Vận dụng dự án vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nội dung “Soạn thảo văn bản” cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông

Tóm tắt. Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đã và đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên với sự chặt chẽ về thời lượng lên lớp theo phân phối chương trình, các giáo viên vẫn gặp khó khăn trong việc kết hợp dự án (phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh) với các tiết dạy để cung cấp kiến thức. Bài báo này giới thiệu một ví dụ về dự án để dạy học nội dung phần “Soạn thảo văn bản” chương trình Sách giáo khoa Tin học 10 Trung học phổ thông, cũng như dựa vào kết quả thu được của dự án để đề xuất một số câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh theo cách hỏi của chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dự án vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực nội dung “Soạn thảo văn bản” cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 170-179 This paper is available online at VẬN DỤNG DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NỘI DUNG “SOẠN THẢO VĂN BẢN” CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Kiều Phương Thùy Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đã và đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên với sự chặt chẽ về thời lượng lên lớp theo phân phối chương trình, các giáo viên vẫn gặp khó khăn trong việc kết hợp dự án (phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh) với các tiết dạy để cung cấp kiến thức. Bài báo này giới thiệu một ví dụ về dự án để dạy học nội dung phần “Soạn thảo văn bản” chương trình Sách giáo khoa Tin học 10 Trung học phổ thông, cũng như dựa vào kết quả thu được của dự án để đề xuất một số câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh theo cách hỏi của chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA. Từ khóa: Dạy học theo dự án, phát triển năng lực, PISA, soạn thảo văn bản, Tin học 10. 1. Mở đầu Với chủ trương thay đổi căn bản và toàn diện Giáo dục từ năm 2015 từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực, việc dạy, học và kiểm tra đánh giá cũng sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với chủ trương đó. Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực sẽ là hướng đi được các nhà Giáo dục Việt Nam lựa chọn và áp dụng trong chương trình phổ thông. Phương pháp dạy học theo dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh (HS) một cách hiệu quả. Một trong những ưu điểm nổi bật của DHDA là giáo viên (GV) hay HS có thể đề xuất những dự án với nội dung được thay đổi liên tục, cập nhật với thời đại và có tính sáng tạo cao. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của cả GV và HS [4]. Đặc biệt với thời lượng ít ỏi của môn học Tin học, việc thực hiện DHDA gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm tra đánh giá kết quả của dự án cũng còn nhiều vấn đề như: làm sao để đánh giá chính xác năng lực của từng thành viên trong một nhóm học tập hay sự vận dụng kiến thức, kĩ năng được học của HS trong việc giải quyết các vấn đề thực tế sẽ được đánh giá như thế nào? Từ những băn khoăn trên chúng tôi lựa chọn cách sử dụng dự án như là mục tiêu cần đạt tới để cung cấp các kiến thức cho HS theo phân phối chương trình. Và việc đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ dựa trên kết quả của dự án mà còn dựa vào bài kiểm tra được xây dựng dưới dạng các bộ câu hỏi đánh giá năng lực theo mô hình của PISA. Tác giả liên lạc: Kiều Phương Thùy, e-mail: thuykp@hnue.edu.vn 170 Vận dụng dự án vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển... Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo đã và đang được Bộ Giáo dục đào tạo đưa vào thí điểm kiểm tra đánh giá năng lực học sinh để đáp ứng những thay đổi trên. Tin học là môn học được chủ trương chú trọng trong tiến trình đổi mới theo hướng tích hợp với các môn khoa học khác. Chương trình Tin học lớp 10 tập trung vào chương 3: Soạn thảo văn bản là phần nội dung chú trọng nhiều tới các thao tác, các kĩ năng thực hành cũng như liên quan mật thiết tới đời sống hàng ngày hay các môn học khác. Bài viết này tập trung vào việc đưa ra ví dụ về dự án, đề xuất cách sử dụng dự án như là mục tiêu cần đạt của môn học và phân tích một vài câu hỏi trong bộ câu hỏi phần Soạn thảo văn bản để bồi dưỡng các năng lực chung và năng lực riêng biệt khi học môn học này cho HS phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm dạy học theo dự án Theo John R.Mergendoller [4] thì: “Dạy học theo dự án là một mô hình tổ chức học tập xung quanh những dự án. Mỗi dự án thường có những nhiệm vụ phức tạp, dựa trên những câu hỏi hay những vấn đề đầy thử thách, đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu sâu sắc bài toán hay vấn đề đặt ra, tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát, và tìm cách giải quyết vấn đề; nó cung cấp cho học sinh cơ hội để làm việc tương đối chủ động trong một khoảng thời gian mở và kết quả cuối cùng là tạo ra các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình trước lớp học hay một cộng đồng nào đó”. Nói cách khác, phương pháp DHDA là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó HS đóng vai trò trung tâm trong việc cùng phối hợp để thực hiện một dự án để tìm hiểu giải quyết những nhiệm vụ phức tạp được đặt ra, sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có hay tìm hiểu từ thực tế đời sống. Thông qua việc thực hiện dự án, HS lĩnh hội được nội dung kiến thức yêu cầu, hình thành và củng cố thêm nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, tư duy độc lập và phản biện,... 2.2. Khái niệm năng lực Năng lực là “những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội. . . và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” (Franz E. Weinert, 2001) [3] Có hai loại năng lực cần được rèn luyện cho HS là năng lực chung gồm có năng lực làm chủ và phát triển bản thân (tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí); năng lực quan hệ xã hội (giao tiếp và hợp tác) và năng lực công cụ (sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán). Năng lực này yêu cầu tất cả các môn học đều phải có được. Loại thứ hai là năng lực chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực hoặc môn học cụ thể. 2.3. Ví dụ về dự án để dạy học phần Soạn thảo văn bản – Tin học lớp 10 Nội dung của chương III – Soạn thảo văn bản bao gồm [2,5]: - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản. - Bài 15: Làm quen với Microsoft Word. Bài tập và thực hành 6: Làm quen với Word. - Bài 16: Định dạng văn bản. 171 Kiều Phương Thùy Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản. - Bài 17: Một số chức năng khác. - Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo. Bài tập và thực hành 8: Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo văn bản. - Bài 19: Tạo và làm việc với bảng. Bài tập và thực hành 9: Bài tập và thực hành tổng hợp. Bài đọc thêm 5: Chèn kí hiệu và hình ảnh. Một số nội dung cụ thể cần nhấn mạnh trong dạy học: + Vấn đề định dạng văn bản + Vấn đề về văn bản dạng bảng + Vấn đề về chèn kí hiệu và hình ảnh Một ví dụ về dự án học tập: 1. Tên dự án: “Biển đảo quê hương” 2. Mục tiêu của dự án + HS tìm hiểu về những nét đẹp của biển đảo quê hương cũng như những vấn đề về lịch sử hay vấn đề thời sự liên quan (chủ quyền biển đảo, những tranh chấp trong lịch sử và hiện nay), các thông tin về vị trí địa lí, khí hậu, đặc sản. . . + HS ứng dụng các kiến thức chương III về soạn thảo văn bản để thiết kế một tập san giới thiệu về các thông tin mà HS đã tìm hiểu được. + Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word và các công cụ soạn thảo văn bản. 3. Sản phẩm của dự án “Tập san” bao gồm 5 - 10 trang văn bản, với nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, sản phẩm mang tính thẩm mĩ cao, khuyến khích tính sáng tạo của học sinh,. . . 4. Chủ thể trong dự án: HS đóng vai trò là biên tập viên. 5. Khách thể trong dự án: biên tập một tập san với nội dung liên quan đến tình hình biển đảo Việt Nam xưa và nay. 6. Nhiệm vụ các nhóm phải hoàn thành (tổng thời gian thực hiện dự án là 10 tuần – 20 tiết) + Tuần 1 - 2: Thu thập được các thông tin liên quan đến nội dung trình bày và làm quen với hệ soạn thảo văn bản. + Tuần 3 - 4: Định dạng được nội dung đã trình bày theo bố cục mà học sinh đã thiết kế. + Tuần 5 - 6: Căn chỉnh trang văn bản cần trình bày trong tập san, thiết lập các bảng biểu cần dùng trong “Tập san”. + Tuần 7 - 8: Hoàn thiện và trang trí các trang văn bản trong tập san theo ý tưởng sáng tạo của từng nhóm. + Tuần 9 - 10: Báo cáo kết quả sản phẩm của dự án và làm bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập nội dung này. 172 Vận dụng dự án vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển... 2.4. Phối hợp dự án và dạy học theo quan điểm hoạt động trong dạy học – gợi động cơ hướng đích Với mỗi tiết học, GV cần dành thời gian để trang bị kiến thức và kĩ năng cho HS nhằm hướng tới việc hoàn thiện sản phẩm của dự án. Ví dụ trong tiết học về định dạng văn bản, HS đã có trong tay những văn bản “thô” sau tiết học thu thập các thông tin cần thiết về nội dung của tập san. GV sẽ sử dụng thông tin thô của một nhóm bất kì trong lớp, đưa ra văn bản mẫu cần hướng tới và hướng dẫn HS cách thức để đạt được văn bản mẫu đó như định dạng font chữ, cỡ chữ, in đậm với các từ khóa quan trọng, căn lề đều hai bên cho văn bản, chia cột dạng báo hay viết chữ hoa lớn đầu đoạn văn bản. Trên cơ sở bài mẫu như vậy, HS được quyền chủ động sáng tạo trong việc biến hóa văn bản của mình, nhưng những quy tắc cơ bản trong soạn thảo văn bản vẫn phải được tuân thủ. Một ví dụ khác về sự cần thiết của bảng biểu, trong phần tập san cần có thông tin thể hiện các con số thống kê về vị trí địa lí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm khí hậu, dân số. . . của vùng biển, đảo được lựa chọn. Để thể hiện các thông tin này, HS cần biết đến bảng biểu cũng như các thao tác với bảng. Như vậy thay vì việc giới thiệu các ví dụ chung chung, không liên quan đến nhau trong các bài dạy lí thuyết hay bám sát các ví dụ trong sách giáo khoa, GV sẽ sử dụng các ví dụ xuyên suốt trong cả quá trình dạy học hướng tới sản phẩm cần đạt được của dự án. 2.5. Sử dụng kết quả của dự án để kiểm tra đánh giá năng lực soạn thảo văn bản của học sinh 2.5.1. Năng lực soạn thảo văn bản Năng lực soạn thảo là năng lực giải quyết vấn đề về soạn thảo văn bản dựa trên máy tính bằng các công cụ soạn thảo. Nó thể hiện sự kết hợp giữa khả năng ghi nhớ và vận dụng, phối hợp hợp lí công cụ soạn thảo để thực hiện thao tác trên máy tính giải quyết yêu cầu về soạn thảo văn bản trong thực tiễn. Trong đó bao gồm: Khả năng hiểu và ghi nhớ các quy tắc gõ tiếng việt, gõ văn bản trong Word, phân biệt các kí tự dòng, đoạn, trang trên máy tính, phân biệt các chức năng con trỏ soạn thảo. Ghi nhớ, phân biệt được chức năng của từng thành phần trên thanh công cụ. Khả năng sử dụng công cụ: Với khả năng này, người soạn thảo ghi nhớ các quy tắc, thao tác trên máy tính và có thể liên hệ, vận dụng để giải quyết những yêu cầu tương tự. Khả năng này đòi hỏi người soạn thảo sử dụng công cụ một cách linh hoạt và sáng tạo, văn bản đã soạn thảo không chỉ đúng các quy tắc, nguyên tắc soạn thảo mà còn được hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất. Ngoài ra khả năng sử dụng công cụ soạn thảo còn được thể hiện như quản lí tệp, thư mục các tệp văn bản, tổ chức lưu trữ dữ liệu trên máy tính 2.5.2. PISA và cấu trúc câu hỏi của PISA Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đã khởi xướng và chuẩn bị PISA (Programme for International Student Assesment) là chương trình đánh giá học sinh quốc tế vào khoảng giữa thập kỉ 90. Đây là cuộc khảo sát với quy mô toàn cầu được tổ chức 3 năm/ lần bắt đầu từ năm 2010 [6]. Câu hỏi của PISA thường là một bài toán (Unit) bao gồm: Tiêu đề, Phần dẫn là thông tin được đưa ra như một ngữ cảnh cho nhiều đối tượng (có thể trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình vẽ, bảng, biểu đồ. . . ) và theo sau đó là một số nhiệm vụ (câu hỏi) được gắn kết với tài liệu 173 Kiều Phương Thùy này. Phần dẫn nên là các ngữ cảnh thực tế phù hợp với học sinh lứa tuổi 15 với thông tin được lấy từ các nguồn tin cậy với những nội dung phong phú, hấp dẫn. Các dạng câu hỏi thường là: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, Câu hỏi Đúng/ sai, Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (ngắn hoặc dài) và Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời (ngắn hoặc dài). Cách cho điểm cũng tùy thuộc vào dạng câu hỏi, thông thường sẽ có ba loại: cho điểm tối đa, cho điểm một phần và không cho điểm. Mỗi loại cho điểm sẽ được đánh kí hiệu bằng mã số, mã số này có thể có một chữ số hoặc hai chữ số tùy theo quy định của tổ chức kiểm tra, đánh giá [5]. 2.5.3. Vận dụng cách ra câu hỏi của Pisa để đánh giá năng lực soạn thảo văn bản của học sinh lớp 10 Trung học phổ thông Từ các kết quả thu được của dự án là các tập san, GV có thể sử dụng các đoạn văn bản đã được HS thực hiện để làm câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực của HS. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về đoạn văn bản về Đảo Trường Sa lớn và một ví dụ về bảng biểu chủ đề Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. VÍ DỤ 1: ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với có cạnh huyền nằm theo hướng đông bắc-tây nam. Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam), đảo này dài 630 m , rộng tối đa 300 m và có diện tích 0,15 km2 (xếp thứ tư trong quần đảo); một số tài liệu nước ngoài cung cấp con số diện tích nhỏ hơn là 0,13 km2. Bề mặt đảo cao khoảng 3,4 đến 5 m so với mực nước biển khi thuỷ triều xuống thấp nhất. vành san hô bao quanh đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống . Thủy triều ở khu vực này tuân theo chế độ nhật triều. Khí hậu ở đảo mang nét đặc trưng của quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và mùa đông ấm. Từ tháng 2 đến tháng 5 là mùa khô; từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau là mùa mưa. Trong mùa khô, nhiệt độ cao được duy trì từ 4 giờ 30 phút đến 19 giờ nhưng sóng yên biển lặng. Vào mùa mưa, nhiệt độ trong ngày thấp hơn nhưng dông bão thường xuyên xảy ra. Đảo Trường Sa có giếng nước lợ có thể dùng để tắm, giặt và tưới cây. Thực vật nơi đây chủ yếu là các cây bàng vuông, muống biển, phi lao, phong ba, xương rồng và một số loài cỏ lau thân mềm, cỏ lá kim nhưng sinh trưởng và phát triển kém do khí hậu khắc nghiệt. Người trên đảo trồng thêm chuối, đu đủ, ớt và nhiều loại rau xanh, rau gia vị. Họ còn nuôi hàng trăm con chó và rất nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan và ngỗng. Câu hỏi 1: ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN Em hãy khoanh tròn một số lỗi sai về quy tắc soạn thảo văn bản trong đoạn văn bản nói trên và phát biểu lại quy tắc đúng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 174 Vận dụng dự án vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển... Mức đầy đủ Mã 2: HS khoanh tròn được tất cả các lỗi sai về soạn thảo như cách đặt dấu chấm (.), dấu phẩy (,) ở đoạn văn bản đầu tiên, và không viết hoa sau dấu chấm câu chữ v (vành san hô) và phát biểu được quy tắc soạn thảo văn bản đúng theo lí thuyết đã học. Mức không đầy đủ Mã 1: HS có khoanh được một vài lỗi sai, hoặc có khoanh đầy đủ các lỗi sai nhưng giải thích không đầy đủ về quy tắc soạn thảo văn bản đã học. Mức không tính điểm Mã 9: HS hầu như không khoanh được các lỗi, phát biểu quy tắc sai hoặc không có câu trả lời. (Mục đích của câu hỏi là rèn luyện cho HS khả năng hiểu và ghi nhớ các kĩ năng soạn thảo văn bản). Câu hỏi 2: ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN Bảng biểu dưới đây liệt kê tất cả các thao tác định dạng văn bản có trong đoạn văn bản trên. Em hãy xác định các thao tác đó là đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. TT Thao tác Đánh giáĐúng Sai Sửa lại 1 Căn lề trái văn bản 2 Chèn hình ảnh vào văn bản 3 Đổi màu chữ ở một số từ khóa 4 Chia cột báo 5 Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 2: HS điền được vào bảng như sau: TT Thao tác Đánh giáĐúng Sai Sửa lại 1 Căn lề trái văn bản x Căn lề đều hai bên 2 Chèn hình ảnh vào văn bản x 3 Đổi màu chữ ở một số từ khóa x 4 Chia cột báo x Không có thao tác này trong văn bản 5 Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 x Mức không đầy đủ Mã 1: HS có xác định được Đúng, Sai nhưng không điền được chính xác ở cột Sửa lại. Mức không tính điểm 175 Kiều Phương Thùy Mã 9: HS xác định sai cột Đúng, Sai hoặc không có câu trả lời. (Mục đích của câu hỏi là rèn luyện cho HS khả năng nắm vững các loại định dạng văn bản: định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản; công cụ chèn các đối tượng khác vào văn bản). Câu hỏi 3: ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN Thao tác nào sau đây giúp em chèn được hình ảnh minh họa vào văn bản: A. Lựa chọn vị trí chèn văn bản, vào menu Insert/ Picture B. Lựa chọn vị trí chèn văn bản, vào menu Insert/ Clip Art C. Lựa chọn vị trí chèn văn bản, vào menu Insert/ Shapes D. Lựa chọn vị trí chèn văn bản, vào menu Insert/ SmartArt ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 3 Mức đầy đủ Mã 2: Đáp án đúng: A. HS lựa chọn được đáp án đúng, giải thích rõ hơn cách thực hiện như: Vào Insert/ chọn Picture/ lựa chọn đường dẫn tới tệp tin cần chèn ở hộp thoại hiện ra. Điều chỉnh vị trí đặt hình ảnh sau khi đã chèn vào văn bản. Mức không đầy đủ Mã 1: HS trả lời được đáp án đúng nhưng không đưa ra phần giải thích. Mức không tính điểm Mã 9: HS chọn đáp án sai hoặc không có câu trả lời. (Mục đích của câu hỏi là rèn luyện cho học sinh năng lực lựa chọn và sử dụng công cụ Insert Picture). Câu hỏi 4: ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN Thao tác nào sau đây giúp em chỉnh sửa từ “nhật triều” được giống như văn bản mẫu, giải thích cách lựa chọn của em: A. Lựa chọn từ “nhật triều”, mở hộp thoại Format/ Font, chọn màu chữ xanh trong ô Font color B. Lựa chọn từ “nhật triều”, chọn biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn và lựa chọn màu xanh ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 4 Mức đầy đủ Mã 2: Đáp án đúng: A và B. HS giải thích được hai cách làm này đều đúng nhưng lựa chọn B là cách làm nhanh và hiệu quả hơn. Mức không đầy đủ Mã 1: HS trả lời được một trong hai đáp án. Mức không tính điểm Mã 9: HS không có câu trả lời (Mục đích của câu hỏi là rèn luyện cho học sinh năng lực lựa chọn và sử dụng công cụ định dạng kí tự, biết cách lựa chọn công cụ nhanh và hiệu quả). 176 Vận dụng dự án vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển... VÍ DỤ 2: NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA Bảng dưới đây thể hiện Dữ liệu khí hậu của đảo Trường Sa (nhiệt độ nước biển) trong suốt 12 tháng Dữ liệu khí hậu của đảo Trường Sa (nhiệt độ nước biển) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cao kỉ lục ◦C 28,1 29,2 30,6 31,7 32,9 32,4 33,0 31,6 34,2 31,4 32,0 30,4 Trung bình ngày, ◦C 26,2 26,3 27,5 28,7 29,6 29,2 28,5 28,5 28,6 28,8 28,5 27,5 Thấp kỉ lục, ◦C 25,0 24,6 24,5 25,8 26,0 26,7 26,2 26,7 25,9 26,4 26,6 25,6 Nguồn: Trạm khí tượng Trường Sa (1986-1987) Câu hỏi 1: NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA Để có được bảng biểu trong văn bản như mẫu trên, một chuỗi các thao tác sau cần được thực hiện. Em hãy sắp xếp lại chuỗi các thao tác này để có thứ tự thực hiện đúng: 1. Chọn Number of columns: 14, Number of rows: 6 2. Nhập nội dung cho từng cột 3. Vào menu Table/ chọn Insert Table 4. Định dạng kí tự trong các ô 5. Điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng cho hợp lí 6. Thực hiện gộp ô (Merge Cell) cho dòng đầu tiên và dòng thứ 6. Thứ tự thực hiện đúng là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ Mã 2: Đáp án đúng: 3-1-2-4-5-6 hoặc 3-1-2-5-4-6 Mức không đầy đủ Mã 1: HS trả lời được một trong hai đáp án. Mức không tính điểm Mã 9: HS không có câu trả lời (Mục đích của câu hỏi là rèn luyện cho học sinh năng lực lựa chọn và sử các thao tác liên quan đến làm việc với bảng biểu). Câu hỏi 2: NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA Để thể hiện sự chênh lệch nhiệt độ trung bình ngày trong 12 tháng của nước biển đảo Trường Sa, theo em biểu đồ nào trong hai biểu đồ sau hợp lí hơn. Em hãy đưa ra lí do giải thích cho sự lựa chọn của mình. NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN CỦA ĐẢO TRƯỜNG SA: HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ Mã 2: Biểu đồ dạng đường Hình 1 hợp lí hơn. Vì dạng biểu đồ này thường dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu. 177 Kiều Phương Thùy Hình 1 Hình 2 Mức không đầy đủ Mã 1: Đưa ra được đáp án Hình 1 hợp lí hơn nhưng không có giải thích hoặc giải thích không đầy đủ. Mức không tính điểm Mã 0: Đáp án hình 2 Mã 9: Không có câu trả lời (Mục đích của câu hỏi là rèn luyện cho học sinh năng lực lựa chọn và sử các tha
Tài liệu liên quan