Tiểu luận Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại công ty cổ phần phát triển nhà và sản xuất vật liệu xây dựng chí linh

Trước khi tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta cần tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp nói chung. Theo Khoản 1 Đ iều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 1 năm 2005 quy định: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”. Từ khái niệm doanh nghiệp, để xác định chính xác loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, người ta thường căn cứ vào hai tiêu chí:

pdf34 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại công ty cổ phần phát triển nhà và sản xuất vật liệu xây dựng chí linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Các thành viên trong nhóm 1. Nguyễn Thu Hương : CH210425 2. Trần Phương Thảo : CH210505 3. Tô Giang Nam : CH210457 Hà Nội – 01/2013 Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E Mục lục DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪ A VÀ NHỎ ...................................................................................................... 1 1.1. Tổng q uan doa nh nghiệp vừa và nhỏ ........................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.... ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... .... 1 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ .... ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. .... 2 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ..... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. .... 6 1.2. Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp .............................................................................. 8 1.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... 9 1.2.2. Huy động vốn nợ..... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...11 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔ NG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ S ẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÍ LINH .......... 18 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh....................................................................................................................................... 18 2.1.1. Thông tin chung........ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...18 2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...19 2.2. Thực trạng nhu cầu tài trợ vốn của Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh ....................................................................................................... 20 2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu..... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...20 2.2.2. Các khoản vay nợ ... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...23 2.2.3. Các khoản nợ tích lũy...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...27 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÍ LINH.......................................................................................... 29 3.1. Xác định chính xác mục đ ích sử dụng nguồn tà i trợ .................................................. 29 3.2. Chủ động k hai thác và sử dụng nguồn tà i trợ ............................................................. 29 3.2.1. Huy động vốn ... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...29 3.2.2. Sử dụng vốn........ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...29 3.3. Có những b iện pháp p hòng ngừa rủi ro có thể xảy ra ................................................ 30 3.3.1. Rủi ro về kinh tế........ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...30 3.3.2. Rủi ro về pháp luật.... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...30 3.3.3. Rủi ro đặc thù..... ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...30 3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất k inh doanh, giải pháp thị trường ................ 31 3.4.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh.... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...31 3.4.2. Giải pháp về thị trường .... ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...31 Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. T iêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................... 2 Bảng 2.1. Tình hình tăng vốn điều lệ Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh............................................................................................... 21 Bảng 2.2. Cơ cấu cổ đông của Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh.............................................................................................................. 22 Bảng 2.3. Tình hình vay nợ ngân hàng tại Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu X ây dựng Chí Linh giai đoạn 2009-2011 ................................................. 24 Bảng 2.4. Chi phí trả lãi của Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh giai đoạn 2009-2011......................................................................... 26 Bảng 2.5. Phải trả người bán của Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh giai đoạn 2009-2011 ................................................................. 27 Bảng 2.6. Các khoản nợ tích lũy của Công ty cổ phần Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh giai đoạn 2009-2011 ................................................................. 28 Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E Trang 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Tổng quan doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Trước khi tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta cần tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp nói chung. Theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 1 năm 2005 quy định: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”. Từ khái niệm doanh nghiệp, để xác định chính xác loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, người ta thường căn cứ vào hai tiêu chí: + Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được sử dụng trong thực tế. + Nhóm các tiêu chí định lượng bao gồm: số lao động, giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh. Tại Việt Nam, từ năm 1998 trở về trước, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô, mà chủ yếu là phân loại doanh nghiệp theo hai nhóm: doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp ra đời đã loại bỏ các rào cản, tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh, cùng với những chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp của nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những bước phát triển mang tính đột phá. Để phù hợp với xu thế mới này, ngày 30/06/2009 Chính phủ đã ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hiệu lực từ ngày 20/08/2009. Theo Điều 3 nghị định này, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau: Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E Trang 2 Bảng 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 đến 200 người từ trên 20 đến 100 tỷ đồng từ trên 200 đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 đến 200 người từ trên 20 đến 100 tỷ đồng từ trên 200 đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 đến 50 người từ trên 10 đến 50 tỷ đồng từ trên 50 đến 100 người (Nguồn: Điều 3 nghị định số 56/2009/NĐ-CP) 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý đơn giản, gọn nhẹ với số lượng lao động ít. Hầu hết ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ này, ngoại trừ chức năng kế toán thường có bộ phận riêng hoặc có nhân viên được chuyên môn hóa đảm nhận ra, còn các chức năng quản trị khác như quản trị về nhân sự, chiến lược, chất lượng, tài chính, marketing thì không có bộ phận riêng đảm nhận hoặc không được phân công rõ ràng. Trong một chừng mực nào đó, khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động ít phức tạp thì cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt sẽ là ưu điểm lớn giúp các doanh nghiệp năng động hơn, dễ dàng thâm nhập sâu và thích ứng nhanh với nhu cầu thị trường. So với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc của các tập đoàn lớn thì một bộ máy đợn giản, gọn nhẹ sẽ giúp việc ra quyết định kinh doanh tại doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần xin ý kiến của nhiều cấp, và khi gặp khó khăn, mọi người đều có thể nhanh chóng giải quyết. Với số lượng nhân viên ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên, từ đó quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn. Trong điều kiện trên thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc thâm nhập sâu, thích ứng nhanh với thị trường sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều thành công. Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp lớn hơn, nếu duy trì lâu cơ cấu tổ chức này sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E Trang 3 Một đặc điểm khác về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là so với các doanh nghiệp lớn thì ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường là chủ sở hữu hoặc các cổ đông lớn của doanh nghiệp, do đó, quyền lợi của người quản lý được gắn sát với quyền lợi của người chủ sở hữu. Điều này giúp cho người quản lý doanh nghiệp có khả năng tự quyết cao trong công việc, biết chớp lấy những cơ hội thuận lợi, tự do sáng tạo trong kinh doanh, thích ứng nhanh với những sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, sự phân quyền rất hạn chế, quyền hạn quản trị tập trung gần như tuyệt đối vào chủ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chủ yếu dựa trên sự thuận tiện, phụ thuộc phần lớn vào năng lực và kinh nghiệm của người chủ doanh nghiệp có thể trở thành nguyên nhân hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp nếu như người chủ doanh nghiệp không có được năng lực cũng như sự nháy bén tối ưu đối với thị trường. 1.1.2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực Về người quản lý doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường luôn chứa đựng sự cạnh tranh đầy khốc liệt và cam go. Do đó, nó đòi hỏi những người chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi thì mới có thể thành đạt trong kinh doanh, đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. Mỗi người chủ doanh nghiệp phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin kinh tế, kỹ thuật, biết đề ra chiến lược đúng đắn và đưa ra quyết định sáng suốt, kịp thời. Bên cạnh đó, trong nội bộ công ty, người chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, điều hành công việc của những người lao động một cách hợp lý, có hiệu quả, biết đánh giá, động viên, khuyến khích, thưởng phạt và trả công chính xác, tương xứng với những đóng góp của họ vào kết quả chung của doanh nghiệp. Về đội ngũ lao động: Khác với các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn kinh tế, đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá phong phú với trình độ rất đa dạng, từ lao động thủ công đến lao động có tay nghề, và cả những người lao động có trình độ chuyên môn caoTuy nhiên, trong số đó thì lao động có trình độ thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng lao động, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chất lượng của đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp là do bản thân đặc điểm ngành nghề của các doanh nghiệp này. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trong đó chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm truyền thống như chế biến thủy sản, cung cấp lương thực thực phẩm, dệt may, gia công đồ mỹ nghệ Trong quá trình sản xuất của những ngành này thường sử dụng chủ yếu là những lao động tay chân không qua hệ thống trường lớp, kinh nghiệm được tích lũy thông qua làm việc thực tế. Mặt khác, do quy mô nhỏ, đem lại giá trị gia tăng thấp, môi trường làm việc không chuyên nghiệp, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng thu hút lao động có trình độ cao. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại được hình thành từ các hộ kinh doanh cá Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E Trang 4 thể, hay một nhóm người có quan hệ gia đình, bạn bè cùng góp vốn lập nên cũng là một nguyên nhân khiến cho tính chọn lọc nguồn nhân lực là không cao, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. 1.1.2.3. Đặc điểm về khả năng tài chính Vấn đề về vốn luôn là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. M ặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng nhưng nếu xét quy mô vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lại rất thấp và sự tăng trưởng cũng không cao. Chủ yếu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại dưới dạng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, và chỉ một phần nhỏ ở dạng tiền mặt. Vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng vẫn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực tiềm năng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. Muốn vay được vốn từ các ngân hàng thương mại thì doanh nghiệp phải tạo lập được dự án đầu tư có tính khả thi cao, tuy nhiên do trình độ, khả năng quản lý cũng như khả năng dự báo trước những biến động của ngành, của nền kinh tế còn kém nên không ít những dự án kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhiều khó khăn về thủ tục xin vay vốn, tài sản đảm bảo, thế chấp Còn việc huy động vốn trên thị trường tài chính cũng gặp rất nhiều khó khăn do uy tín của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp. Với năng lực tài chính còn thấp như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng đầu tư để mua sắm trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa quy trình công nghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. 1.1.2.4. Đặc điểm về công nghệ Trình độ công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu công nghệ tốt, hiện đại sẽ giúp năng suất lao động được nâng cao, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt với chi phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và do đó làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp, hạ thấp số lượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra, làm tăng chi phí và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, do chi phí nhập ngoại công nghệ thường tương đối lớn so với quy mô vốn nhỏ bé của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp này không đủ khả năng để đổi mới một cách đồng bộ hệ thống trang thiết bị, máy móc mà chọn phương án mỗi kì mua một ít để cải tiến dần dần. Kết quả của tình trạng trên là chất lượng sản phẩm thấp, chi phí đầu vào cao khiến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh. Các nhà quản lý cũng không chú trọng đến việc đào tạo kiến thức và kĩ năng cho người lao động để họ tiếp cận với công nghệ mới. Bên cạnh đó, nhiều nhà quản lý chưa đủ kinh Phân tích nhu cầu tài trợ vốn tại CTCP Phát triển Nhà và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh Nhóm 3 - Cao học K21E Trang 5 nghiệm nên vẫn thường gặp trường hợp mua phải dây chuyền công nghệ đã lỗi thời. Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.2.5. Các đặc điểm khác a, Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại ở mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá đa dạng và phong phú với đủ mọi loại hình doanh nghiệp như hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng hoạt động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như nông lâm nghiệp, thủy sản, hàng hóa tiêu dùng, công nghiệp khai thác, chế biến, xây dựng, vận tải Với quy mô nhỏ, chi phí sản xuất kinh doanh thấp nhờ tận dụng được nguồn lao động, nguồn nguyên liệu rẻ tại địa phương nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng chuyên môn hóa sâu, có thể sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho nhiều đối tượng khác hàng khác nhau, đặc biệt là những khách hàng chuyên biệt, những phân đoạn nhỏ của thị trường. b, Kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ít Do đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô không lớn, thời gian hoạt động ngắn, cho nên kinh nghiệm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn còn yếu kém. Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập khá lâu, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, thì họ sẽ dẫn dần mở rộng quy mô doanh nghiệp mình và đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp lớn. d, Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ cần vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh. Để thành lập được một doanh nghiệp lớn thì vô cùng khó khăn, phải có số vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngược lại, các doanh nghiệp này được tạo lập một cách tương đối đơn giản với số vốn đầu tư ban đầu ít, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ. Hơn thế nữa, chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này thường ngắn làm cho vòng quay của mỗi đồng vốn nhanh, do đó hiệu quả kinh tế thu được cũng thường cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đây chính là một lợi thế lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi nộp hồ s
Tài liệu liên quan