Tiểu luận Thông qua bộ luật hammurabi anh, chị hãy phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thời kỳ đót

Khi đánh giá về một quốc gia Cổ đại hay những thành tựu chủ yếu của nó đối với nền văn minh của Quốc Gia ấy người ta sẽ nói về chữ viết, về văn học, về tôn giáo, về kiến trúc và điêu khắc, về toán học thiên văn, y học .Tất nhiên không thể thiếu được Luật pháp. Và đặc biệt đối với nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại nếu không đề cập đến Luật pháp hẳn sẽ là một sự thiếu sót lớn.

doc8 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4155 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thông qua bộ luật hammurabi anh, chị hãy phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thời kỳ đót, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Khoa Báo Chí Bài Tiểu Luận Giữa Kỳ: “THÔNG QUA BỘ LUẬT HAMMURABI ANH, CHỊ HÃY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA THỜI KỲ ĐÓ. NHẬN XÉT VỀ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ LUẬT” Khi đánh giá về một quốc gia Cổ đại hay những thành tựu chủ yếu của nó đối với nền văn minh của Quốc Gia ấy người ta sẽ nói về chữ viết, về văn học, về tôn giáo, về kiến trúc và điêu khắc, về toán học thiên văn, y học .....Tất nhiên không thể thiếu được Luật pháp. Và đặc biệt đối với nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại nếu không đề cập đến Luật pháp hẳn sẽ là một sự thiếu sót lớn...... Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời Vương triều III của thành bang Ua, ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất Thế giới. Nhưng ngày nay chỉ còn lại được một số đoạn . Vào khoảng thế kỷ XX TCN nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban hành một bộ luật . Bộ luật này viết trên hai tấm đất sét - Rất đặc biệt. Và bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là bộ luật Hammurabi. Theo lịch sử ghi lại thì nó được khắc trên một bia đá. Đây là bộ luật cổ sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay đã phát hiện được. Hẳn cũng không ít người biết đến câu chuyện về thần Anu vĩ đại và thần Enlin trong việc quyết định vận mệnh của đất nước .Vì hạnh phúc của loài người và cũng vì sự yên ổn của nhân loại , hai thần đã quyết định ra lệnh cho trẫm _Hammurabi , một vị vua quang minh và ngoan đạo phát huy chính nghĩa ở đời , diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật , làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu , làm cho trẫm không giống như thần Samát(Thần Mặt trời ,ánh sáng và xét xử) soi đến dân đen , tỏ ánh sáng khắp mặt đất. Năm 1902 phái đoàn khảo cổ học Pháp phát hiện ở Sura một cây trụ đá hoa cương khắc toàn bộ văn bản bộ luật Hammurabi. Toàn bộ cây trụ đá ghi lại 282 điều luật cùng một lời nói đầu và lời bạt đề cập tới hầu hết các vấn đề từ kinh tế xã hội đến mối quan hệ giữa người với người. Bộ luật Hammurabi chia làm ba phần. Phần mở đầu: Là các điều luật và kết luận. Phần mở đầu nói về sứ mạng thiêng liêng, uy quyền của Hammurabi và mục đích ban hành bộ luật. Phần nội dung: Đề cập đến các vấn đề như thủ tục kiện tụng các tội hình sự như trộm cắp, gây thương tích hoặc làm chết người, các vấn đề dân sự như hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, thuê người làm, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng đất, tô thuế, nô lệ...Phần kết luận: Nhắc lại uy quyền, công đức của vua và tính hiệu lực của bộ luật .Bộ luật nếu như đầy đủ sẽ có tổng thể là: 282 điều nhưng trên thực tế của sự tìm kiếm thì nhân loại mới chỉ được đón nhận 226 điều, nhưng quả thực con số ấy cũng đã là tất cả sự tìm kiếm và tự hào của nền văn minh Lưỡng Hà xưa kia. Dàn trải trên hơn 200 điều luật nhưng ta có thể tựu chung lại thành 11 nội dung cơ bản như sau: LUẬT ĐỀ CẬP ĐẾN * Các tội vu cáo xâm phạm, sở hữu, xâm phạm gia cư, chiếm đoạt nô lệ,cướp bóc, gian dâm, loạn dâm, sĩ quan tước đoạt vật sở hữu hay lính bắt thuê ...Đều xử tử * luật về nghĩa vụ và quyền lợi của người lính liên quan đến việc cấp ruộng đất nhà cửa mua bán nhà cửa. Luật xử lý tài sản đó trong các trường hợp khác nhau như: người bị bắt làm tù binh hoặc không đủ sức đảm đương nhiệm vụ ....Tinh thần chung là bảo vệ quyền lợi của người lính để tạo điều kiện cho họ phục vụ nhà vua. Ai xâm phạm phải bồi thường. * Luật định tô ruộng đất các loại, định rõ các trường hợp thu tô, miễn tô, mức tô ruộng đất theo tính chất hoa mầu, loại đất theo thời tiết, theo thiên tai ...Đảm bảo người có ruộng đất phát canh thu được tô. * Luật định về lợi tức cho vay, đồng thời cũng quy định cách thanh toán vay nợ. * Luật định về quan hệ buôn bán: Về việc làm vốn, việc gian dối trong buôn bán * Luật về hôn nhân và gia đình gồm 66 điều viết về nó rất chi tiết về thoái hôn, ly hôn, vợ cả vợ lẽ, vợ kế, nàng hầu, con nuôi kế thừa tài sản cha mẹ, dì chú, truất quyền thừa hưởng gia tài ....Tất cả đều đã quy định rất chi tiết với mục đích bảo đảm quyền thừa kế của người con theo đúng vị trí của họ trong quan hệ với người cha. Luật quan tâm bảo đảm đời sống cho những người vợ không có con, dành cho họ những điều kiện sinh sống tối thiếu không bị bạc đãi tước bỏ quyền sống. * Luật xét xử ẩu đả theo tinh thần lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng ... * Luật định mức thù lao cho thầy thuốc chữa các bệnh khác cho người khác và cử thầy thuốc thú y chữa bệnh cho gia cầm. Nếu chữa mắt mù làm hỏng mắt hay chết người dân tự do thì thầy thuốc bị chặt ngón tay. Nếu là nô lệ b́ị chết trong trường hợp tương tự thì thầy thuốc phải đền một nô lệ. * Luật thù lao và xét xử kiến trúc sư xây nhà và thợ đóng thuyền * Luật về thuê mướn thuyền, trâu, nhân công được chia làm 41 điều. Quy định rõ tiền thuê mướn * Luật về mua nô lệ mà sinh ra tố tụng. Trên cơ sở sự tóm tắt đó ta có thể nhận định: Bộ luật Hammurabi đã quán xuyến các mối quan hệ kinh tế, chính trị xã hội, các vấn đề tư hữu tài sản, kế thừa, di chúc cho vay mướn mua bán thuê nhân công, mua bán nô lệ ...Rất chi tiết! Luật phân biệt mức trừng phạt cũng như thù lao thao đẳng cấp. Việc buôn bán thuê mướn đều có khế ước. Cấu trúc luật khá đặc sắc. Bắt đầu bằng tư cách nguyên các, tiếp tục tư cách quan toà, sau đó mới là bị cáo. Bộ luật phân biệt các đẳng cấp trong xã hội trên cơ sở định hướng hình phạt. Các tội danh phản ánh bộ mặt xã hội nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại. Phát triển diều đáng lưu ý là hoạt động thuê mướn, vay tiền ...Chiếm 1/5, bộ luật tập trung giải quyết vấn đề như quyền sở hữu; Quan hệ hôn nhân và gia đình ....Như vậy, Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đã đạt được nhứng thành tựu rực rỡ về văn hoá. Những thành tựu văn hoá ấy ,nhất là về các mặt chữ viết, văn học, toán học, thiên văn học đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn minh khu vực và thế giới. Qua bộ luật Hammurabi ta sẽ cùng nhau đánh giá một cách chân thực về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Lưỡng Hà. Tình hình kinh tế Lưỡng Hà là miền giữa hai sông, là vùng đất phì nhiêu thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Hai con sông đó là Tigrơ ở phía Đông và Ơphrát ở phía Tây , Tigrơ là con đường giao thông rất quan trọng ở Lưỡng Hà ,nối Hắc Hải với vịnh Batư , nối Địa Trung Hải với Phương Đông ....Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi đó và hàng loạt những diều luật có liên quan ta có thể kết luận rằng: Lưỡng Hà là một quốc gia cổ đại tiểu biểu và đặc trưng cho nền kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp . Về nông nghiệp: Khai thác sự phì nhiêu của đất đai để trồng trọt các loại như: Lúa mì, lúa mạch, đậu, vừng ...Phát triển trồng trọt như một mục tiêu cao cả cho sự tồn tại của chính cuộc sống của họ . Tại quốc gia này , người dân cúng đã biết dùng trâu , bò để cày ruộng . Vào khoảng thế kỷ V, VI TCN con người cũng đã biết xây dựng hệ thống thuỷ nông nhân tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm đạt năng suất thật cao. Xuất phát từ nhu cầu cần sức kéo trong trồng trọt mà nghề chăn nuôi cũng được phát triển mạnh_ Đây như một sự nảy sinh tất yếu trong lao động . Và điều này qua Hammurabi chúng ta cũng có thể nhìn nhận rất rõ . Rất nhiều ...Rất nhiều điều luật quy định về việc thuê mướn ruộng đất cũng như trâu bò để đáp ứng nhu cầu lao động của họ.Ta có thể minh chứng điều này qua điều luật 41: “ Dân tự do dùng tài sản của mình đổi lấy ruộng vườn nhà cửa của Rêdum bảium hoặc người nộp cống vẫn có thể trở về ruộng vườn nhà cửa của mình và có thể lấy lại số tiền phụ thêm của mình”. Bên cạnh những quyền lợi mà họ có thể có thì bộ luật Hammurabi còn quy định những nghĩa vụ mà họ phải làm cũng như những trách nhiệm mà họ phải hoàn thành , điều luật 43 có thể cho ta thấy rõ về điều ấy : “ Nếu không cày cấy mà để ruộng bỏ hoang thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng” . Ta nhận thấy : Nông nghiệp luôn là một ngành chủ đạo , là một ngành khởi điểm cho một nền kinh tế thời cổ đại trên nền tảng của những điều kiện thuận lợi cho trước . Lưỡng Hà là một đất nước cuả vô vàn những điều kiện thuận lợi như thế !Chẳng nhứng thế mà trên đất nước này đã có được một nền nông nghiệp phát triển vững mạnh . Chỉ cần nhìn vào bộ luật Hammurabi ta cũng đã thấy hàng loạt những điều luật quy định về sản xuất nông nghiệp. Có nến kinh tế thì mới có thể có rất nhiều điều luật đề cập đến nó , với hy vọng sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa nến sản xuất này . Điều luật 53 : “ Nếu dân tự do lười biếng không chịu củng cố đê đập bên ruộng của mình , do đó đê đập bị vỡ , nước ngập ruộng đất , cày cấy thì người dân tự do có đê đập bị vỡ đó phải bồi thường số hoa màu đó đã bị thiệt hại” Về thương nghiệp : Ra đời và phát triển rất sớm đặc biệt từ thời Babylon cổ trở về sau. Do đặc trưng của địa hình là địa hình mở , bằng phẳng lại có hai con sông_Là điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán .....Tất cả những điều kiện đó đã thúc đẩy cho một ngành htương nghiệp phát triển mạnh . Thời kỳ này Babylon đã trở thành trung tâm của Lưỡng hà và Trung Cận Đông . Tiểu thủ công nghiệp đặc biệt phát triển rất mạnh, người Babylon đã trưng dụng nó làm các mặt hàng để trao đổi buôn bán với bên ngoài. Qua quá trình trao đổi và buôn bán ấy người Lưỡng Hà sẽ có thể bù đắp lại được sự thiếu thốn về mặt nguyên liệu. Cùng với sự phát triển của thương nghiệp thì các hình thức trao đổi cũng ra đời. Điều luật 51 cho ta thấy: “ Nếu người này không có bạc để trả thì có thể dùng thóc hoặc vừng căn cứ theo giá quy định của nhà vua nộp cho tamca để trả số bạc đã vay và lợi tức” Bên cạnh những hình thức trao đổi gián tiếp bằng sản vật thì trong nền văn minh Lưỡng Hà cũng đã xuất hiện hình thức trao đổi bằng tiền tệ. Sự ra đời của một cái mới bao giờ cũng kéo theo rất nhiều sự thay đổi khác, điển hình như sự xuất hiện giai cấp trong xã hội. Đương nhiên xã hội có kinh tế phát triển thì không có lý do gì mà giai cấp lại không hình thành bởi một lý do rất đơn giản - Vì nó là một điều tất yếu. Tình hình chính trị Hammurabi - Kẻ chăn dắt dân do thần Enlin chỉ định, kẻ làm nên sự phồn vinh và giầu có, làm nên tất cả cho thành phố Nippua, làm cho trời đất điều hoà, và trở thành kẻ bảo hộ của đền Êcua quang vinh và quan trọng hơn, ông đã là vua thống nhất toàn bộ vùng Lưỡng Hà, xây dựng một nhà nước chuyên chế tập quyền TW, mọi quyền lực thống nhất trong tay nhà vua: “ Trẫm - vị vua hợp pháp đầy sức mạnh trung thành với thần Samát, đã từng củng cố nền móng của thành Xippa, làm cho mộ của Aii lại xanh đỏ, lại còn xây dựng đền Ebảa làm cho đền này giống như cung điện nhà trời”. Để khẳng định quyền lực và uy tín của mình Hammurabi đã cho ban hành bộ luật mang chính tên mình với 282 điều triển khai trên mọi mặt của đời sống. Đây được đánh giá là một trong những bộ luật hoàn thiện nhất của thời cổ đại. Đây là pháp luật do vua Hammurabi bách thắng đặt ra để đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ .Để cho con người không hà hiếp kẻ yếu, để cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babylon, để cho toà án trong nước tiện việc xét xử, để cho việc tuyên án trong nước tiện việc quyết định , cho những kẻ bị thiệt thòi được trình ày chính nghĩa, trẫm khắ những lời vàng ngọc cua trẫm lên cột đá của trẫm trước bức tượng của trẫm cũng tức là bức tượng của một vị vua công bằng. Nhà nước phát triển theo pháp luật đó là một niềm tin vững chắc cho một vương quốc phát triển bền vững. Bộ luật Hammurabi ra đời, đó có thể coi nhơ một kỳ công của nhân loại được không? Và như vậy Lưỡng Hà đã tồn tại, có chính trị, có vua, có luật pháp, có một nền kinh tế vững chắc, nhưng hiện tại xã hội của đất nước này đang tồn tại như thế nào? Tồn tại ra sao? Tình Hình Xã Hội Ngay từ khi ra đời, Hammurabi đã xác định đưa Lưỡng Hà đi theo chế độ quân chủ chuyên chế. Bộ máy nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ thời Babylon cổ theo nguyên tắc tập quyền chuyên chế. Trên cơ sở phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, mang mầu sắc của nền kinh tế hàng hoá. Nhà nước đã ban hành luật pháp để thể chế hoá các mối quan hệ xã hội nhằm ổn định chính trị. Luật pháp ra đời trong một đất nước phức tạp như thế này là một điều rất đúng đắn. Bộ luật Hammurabi đã đề cập đến hầu như tất cả mọi khía cạnh của đời sống xã hội: Luật hôn nhân và gia đình cũng là một vấn đề được nói khá nhiều trong bộ luật này, điều 128 đã nói rõ: “ Nếu dân tự do cưới vợ mà không làm giấy tờ thì người phụ nữ đó không phải là vợ của y”. Và còn rất nhiều các điều luật khác cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề xã hội này: Điều luật 129, điều 130, điều 133, điều 134, 135, 137.... Bên cạnh quan hệ hôn nhân gia đình, ta còn có thể nhận thấy quan hệ cha con cũng đợc nhắc đến trong bộ luật này, tiêu biểu như điều luật: “ Nếu người vợ chính thức của dân tự do sinh con cái cho y, nữ nô lệ của y cũng sinh con cái cho y, và khi người cha đang sống nói những đứa con của người nô lệ là con tôi, coi những đứa con đó ngang hàng với những đứa con của người vợ chính thức thí sau khi người cha chết, những đứa con của người vợ chính thức và những đứa xon của người nữ nô lệ phải cùng nhau chia đều gia tài của cha. Khi chia tài sản, con của người vợ chính thức được ưu tiên chon phần của mình” Xã hội Lưỡng Hà thời đó không còn là một xã hội đơn giản nữa, mà nó đã có sự phát triển kinh tế, có sự phân chia giầu nghèo. Nhìn từ góc độ của bộ luật Hammurabi ta cũng có thể thấy được sự phức tạp ấy! Rất nhiều vấn đề được nói đến , dường như ta thấy hội tụ đầy đủ mọi vấn đề tồn tại trong xã hội , kể cả những luật dành cho những thành phần trộm cắp như điều luật 6: “ Nếu dân tự do ăn trộm tài sản của thần hoặc của cung đình sẽ bị xử tử, kẻ nhận tang vật của người ăn trộm cũng bị tử hình” Ta hoàn toàn thừa nhận những điều tiến bộ, những sự đầy đủ và đúng đắn của bộ luật Hammurabi, nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận đi những nhược điểm của nó. Trước hết ta nhận thấy rằng: Bộ luật còn nhiều chỗ quá rườm rà , dài dòng. Ví dụ chỉ đơn cử như khi nói về một vấn đề hôn nhân gia đình thì phải có đến hơn 30 điều luật nói về vấn đề này. Mặt khác còn có những diều luật không thuyết phục cho lắm: “ Nếu chữa mắt mù thành mắt hỏng hay chết người thì thầy thuốc bị chặt ngón tay. Nếu là người nô lệ bị chết trong trường hợp tương tự thì thầy thuốc phải đền một nô lệ” ....Qua bộ luật này, ta còn nhận thấy một sự phân chia giai cấp một cách rõ rệt. Sẽ có những phần điều luật dành riêng cho người dân thường, và dĩ nhiên những người nô lệ họ sẽ có những phần luật chỉ để áp dụng cho riêng họ. Trong mọi thời đại và mọi nền văn minh, bên cạnh những thành tựu rực rỡ mà nhân loại đạt được không thể không có những hạn chế và thiếu sót. Điều quan trọng không phải là việc ngồi liệt kê những thiếu sót và hạn chế đó, mà cần thiết hơn cả là việc tìm kiếm xem nhân loại của những bước đi sau này đã khắc phục chúng như thế nào? Để qua đó ta có thể tự tin mà khẳng định rằng: Nhân loại trên thế giới ngày càng văn minh và tiến bộ hơn...