172 Tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn... nguy hiểm lắm. Làm cái cầu để cầu sập, chữa bệnh làm người ta nặng thêm”. Đối với giáo viên trong hoạt động dạy học Ngữ văn cũng như các môn học khác, việc nhận thức đúng đắn lao động đặc thù của nghề nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó giúp người dạy tự phác hoạ được rõ nét hơn chân dung của chính mình để có ý thức trong việc trau dồi, bồi dưỡng những năng lực sư phạm của bản thân. Có thể coi năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường THPT bao gồm: 2.2.1. Năng lực cảm thụ văn học Năng lực cảm thụ văn học ở giáo viên Ngữ văn chính là khả năng cảm, hiểu, lí giải và chuyển tải được giá trị, cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương từ người dạy đến người học. Người nghệ sĩ đích thực sáng tạo ra tác phẩm để gửi gắm tâm sự hay một thông điệp nghệ thuật nào đó tới bạn đọc. Đó có thể là những tình cảm trong sáng, cao đẹp; là lẽ sống, niềm tin; là những quan niệm về cuộc đời, con người, về hạnh phúc, tình yêu... Trước một tác phẩm cụ thể, giáo viên Ngữ văn có nhiệm vụ phải tìm thấy, cảm nhận một cách nhanh nhạy, chính xác cái hay, cái đẹp, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm để truyền đạt tới học sinh. Trong giờ học tác phẩm văn chương, công cụ chính để giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục là tác phẩm học sinh được học. M.Gorky đã từng cho rằng, tác phẩm của nhà văn chỉ tác động ít nhiều tới người đọc khi nào người đọc trông thấy được tất cả những gì mà nhà văn trình bày cho mình. Chính vì thế, trách nhiệm cũng như yêu cầu và tiêu chí đối với giáo viên Ngữ văn là phải làm cho học sinh thấy được những thông điệp, tình cảm thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật mà tác giả muốn nói. Trên thực tế, việc cảm nhận và hiểu văn học của giáo viên Ngữ văn hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải. Có ý kiến cho rằng trong hoạt động giảng dạy văn học ở nhà trường hiện nay “nhiều giáo viên văn chúng ta chưa thực sự hiểu văn là gì” và “vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết là ở đây” [1;65]. Một phản ánh khác: “Năng lực cảm thụ văn học của giáo viên cũng còn hạn chế, sáo mòn trong cảm xúc do phụ thuộc vào các tài liệu, sách tham khảo hoặc hời hợt, nông cạn do chưa nắm vững nội dung nghệ thuật tác phẩm” [11;47]. Đây là những nhận xét hoàn toàn có cơ sở thực tế. Thực trạng việc cảm thụ văn học ở giáo viên Ngữ văn phổ thông nói chung hiện nay đang còn nhiều điều đáng nói. Đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông đòi hỏi giáo viên càng phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển năng lực cảm thụ văn học của chính bản thân người dạy. Một điều dễ nhận thấy từ thực tế là người thầy chỉ có thể dạy đúng, dạy hay, dạy nhiệt tình được khi chính mình có khả năng độc lập cảm thụ và truyền đạt được những kiến thức văn học của mình. Giáo sư Đặng Thai Mai từng nhận xét: “Khi ông thầy giảng văn thật sự biết đọc một bài thơ, một bài văn thì bài giảng có thể nói là đã thành công một phần rồi” [3;4]. Rõ ràng, văn học nghệ thuật và sự cảm thụ nó gắn liền với cá nhân người cảm thụ về vốn sống, sự trải nghiệm, đời sống nội tâm, trình độ nhận thức, sở trường, năng lực, hứng thú, sở thích ... Do vậy, trong hoạt động dạy học Ngữ văn, năng lực 173 Vũ Thị Hồng Thắm cảm thụ văn học ở giáo viên là đặc biệt quan trọng. Tác phẩm văn học có thể được hiểu đúng, được nâng cao giá trị hay ngược lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực cảm thụ văn học của người thầy, người trực tiếp định hướng hoạt động tiếp nhận của học sinh. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với giáo viên Ngữ văn là luôn phải nâng cao trình độ và thẩm mỹ cá nhân. Có như vậy thì việc cảm thụ văn học mới đúng hướng và chính xác bởi trong cảm thụ văn học, tính chủ quan cá nhân luôn là một quy luật tất yếu. 2.2.2. Năng lực giảng dạy văn học Năng lực giảng dạy văn học là khả năng hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện được hoạt động học tập theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục cụ thể của môn học. Trong hoạt động dạy học văn, đây là yếu tố thể hiện rõ nhất năng lực và tài năng sư phạm của người thầy. Nguyên tắc dạy học hiện đại coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và đề cao vai trò hướng dẫn, quyết định chất lượng dạy học của người thầy: “Dù có được những thành tựu, những ý tưởng khoa học mới mẻ, hiện đại nhất của khoa học sư phạm trên lĩnh vực dạy học văn thì đó mới chỉ là trên phương diện phương pháp luận, từ đó đến “những phương pháp, biện pháp cụ thể, sinh động vẫn còn là một khoảng cách dành cho sự nỗ lực sáng tạo của giáo viên” [1;63]. Năng lực giảng dạy văn học của giáo viên Ngữ văn THPT thể hiện ở khả năng: Khả năng thiết kế, xây dựng bài học Năng lực thiết kế, xây dựng bài học bao gồm khả năng thiết kế giáo án: chọn lọc, sắp xếp, phân bổ, điều tiết kiến thức; lựa chọn, xây dựng các hình thức hoạt động và lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu bài học. Khả năng tổ chức - hướng dẫn học tập Nếu thiết kế là giai đoạn thứ hai sau hoạt động định hướng, hình thành ý tưởng thì tổ chức hướng dẫn học tập là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn thiết kế. Nếu thiết kế được hình dung như là quá trình lắp đặt, tạo dựng, làm nên một cỗ máy hoàn chỉnh thì tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập là quá trình tác động làm cho cỗ máy được vận hành để tạo ra sản phẩm theo định hướng. Có thể coi việc tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập là khâu làm hoàn thiện hoá, ý nghĩa hoá tất cả những khâu trước đó của quá trình dạy học. Với người dạy, năng lực này biểu hiện ở những yếu tố sau: - Khả năng sử dụng ngôn ngữ Trong hoạt động dạy học văn thì công cụ chính để giáo viên thực hiện giao tiếp đối với học sinh là văn bản văn học. Khả năng sử dụng ngôn ngữ để giúp học sinh cảm và hiểu được văn bản văn học là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một giờ dạy. Trong thực tế, những giờ dạy học Ngữ văn tốt là những giờ dạy mà trong đó khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói của giáo viên được khẳng định rất rõ. Học sinh sẽ không thể hiểu, khám phá và lĩnh hội được những yêu cầu của 174 Tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn... bài học nếu giáo viên không có khả năng diễn đạt lưu loát và truyền cảm. Do vậy, “giáo viên cần phải nói tốt, đọc tốt, có chất giọng tốt, có sức thể hiện và biểu cảm cao trong ngôn ngữ” [6;122] luôn là một đòi hỏi cần thiết không phải chỉ đối với giáo viên Ngữ văn THPT. - Khả năng tạo tâm thế, hứng thú cho người học Trong hoạt động dạy học văn, giáo viên được coi là “người bắc cầu nối giữa văn bản với học sinh”, người tạo ra sự hòa đồng giữa hai quá trình tác động của văn bản và sự tiếp nhận các tác động thẩm mỹ của văn bản ở học sinh. Quan niệm này luôn đòi hỏi giáo viên phải có khả năng chủ động thu hút, lôi cuốn học sinh vào tâm điểm của giờ học. Khả năng này biểu hiện ở việc giáo viên sử dụng sáng tạo các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học và khả năng xây dựng, tạo lập các tình huống dạy - học hấp dẫn. Trong giờ dạy học văn, những phương pháp chủ yếu mà giáo viên sử dụng là phương pháp đọc, phương pháp thuyết trình, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp nghiên cứu... Các phương pháp ấy sẽ được phát huy hiệu quả tối ưu nếu giáo viên biết sử dụng và phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn. Do đặc trưng của môn học, môn Ngữ văn có những nội dung rất gần gũi với cuộc sống, nếu khéo léo, giáo viên có thể lôi kéo các em vào bài học không mấy khó khăn. Chẳng hạn, giáo viên có thể cho các em đọc phân vai, nhập vai diễn xuất, đọc diễn cảm, làm người dẫn chương trình... trong giờ học các phân môn phù hợp. - Khả năng tạo lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi với người học Thực tế, trong hoạt động dạy học nói chung, nếu giáo viên nắm bắt được tâm lý học sinh và có những cách ứng xử phù hợp với các em về mọi mặt (tâm lý lứa tuổi, trình độ, năng lực, sở thích, hứng thú. . . ) thì học sinh sẽ có tâm thế phấn khởi, háo hức chờ đợi giờ dạy của thầy, sẽ thấy những điều thầy truyền đạt là bổ ích và sẽ tự nhiên, cởi mở bộc lộ những tâm sự, băn khoăn của mình với người dạy. Như vậy, giáo viên đã thiết lập được mối dây liên hệ rất gần gũi và thân mật với học trò. Ngược lại, nhiều khi do vô tình, giáo viên Ngữ văn có thể thiếu tế nhị hoặc thiếu am hiểu phong tục, tập quán mà ở khía cạnh nào đó đã làm xúc phạm đến học sinh thì “cửa ngõ tâm hồn các em không bao giờ hé mở nữa” [6;11]. Thậm chí, có những em học sinh giỏi cũng bỏ trường, bỏ lớp, bỏ đời. Quan niệm dạy học hiện đại cho rằng, giáo viên không phải “là cha giảng đạo” mà là người “người bạn già” giúp học sinh thực hiện được hoạt động học tập của mình. Do vậy, đó là điều mà bất cứ giáo viên nào, ở cương vị, trình độ nào cũng không được phép coi thường. Có thể nói, tạo mối quan hệ thân mật, gần gũi chính là yếu tố cơ bản dẫn đến thành công của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường THPT. - Khả năng khơi gợi, phát huy sự vận động sáng tạo của não bộ Dạy học ngày nay coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và chú trọng đặc biệt đến vấn đề tự học và khả năng phát huy sự vận động của bộ óc con người. Hướng dẫn học sinh học tập là tạo điều kiện để các em có thể phát huy, phát triển và bồi dưỡng năng lực tự học cũng như sử dụng đến tối đa hoạt động của não bộ. Trong thực tế hiện nay, dạy được xem như ngoại lực (đối với học sinh), giáo viên 175 Vũ Thị Hồng Thắm phải tạo ra được sự cộng hưởng của nội lực tự giáo dục, tự học của học sinh thì hoạt động dạy học mới có kết quả. - Khả năng làm chủ các phương tiện dạy học Bên cạnh yêu cầu phải biết xử lý tốt các phương tiện dạy học thông thường, giáo viên còn phải biết làm chủ các phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại như: sử dụng Internet, máy chiếu, các phần mềm phục vụ dạy - học. Công nghệ thông tin giúp giáo viên vừa có thể chiếu những bức tranh, ảnh, đoạn phim tư liệu... vừa có thể sơ đồ hoá kiến thức, xây dựng những bản đồ tư duy mà bằng lời nói, giáo viên khó có thể diễn tả hết. Điều này có thể thấy rất rõ ở một số bài trong chương trình Ngữ văn THPT mà nếu không sử dụng công nghệ thông tin thì giáo viên khó có thể thành công như mong muốn (Các bài ôn tập; bài Một thời đại trong thi ca - Lớp 11; bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Lớp 12 ...). Hiện nay, dạy học có sử dụng công nghệ thông tin đang dần trở nên phổ biến trong nhà trường phổ thông. Thực tế, các tiết dạy có áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin không những đem lại hứng thú mà còn giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Với đối tượng học sinh phổ thông, nhất là học sinh THPT (khối lượng kiến thức của bài học lớn, vốn hiểu biết, sự trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn học sinh các cấp học trước) thì yêu cầu biết làm chủ các phương tiên, kĩ thuật dạy học hiện đại đối với người dạy lại càng phải đòi hỏi cao hơn. - Khả năng xử lí tình huống sư phạm Trong hoạt động dạy học văn ở nhà trường phổ thông, có lẽ hiếm người không biết đến một ví dụ đã trở thành giai thoại mỗi khi có dịp bàn đến sự thất bại trong việc xử lý tình huống sư phạm, sự hạn chế về tầm nhìn văn hoá của ông thầy dạy văn xưa. Nói về câu ca dao: Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ chuông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang, ông thầy đã bất lực trước câu hỏi của học trò: “Thầy bảo cho con phá là cái gì ạ?”. Không xử lý được tình huống, bị đẩy vào thế bí, ông thầy liền giải thích một cách thiếu thuyết phục rằng: “Cái phá!. . . cái phá!. . . thì cái phá là cái phá, chứ là cái gì nữa!” [4;59]. Câu chuyện đó luôn nhắc cho những giáo viên Ngữ văn chúng ta phải đặc biệt thận trọng trong quá trình xử lý các tình huống giao tiếp để tránh những trường hợp dở khóc, dở cười như đã nêu trên. - Khả năng tạo nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu bài học ở người học Xu hướng dạy học văn mới đòi hỏi người dạy khi kết thúc bài học phải để lại ấn tượng tốt, khơi gợi niềm say mê, nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm về bài học ấy. Tất cả những điều đó không phải chỉ được tạo bởi lời kết của giáo viên, tiếng ngân nga của bản nhạc cuối bài, bó hoa hay tràng vỗ tay khen ngợi của những người tham dự... mà nó được tạo chính bởi tầm nhìn văn hoá và năng lực nghề nghiệp của người dạy thể hiện qua bài học ấy. Như vậy có thể nói, tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của giáo viên là yếu tố chính tạo nên nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu bài học ở người học. Năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh Cùng với những năng lực nêu trên, kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh là một năng lực đặc biệt quan trọng để khẳng định năng lực dạy học văn 176 Tầm nhìn văn hóa và năng lực nghề nghiệp của giáo viên Ngữ văn... của người thầy. Tổ chức thi cử và các hình thức đánh giá hoạt động học tập của học sinh luôn là vấn đề được ngành giáo dục cũng như xã hội quan tâm và đặc biệt coi trọng. Đối với học sinh, kết quả học tập là sự phản ánh trung thực nhất sự hiểu biết, trình độ kiến thức và khả năng học tập của chủ thể người học. Vì vậy, năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh là một năng lực rất quan trọng và cần thiết của giáo viên. Nhìn chung, trong hoạt động giáo dục, nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, thi cử như lâu nay vẫn làm còn nhiều điểm chưa thật phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mà ngành giáo dục đã đặt ra trong thời đại mới. Xét riêng đối với môn Ngữ văn, có ý kiến cho rằng: “Đã đến lúc, nếu không muốn nói là đã quá muộn cần phải đổi mới nội dung và phương pháp kiểm tra, thi cử, đánh giá và cho điểm ở bộ môn văn” [9;26]. Thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn càng cần phải nhanh nhạy, linh hoạt, nhanh chóng nhận thức được tính ưu việt của từng hình thức đánh giá để biết phối hợp và sử dụng các biện pháp, hình thức kiểm tra sao cho hiệu quả nhất. Trong hoàn cảnh hiện nay, bên cạnh hình thức kiểm tra viết bài tập làm văn thì hình thức thi vấn đáp và trắc nghiệm đang được áp dụng một cách rộng rãi. Trong quá trình học tập của các em, sự nhận xét, đánh giá, kết luận của giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định rất lớn đến hứng thú, động lực, nhu cầu, kết quả học tập của học sinh. Năng lực này đòi hỏi giáo viên phải có một cái nhìn tổng thể, tinh tế, linh hoạt để có những nhận định chân xác về năng lực thực tế của học trò. Chỉ có những nhận xét, đánh giá đúng đắn, cụ thể, rõ ràng, giáo viên mới có được những định hướng, phương pháp và biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất để giúp học sinh tiến bộ. Năng lực nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học được coi là loại lao động cao cấp so với lao động bình thường, là lao động để tạo ra những giá trị mới chưa từng có trong vốn tích luỹ các giá trị văn hoá, khoa học mà nhân loại đã tích luỹ được. Nghiên cứu khoa học là một năng lực cần thiết tạo cho giáo viên có ý thức, sự say mê cũng như nhu cầu tìm tòi, sáng tạo để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của mình. Không riêng gì giáo viên Ngữ văn THPT, đối với giáo viên nào thì yêu cầu biết tư duy khoa học, biết quan sát, phân tíc
Tài liệu liên quan