Tổng quan về quyền chọn (Bài 2)

Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàngđầu tư, công ty chứng khoán Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau: Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chínhvà phi tài chính hay những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất và có những lo ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ. Thông thường,họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biền động của giá cả, tỉ giá, lãi suất Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá cả, lãi suất cố định.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về quyền chọn (Bài 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về quyền chọn (Bài 2) Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Sau khi xem xét khái niệm và các đặc tính để phân loại quyền chọn. Ta hãy tìm hiểu các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn cũng như tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn. 3. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau: Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ. Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biền động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá cả, lãi suất cố định. Các nhà đầu tư, đầu cơ: Là các cá nhân, các tổ chức tài chính và phi tài chính, tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ vào sự chênh lệch tỉ giá, giá cả, lãi suất … họ thường dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự đoán về xu hướng tỉ giá, giá cả, lãi suất …Từ đó, thực hiện mua bán các quyền chọn thích hợp để thu lợi nhuận. Các tổ chức tài chính trung gian: Bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Ngoài mục đích tham gia vào thị trường cũng với tư cách là các nhà đầu tư hoặc những người có nhu cầu về bảo hiểm rủi ro. Ở các nước phát triển, nơi mà các giao dịch quyền chọn hầu như chỉ diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, với tư cách là các thành viên của sở giao dịch quyền chọn, họ đóng vai trò như một nhà môi giới các giao dịch quyền chọn trên thị trường, chỉ một số ít các tổ chức tài chính lớn như các tập đoàn tài chính khổng lồ mới có khả năng tự đứng ra phát hành quyền chọn cho thị trường. Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn tập trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn khi có nhu cầu từ khách hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài chính cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho khách hàng từ các nhà phát hành quyền chọn chính thức ở trong nước và nước ngoài để thu một khoản phí dịch vụ. 4. Tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn Thị trường quyền chọn rất đa dạng, phong phú do các tài sản cơ sở của chúng rất đa dạng. Do phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu về quyền chọn ngoại tệ và quyền cổ phiếu nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích tầm quan trọng của hai loại quyền chọn này, đặc biệt là trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. a. Đối với doanh nghiệp: Quyền chọn như công cụ để quản trị rủi ro do nó có thể có mức tỉ giá, giá cả, lãi suất ở một mức cố định phù hợp với mỗi nhà đầu tư, là công cụ để phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư. Các cá nhân hay tổ chức với mức ngại rủi ro cao, có thể sử dụng options để chuyển phần lớn rủi ro này tới các nhà đầu cơ. Mỗi một biến động hay thay đổi của giá cả, tỉ giá, lãi suất đều sẽ gây ra các biến động cho chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra của doanh nghiệp, gây ra nhiều khó khăn cho việc hoạch định các dòng tiền ra vào doanh nghiệp, do sự không chắc chắn về giá cả, tỉ giá, lãi suất trong tương lai, tạo ra nhiều rủi ro cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chúng biến động theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam, việc quản trị rủi ro dù đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến, nhưng hầu như các doanh nghiệp vẫn chưa quy định nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho những người đứng đầu doanh nghiệp khi những thiệt hại, hậu quả xảy đến cho doanh nghiệp hoặc chỉ xử lý chung chung, khiến nhiều vị đứng đầu doanh nghiệp sao nhãng vấn đề quản trị rủi ro cho tổ chức của mình, điều này sẽ càng trở nên nguy hại khi nước ta đã gia nhập WTO, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp thiếu hoặc có hệ thống quản lý rủi ro lỏng lẻo sẽ như là một anh lính ra ngoài trận mạc mà không có một tấm áo giáp bảo vệ hay mang trên mình tấm áo giáp rách rưới, mỏng manh, rất dễ dẫn đến tử trận trước những anh lính hùng mạnh với tấm áo giáp dày khác. Ở các nước, quản trị rủi ro là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cho sự sinh tồn, phát triển của doanh nghiệp, và trách nhiệm, uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp thường gắn với khả năng quản trị rủi ro của anh ta. Nhưng đặt vấn đề ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam muốn quản trị, kiểm soát rủi ro thì họ phải thực hiện như thế nào, đâu là các công cụ, phương tiện để họ thực hiện điều đó khi nền kinh tế, tài chính Việt Nam còn non kém, nhận thức của các doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều hạn chế. Do đó, việc thành lập và phát triển của thị trường options sẽ giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thêm một phương thức, công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược quản trị rủi ro của mình, giúp cố định được các chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra, đảm bảo sự ổn định, dễ dàng cho việc dự báo, tính toán các dòng tiền ra vào của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc lên kế hoạch, hoạch định các dự án kinh doanh dễ dàng hơn, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp. b. Đối với nhà đầu tư (các cá nhân và tổ chức) Sử dụng quyền chọn như công cụ bảo hiểm: Hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như một công cụ bảo hiểm hiệu quả đối với các rủi ro do sự biến động của tỉ giá, giá cả cổ phiếu. Trên thị trường ngoại hối: Đối với các nhà xuất nhập khẩu, một trong những điều làm họ lo lắng nhất là sự biến động của tỉ giá. Nếu tỉ giá biến động theo hướng có lợi cho họ thì không nói gì, nhưng thử đặt điều kiện ngược lại, nếu tỉ giá biến động theo hướng bất lợi cho họ thì sao? Đôi khi những thiệt hại về tỉ giá khó mà ước lượng một cách chính xác được, và nó cũng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ước lượng dòng tiền, lợi nhuận để có biện pháp ứng phó thích hợp hoặc để dễ dàng cho việc ra các quyết định kinh doanh. Trong thời gian vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam gặp phải khó khăn rất lớn do sự biến động tỷ giá đồng USD/VNĐ, việc tăng giảm đột ngột của USD đã gây không ít khó khăn cho các nhà xuất nhập khẩu, giá USD có lúc lên trên 18.000VNĐ/USD, thậm chí là 19.000VNĐ/USD, lúc lại sụt giảm mạnh xuống dưới 16.500VNĐ/USD. Một số doanh nghiệp xuất khẩu rất hạn chế trong việc xuất khẩu do sợ đồng USD tiếp tục mất giá gây nguy cơ thua lỗ, phá sản. Ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu lại lo ngại tỉ giá USD/VNĐ gia tăng, làm đội chi phí nhập khẩu của họ. Với các tác động nhiều phía từ tình hình thế giới cũng như trong nước, rất khó để ước lượng được tỉ giá sẽ diễn biến như thế nào, và các biến động về tỉ giá sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có thể làm đảo lộn mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh nhiệp phải làm thế nào để ứng phó với những nguy cơ, rủi ro này? Trên thị trường chứng khoán Tương tự như thế, kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố ra đời vào ngày 20-7-2000 (hiện nay là HOSE), hoạt động của thị trường chứng khoán trở nên sôi động và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đặc biệt là quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành thuận lợi hơn như Vietcombank, Bảo Việt, Sabeco…. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 8 năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những dấu hiệu hết sức lo ngại, chỉ số VN-Index sau một thời gian tăng nhanh, tăng nóng đến mức đỉnh trên 1100 điểm, thị trường đã liên tục giảm khá sâu ngoài dự tính của tất cả mọi người, kể cả các chuyên gia trong ngành, dù đã phục hồi phần nào trong thời gian gần đây, nhưng chỉ còn xấp xỉ quanh ngưỡng 300 điểm (giảm gần 80% giá trị). Do bị tác động của những khó khăn trong nước giai đoạn quí nửa đầu năm 2008 và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những cổ phiếu chủ chốt của thị trường như FPT, REE, SSI, STB … có thời điểm giá lần lượt lên tới 600.000, 280.000, 200.000, 80.000 đồng/CP thì nay chỉ còn có giá khoảng 50.000, 22.000, 30.000, 19.000 đồng/CP. Trong thời kì ảm đạm đó, các nhà đầu tư thua lỗ nặng, kể cả các quĩ đầu tư nước ngoài có vốn lớn, có kinh nghiệm đầu tư lâu năm, cầu chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường trở nên èo uột, buồn tẻ… Vậy giải pháp cho vấn đề này như thế nào? Có biện pháp gì để bảo vệ nhà đầu tư khi giá chứng khoán liên tục giảm hoặc giảm đột biến như thời gian vừa qua. Thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ nặng trong thời gian qua, nhất là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ ít vốn, phải cầm cố tài sản, phải đi vay và thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư. Biểu đồ giao dịch trên thị trường cho thấy, khi giá cổ phiếu ở đỉnh cao nhất, đó là lúc có nhiều người mua vào nhất. Khi thị trường đi xuống mạnh, họ đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn, và phải bán tháo hàng loạt, làm thị trường xuống dốc lại càng xuống dốc hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là liệu có biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận, bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư khi thị trường suy giảm mạnh? Như vậy, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường chứng khoán có thể suy giảm, tỉ giá biến động khó lường, thị trường nhà đất đang chững lại do sự xiết chặt quản lý của nhà nước. Song song đó, nền kinh tế đang bị sức ép bởi lạm phát tăng cao nhất trong những năm qua, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng mạnh, giá dầu thô tăng cao, đồng thời bị tác động bởi sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ… đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng, TCTD, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng chứng khoán phái sinh vào giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, tiền tệ, hàng hóa …. đặc biệt là nghiên cứu phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ và áp dụng quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam sẽ làm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính cho thị trường. Mặt khác, nó còn tạo ra công cụ để bảo vệ nhà đầu tư, các nhà xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp…trước những rủi ro của sự biến động về giá cả, lãi suất, tỉ giá thị trường. Sử dụng quyền chọn như một công cụ đầu tư Thị trường của các hàng hóa cơ sở thì biến động từng ngày, từng giờ. Với chức năng cố định giá của mình, hợp đồng quyền chọn có thể được các nhà đầu cơ sử dụng cho trong việc kinh doanh chênh lệch giá của mình. Với khả năng chịu rủi ro cao, và khả năng phân tích, dự báo tốt, các nhà đầu cơ có thể sử dụng công cụ options để mua một hàng hóa cơ sở (ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…) ở mức giá các cố định nào đó (thấp hơn giá cùa hàng hóa đó ở thị trường giao ngay), rồi đem chúng ra bán lại ở thị trường giao ngay với mức giá cao hơn theo dự đoán của mình. Hoặc ngược lại, mua hàng hóa ở thị trường giao ngay ở mức giá thấp hơn theo dự đoán, rồi đem chúng bán lại ở một mức giá cố định cao hơn so với thị trường giao ngay trong hợp đồng quyền chọn, giúp thu lợi nhuận từ sự chênh lệch tỉ giá, giá cổ phiếu. Việc kinh doanh chênh lệch giá này chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đây chính là lực lượng đông đảo tham gia các giao dịch options ở các nước, giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường options cũng như các thị trường tài sản cơ sở như thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. Việt Nam dù còn là một nước đang phát triển với thu nhập thấp, nhưng số vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhìn chung vẫn còn khá cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…Dưới áp lực của lạm phát, sự hao hụt của số vốn này sẽ rất nhanh, gây mất mát cho người giữ chúng, việc tìm một kênh đầu tư để duy trì và phát triển khối tài sản này là điều tất yếu. Hiện ở Việt Nam, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, gửi ngân hàng…là các kênh đầu tư chính, nhưng do mới hình thành, phát triển và một số hạn chế, khi các thị trường này đi xuống như thời gian gần đây, thì sự mất mát tài sản của các nhà đầu tư càng diễn ra nhanh hơn. Thị trường options với đặc trưng là một thị trường phát sinh dựa trên các thị trường cơ sở như thị trường ngoại hối, chứng khoán… sẽ là một kênh đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận mới, ngay cả khi các thị trường cơ sở này sụt giảm. Nó sẽ là một sân chơi mới cho các nhà đầu tư với các đặc tính phức tạp cao hơn, rủi ro nhiều hơn nhưng trình độ sẽ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn, giúp tăng khả năng, trình độ các nhà đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường so với chính bản thân họ và với nhà đầu tư các nước có thị trường tài chính phát triển hơn. c. Đối với nền kinh tế Dưới góc độ vĩ mô, sự hình thành và phát triển các giao dịch quyền chọn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay: Sự hình thành và phát triển giao dịch quyền chọn góp phần hoàn thiện hơn thị trường phái sinh nói chung, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển hiệu quả, ổn định của thị trường các tài sản cơ sở (đặc biệt là thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán) cũng như thị trường tài chính, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững do đã phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả do các biến động thị trường gây ra. Giao dịch quyền chọn phát triển đồng nghĩa với việc nền kinh tế có một công cụ hữu hiệu để bảo hiểm tỉ giá, giá cả, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Quá trình này gắn liền với sự tin tưởng, với niềm tin của các nhà đầu tư về mức độ phòng ngừa rủi ro để nhà đầu tư bảo toàn đồng vốn, lợi nhuận của mình, cũng như chủ động trong các kế hoạch đầu tư kinh doanh tại nước sở tại. Tương tự như thế, thị trường options với chức năng của một công cụ phòng ngừa rủi ro và đầu tư sẽ có tác dụng thu hút thêm một lượng vốn nhàn rỗi trong dân chúng Việt Nam, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, cả trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế. Nó sẽ thúc đẩy, khuyến khích tâm lý đầu tư trong dân chúng, giúp cho nguồn vốn được khơi thông, chảy vào những khu vực có ích. Tóm lại, việc hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn sẽ làm cho giá cả phản ánh đúng cung cầu thị trường hơn, đồng thời các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư có thêm các công cụ để phòng ngừa rủi ro và đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý cũng như tạo thêm một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Do đó, các giao dịch trên các thị trường tài sản cơ sở sẽ được thực hiện nhiều hơn với giá trị cao hơn. Từ đó giảm tính đơn điệu của các thị trường tài sản cơ sở cũng như thị trường tài chính Việt Nam, giúp cho chúng hoạt động ngày một chuyên nghiệp hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Jeff Madura (năm 2006), “International Financial Management”, biên tập lần thứ 8, NXB Thomson South-Western. 2. John C.Hull (2003), Fundamental of Futures and Options, NXB Prenctice Hall. 3. David A.Dubofsky &Thomas W.Miller,Jr (2003), Derivaties-valuation and risk management”, NXB Oxford University Press. 4. TS Nguyễn Ninh Kiều (1998), “Thị trường ngoại hối”, NXB Tài chính. 5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, NXB Văn hóa-Thông tin. 6. Trần Thị Phương Dung, Đại học Ngoại Thương (2008), Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại Việt Nam (2008-2020), nghiên cứu điển hình tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)”. 7. TS. Nguyễn Ninh Kiều (2006), công trình nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện các giải pháp phòng nghừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. 8. TS.Đào Lê Minh (chủ biên) (2008), “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, NXB Chính Trị Quốc Gia. 9. ThS.Phạm Thị Hoàng Anh, “Rủi ro của các nghiệp vụ tài chính phái sinh trog hoạt động kinh doanh của NHTM”, Tạp chí ngân hàng, số 22/2007, trang 50-53, 64. 10. Việt Bảo, “Phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 22/2007, trang 37-39. 11. Lê Thị Đào Anh, “Sử dụng hợp đồn quyền chọn”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 5/2005, trang 23-25. 12. TS.Trần Quốc Tuấn (2008), “Cần hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay”. 13. NHNN, công văn số 135/NHNN-QLNH ngày 29-32006 về việc thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ/VNĐ tại Eximbank. 14. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Công văn số 1650/UBCK-PTTT về việc điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. 15. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2-8-2007), quyết định số 128/2007/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt Đề án phát triển thị trường Vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" theo đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 22/TTr-BTC ngày 28/3/2007. 16. Sử dụng Hợp Đồng Quyền Chọn với kinh doanh ngoại tệ
Tài liệu liên quan