Thiết kế các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

.1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của môn Đạo đức cho cấp tiểu học nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó; Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống cụ thể của cuộc sống; Hình thành thái độ tự tin, yêu thương, tôn trọng con người: yêu cái thiện, không đồng tình với cái ác, cái sai. Thực tế giảng dạy môn đạo dức cho thấy: Đạo đức là một môn học quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh và hướng tới mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giáo veiên còn xem nhẹ việc dạy học môn này nên ít quan tâm đầu tư, chủ yếu là truyền đạt kiến thức về mặt lý thuyết. Do đó hạn chế viêc cho học sinh thường xuyên thực hành để rèn kỹ năng theo mẫu hành vi đã được học . Từ những căn cứ trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2008 – 2009 224 THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC Bùi Thị Thu Hiền Ngô Thị Diễm Phương Vũ Thị Nam Phương Tống Thị Vui Sinh viên năm 3, Khoa GDTH GVHD: TS. Lê Thị Thanh Chung 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của môn Đạo đức cho cấp tiểu học nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó; Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống cụ thể của cuộc sống; Hình thành thái độ tự tin, yêu thương, tôn trọng con người: yêu cái thiện, không đồng tình với cái ác, cái sai. Thực tế giảng dạy môn đạo dức cho thấy: Đạo đức là một môn học quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh và hướng tới mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giáo veiên còn xem nhẹ việc dạy học môn này nên ít quan tâm đầu tư, chủ yếu là truyền đạt kiến thức về mặt lý thuyết. Do đó hạn chế viêc cho học sinh thường xuyên thực hành để rèn kỹ năng theo mẫu hành vi đã được học . Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 225 Từ những căn cứ trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nhằm nâng cao chất lượng việc dạy học. 1.3 Phạm vi giới hạn đề tài Nội dung chương trình môn Đạo đức ở tiểu học. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Các tình huống dạy học môn Đạo đức của chương trình tiểu học 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Nhóm phương pháp lý luận - Sử dụng hệ thống các phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh từ các tài liệu có liên quan đến học phần Phương pháp dạy Đạo đức. - Nghiên cứu các bài tập tình huống trong sách giáo khoa môn Đạo đức từ lớp 1đến lớp 5. 1.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát các hành vi, cách ứng xử và tiếp cận một số tình huống giáo dục của học sinh tiểu học. - Phỏng vấn giáo viên và học sinh về thực tiễn giáo dục đạo đức 1.6 Ý nghĩa đề tài Giúp giáo viên và học sinh tiểu học sử dụng hệ thống tình huống được lấy từ cách ứng xử từ cuộc sống thực tiễn của học sinh và có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức. Từ đó tạo hứng thú và nâng cao chất lượng việc dạy học. Năm học 2008 – 2009 226 2. Nội dung Thiết kế và giải quyết tình huống theo 7 nhóm chủ đề:  Chủ đề Bản thân.  Chủ đề Quan hệ gia đình.  Chủ đề Môi trường tự nhiên.  Chủ đề Giao thông.  Chủ đề Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.  Chủ đề Trường tiểu học.  Chủ đề Tổ quốc - quê hương - quốc tế. 2.1. Chủ đề Bản thân + Lớp 1: Em là học sinh lớp 1. Gọn gàng sạch sẽ + Lớp 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. Học tập và sinh hoạt đúng giờ. + Lớp 3: Gọn gàng ngăn nắp. Tự làm lấy việc của mình. + Lớp 4: Biết bày tỏ ý kiến. Tiết kiệm thời giờ. Tiết kiệm tiền của. Trung thực trong học tập. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 227 + Lớp 5: Có trách nhiệm với việc làm của mình. Em là học sinh lớp 5. 2.2. Chủ đề Quan hệ gia đình + Lớp 1: Gia đình em. Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. + Lớp 2: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Lịch sự khi đến nhà người khác. + Lớp 3: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. + Lớp 4: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Lớp 5: Nhớ ơn tổ tiên. 2.3. Chủ đề Môi trường tự nhiên + Lớp 1: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. +Lớp 2: Bảo vệ loài vật có ích. + Lớp 3: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Năm học 2008 – 2009 228 + Lớp 4: Bảo vệ môi trường. + Lớp 5: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 2.4. Chủ đề Giao thông + Lớp 4: Tôn trọng luật giao thông. 2.5. Chủ đề Bác Hồ với các cháu thiếu nhi +Lớp3: Kính yêu Bác Hồ. 2.6. Chủ đề Trường tiểu học + Lớp 1: Em và học sinh lớp 1. Em và các bạn. + Lớp 2: Giữ gìn vệ sinh trường lớp. Quan tâm giúp đỡ bạn. + Lớp 3: Chia sẻ vui buồn cùng bạn. Tích cực tham gia việc lớp, việc trường. + Lớp 4: Giữ gìn các công trình công cộng. Kính trọng và biết ơn người lao động. Yêu lao động. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 229 + Lớp 5: Em là học sinh lớp 5. 2.7.Chủ đề Tổ quốc – quê hương – quốc tế + Lớp 5: Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Em yêu quê hương. Em yêu hoà bình. Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. * Môt vài vi dụ minh họa: Chủ đề Môi trường tự nhiên: Nội dung các tình huống: + Lớp 1: Bài: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Tình huống 1: Một hôm Nghĩa và Linh đang trên chơi ở sau trường thì nhìn thấy Nguyên và Đức đang bẻ cây để chơi trò đánh trận giả. Nghĩa và Linh bèn chạy lại và bảo các bạn không nên làm như vậy nhưng mấy bạn không nghe và còn nói: “Đây là cây ngoài đường mà đâu phải cây nhà bạn”. Linh bèn giải thích cho mấy bạn nghe về lợi ích của cây và hoa nơi công cộng. Nguyên và Đức đã hiểu ra và hứa sẽ không làm như vậy nữa. Sau đó, Nguyên còn kể cho các bạn nghe: “Hôm trước tớ nhìn thấy bạn Mẫn bứt hoa ngoài công viên nhưng lúc đó tớ chưa hiểu được lợi ích của cây và hoa nên đã mặc kệ bạn ấy”. Linh và Nghĩa cùng nói: “Vậy thì từ nay nếu chúng mình thấy như vậy thì chúng mình khuyên các bạn ấy nhé”. Cả nhóm vui vẻ đồng tình. Tình huống 2: Hình ảnh những học sinh đang chăm sóc cho cây trồng ở vườn trường. + Lớp 2: Năm học 2008 – 2009 230 Bài: Bảo vệ loài vật có ích. Tình huống 1: Một hôm Vi đến nhà Huy chơi, nhà huy nuôi rất nhiều chim kiểng. Huy dẫn Vi đi xem các lồng chim và còn chỉ cho Vi biết tên từng loại chim. Đang chơi thì Huy đi ra ngoài có việc. Vi ở đó chơi cùng lũ chim, Vi chưa ý thức được việc phải bảo vệ các loài vật nên đã lấy cành cây chọc phá lũ chim, Huy quay trở lại thấy vậy bèn khuyên Vi không nên làm như vậy và nói cho Vi biết là cần phải bảo vệ các loài vật. Câu hỏi tình huống: Nếu là Vi, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên? Xử lí tình huống: Vi xin lỗi Huy và hứa từ nay sẽ không chọc phá các loài vật có ích nữa và sẽ cùng bảo vệ chúng. Huy liền đưa ra ý kiến là 2 bạn cùng đi cho chim ăn. Vi vui vẻ hưởng ứng. Tình huống 2: Vi và Huy đang đi chơi bỗng nhìn thấy có một thùng giấy ai đó để ở ven đường. Hai bạn chạy lại cùng mở ra xem trong đó có gì, thì ra là một chú chó con, hình như ai đó đem bỏ nó ngoài đường. Chú chó rất dễ thương. Huy liền nói với Vi mang chó về nuôi nhưng Vi nói bố mẹ Vi không cho nuôi chó và bảo Huy thử về hỏi bố mẹ Huy xem ba mẹ có đồng ý cho nuôi chó không. Huy chưa biết mình sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào nhưng cũng đồng ý chạy về nhà hỏi bố mẹ. Câu hỏi tình huống: Nếu là Huy, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ đồng ý cho nuôi chú chó nhỏ đó? Xử lí tình huống: Huy chạy về nhà thì gặp bố Huy đang ngồi đọc báo. Huy bèn kể lại sự việc cho bố nghe và xin phép bố cho Huy mang con chó đó về nuôi. Ban đầu bố Huy không đồng ý vì nuôi chó không vệ sinh và lại không có người chăm sóc nó. Huy nói với bố là con chó đó có thể trông nhà khi cả nhà đi vắng và Huy cũng hứa với bố là Huy sẽ chăm sóc đó cẩn thận. Bố Huy thấy thế liền đồng ý. Huy rất vui mừng, cảm ơn bố rối rít rồi chạy ra khoe với Vi và mang con chó về nhà. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 231 + Lớp 3 Bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Tình huống 1: Đến phiên tổ của Hùng và Lan tưới cây trước cửa lớp. Sau khi tưới xong, Lan còn mang thùng nước sang bồn cây của lớp bên cạnh để tưới. Hùng thấy vậy liền cản: “Có phải cây của lớp mình đâu mà bạn lại tưới”. Câu hỏi tình huống: Nếu là Lan, em sẽ làm gì? Xử lí tình huống: Lan giải thích cho Hùng nghe về lợi ích của cây xanh đối với trường lớp, đó là làm cho không khí trong lành, làm cho trường mình thêm xanh và đẹp. Vì vậy mình nên làm những việc mình có thể làm, không nên chỉ tưới cây của lớp mình thôi. Nghe Lan nói xong, Hùng đồng ý và cùng Lan tiếp tục tưới cây ở đó. Các tình huống liên tiếp: Tình huống 1: Huy rủ 3 bạn Vi, Tuấn, Thiện về nhà mình chơi. Huy kể cho các bạn nghe nhà mình nuôi rất nhiều con vật như: heo, chó, chim kiểng,và trồng rất nhiều loại cây. Bốn bạn vừa vào đến nhà thì gặp bố Huy đi có việc bận và dặn Huy và các bạn ở nhà chơi rồi cho heo ăn và tưới rau giúp bố. Cả nhóm đều đồng ý và hứa với bố Huy là sẽ làm. Nhưng 4 bạn mải chơi quá nên quên mất những lời bố Huy đã dặn. Sau đó Vi nhớ ra và nhắc các bạn đi làm nhưng 3 bạn đang chơi vui nên chưa muốn đi làm. Câu hỏi tình huống: Nếu là Vi, em sẽ làm gì trong tình huống trên? Xử lí tình huống: Vi khuyên nhủ các bạn cùng đi làm vì cả nhóm đã hứa với bố Huy, hơn nữa đó là những công việc mình có thể làm giúp đỡ bố mẹ và chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Ba bạn nghe Vi nói đúng liền đồng ý. Vi phân công cho 3 bạn đi tưới rau còn mình thì đi cho heo ăn. Tình huống 2: Cả 4 bạn cùng đi thực hiện công việc của mình. Vi cho đàn heo ăn, còn Huy, Tuấn, Thiện đi tưới rau. Nhưng Huy, Tuấn và Thiện rất ham chơi, đang tưới rau thì 3 bạn đi chơi lại không tắt vòi nước, để vòi nước chảy ra khắp vườn rau. Sau khi Vi cho heo ăn xong liền ra chỗ mấy bạn hỏi xem mấy bạn Năm học 2008 – 2009 232 đã làm xong chưa, Vi liền thấy vòi nước chảy lênh láng. Câu hỏi tình huống: Nếu là Vi, em sẽ làm gì? Xử lí tình huống: Vi liền chạy lại tắt vòi nước; khuyên các bạn phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 3 bạn thấy có lỗi và hứa từ nay sẽ rút kinh nghiệm. + Lớp 4: Bài: Bảo vệ môi trường. Tình huống: Ba bạn Linh, Châu và Thiện vừa đi vừa nói chuyện ở hành lang lớp học. Châu kể rằng: “Hôm qua, Châu đọc báo Khăn quàng đỏ thấy trên báo có phát động một phong trào có tên: “Chúng em với môi trường xanh, sạch, đẹp”. Châu muốn tham gia và rủ mấy bạn cùng tham gia. Linh và Thiện cùng hỏi về cách thức tham gia, Châu liền phổ biến cho các bạn. Sau khi nghe Châu phổ biến xong, Linh và Thiện đồng ý cùng tham gia. Linh đưa ra ý kiến là Thiện làm lớp trưởng nên Thiện hãy thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia. Thiện đồng ý nhưng chưa biết thuyết phục cả lớp như thế nào. Câu hỏi tình huống: Nếu em là Thiện, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào để các bạn tham gia cùng mình? Xử lí tình huống: Cả ba bạn bước vào lớp và Thiện đứng trước lớp nói về phong trào mà Châu đã nói, rồi thuyết phục các bạn trong lớp cùng tham gia để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. + Lớp 5: Bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tình huống: Có 1 tốp bạn đi chơi về. Trên đường về các bạn rủ nhau về nhà Huy chơi. Vừa vào đến nhà Huy là các bạn ùa ra rửa chân tay, rửa xong các bạn chạy vào nhà nhưng lại quên không vặn vòi nước. Sau đó các bạn vào nhà, người bật quạt, người mở ti vi, người bật điện,.. Các bạn đang ngồi chơi thì có bạn ở ngoài gọi đi chơi. Cả tốp bạn lại kéo nhau đi chơi mà quên không tắt quạt, tắt điện và tắt ti vi. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 233 Câu hỏi tình huống: Các bạn hành động như vậy đúng hay sai? Nếu em là một trong những bạn ấy em sẽ làm gì? Xử lí tình huống: Vừa ra đến cổng thì một bạn nhớ ra là chưa tắt điện, tắt quạt, ti vi và cũng quên không tắt nước. Bạn đó liền bảo các bạn khác cùng vào tắt với mình rối mới đi chơi. Cả bọn đều đồng ý. 3. Cách sử dụng  Hướng dẫn sử dụng: Đề tài này phân chia các tình huống theo chủ đề, trong chủ đề phân chia theo lớp. Trong mỗi lớp, các tình huống được sắp xếp theo bài ứng với thứ tự trong sách giáo khoa.  Yêu cầu đối với người sử dụng: Phải nắm được nội dung các bài dạy nằm trong chủ đề nào. Có kiến thức tin học cơ bản.  Cách sử dụng: Bài gồm 7 folder tương ứng với 7 chủ đề. Trong từng folder phân chia theo từng khối lớp. Chỉ cần click vào khối lớp mong muốn, sau đó tìm bài cần dạy. Trong từng khối lớp là các đoạn phim về các bài đạo đức đã được sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ: Nếu cần tìm đoạn phim về bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” ở lớp 2. Đầu tiên, click chuột vào folder có tên “Chủ đề Bản thân”, sau đó click vào folder “lớp 2”, click vào bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”. Giáo viên có thể nhấp vào nút Pause hoặc dùng thời gian chờ có sẵn để cho học sinh suy nghĩ giải quyết tình huống. Sau khi học sinh giải quyết tình huống xong, giáo viên ấn nút play để chiếu Năm học 2008 – 2009 234 tiếp phần giải quyết tình huống. 4. Kết luận Khi thực hiện đề tài “Thiết kế các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học” chúng tôi hy vọng: - Xây dựng hệ thống các tình huống có ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Đạo đức ở tiểu học phục vụ cho việc dạy học hiệu quả. - Học sinh hứng thú với môn học, đặc biệt là khi sử dụng trực quan sinh động dễ tiếp thu bài học hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian và kĩ thuật còn hạn chế nên những đoạn phim tình huống còn chưa được hoàn thiện. Nếu còn thời gian, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện các tình huống.
Tài liệu liên quan