Xác định điểm xuất phát để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa

Đây cũng là đặc điểm độc đáo trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh. Kiểu tư duy này của Người biểu hiện rõ rệt nguyên tắc lí luận gắn với thực tế. Về mặt lí luận, có thể có nhiều người nắm rất vững những nguyên lý của phép biện chứng duy vật Mac- Lênin, nhưng không phải ai trong số đó cũng áp dụng thành công vào thực tế cách mạng; và, vì vậy đã sinh ra chủ nghĩa giáo điều hay chủ nghĩa xét lại hiện đại như chính Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo. Việc coi thường hay hiểu biết không cặn kẽ các quy luật phổ biến đã đem lại những hậu quả khôn lường và gây bao thiệt thòi, mất mát trong hoạt động kinh tế, cho môi trường sống và cả cho đời sống xã hội, gây lãng phí biết bao nhiêu tiền và của và công sức của xã hội cũng như của nhân dân. Ngược lại, sự coi nhẹ các đặc điểm thực tế cũng chuốc lấy những hậu quả không kém do đánh giá sai tình hình, từ đó dẫn đến sai lầm trong hoạch định các bước đi, chí ít cũng lúng túng trong việc đề ra các chính sách kinh tế- xã hội cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Khi Hồ Chí Minh nói: “ quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn,cơ bản .” thì là lúc Người khẳng định mình không phải là nhà chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; ngược lại Người là chiến sĩ quốc tế chân chính, Người đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc nhằm đưa dân tộc hòa vào dòng thác cách mạng thế giới, từng bước mở rộng các mối quan hệ, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nguyên tắc lý luận gắn với thực tế, Hồ Chí Minh vận dụng nhuần nhuyễn phương châm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây, tạo nên phong cách Hồ Chí Minh, khác biệt nhưng không tách biệt và đồng thời tiếp thu đầy đủ những kinh nghiệm quý báu của các nhà cách mạng trước đó.Hồ Chí Minh xác định: “ Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Và: “ nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỷ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến gần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Hồ Chí Minh không một chút lạc “lạc quan tếu”, mà ngược lại, Người đã chỉ ra những khó khăn rất lớn nhưng lại rất căn bản khi miền Bắc bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi có được cái nhìn như thế thì mới đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng bước đi và tin tưởng vào sự thắng lợi trong tương lai.

docx5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định điểm xuất phát để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan